Giáo trình xây dựng và thiết kế mạng Lan và Wan
Khái niệm hiệu năng mạng
Theo nghĩa chung, hiệu năng là một độ đo công việc mà một hệthống thực hiện
được. Hiệu năng chủyếu được xác định bởi sựkết hợp của các nhân tố: tính sẵn sàng để
dùng (availability), thông lượng (throughput) và thời gian đáp ứng (response time). Đối
với mạng máy tính, hiệu năng cũng còn được xác định dựa trên các nhân tốkhác nữa, thí
dụ: thời gian trễ(delay), độtin cậy (reliability), tỉsuất lỗi (error rate), hiệu năng của ứng
dụng v.v.
Tuỳtheo mục đích nghiên cứu cụthể, hiệu năng có thểchỉbao gồm một nhân tốnào
đó hoặc là sựkết hợp một sốtrong các nhân tốnêu trên.
Các độ đo hiệu năng mạng
Có thểphân các độ đo hiệu năng thành hai loại: các độ đo hướng tới người sửdụng
và các độ đo hướng tới hệthống. Trong các độ đo hướng tới người sửdụng, thời gian đáp
ứng (response time) thường được sửdụng trong các hệthời gian thực hoặc các môi
trường hệthống tương tác. Đó là khoảng thời gian từkhi có một yêu cầu (request) đến hệ
thống cho đến khi nó được hệthống thực hiện xong. Trong các hệthống tương tác, đôi
khi người ta sửdụng độ đo thời gian phản ứng của hệthống (system reaction time) thay
cho thời gian đáp ứng. Đó là khoảng thời gian tính từkhi input đến hệthống cho đến khi
yêu cầu chứa trong input đó nhận được khe thời gian (slice time) phục vụ đầu tiên. Độ đo
này đo mức độhiệu dụng của bộlập lịch của hệthống trong việc nhanh chóng cung cấp
dịch vụcho một yêu cầu mới đến. Trong các hệthống mạng máy tính, các đại lượng thời
gian đáp ứng, thời gian phản ứng của hệthống đều được xem là các biến ngẫu nhiên, vì
vậy người ta thường nói vềphân bố, kỳvọng, phương sai. của chúng.
Các độ đo hướng tới hệthống điển hình là thông lượng (throughput) và thời gian trễ
(delay time, delay). Thông lượng được định nghĩa là số đơn vịthông tin tính trung bình
được vận chuyển qua mạng trong một đơn vịthời gian. Đơn vịthông tin ở đây có thểlà
bit, byte hay gói sốliệu. Nếu các đơn vịthông tin đi vào mạng theo một cơchế độc lập
với trạng thái của mạng, thì thông lượng cũng chính bằng tốc độ đến trung bình nếu
mạng vẫn còn có khảnăng vận chuyển, không dẫn đến trạng thái bịtắc nghẽn. Một số
trường hợp người ta sửdụng đại lượng không thứnguyên Hệsốsửdụng đường truyền
(Line Utilization) hay còn gọi thông lượng chuẩn hoá, đó là tỉsốcủa thông lượng trên
năng lực vận chuyển của đường truyền (line capacity). Thời gian trễlà thời gian trung
bình đểvận chuyển một gói sốliệu qua mạng, từnguồn tới đích. Cũng có trường hợp
người ta sửdụng đại lượng thời gian trễchuẩn hoá, đó là tỉsốcủa thời gian trễtrên một
tham sốthời gian nào đó, thí dụthời gian cần thiết đểtruyền một gói tin (packet
transmition time).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lanwancoban_9473.pdf