Giáo trình Y học cộng đồng: Chương 4- Vai trò của cộng đồng

Hầu hết sinh viên y khoa Mỹcó rất ít cơ hội đểtập trung vào cộng đồng. Điều đó

là không thểtránh được vì phần lớn việc học tập của sinh viên được thực hiện ở

các trung tâm chǎm sóc y tếtuyến ba. Nhưng cácbác sĩ gia đình thì không bịtách

rời khỏi bệnh nhân trong cộng đồng. Ngược lại, vấn đềthen

chốt đểđạt được tính hiệu quảcủa bác sĩ gia đình là sựhiểu biết vềmối liên hệ

giữa những điều phàn nàn của bệnh nhân và môi trường cộng đồng của họ. Trên

cơ sởhiểu biết vềcộng đồng, các bác sĩ gia đình hoạt động có hiệu quảsửdụng

các nguồn lực cộng đồng đểhỗtrợviệc chǎm sóc cho bệnh nhân của họ. Như vậy,

sựhiểu biết thấu đáo vềvai trò của cộng đồng trong y tếlà quyết định đối với

chǎm sóc sức khoẻbanđầu (CSSKBĐ).

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Y học cộng đồng: Chương 4- Vai trò của cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Vai trò của cộng đồng Salli Benedict Hầu hết sinh viên y khoa Mỹ có rất ít cơ hội để tập trung vào cộng đồng. Điều đó là không thể tránh được vì phần lớn việc học tập của sinh viên được thực hiện ở các trung tâm chǎm sóc y tế tuyến ba. Nhưng các bác sĩ gia đình thì không bị tách rời khỏi bệnh nhân trong cộng đồng. Ngược lại, vấn đề then chốt để đạt được tính hiệu quả của bác sĩ gia đình là sự hiểu biết về mối liên hệ giữa những điều phàn nàn của bệnh nhân và môi trường cộng đồng của họ. Trên cơ sở hiểu biết về cộng đồng, các bác sĩ gia đình hoạt động có hiệu quả sử dụng các nguồn lực cộng đồng để hỗ trợ việc chǎm sóc cho bệnh nhân của họ. Như vậy, sự hiểu biết thấu đáo về vai trò của cộng đồng trong y tế là quyết định đối với chǎm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ). ĐịNH NGHĩA MộT CộNG ĐồNG Một cộng đồng là một nhóm người có một số điểm chung và họ biết cũng như nhận thức được những điểm chung đó. Sử dụng một khái niệm rộng như vậy thì một cộng đồng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Những cộng đồng về địa lý có thể bao gồm một vùng, một thị trấn, hoác một nhóm nông trại trải dài trên nhiều dặm. Một cộng đồng đồng nhất là một nhóm người có những mối quan tâm chung dựa trên tính tương tự về nghề nghiệp, vǎn hoá, hiểu biết, tôn giáo hoặc các hoạt động giải trí. Do tình xóm giềng truyền thống và các gia đình mở rộng không còn là trọng tâm trong cuộc sống của con người như trước kia, những cộng đồng đồng nhất này đã được cho là quan trọng hơn rất nhiều. Các cá thể có thể đồng thời thuộc về vài cộng đồng tại cùng một thời điểm và số thành viên có xu hướng dễ thay đổi. Một người bác sĩ gia đình hướng tới cộng đồng phải nhận thức được các nguồn lực hỗ trợ sẵn có đối với bệnh nhân và chuẩn bị sử dụng chúng cho việc cung ứng chǎm sóc tối ưu. VAI TRò Hỗ TRợ Xã Hội ĐốI VớI SứC KHOẻ Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm tạo ra một mạng lưới hỗ trợ xã hội cho các cá thể, góp phần tạo nên sự thoải mái trong cuộc sống và sức khoẻ của họ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa sự hỗ trợ của xã hội và sức khoẻ của các cá thể đã được Berkman và Syme (1) chứng minh, họ đã theo dõi 4725 đối tượng trong 9 nǎm. Berkman và Syme thấy những người được sự hỗ trợ của môi trường xã hội thì có xu hướng khoẻ mạnh hơn và đối phó với các stress tốt hơn so với những người thiếu một môi trường hỗ trợ. Có những liên quan thực tiễn giữa điều đó và các nghiên cứu tương tự dành cho bác sĩ gia đình. Ví dụ, người bác sĩ gia đình có thể sử dụng hiểu biết về mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân hiện có đề động viên việc chǎm sóc tại gia đình cho những bệnh nhân vừa được ra viện: Nếu thiếu sự hỗ trợ này thì người bác sĩ có thể giúp đỡ các cá thể và gia đình của họ thiết lập nên những mạng lưới hỗ trợ và có thể chuyển bệnh nhân tới những nguồn lực cộng đồng thích hợp khác khi cần. Một phương pháp để đánh giá độ bền vững của mạng lưới hỗ trợ các cá thể là liệt kê các mạng lưới xã hội (Sơ đồ 4.1). Một cách lý tưởng, việc liệt kê sẽ được hoàn thiện ngay trong lần đến thǎm bệnh nhân đầu tiên, cập nhật theo từng giai đoạn và kẹp lại trong bệnh án, nhờ vậy có thể sẵn sàng cung cấp một nguồn thông tin có giá trị cho các bác sĩ. Sơ đồ 4.1. Danh mục các mạng lưới xã hội Người Người đó có trong cuộc Nếu có, người đó có còn sống Người đó nói chung có giúp được gì cho bạn sống của bạn không? không? không? Có Không Có Không Không giúp đỡ gì Giúp đỡ rất nhiều 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mẹ Bố Vợ/chồng Người cùng sống Con Chị em gái Anh em trai Bà Ông Gia đình khác Người cố vấn (trong công việc) Đồng nghiệp Hàng xóm Bạn gái Bạn trai Thầy tu Cha đạo Bác sĩ Người giúp đỡ Các câu lạc bộ, các tổ chức Cộng đồng mà bạn sinh sống Các con vật nuôi: Khác: Một cách khác để có khái niệm về việc hỗ trợ xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người như thế nào được biểu diễn trong sơ đồ 4.2. Sơ đồ 4.2. Tầm quan trọng của hỗ trợ xã hội trong dự phòng bệnh tật Mọi người phản ứng lại với những sự kiện gây stress tương tự như cái chết của người thân, tai nạn hoặc bệnh tật theo những cách khác nhau. Thêm vào đó, nhiều stress về xã hội như sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, hay tình trạng bần cùng, mà các cá nhân đơn thuần không thể loại bỏ hoặc làm giảm đi được. Do đó, việc nhận biết được phản ứng khác nhau của cá thể đối với các stress, việc tǎng cường các hỗ trợ xã hội của từng cá thể, kỹ nǎng đương đầu với các thách thức và các khả nǎng khi thích hợp là rất quan trọng. Khi thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng là một vấn đề đối với bệnh nhân thì người thầy thuốc gia đình có trách nhiệm nói cho bệnh nhân biết về lợi ích của hỗ trợ xã hội đối với sức khoẻ và đưa ra các hành động nhằm tǎng cường quan hệ xã hội và cộng đồng. Ví dụ, một bệnh nhân có xu hướng bị tách rời khỏi xã hội (như những người già cả, tàn tật, mới bị goá vợ hoặc chồng, ly hôn...) có thể được đưa vào các chương trình hoặc tổ chức cộng đồng để tǎng cường tiếp xúc với xã hội. Bằng cách làm như vậy, chúng ta sẽ giúp đỡ các cá thể phát hiện được những hoạt động khiến họ có thể theo đuổi được những mối quan tâm hoặc mục đích và làm tǎng sự phát triển của những mối quan hệ xã hội có ý nghĩa. Việc tái lập ra các chương trình, lớp học, các nhóm tự giúp đỡ nhau và việc cùng tổ chức các bữa ǎn với nhau tại các trung tâm cộng đồng là những ví dụ. Việc khuyến khích những người về hưu tham gia một cách tự nguyện là có thêm những lợi ích về thời gian và nǎng lượng cho các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Các nhân viên y tế chuyên nghiệp khác trên thực tế có thể giúp đỡ những người có cùng một vấn đề chung tiếp xúc với nhau và có thể tạo ra một động lực thúc đẩy cho việc khởi đầu hoạt động của các nhóm hỗ trợ xung quanh những vấn đề này. Ví dụ, nếu trong thực tế có một số các gia đình có trẻ em mới chuyển đến cộng đồng, người y tá có thể gợi ý để họ có thể tiếp xúc với nhau và thành lập nên một nhóm trông trẻ hoặc một nhóm giải trí. Điều này không chỉ cung cấp một dịch vụ (dịch vụ chǎm sóc trẻ em) cho các bậc cha mẹ mà còn làm cho họ tiếp xúc được với nhau thông qua những mối quan tâm giống nhau. Rất nhiều tình bạn lâu dài giữa các ông bố bà mẹ cũng như những đứa trẻ đã được nảy sinh theo cách đó. Trong việc này, người y tá chỉ có một nhiệm vụ là thông báo trong phòng đợi để yêu cầu các gia đình có quan tâm ghi số điện thoại của họ và giới thiệu một gia đình làm điều phối viên cho cuộc gặp gỡ đầu tiên. CáC NGUồN LựC CủA CộNG đồng Các nguồn cộng đồng là rất lớn bao gồm các dịch vụ, các cơ quan và các nhóm hỗ trợ có khả nǎng giúp đỡ cho các thành viên của cộng đồng. Bảng 4.1 liệt kê các loại nguồn cộng đồng. Bảng 4.1. Một số nguồn cộng đồng Loại Ví dụ Việc sử dụng hợp lý nhiều nguồn lực cộng đồng sẵn có là một kỹ nǎng quan trọng của người bác sĩ gia đình. Việc sử dụng những nguồn lực này đòi hỏi người bác sĩ nhận thức được cái gì là sẵn có trong cộng đồng. Thật là không thực tế khi mong đợi người bác sĩ gia đình biết được mọi điều về tất cả các nguồn lực khác nhau trong cộng đồng, trách nhiệm của người bác sĩ gia đình là phải biết về những nguồn lực thường xuyên được sử dụng và biết được làm thế nào để tìm ra những nguồn lực mới khi họ thấy cần thiết. Không may, nhiều bệnh nhân mặc dù có thể có được nhiều lợi ích từ các dịch vụ do các cơ quan địa phương cung ứng nhưng lại không bao giờ nhận được các dịch vụ này vì các bác sĩ cũng không biết được sự tồn tại của những dịch vụ này hoặc không gửi được bệnh nhân. Có thể tìm thấy danh sách và việc mô tả các nguồn lực của cộng đồng theo nhiều cách khác nhau. Nhiều cộng đồng đã có các hướng dẫn do các cơ quan địa phương hoặc phòng thương mại biên soạn. Nếu trong cộng đồng không có hướng dẫn này thì bạn có thể tham khảo danh bạ điện thoại của địa phương vì nhiều cuốn có những mục đặc biệt liệt kê các nguồn lực của cộng đồng. Cơ quan dịch vụ xã hội, các y tá, những người hoạt động xã hội, những người hoạt động trong các cơ quan chǎm sóc sức khỏe gia đình và các bác sĩ khác cũng là những nguồn thông tin có giá trị. Khi bạn phát hiện được các cơ quan và các nguồn lực, bạn nên lập ra một quyển sổ hoặc một file gồm tên của những nơi mà bạn hay sử dụng nhất. Các loại nguồn lực cần biết được liệt kê trong bảng 4.1. Bảng 4.1 Một số nguồn cộng đồng Loại Ví dụ Các cơ quan y tế Khoa Y, bệnh viện, PKĐK, y tế tại nhà Các dịch vụ cấp cứu Cứu hoả, cấp cứu, cảnh sát Các dịch vụ cho phụ nữ Trung tâm nguồn lực cho phụ nữ, các dịch vụ giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng Các cơ quan thành phố và Nhà nước Các câu lạc bộ, giao thông, thư viện Các câu lạc bộ và các chương trình tập luyện,... Trường học, bể bơi, công viên. Dịch vụ cho các nhóm người đặc biệt Người tàn tật, người già, vị thành niên, trẻ em Các dịch vụ liên quan đến rượu và nghiện hút Đường dây giúp đỡ, nhóm những người nghiện rượu ẩn danh. Sức khỏe tâm thần và dịch vụ tư vấn Quản lý stress, trung tâm sức khỏe tâm thần, trị liệu Các trung tâm hòa giải, các dịch vụ cứu trợ hợp pháp Các dịch vụ thông tin nóng cho hộ gia đình Các nhóm tự giúp đỡ và hỗ trợ Nhóm giúp đỡ những bệnh nhân bị Alzheimer nhóm cha mẹ độc thân Các dịch vụ liên quan đến kế hoạch hoá gia Kế hoạch hoá gia đình, nơi phá thai đình và nạo thai Trung tâm tư vấn tìm việc làm, giới thiệu việc làm, phục hồi chức nǎng nghề nghiệp Nhà tế bần Nhà thờ, các câu lạc bộ, các tổ chức nhân dân Các dịch vụ xã hội Giúp đỡ những trẻ em bị phụ thuộc, dinh dưỡng, cấp cứu Quản lý trọng lượng cơ thể Theo dõi cân nặng, nhóm những người ǎn quá nhiều ẩn danh Những nguồn cộng đồng được sử dụng thường xuyên là các dịch vụ chǎm sóc sức khỏe tại nhà, các nhóm theo tuổi, bữa ǎn trên xe lǎn, Ban dịch vụ xã hội, nhà điều dưỡng. Thường thì các tổ chức này cùng cộng tác với nhau để phối hợp các dịch vụ chǎm sóc cho các bệnh nhân tại nhà. Cùng với sự có mặt của nhóm chẩn đoán (DRG), các tổ chức chǎm sóc sức khỏe tại nhà chǎm sóc cho những bệnh nhân nặng hơn là họ đã từng làm trước đây. Như vậy, đó là một cách tốt hơn để phối hợp các dịch vụ. Việc tiêm truyền tĩnh mạch, thay bǎng, liệu pháp tập thể dục hiện đang được các nhân viên y tế làm hàng ngày tại nhà. Thông thường, những bệnh nhân được các tổ chức này giúp đỡ là những người không có đủ bạn bè, hàng xóm và những người thân thuộc trong gia đình ở xung quanh khi họ cần. Những ưu điểm của việc sử dụng thích hợp các nguồn lực cộng đồng bao gồm: Hỗ trợ cho chǎm sóc tại nhà, do đó rút ngắn thời gian nằm viện hoặc dự phòng được vấn đề lập quá nhiều bệnh viện. Ví dụ, một người già tàn tật có thể sống tại nhà với sự giúp đỡ của các y tá gia đình, các bà nội trợ và chương trình "Bữa ǎn trên xe lǎn" dành cho người tàn tật. Các nhà điều dưỡng và phong trào đỡ đẻ tại nhà là những ví dụ về việc đưa các dịch vụ y tế cơ sở thay thế cho nằm viện. Tránh các can thiệp kỹ thuật không cần thiết, đó là kết quả của việc giữ bệnh nhân ở ngoài bệnh viện. Kiềm chế chi phí, vì các tổ chức cộng đồng thường thuê những nhân viên y tế không phải bác sĩ hoặc những người tình nguyện và có tiền thù lao thấp hoặc có trợ cấp của chính phủ nên cung ứng dịch vụ với phí tổn thấp hơn. Củng cố các màng lưới cộng đồng và xã hội . Cung ứng các dịch vụ như giáo dục hoặc tư vấn, đó là những việc thường làm mất nhiều thời gian của các bác sĩ. Các dịch vụ phòng bệnh và khuyến khích nâng cao sức khoẻ do các cơ quan y tế cung ứng là những ví dụ. Cùng làm việc với nhau, các cơ sở trong một cộng đồng có thể nâng cao sức khoẻ của toàn bộ cộng đồng. Ví dụ sau đây sẽ cho thấy việc gửi đi của cơ sở có thể tạo ra được những tác động có ý nghĩa đến sức khoẻ và cuộc sống tốt đẹp cho một bệnh nhân và gia đình như thế nào. Một trường hợp ví dụ: Một người đầu bếp với bệnh viêm xương khớp Judy Leigh - một phụ nữ 35 tuổi có 2 con là bệnh nhân của bác sĩ Jones đã được 3 nǎm nay. Cô kiếm sống bằng nghề đầu bếp, hàng ngày phải đứng làm việc trong 8 giờ và thường xuyên phải nâng nhấc những nồi, chảo rất nặng. 15 nǎm trước đây, cô đã bị một tai nạn ô tô và phải nằm viện điều trị vài tuần. Ngay từ hồi đó, bác sĩ phẫu thuật đã nói với cô rằng cô có thể bị viêm khớp háng. Từ khi bị tai nạn, cô vẫn rất hoạt động như: đạp xe, cắm trại, mang vác. Vài nǎm gần đây, cô phàn nàn là thấy khó chịu tǎng dần ở vùng hông và cẳng chân, bác sĩ Jones đã đề nghị cô nên thực hiện phương pháp vật lý trị liệu và các bài tập thể dục. Việc chụp phim XQ hàng nǎm đã cho thấy sự thoái hoá tǎng dần ở vùng hông và khi cô đến gặp bác sĩ Jones với biểu hiện đau rất trầm trọng sau một chuyến du lịch "ba lô" cuối tuần, người ta đã chụp lại phim XQ. Một chuyên gia về chỉnh hình đã đề nghị nên mổ thay khớp. Bác sĩ Jones đã nói với Judy là phải để đôi chân được nghỉ ngơi và chuẩn bị mổ càng sớm càng tốt. Cả Judy và chồng của cô cũng là một đầu bếp đều không có bảo hiểm y tế. Tổng thu nhập chung của họ ước tính khoảng 18.000 USD một nǎm và mặc dù thu nhập này của họ là thấp dưới mức nghèo khổ cho một gia đình 4 người thì họ vẫn không đủ tiêu chuẩn để được nhận bất kỳ một sự trợ giúp nào từ chương trình Medicaid. Cả gia đình sống nhờ vào thu nhập của Judy nhưng cô lại chưa bao giờ được học tập để có thể tìm được một công việc bàn giấy. Khi gia đình cô đã xác định là không thể có được sự hỗ trợ từ chương trình Medicaid thì họ phải tìm ra những nguồn giúp đỡ về tài chính và chuyên môn khác. Bác sĩ Jones bắt đầu kêu gọi Ban dịch vụ xã hội giúp đỡ tài chính trực tiếp nhưng họ lại thấy rằng thu nhập của gia đình cô là quá cao so với mức bảo trợ xã hội. Sau đó, Judy lại trông chờ vào những chính sách của bệnh viện bang là cung cấp các dịch vụ y tế cho người nghèo. Bác sĩ Jones đã hỏi ý kiến một cán bộ công tác xã hội của bệnh viện. Khi được nghe nói về trường hợp của cô Judy thì họ gửi cô đến Khoa phục hồi chức nǎng bệnh nghề nghiệp của bang. Với sự giúp đỡ của một cố vấn về phục hồi chức nǎng, Judy đã ghi tên vào một khoá học 2 nǎm về máy tính tại một trường kỹ thuật địa phương và sẽ bắt đầu học sau khi được phẫu thuật thay khớp. Thu nhập trong thời gian cô hồi phục sau mổ sẽ đủ cung cấp cho gia đình. BàN LUậN Bang nào cũng có Khoa phục hồi chức nǎng bệnh nghề nghiệp, các dịch vụ này là khác nhau giữa các bang, nhưng mục đích là đều được sự ủy thác của Chính phủ Liên bang để cung cấp các hướng dẫn, tư vấn và các dịch vụ thích hợp cho việc phục hồi chức nǎng nghề nghiệp và để tham gia, duy trì việc phục hồi lao động. Trong trường hợp của Judy, các dịch vụ này bao gồm cả giúp đỡ về tài chính cho ca mổ của cô và tiền trả cho khoá đào tạo về máy tính của cô. Một cố vấn phục hồi chức nǎng sẽ tư vấn, đánh giá và kê ra được các dịch vụ thích hợp cho mỗi cá nhân. Giải pháp cho những trường hợp phức tạp khác không thường xuyên đơn giản như vậy, nhưng việc quan trọng là nhận thức rằng được những nguồn lực giúp đỡ cụ thể là có trong cộng đồng. Mặc dù trong trường hợp này chỉ cần một tổ chức đã có thể giải quyết được tất cả mọi khó khǎn của gia đình Judy nhưng thường thì không phải chỉ có một tổ chức được kêu gọi giúp đỡ mà phải có nhiều dịch vụ phối hợp. Những gia đình không cầu kỳ trong việc sử dụng các dịch vụ chǎm sóc sức khoẻ cần được giúp đỡ, nếu những người cung ứng dịch vụ y tế cho họ không nhận biết được các nguồn để gửi đi này thì hậu quả có thể trầm trọng. Do vậy, một người bác sĩ nên thường xuyên cân nhắc xem người bệnh và gia đình họ sẽ vượt qua những hậu quả của bệnh tật như thế nào sau khi họ xuất viện. NHóM Tự GIúP Đỡ Một loại nguồn lực quan trọng nữa nhưng thường bị các cán bộ y tế bỏ qua khi hướng dẫn cho bệnh nhân là nhóm tự giúp đỡ. Các nhóm tự giúp đỡ này hình thành nên từ những vấn đề hay bệnh như những người cha, người mẹ cô đơn, bệnh viêm khớp hay nghiện rượu. Các nhóm này tìm cách để giúp đỡ các thành viên trong nhóm thông qua trao đổi thông tin thảo luận về cách vượt qua những khó khǎn và giúp đỡ lẫn nhau. Các nhóm này thường không có sự tham gia của các nhân viên y tế trừ phi nhân viên y tế là nguồn lực hoặc thỉnh thoảng có thể là người khởi xướng cho hoạt động của nhóm. Người lãnh đạo là người trong nhóm và các kiến thức của họ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Phong trào các nhóm tự giúp đỡ là một phong trào xã hội mạnh mẽ và phát triển. Nó nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và đưa lại tính tự chủ và quyền lực đối với con người, cố gắng cải biến những con người có các vấn đề thành các nguồn để giải quyết các vấn đề đó. Các nhóm này là những công cụ mạnh mẽ để giúp đỡ các cá nhân đương đầu với các vấn đề của họ và nó cũng rẻ hơn rất nhiều so với các dịch vụ chuyên môn. Có thể sử dụng các nhóm này xen kẽ với việc chǎm sóc và điều trị bằng y học truyền thống, nhưng cũng có thể có thêm tác dụng đối với việc quản lý và do vậy các bác sĩ gia đình cũng nên khuyến khích bệnh nhân sử dụng. Các bác sĩ gia đình có thể giúp đỡ các bệnh nhân có những vấn đề giống nhau tiếp xúc với nhau để thành lập nhóm hoặc cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến với những nhóm đang hoạt động. Người bác sĩ cũng có thể là nguồn cho hoạt động của nhóm hoặc cũng có thể tham gia vào việc thành lập nhóm bằng cách thông báo tại cơ sở cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương. Những nhóm tự giúp đỡ này không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân bằng việc cung cấp cho họ các kỹ nǎng và kiến thức để vượt qua các khó khǎn mà còn đóng vai trò như là những nhóm hỗ trợ. CHǍM SóC SứC KHOẻ BAN Đầu HƯớNG CộNG ĐồNG: NGƯờI THầY THUốC Là NGƯờI hoạt ĐộNG CHO SứC KHỏe CộNG Đồng Quan điểm triết học y học gia đình thừa nhận 3 mức chǎm sóc: cá thể, gia đình và cộng đồng (xem sơ đồ 4.3). Sơ đồ 4.3. Ba mặt của việc chǎm sóc toàn diện (Theo tài liệu của: Medlie, JH (ed): Family Medicine Principles and Applications, Baltimore, Williams & Wilkins, 1978, trang 18) Chǎm sóc cho cộng đồng sử dụng các kỹ nǎng của y tế công cộng về chẩn đoán cộng đồng, dịch tễ học, thống kê sinh học và giáo dục sức khoẻ. Các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến cộng đồng (môi trường, kinh tế xã hội, giáo dục, vǎn hoá) có ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật hơn là các can thiệp y tế đặc hiệu, do vậy, những người cung ứng các dịch vụ chǎm sóc sức khoẻ ban đầu phải lưu tâm đến các khía cạnh này của cộng đồng và coi đó là những yếu tố ảnh hưởng. Về mặt lịch sử, các thầy thuốc được coi như là những người lãnh đạo của cộng đồng và họ thường rất được kính trọng như những nhân vật lãnh đạo ví dụ như các số liệu của nhà nước. Nhiều người cho rằng là nhân viên y tế bác sĩ có trách nhiệm thực hiện vai trò xã hội của mình trong các vấn đề y tế. Có nhiều cách để người bác sĩ có thể tham gia vào việc chǎm sóc sức khoẻ trong cộng đồng của mình: Làm người cố vấn hoặc thành viên trong các tổ chức cộng đồng hay trường học. Đóng vai trò tích cực trong các hoạt động chính trị của cộng đồng gồm các việc tuyên truyền về sức khoẻ tại các cuộc họp Hội đồng, viết báo... như là một người tham gia tranh cử hoặc về các vấn đề hỗ trợ sức khoẻ cộng đồng. Giám sát và báo cáo về các thay đổi trong sức khoẻ cộng đồng, bao gồm việc báo cáo về những bệnh truyền nhiễm (xem sơ đồ 4.4) và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ với sức khoẻ. Đề nghị điền số code vào ô ở mặt trước của phiếu Chung Bệnh lao Bệnh lây qua đường tình d Báo cáo trong 24 giờ Báo cáo trong 7 ngày Báo cáo trong 24 giờ Báo cáo trong 24 giờ Bệnh than bì 3 Bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) 1 Sốt rét 21 Tình trạng vi khuẩn Nguyên phát (có t thương Ngộ độc clostridium 10 Bệnh nhiễm amip 2 Viêm màng não do virus 26 Phết kính dương tính Nuôi cấy dương tính Âm tính Không làm hoặc không Giang mai Th phát (có t thương ở da hoặ cơ) Nhiễm camplylobacter 50 Bệnh Blastomycosis 4 Quai bị 28 Giai đoạ tiềm tàng sớm (<1 nǎm) Bệnh tả 6 Bệnh brucella 5 Bệnh sốt vẹt 31 Bệnh bạch hầu 8 Sốt xuất huyết Dengue 7 Sốt Q 32 Giai đoạ tiềm tàng mu (>1 nǎm) Bệnh foodborn C. perfringens Bệnh tụ cầu Khác hoặc không biết 11 12 13 Viêm màng não mủ 9 Hội chứng Reye 34 biết Mu Bệnh hemophilus ingluenzae (cúm) lan tràn 23 Mang virus viêm gan B 115 Bệnh sốt miền núi đá 35 Bệnh phổi Màng 601 602 701 702 801 802 901 902 Bẩ sinh Viêm gan A 14 Viêm gan, không A, không B 16 Hội chứng Rubbela bẩm sinh 37 Viêm gan B cấp tính 15 Nhiễm HIV 1. Phảnứng nhắc lại EIA & test xác định dương tính 2. Nuôi cấy virus (+) 101 Uốn ván 40 Dịch Bệnh sởi 22 Hội chứng Kanasaki 52 Hội chứng shock ngộ độc 41 Hệ dục ti niệ (Không phả PID) Bệnh viêm màng não do não mô cầu 27 Bệnh Legionellosis 18 Bệnh giun xoắn 42 Lậu cầu PID Dịch hạch 29 Bệnh phong 19 Nhiễm vi khuẩn thương hàn 144 Lậu mắ Bại liệt, liệt 30 Nhiễm Leptospirose 20 Dịch thươnghàn 46 phổi Hệ Lympho Hệ xương- khớp G.U Miliary Màng não Màng bụng Khác* 603 604 605 606 607 608 609 703 704 705 706 707 708 709 803 804 805 806 807 808 809 903 904 905 906 907 809 909 Lậu Khai Bệnh dại ở người 33 51 Dịch Bệnh Rubeon 36 Bệnh Salmonella 38 48 Bệnh nhiễm Shigela 39 Các bệnh lây qua đường tình dục khác-báo cáo trong 7 ngày Bệnh Tularemia 43 Thương hàn cấp 44 Chalamydia - Đã xác định trong phòng thí nghiệm: 500 - Dịch: 515 Ho gà 47 Bệnh Lyme Sốt vàng Các biểu hiện khác ngoài xét nghiệm: Chalamydia - Viêm niệu đạo không do lậu: 365 - Dịch: 400 Sơ đồ 4.4. Báo cáo về bệnh truyền nhiễm: một dịch vụ y tế sống còn của cộng đồng. Người bác sỹ được yêu cầu báo cáo các bệnh truyền nhiễm tới các cơ quan y tế địa phương và sau đó các cơ quan này sẽ chuyển thông tin tới các Trung tâm kiểm soát bệnh tật liên bang ở Atlanta. Mỗi một bang sẽ cung cấp các phiếu báo cáo cho các bác sỹ sử dụng. Hoạt động như là những tác nhân thay đổi với các tổ chức cơ sở nhằm nâng cao các điều kiện sức khoẻ. Về mặt truyền thống, y tế công cộng tập trung vào những nhóm người và những cộng đồng mà họ sống ở đó, trong khi y học quan tâm đến việc chǎm sóc cho từng cá thể. Y tế gia đình đã mở rộng sự tập trung truyền thống của y học vào chǎm sóc cho các gia đình. Việc phát triển của lý thuyết, thực hành và nghiên cứu dựa trên những bài viết của Sydney Kark (2), Fitzhugh Mullen (3), Paul Nutting (4), và những người khác đã kết hợp được chặt chẽ những nguyên lý của y tế cộng đồng vào lý thuyết và thực hành chǎm sóc sức khoẻ ban đầu Chǎm sóc sức khỏe ban đầu hướng cộng đồng (COPC), như tên gọi của nó nhấn mạnh vào việc áp dụng điều tra cộng đồng, chẩn đoán cộng đồng, và nỗ lực điều trị rộng rãi cho cộng đồng hướng tới thực hành của các bác sĩ cộng đồng. Nhưng không may, người ta đã chứng minh được là rất khó khǎn cho hầu hết các bác sĩ gia đình khi chuyển từ việc chấp nhận lý thuyết trừu tượng của COPC sang thực tiễn. Một ví dụ rất thành công là chương trình giáo dục và khoá sức khoẻ ban đầu cho các cư dân tại Trung tâm y tế Montefiore, ở Bronx, NY. Chương trình của Trung tâm Y tế Montefiore có sự tập trung mạnh vào Chǎm sóc sức khỏe hướng cộng đồng (COPC). Các cư dân được tiếp xúc với những người làm việc trong cộng đồng khi họ định hướng phân tích hành động thực tiễn của họ theo đặc điểm của cộng đồng, và làm việc trong các dự án y tế xã hội cho bản thân họ. Một dự án thành công dính líu đến một dãy nhà xây dựng trực tiếp cắt ngang từ Trung tâm y tế gia đình Montefiore đã thành công trong việc hạ giá tiền thuê do toà án nhà cửa tiến hành và đã cải thiện rõ ràng việc chủ nhà đất phải bảo dưỡng ngôi nhà và cải thiện sự giao lưu giữa những người Cam pu chia và người Mỹ gốc Tây Ban Nha thuê nhà. Những dự án khác đã được bắt đầu bởi những người bác sĩ gia đình sống tại Montefiore, đó là chương trình phòng chống ngộ độc than chì, mạng lưới tự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau của những người phụ nữ trung niên người gốc Tây Ban Nha, và nhóm chǎm sóc sức khoẻ cho những người vô gia cư ở Bronx. Ba tình huống đặc biệt đã khiến cho Montefiore trở thành một nơi huấn luyện COPC một cách rất tự nhiên, đó là: phòng khám lâm sàng là một trung tâm y tế có nguồn ngân quỹ của Liên bang và phục vụ cho người dân khu vực nội thành; các chương trình thường tập trung vào việc phục vụ cho cộng đồng: và các nhà chuyên môn đã cam kết thực hiện công việc này. Trong công tác thực hành, COPC đã lôi cuốn được các cơ hội sẵn có để tác động đến sức khỏe của cộng đồng. Trong cộng đồng thực hành của bạn, các dữ liệu về nhân khẩu học và các dữ liệu khác là rất sẵn để có thể tìm hiểu được những vấn đề chính của cộng đồng là gì và xảy ra khi nào. Ví dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_5.PDF
Tài liệu liên quan