Mở đầu
I. Mục đích của môn học:
Trang bị cho học viên cao học và sinh viên đại học của trường Đại học lâm nghiệp những kiến thức cơ bản về lý luận chính sách và phân tích chính sách trong lĩnh vực kinh tế ngành nông lâm nghiệp; cung cấp cho học viên những kỹ năng cơ bản trong phân tích chính sách đối với phát triển nông, lâm nghiệp
138 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Xây dựng và phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm đầu tư từ nguồn vốn ngân sách đã kéo theo dòng vốn đầu tư toàn xã hội cho khu vực này giảm sút trong giai đoạn vừa qua.
Hệ thống chính sách đầu tư và tín dụng cho hạ tầng cơ sở nông thôn và nông nghiệp như giao thông, điên, thuỷ lợi...rất lớn, vốn đầu tư của toàn xã hội hạn chế, trong khi hệ thống chính sách chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài như vốn ODA và FDI... Do vậy hệ thống chính sách đầu tư, tín dụng thật hấp dẫn để thu mạnh vốn ODA và FDI cho khu vực nông thôn và nông nghiệp, bên cạnh đó phải có cơ chế sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này...
II. Nhóm chính sách xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong NN, NT
2.1. Chính sách đối với kinh tế hộ nông dân và trang trại:
Từ khi hộ nông dân được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (Chỉ thị 100CT/TƯ), đặc biệt là sau Nghị quyết 10 BCT, hộ nông dân được khẳng định là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng đất lâu dài. Những thành tựu về phát triển nông nghiệp đã khẳng định đúng đắn quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Tính đến năm 2004, cả nước có khoảng 14,2 triệu hộ sống ở nông thôn, hơn 10 triệu hộ làm nghề nông (chiếm 74,3%). Cơ cấu sản xuất kinh doanh của hộ ngày càng đa dạng. Tỷ trọng của chăn nuôi và ngành nghề phi nông nghiệp trong cơ cấu thu nhập của hộ ngày càng tăng. Nhờ sản xuất phát triển thu nhập của hộ tăng nhanh, thu nhập bình quân của hộ năm 2001 tăng gấp 2 lần năm 1993, thu nhập bình quân của hộ tăng từ 4,8 triệu đồng năm 2001 lên 6 triệu đồng năm 2004 (Vĩnh Phúc, 2005).
Kinh tế hộ nông dân ngày càng phát triển mạnh về quy mô. Quy mô sản xuất của nhiều hộ nông dân ngày càng mở rộng, và phát triển vượt quy mô xản xuất trung bình của nông hộ. Tuy nhiên đến Nghị quyết số 6-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị chính, trang trại chính thức được thừa nhận và có các chính sách khuyến khích phát triển. Tiếp theo đó ngày 02/02/2000, Chính phủ ra Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong các hộ nông dân có quy mô sản xuất lớn. Nội dung chính của Nghị quyết nhấn mạnh đến các chính sách cởi trói và hỗ trợ phát triển trang trại.
2.1.1. Nội dung chính sách.
Hộ nông dân Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh; được đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao.
Hộ nông dân được hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững; được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; được hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; được hỗ trợ về khoa học công nghệ; được hỗ trợ về các chính sách thị trường theo quy định của pháp luật hiện hành; được bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại.
Thực thi Nghị quyết trên, Thông tư Số: 61/2000/TT/BNN-KH của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học, ngày 06 tháng 6 năm 2000 về việc hướng dẫn lập qui hoạch phát triển kinh tế trang trại đã được ban hành. Nội dung qui hoạch phát triển trang trại như: Qui hoạch sử dụng đất đai, Qui hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp và chế biến - tiêu thụ nông sản, Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê ban hành Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, liên bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổng cụ thống kê, ngày 23 tháng 6 năm 2000 về việc hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Sau 3 năm thực hiện, tiêu chí xác định trang trại đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư liên tịch Số 62/TTLT/BNN-TCTK, ngày 20/05/2003, tiêu chí theo thông tư này được nới rộng hơn tạo điều kiện cho trang trại phát triển.
2.1.2. Tác động tích cực của chính sách.
Đến cuối năm 2003, cả nước có trên 72.000 trang trại thuộc nhiều loại hình trang trại khác nhau: Trang trại thuỷ sản chiếm 36%, trang trại cây trồng hàng năm chiếm 23%, trang trại cây lâu năm 28% còn lại là trang trại chăn nuôi, lâm nghiệp và sản xuất tổng hợp. Hàng năm các trang trại tạo ra hơn 10.000 tỷ đồng (trong đó 87% là hàng hoá), thu hút và tạo việc làm ổn định cho hơn 443.000 lao động nông nhàn ở nông thôn. Bình quân mức thu nhập một trang trại đạt hơn 35 triệu đồng/năm và mỗi lao động đạt khoảng 500.000 đồng/tháng.
Hiện nay, trang trại đã bắt đầu được hình thành theo đặc điểm của từng vùng. Các trang trại thủy sản chủ yếu tập trung ở những vùng ven biển nơi có nhiều sông, hồ như Đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Trang trại trồng cây lâu năm tập trung ở vùng có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trang trại chăn nuôi tập trung ở các tỉnh gần thành phố lớn và khu công nghiệp, nơi có thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh như ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển. Phát triển kinh tế trang trại góp phần tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc, khai thác thêm diện tích đất hoang hoá, cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời huy động được lượng vốn đầu tư lớn trong dân để đầu tư cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
2.1.3.Những hạn chế, sự thiếu đồng bộ
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại tuy đã phát triển song còn chiếm tỷ lệ thấp (hiện nay cả nước có khoảng 80 nghìn trang trại, bình quân 1 trang trại sử dụng 6,04 lao động, trong khi có tới 14 triệu hộ nông thôn).
Phát triển kinh tế trang trại vẫn còn nhiều khó khăn cần được giải quyết như: Thời hạn giao đất quá ngắn, phổ biến là 5 năm hết thời hạn này phải đấu thầu lại cho nên các chủ hộ trang trại chưa yên tâm đầu tư cơ sở vật chất cho trang trại của mình mà chỉ chú trọng khai thác. Tình trạng thiếu vốn xảy ra khá phổ biến, có tới khoảng 90% các chủ trang trại có nhu cầu vay vốn nhưng thực tế mới chỉ có hơn 15% trong số các chủ trang trại này được vay vốn từ ngân hàng. Việc vay vốn từ quỹ hỗ trợ, tín dụng địa phương cũng khá khó khăn nên các chủ hộ trang trại thường phải đầu tư bằng vốn tự có, vốn tự huy động từ nhiều người trong gia đình, bạn bè hoặc phải đi vay nặng lãi để kịp thời đầu tư phát triển trang trại của mình.
Kinh tế trang trại luôn đồng nghĩa với sự rủi ro lớn, phụ thuộc vào thời tiết và thị trường. Đa số các chủ trang trại chưa được đào tạo về kiến thức khoa học, kiến thức quản lý kinh doanh, chuyển giao công nghệ để hạn chế rủi ro, cũng như chưa có kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm.
Kinh tế trang trại hiện nay phát triển còn manh mún, không đều, chủ yếu tập trung ở một số vùng có điều kiện đất đai và mặt nước thuận lợi. Tiêu thụ sản phẩm, nhân tố quan trọng quyết định đến định hướng phát triển của trang trại, còn thiếu vững chắc, chủ yếu tiêu thụ trên thị trường nội địa qua hệ thống tư thương.
2.2 Chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp
2.2.1. Bối cảnh ra đời của chính sách:
Từ năm 1995 đến nay, doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước và nông lâm trường quốc doanh tiếp tục được quan tâm đổi mới và sắp xếp lại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, phù hợp với cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong phần này, nội dung thảo luận tập trung vào các vấn đề như: sắp xếp tổ chức, cởi trói, hỗ trợ, tác động của chính sách và hướng đổi mới chính sách.
Sắp xếp lại tổ chức: Giai đoạn 1995-1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 90/TTg, 91/TTg và chỉ thị số 500/CT-TTg tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và thí điểm tập đoan kinh tế, sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, các Tổng công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường. Thủ tướng đã ký quyết định thành lập 4 tổng công ty (sau này gọi là Tổng công ty 91) là Tổng công ty Cao su Việt nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Lương thực Miền Nam; đồng thời quyền cho Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập 13 Tổng công ty (gọi là Tổng công ty 90). Tháng 12-1997 Tổng công ty Muối được chuyển sang từ Bộ Thương Mại, nâng tổng số Tổng công ty 90 thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT lên 14 Tổng công ty.
Giai đoạn 1998-2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 20, số 15, số 11 để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổng công ty nhà nước và đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Ban chấp hành Trung ương (khoá IX) ra Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba và Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã rà soát hiện trạng các doanh nghiệp thuộc Bộ, xây dựng phương án sắp sếp, đổi mới doanh nghiệp và đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 65, tháng 4 năm 2003.
Chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được triển khai thí điểm từ năm 1992. Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có chủ sở hữu là người lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn trong toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp.
Về nông trường quốc doanh, Đến năm 2003, cả nước có 314 nông trường quốc doanh, quản lý một diện tích khổng lồ gần 700 ngàn ha đất nông nghiệp, 174 ngàn lao động, tổng số vốn 6.056 tỷ đồng; 368 lâm trường quốc doanh quản lý 5 triệu ha đất, trong đó 3,5 triệu ha đất có rừng, gần 27.000 lao động, tổng số vốn 6.790 tỷ đồng. Trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nông lâm trường quốc doanh cũng thuộc đối tượng điều chỉnh. Do có những đặc thù, việc sắp xếp đổi mới nông trường quốc doanh có những chính sách riêng đó là Nghị định số 170/2004/NĐ, ngày 22 tháng 9 năm 2004.
Chính sách tạo động lực. Luật Doanh nghiệp Nhà nước (Luật DNNN) được ban hành năm 1995 tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ và là bước tiến quan trọng so với các quy định dưới luật trước đó. Luật này đã có những đóng góp tích cực trong việc bảo đảm DNNN hoạt động theo pháp luật.
Tuy nhiên, qua tám năm thực hiện và trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Luật DNNN năm 1995 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập. Vì vậy, ngày 26-11-2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật DNNN năm 2003 với những nội dung đổi mới cơ bản so với Luật DNNN năm 1995, tạo tiền đề tiến tới hình thành một khung pháp lý thống nhất, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Luật Doanh nghiệp Nhà nước - Ngày 26/11/2003, Quốc hội đã ban hành Luật DNNN số 14/2003/QH11, gồm 11 chương, 94 điều, có hiệu lực từ 01/7/2004.
Theo đó, để tập trung các nguồn lực của Nhà nước vào các lĩnh vực cần thiết và giải quyết tình trạng thành lập DNNN một cách tràn lan, kém hiệu quả, gây lãng phí các nguồn lực của đất nước, Luật đưa ra những quy định mới như sau: Quy định cụ thể hơn về những ngành, lĩnh vực được thành lập công ty nhà nước, Quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập công ty nhà nước. Đối với tổng công ty do nhà nước thành lập phải đặc biệt chú trọng tính liên kết và tự nguyện...
Bên cạnh đó, Luật mới quy định: Giá trị quyền sử dụng đất được tính vào vốn của công ty theo pháp luật về đất đai, Công ty có quyền chiếm hữu, sử dụng vốn, tài sản của công ty để kinh doanh, thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty, công ty được quyền thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh.
Một chính sách rất quan trọng trong thời kỳ Đó là Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ ban hành bản Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Lực lượng sản xuất trong khu vực nông lâm trường được phát huy mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn đặc biệt là hiệu quả sử dụng đất đai, lao động.
Tuy nhiên, ở nhiều nông trường, hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều; quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với nông trường xảy ra ở nhiều nơi. Trước đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn, các nông lâm trường quốc danh cần tiếp tục được sắp sếp và đổi mới, Quyết định số 28-NQ/TW, này 16 tháng 6 năm 2003 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh đã được ban hành. Theo tinh thần của Quyết định này, cơ chế quản lý của nông, lâm trường tiếp tục được đổi mới. Nông, lâm trường có chức năng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh là chính thì chuyển sang thuê đất của Nhà nước và được hưởng chính sách khuyến khích đầu tư trong nước. Nông, lâm trường phải thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng, ổn định lâu dài cho cán bộ, công nhân viên, hộ gia đình công nhân, nông dân và thực hiện tiêu thụ nông, lâm sản thông qua hợp đồng với người nhận khoán trong và ngoài nông, lâm trường. Nông lâm trường chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu thì được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Nông, lâm trường phải quản lý đất đai, rừng và tổ chức sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được giao; Nhà nước quy định về tổ chức quản lý và giao biên chế phù hợp với nhiệm vụ; có chính sách tài chính phù hợp đối với phần thu của nông, lâm trường. Những lâm trường có diện tích rừng tự nhiên và đất có khả năng phục hồi thành rừng tự nhiên thì áp dụng chế độ khoán bảo vệ, khoanh nuôi, chăm sóc ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng thôn bản.
Trước sức ép về việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tổ chức lại bộ máy, xác định lại chức năng nhiệm vụ của các nông lâm trường quốc doanh, một trong những nội dung quan trọng cần phải được giải quyết đó là tổ chức sản xuất như thế nào trong các nông lâm trường? khoán là một hình thức đã và đang được thực hiện đã đạt được hiệu quả kinh tế nhất định, song ở nơi này, nơi kia còn có những bất cập, thậm chí nhiều nơi còn chưa thực hiện được việc giao khoán, hoặc hình thức giao khoán không phù hợp dẫn đến hiệu quả sản xuất bị hạn chế. Trước tình hình đó Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh được ban hành. Kèm theo là Thông tư số 102/2006/TT-BNN, ngày 13 tháng 11 năm 2006, hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP, quy định rõ đối tượng giao, nhận khoán; hình thức giao khoán; và trình tự, thủ tục giao, nhận khoán; Quyền và nghĩa vụ của bên giao, bên nhận khoán và quy định việc giao khoán đất rừng sản xuất thuộc các lâm trường.
2.2.2. Tác động tích cực của hệ thống chính sách:
Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thực sự có bước chuyển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng 6/1998, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn bẩy đưa lộ trình cổ phần hoá đi nhanh hơn. Trong 2 năm 2003 và 2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sắp xếp đổi mới 155/352 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ, đạt tỷ lệ 44%; trong đó cổ phần hoá đạt 105/164 doanh nghiệp, đạt 64% kế hoạch.
Đến năm 2000, sau một thời gian đổi mới và sắp xếp số nông lâm trường giảm xuống còn 682 đơn vị, gồm 314 nông trường và 368 lâm trường, so với năm 1991 giảm 21,5%. Trong số 314 nông trường các Tổng công ty quản lý 134 (chiếm 42,7%), các địa phương quản lý 180 nông trường (57,3). Trong số 368 lâm trường các Tổng công ty quản lý 40 (chiếm 10,0%), các địa phương quản lý 328 lâm trường (89,1%).
Từ năm 2000 đến nay các nông trường vẫn tiếp tục đổi mới theo Nghị định số 01/CP/1995 và nay là Nghị định số 170/ NĐ-CP ngày 22/9/2004; các lâm trường tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại theo Quyết định 187/1999/QĐ-TTg, và nay là Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ.
Như vậy có thể thấy là phương pháp quản lý lao động và các quá trình sản xuất nông, lâm, nghiệp trong các nông lâm trường thông qua áp dụng "khoán" đã hình thành và từng bước được hoàn thiện cả về hình thức, nguyên tắc và nội dung chính từ trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý các nông lâm trường nhằm đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất-kinh doanh, mà không làm thay đổi chủ sở hữu các tư liệu sản xuất là Nhà nước.
2.2.3. Những hạn chế, sự thiếu đồng bộ.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng về kết quả sản xuất kinh doanh, về xã hội và mô trường, nhiều doanh nghiệp vẫn còn yếu kém về tổ chức quản lý, bộ máy nói chung còn cồng kềnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Đa số các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ có quy mô nhỏ (66% doanh nghiệp chỉ có vốn dưới 5 tỷ đồng), công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém, đa số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (27%). Số nợ phải trả chiếm đến 57% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Mức đóng góp cho ngân sách thấp (năm 2000, bình quân mỗi doanh nghiệp nộp khoảng 1 tỷ đồng).
Về năng lực của doanh nghiệp, vốn cố định nhỏ, vốn lưu động ít, không có cơ chế huy động từ thị trường vốn. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước vùng núi, vùng sâu, vùng xa, kết cấu hạ tầng yếu kém. Bên cạnh nhiệm vụ phát triên kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước còn phải đảm được các nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ công ích. Mục tiêu an toàn nhiều khi được đặt cao hơn lợi nhuận, lợi ích ngắn hạn được coi trọng hơn dài hạn, giao dịch chính với các nhà môi giới mà không trực tiếp với người tiêu dùng ở thị trường và người sản suất nguyên liệu, quan tâm đến tin điều hành của nhà nước hơn thông tin thị trường
Cơ chế phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước rất khó gắn hiệu quả sản xuất, kinh doanh với hiệu quả của người sản xuất, quản lý và gắn quyền lợi của cán bộ trong doanh nghiệp với quyền lợi của Nhà nước và lợi ích của toàn dân. Cơ hội lấy của Nhà nước làm lợi cho cá nhân, giảm phần phải nộp cho nhà nước làm lợi cho doanh nghiệp vẫn thuận lợi hơn việc kết hợp hài hoá 3 lợi ích; lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động. Do đó, hoặc là tài sản, đất đai được giao quản lý lỏng lẻo, lãng phí, kém hiệu quả, hoặc là dễ bị lợi dụng tham ô.
Các chính sách đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã ban hành nếu không có lợi cho các đối tượng trực tiếp thường bị áp dụng méo mó hoặc bị chậm trễ. Đó là một trong những lý do chính khiến cho quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước khó khăn và kéo dài. Đến năm 2004, Bộ Nông nghiệp và PTNT mới sắp xếp được 44 % doanh nghiệp trực thuộc Bộ; mới có 36% nông lâm trường của địa phương được phê duyệt phương án sắp xếp, chưa đụng tới các nông lâm trường thuộc các Tổng công ty ở Trung ương.
2.3. Chính sách phát triển Hợp tác xã
2.3.1. Bối cảnh ra đời của chính sách.
Cùng với công cuộc đổi mới nề kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, trong hơn 10 năm qua Hợp tác xã tiếp tục được đổi mới và và tháo gỡ những khó khăn cản trở thông qua hàng loạt các văn bản chính sách của Đảng và Chính phủ. Từ thời điểm Luật HTX năm 1996 có hiệu lực đến Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX Chính phủ đã ban hành nghị định số 15/1997/NĐ-CP ngày ...tháng 7 năm 1997 đã đề ra các chính sách khuyên khích phát triển HTX; Luật HTX 2003 đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, theo đó Chính phủ lại sửa đổi Nghị định số 15 và ban hành Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích
phát triển HTX. Các chính sách cụ thể đối với HTX theo Nghị định này là:
Hỗ trợ thành lập HTX.
- Thông tin, tư vấn kiến thức về hợp tác xã;
- Dịch vụ tư vấn xây dựng Điều lệ hợp tác xã, hoàn thiện các thủ tục để thành lập, đăng ký kinh doanh và tổ chức hoạt động của hợp tác xã
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) xem xét, quyết định việc hỗ trợ trên cơ sở đơn đề nghị của các sáng lập viên và xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi hợp tác xã chuẩn bị thành lập.
b. Bồi dưỡng đào tạo.
- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng trong hợp tác xã được quy định như sau: Các chức danh trong Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, kế toán trưởng; Xã viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của HTX;
- Hỗ trợ tiền vé đi, vé về bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ sở hợp tác xã đến cơ sở đào tạo;
- Kinh phí mua tài liệu của chương trình khóa học;
- Các khoản chi phí tổ chức, quản lý lớp học; thuê hội trường; thù lao giảng viên, tham quan, khảo sát;
- Đối với các chức danh hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối (sau đây gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp) còn được hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở theo mức quy định của cơ sở đào tạo.
- Các đối tượng khi được hợp tác xã cử đi đào tạo (chính quy hoặc tại chức) tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề được hỗ trợ tối thiểu 50% tiền học phí theo quy định của trường,
c. Đất đai.
- Đối với hợp tác xã nông nghiệp quy định, Hợp tác xã có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ xã viên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối nhưng chưa được giao đất thì làm thủ tục xin giao đất. ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương xem xét, quyết định việc giao đất không thu tiền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HTX; HTX đang sử dụng đất vào các mục đích xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai; Ngoài diện tích đất giao không thu tiền sử dụng đất, hợp tác xã nông nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai và được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã thuê lại đất, sử dụng hợp pháp đất của tổ chức, cá nhân để phát triển SXKD.
Đối với hợp tác xã phi nông nghiệp quy định như sau:
- Hợp tác xã được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật đất đai;
- Diện tích đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm của hợp tác xã phục vụ xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ trực tiếp cho xã viên được xác định theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật về đất đai;
- Trường hợp đất do hợp tác xã đang sử dụng mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
d. Chính sách thuế
(i). Hợp tác xã được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh của xã viên theo quy định của pháp luật về thuế.
(ii). Đối với các hợp tác xã nông nghiệp ngoài được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt động dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên.
e. Về thành lập và sử dụng “Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã“
(i). Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo quy định tại điểm a khoản 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_xay_dung_va_phan_tich_chinh_sach_nong_nghiep_nong.doc