Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được
xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ
DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản
xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.
Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông
dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt
có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường.
Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp,
trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến
lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.
101 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Xác định nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho
mang thai + nhu cầu cho nuôi con
Nhu cầu vitamin cho bò sữa = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu tiết sữa + Nhu cầu
nuôi thai + Nhu cầu để phục hồi sức khỏe hoặc phát triển cơ thể.
Trong điều kiện bình thường các thức ăn tự nhiên có thể đáp ứng đủ nhu
cầu về vitamin. Hơn nữa một số nhóm vitamin K và B vi sinh vật dạ cỏ có thể
tổng hợp. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể như khi con vật ăn thức ăn
thô có chất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu thì cần bổ sung bằng các chế phẩm
vitamin đặc biệt chú ý đến các vitamin A, D, C
Bò sữa cần được cung cấp đầy đủ các Vitamin đặc biệt là Vitamin A, D, E.
Cần cung cấp khoảng 20 – 30 mg Caroten/100 Kg P và 25 mg/lít sữa.
d. Xác định nhu cầu vitamin cho bê và bò nuôi thịt :
Nhu cầu vitamin cho bò nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho tích luỹ
- Nhu cầu Vitamin
Vitamin D: Dưới 6 tháng: 500 – 2000 UI/100 kg trọng lượng
Vitamin A: Dưới 3 tháng: 20 mg Caroten/ĐVTA
Từ 3 - 6 tháng: 25 - 30 mg Caroten/ĐVTA
e. Xác định nhu cầu vitamin cho bò cày kéo :
Nhu cầu vitamin cho bò cày kéo = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu sản xuất (nhu
cầu cho sinh trưởng + nhu cầu cho mang thai (hoặc phối giống) + nhu cầu cho cày kéo)
2.2. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn
a. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn đực giống :
Nhu cầu vitamin cho lợn đực = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh trưởng +
nhu cầu cho sản xuất tinh
Vitamin rất cần thiết cho lợn đực giống, đặc biệt là các loại vitamin A, D,
E. Nên thiếu vitamin A thì tinh hoàn teo lại, ống dẫn tinh bị thoái hóa, tinh
nguyên bào trong quá trình phân hóa bị teo lại do đó nó làm trở lại cho việc sản
xuất tinh dịch hoặc có lúc tinh hoàn bị sưng to, không sản xuất được tinh trùng.
Nếu khẩu phần thiếu vitamin D sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu Ca, P của cơ thể,
ảnh hưởng gián tiếp đến phẩm chất tinh dịch. Trong thức ăn xanh, thức ăn cũ
quá (bí đỏ, cà rốt...) đều giàu caroten, nếu trong khẩu phần hàng ngày mà phối
69
hợp hai loại thức ăn xanh và củ quả với tỷ lệ thích hợp thì lợn sẽ có các hiện
tượng thiếu vitamin.
Vitamin D trong thức ăn thực vật có hàm lượng rất thấp và chỉ có dạng
tiền vitamin (Esgosterol) trong thức ăn xanh. Nếu đem phơi rau xanh ta có thể
thu được VTM D2. Nếu cho lợn đực vận động, tắm nắng mỗi ngày từ 1- 2 lần
vào lúc có ánh nắng thích hợp, lợn có thể tổng hợp được Vitamin D2, D3, bởi vì
trên da lợn có 7-dehydrocolesterol và dưới tác dụng của tia tử ngoại nó sẽ trở
thành Vitamin D3. Nghiên cứu của Ebranh (1952) cho thấy cứ trên 1000 cm2 da
lợn cho vận động 1 ngày nó sẽ tổng hợp được 315 - 560 UI vitamin D3 dưới tác
động của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Vì vậy cho lợn đực giống tắm nắng
đầy đủ sẽ chống được bệnh thiếu vitamin D, còi xương của lợn.
Ngoài 2 loại vitamin trên thì vitamin E còn gọi là vitamin sinh sản
(tocopherol) được Evanh nghiên cứu 1936. Nếu thiếu vitamin E nó sẽ xẩy ra
những rối loạn trong đường sinh dục, đặc biệt là đối với lợn đực giống: Bộ phận
sinh dục bị hư hỏng, tinh trùng bị thoái hóa, quá trình sinh sản tinh trùng bị
ngừng trệ, chai xơ đường sinh dục... vitamin E có thể bổ sung cho lợn đực giống
bằng cách cho ăn các loại hạt nảy mầm như giá khô, giá đỗ... Nếu như trong
khẩu phần của một lượng thức ăn hạt nảy mầm thích hợp thì nó có tác dụng
chống được bệnh thiếu vitamin E, nâng cao phẩm chất tinh dịch của lợn đực
giống (thường tỷ lệ hạt nảy mầm vào khoảng 7 - 8 %). Nhu cầu Vitamin cho lợn
theo tiêu chuẩn Việt Nam như sau:
Vitamin A: 5000 UI/kg VCK khẩu phần
Vitamin D: 300 UI/kg VCK khẩu phần
Vitamin B1: 2,0 mg /kg VCK khẩu phần
Vitamin B2: 3,5 mg /kg VCK khẩu phần
Vitamin PP: 25 mg /kg VCK khẩu phần
Vitamin B3: 20 mg /kg VCK khẩu phần
Vitamin B12: 15 gama /kg VCK khẩu phần
Riêng Vitamin E nên 11 - 12 mg% trong khẩu phần.
b. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn cái hậu bị :
Nhu cầu vitamin cho bò cái hậu bị = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh
trưởng
Vitamin đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trao đổi chất của
cơ thể, trong sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kích thích quá trình sinh trưởng
và sinh sản. Đặc biệt quan trọng là các vitamin A, D, E, B, C, K. Khi cung cấp
dinh dưỡng cho lợn cái hậu bị cần đảm bảo đủ số lượng, cân đối dinh dưỡng và
cung cấp lượng thức ăn hàng ngày thích hợp để lợn không quá béo hoặc quá gầy.
Đối với cái hậu bị nội nên cho tỷ lệ rau xanh non cao trong khẩu phần (khoảng
30% tính theo giá trị dinh dưỡng của khẩu phần) để tránh lợn béo sớm, kéo dài
thời gian sinh trưởng, nâng cao tầm vóc và hoạt động sinh sản sau này của lợn.
70
Ngoài ra còn tận dụng được nguồn thức ăn xanh sẵn có để hạ giá thành chăn
nuôi, đồng thời làm tăng hoạt động tính dục, tăng số lượng trứng rụng trong chu
kỳ động dục, tăng tỷ lệ thụ thai và tăng khả năng sinh sản.
Nhu cầu vitamin cho lợn cái hậu bị ngoại/ 1 ngày đêm
P (kg) lợn 5 - 10 10 – 20 20 – 35 35 - 60 60 – 100
VTM A (UI) 1300 2200 2850 3250 4550
VTM D (UI) 132 250 340 352 437
VTM B1 (mg) 0,8 1,4 1,9 2,8 3,9
VTM B2 (mg) 1,8 3,8 4,4 5,5 7,7
VTM B5 (mg) 7,8 13,8 17,8 27,5 38,5
VTM B12
(μg)
0,9 18,8 18,8 27,5 35,5
c. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn nái sinh sản
- Nhu cầu vitamin cho lợn nái chửa = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho phát triển
cơ thể mẹ + nhu cầu cho phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan
Đối với lợn nái chửa, vitamin đóng vai trò rất quan trọng, vì khi thiếu chúng sẽ có
ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bào thai, thiếu trầm trọng có thể gây nên sẩy thai, chết thai,
lợn mẹ sẽ gầy yếu, dễ bị bại liệt sau khi đẻ. Trong vitamin thì đặc biệt quan trọng là nhóm
A, D, E, K, B.
Vitamin có nhiều trong thức ăn động thực vật, nên nếu phối hợp khẩu
phần có đủ rau xanh, protein và lợn được vận động, tắm nắng đầy đủ thì có thể thu
nhận đủ vitamin cần thiết.
Đối với lợn nái có chửa rất cần các loại vitamin nhưng đặc biệt chúng ta
cần quan tâm cung cấp đủ các loại vitamin sau:
+ Vitamin A: 5000 UI/1 kg thức ăn.
+ Vitamin D: 3000 UI/1 kg thức ăn.
+ Vitamin E: Một ngày cần 20 mg vitamin E/1 kg thức ăn, hay 100-150 g
giá đỗ/ ngày. Có thể chích vitamin ADE mỗi tháng 1 lần, mỗi lần 2ml/1 con lợn
nái chửa.
Trong khẩu phần của lợn nái thiếu vitamin A có thể dẫn đến tiêu thai, sảy
thai hoặc đẻ con yếu, chân què, mù mắt v.v....
Nếu khẩu phần thiếu vitamin D thì đẻ con ra yếu ớt, cả lợn mẹ và lợn con
dễ mắc bệnh mềm xương.
71
- Nhu cầu vitamin cho lợn nái nuôi con = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho phát
triển cơ thể mẹ + nhu cầu cho hồi phục sức khoẻ + nhu cầu cho tiết sữa nuôi con
Vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng lợn nái nuôi con.
Thiếu chúng thì quá trình trao đổi chất bị trở ngại, lợn mẹ dễ mắc bệnh, sản
lượng và chất lượng sữa kém. Trong các loại vitamin, thì quan trọng là các vitamin A,
D, E, K, B, C.
Trong khẩu khần ăn của lợn nái nuôi con cần phải đầy đủ các loại vitamin,
vì không những cần cho gia súc khoẻ mạnh, tiết nhiều sữa mà còn đảm bảo cho
sữa có nhiều vitamin nữa. Đối với lợn con phải được bú sữa nhiều vitamin nhất
là vitamin A, B, C và D, trữ lượng vitamin trong sữa phụ thuộc vào trữ lượng
vitamin trong khẩu phần, nếu cho lợn con bú sữa thiếu vitamin A thì lợn sẽ
chậm lớn và sút cân, sức đề kháng kém dễ mắc các loại bệnh về mắt, bệnh
đường ruột, bệnh đường hô hấp.
Vitamin nhóm B (B1, B6, B12, B3, B7...) tham gia vào quá trình trao đổi
chất. Nếu thiếu vitamin B1, B6, B12, lợn trao đổi chất kém, dễ mắc bệnh thần kinh,
thiếu máu...
Vitamin D: Tham gia vào quá trình trao đổi Ca, P vì vậy thiếu vitamin D
đẫn đến lợn con bị còi xương, chậm lớn không hấp thu được Ca và P trong thức
ăn.
Nhu cầu vitamin:
+ Vitamin A: 4000 UI/1 kg thức ăn. + Vitamin D: 300 UI/1 kg thức ăn.
+ Vitamin B: 480 mg/1 kg thức ăn. + Vitamin C: 100 mg/1 kg thức ăn.
Cho lợn nái nuôi con ăn đủ rau xanh, vận động tắm nắng đầy đủ để tránh
hiện tượng thiếu vitamin
d. Xác định nhu cầu vitamin cho lợn nuôi thịt :
Nhu cầu vitamin cho lợn nuôi thịt = nhu cầu cho duy trì + nhu cầu cho sinh
trưởng
Đối với lợn thịt nhu cầu Vitamin rất quan trọng, đặc biệt đối với giai đoạn
lợn thịt nuôi ở giai đoạn đầu. Bảng dưới sẽ cho ta thấy nhu cầu cụ thể của lợn
thịt nuôi ở từng giai đoạn khác nhau.
Để có đủ vitamin cho lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau, khi phối hợp
khẩu phần ăn chúng ta có thể phối trộn các thức ăn có chứa nhiều vitamin.
Nhu cầu vitamin của lợn thịt ở các giai đoạn nuôi (Theo NRC,1998)
Khối lượng qua các giai đoạn sinh trưởng (kg)
3-5 5-10 10-20 20-30 50-80 80-120
Vitamin A (IU) 2200 2200 2200 2200 2200 2200
72
Vitamin D3 (IU) 220 220 200 150 150 150
Vitamin E (IU) 16 16 11 11 11 11
Vitamin K (mg) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Vitamin C (mg) 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08
Vitamin B3 (g) 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06 0.06
Vitamin B1 (mg) 20 20 20 20 20 20
Vitamin B6 (mg) 2 1,5 1,5 1 1 1
Vitamin B12 (g) 20 17,5 15 10 5 5
Linoleic 20 17,5 15 10 5 5
2.3. Xác định nhu cầu vitamin cho gia cầm
- Vitamin tham gia vào thành phần cấu tạo môṭ số lớn hoormon và enzym,
tham gia vào các quy trình xúc tác sinh học trong quá trình trao đ ổi các thành
phần dinh dưỡng, các hoomon và enzym trong cơ thể.
a. Vitamin A
- Vitamin A tham gia quá trình trao đổi chất protit, lipit, gluxit, kích thích
sự phát triển của các tế bào non và tế bào sinh dục, ảnh hưởng đến sinh trưởng
và sinh sản của gà. Vitamin cùng với protein tạo hợp chất rodopsin và idopsin điều
khiển thị giác.
- Thiếu vitamin A gà mắc bệnh “quánh gà” chậm lớn, lông xù, còi xương,
giảm đẻ, biến dạng tinh trùng, trứng không phôi nhiều, tỷ lệ chết phôi cao ở
ngày ấp 18 -21.
- Hàm lượng vitamin A trong khẩu phần ăn gà con, gà đẻ 8000-
10000UI/kg chất khô.
b. Vitamin E
- Tăng sinh sản của gia cầm, ảnh hưởng đến tổng hợp coenzym, trao đổi
axit nuclêic, quá trình photpho hoá, chống rối loạn đường, chống teo cơ.
- Thiếu vitamin E, trứng ấp nở kém, chết phôi vào ngày ấp thứ 3-4, gà con
đầu vặn ra đằng sau hoặc vèo sang một bên, đi loạng choạng co giật rồi chết, gà
mái giảm đẻ.
- Hàm lượng vitamin E trong khẩu phần ăn gà con: 15-20UI/kg thức ăn,
gà, lớn 20-30UI/kg thức ăn.
73
- Vitamin E có nhiều trong cám gạo, mầm thóc, ngô, trong dầu thực vật
(chứa nhiều tocopherol).
c. Vitamin D
- Có đến 10 loại vitamin D, nhưng cho động vật thì D3 có hoạt tính cao
nhất. Dehydro cholesterol trong cơ thể khi gặp tia cực tím có bước sóng 265-300
micro sẽ tạo ra vitamin D3 ở dưới da. Ở gia cầm hoạt tính D2 kém hơn D3 từ
30-50 lần.
- Vitamin D3 chống còi xương, tăng hấp thu canxi, photpho ở ruột non dưới
dạng liên kết vitain D và Ca++, tăng tích luỹ chúng trong xương và vỏ trứng.
- Thiếu vitamin D gây còi xương, giảm sinh trưởng, giảm đẻ. Nuôi gà
chuồng kín thiếu ánh sáng tự nhiên cần bổ sung đầy đủ vitamin D3 và thức ăn.
hàm lượng vitamin D3 trong khẩu phần ăn gà con 2000-2200UI/kg vật chất khô
và gà đẻ 1500UI/kg vật chất khô.
d. Vitamin K
- Vitamin K được tổng hợp trong manh tràng gà nhờ microflora có tác
dụng làm đông máu (chống chảy máu), tổng hợp protrompine, tham gia vào quá
trình hô hấp mô bào và photphoryl hoá.
- Thiếu vitamin K sinh bệnh chảy máu ở đường tiêu hoá nhất là khi bị cầu
trùng, chảy máu ở cơ chân gà con, rụng lông. Hàm lượng vitamin K trong khẩu phần ăn:
+ Gà con 0-7 tuần tuổi 8,8mg/kg vật chất khô
+ Gà dò 7-17 tuần tuổi 2,2mg/kg vật chất khô
+ Gà đẻ 2,2 mg/kg vật chất khô
+ Vitamin k có trong rau, cám, ngô, cà rốt...
e. Vitamin B
- Vitamin B1
+ Dạng bột trắng, mùi thơm đặc biệt.
+ Có vai trò quan trọng trong trao đổi gluxit và decarboxyl, hoạt động của
các men tiêu hoá, tăng độ thèm ăn. Duy trì hoạt động bình thường của hệ thần
kinh.
+ Thiếu B1 gà con 2 tuần tuổi bị liệt thần kinh, kém ăn, rối loạn tiêu hoá
và thần kinh cơ tim, hô hấp, sinh bệnh mổ cắn nhau. Gà tăng trọng chậm, giảm
đẻ, có thể bại liệt.
+ B1 có nhiều trong cám gạo, men sinh vật, mầm thóc, bột cá trong rau
xanh
+ Hàm lượng B1 trong khẩu phần ăn gà con là 2,2; gà đẻ 1,8-2mg/kg vật chất
khô.
- Vitamin B2:
74
+ Vitamin B2 chứa dẫn xuất đường riboz nên gọi là riboflavin, là thành
phần quan trọng của enzyme, có vai trò chính trong oxy hoá vật chất ở tế bào,
duy trì hoạt động của tuyến sinh dục.
+ Thiếu vitamin B2 gà giảm thèm ăn, tăng trọng giảm, đẻ giảm, bị bệnh ở
mắt, ở da, vẹo mỏ, liệt ngón chân, ấp nở giảm, gà con lông xù, gà lớn rụng lông
nhiều.
+ Thiếu B1 sẽ dẫn tới thiếu B2.
+ Thiếu B2 làm giảm sử dụng vitamin C có trong khẩu phần ăn. B2 có
nhiều trong men vi sinh, bột cỏ, rau xanh, phụ phẩm sữa.
+ Hàm lượng B2 Cho gà con 3,5-4,0mg/kg thức ăn.
Cho gà sinh sản 4-5mg/kg thức ăn
Cho gà đẻ trứng thương phẩm 2,2-2,5mg/kg thức ăn.
- Vitamin B3 có trong thành phần coenzym A – enzym, có vai trò quan
trọng nhất trong trao đổi Cu, chuyển hoá axit axetic, trong tổng hợp chất béo,
acetylcholin, truyền dẫn thần kinh và chống bại liệt.
+ Thiếu vitamin B3 gà con tiêu chảy, chậm lớn, mi mắt nổi hạt và dính lại,
lông xù, chân viêm, góc miệng nhiều vảy. Ở gà đẻ giảm B3 trong trứng gây chết
phôi giai đoạn cuối 18-21 ngày ấp. Viatmin B3 có nhiều trong bột các men vi
sinh. Hàm lượng vitamin B3 trong khẩu phần ăn cho gà con, gà dò là 11,0 và
cho gà đẻ là 13,2mg/kg thức ăn.
- Vitamin B5 (PP- pellagra Preventive) có vai trò trong trao đổi
hydratcarbon, protein và năng lượng, cần cho tế bào cơ quan hô hấp.
- Thiếu vitamin B5 gà bị bệnh lưỡi và khoang miệng đen, khớp chân sưng,
mọc lông chậm, chậm lớn, loét da, gan nhiễm mỡ. Vitamin PP có nhiều trong
cám gạo, men vi sinh, bột cá.
- Hàm lượng PP cho gà con dưới 8 tuần tuổi là 20-55, gà đẻ 10-15mg/kg thức ăn.
- Vitamin B8 (Biotin, H) là thành phần quan trọng của các enzym, cần
thiết cho dezamin hoá các axit amin tạo thành các axit amin và axit béo, xúc tác
định vị các dioxytcarbon. Thiếu vitamin B8 ở gà không thể hiện rõ, vì B8 được
tổnh hợp ở thành ruột. Thiếu vitamin B8 ấp nở kém, vitamin h có trong thức ăn
men vi sinh, có nhiều ở bột cá, mỳ, gạo... Hàm lượng viatmin H cho gà con 4, gà
dò 3, gà đẻ trứng 5,5mg/kg thức ăn.
- Vitamin B12:
+ Trong phân tử chứa 4,5% co ban và nhóm cyanua. Vitamin B12 ở dạng
tinh thể màu hồng, không mùi vị, dễ tan trong nước, dễ bị phá huỷ dưới tác động
cuả ánh sáng và môi trường kiềm. Vitamin B12 là yếu tố tạo protein động vật và
đóng vai trò quan trọng trong tạo máu, kích thích sinh trưởng, cần thiết cho trao
đổi protit, hydratcarbon và mỡ, cho tổng hợp methyonin và chomocystin. Thiếu
75
vitamin B12 gây chết phôi cao ở ngày ấp 17-18, giảm tốc độ sinh trưởng và mọc
lông, liệt, gan nhiễm mỡ, thiếu máu ác tính.
+ Vitamin B12 được tổng hợp ở đường tiêu hoá động vật. Vi sinh vật, có
nhiều trong chất độn chuồng, có thể cung cấp 50% nhu cầu B12 cho gà.
+ Hàm lượng B12 trong khẩu phần ăn gà con đến 8 tuần tuổi là 12-20, gà
đẻ 10-15mg/kg vật chất khô.
+ Cholin có vai trò quan trọng trong methyl hoá khi có methyonin, tạo nên
acetyl cholin có vao trò trong dẫn truyền thần kinh, trao đổi mỡ, vận chuyển mỡ
trong máu dễ dàng, chống mỡ hoá gan , xơ gan, phòng bong gân.Thiếu cholin gà
bị viêm khớp, bong gân, mỡ hoá gan, giảm đẻ.
+ Cholin có nhiều trong cá, nấm men, đậu nành, Có thể tổng hợp
cholin từ metionin, serin, glyxerin khi có mặt B12 và axit folic. Hàm lượng
cholin cho gà con đến 8 tuần tuổi 1300 – 1400, gà đẻ 1100-1200mg/kg vật chất
khô.
- Vitamin C Có vai trò trong hô hấp tế bào, trao đổi protit, lipit và hyđrat
cacbon, đặc biệt là vô hiệu hoá các sản phẩm độc tố sinh ra trong quá trình trao đổi
chất.
+ Vitamin C chống bệnh scorbut, béo, giảm tiết hoocmon corticosterol của
tuyến thượng thận làm tăng đường huyết.
+ Thiếu vitamin C gây xơ cứng động mạch, chảy máu ở cơ và dưới da.
Gia cầm thường không thiếu vitamin C vì trong cơ thể tổng hợp được, nhưng
nếu được bổ sung sẽ có ảnh hưởng tốt đến năng suất.
+ Vitanin C có nhiều trong củ quả, rau, mầm ngũ cốc (600- 1500mg/kg).
+ Hàm lượng vitamin C cho gà con là 500, gà đẻ là 30- 60mg/kg vật chất
khô, trời nóng bổ sung 50-100mg.
3. Lựa chọn nguyên liệu
3.1. Các loại vitamin có nguồn gốc tự nhiên
- Vitamin A: Nguồn cung cấp vitamin A cho gia súc, gia cầm Thức ăn
giàu vitamin A để cung cấp cho gia súc gia cầm dầu gan cá, lòng đỏ, sữa, các
loại dau xanh,củ quả tươi (như cà rốt, bí đỏ) bột cỏ.
Trong chăn nuôi công nghiệp người ta sử dụng vitamin A trong các loại
premix vitamin
Nguồn vitamin A Hàm lượng UI/ kg VCK thức ăn
Sữa bò 500 - 1000
Lòng đỏ trứng gà 20.000 - 40.000
Dầu cá 200.000 - 500.000
76
Gan động vật có sừng 40.000 - 60.000
Cỏ họ đậu (3 lá) 160 - 200
Ngô đỏ 30
Carot 80
Ớt chín 30 - 150
Ngô vàng, trắng 3 - 4
- Vitamin D: Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, trứng sữa, trong cỏ
khô được phơi nắng tốt. Dưới da động vật có tiền vitamin D3 dưới tác dụng
trong thực tế chăn nuôi, thả gia súc trên đồng cỏ hay trong sân chơi trong một số
giờ nhất định là điều khiện cần thiết để cơ thể có đủ vitamin D.
Nguồn vitamin D3 Hàm lượng UI/ kg VCK thức ăn
Bột cá 100
Lòng đỏ trứng gà 1500 - 5000
Dầu cá 100.000
Thức ăn men VSV chứa D2 2.000.000
Thức ăn xanh 0 - 6
Cỏ khô 50
- Vitamin E (Tocophecol): Vitamin E có nhiều trong các hạt nảy mầm, rau
xanh. Ngoài ra nó còn có trong sữa, lòng đỏ trứng
Nguồn vitamin E Hàm lượng UI/ kg VCK thức ăn
Cỏ xanh 50 – 80
Bột cỏ họ đậu (3 lá) 30 – 70
Gạo, mỳ 40 – 60
Khô đậu tương 6
Bột cá 20
Mầm lúa, mỳ 90
77
- Vitamin K : Vitamin K có nhiều trong các loại thức ăn động, thực vật
như bột cá, rau xanh
Nguồn vitamin K Hàm lượng IU/ kg VCK thức ăn
Rau, cám gạo mỳ 80 – 90
Ngô, gạo, mỳ 0,5 – 1,0
Carot 15 – 25
- Vitamin B (thiamin) : Vitamin B có nhiều trong thức ăn men vi sinh vật,
trong cám gạo, cám mỳ, mạch (25-125mg/kg), bột cá (0,8-2,0mg/kg)
3.2. Các loại vitamin tổng hợp
- Tiến bộ kỹ thuật đã cho sản xuất hỗn hợp bổ sung khoáng – vitamin thay
cho sản xuất 2 loại premix khoáng và vitamin riêng. Thường sản xuất premix
khoáng – vitamin cho từng loaị vật nuôi theo lứa tuổi, năng suất, thuận tiện cho
người sử dụng pha trộn thức ăn.
- Loại premix khoáng – vitamin của Nhật dùng chung cho gà con, gà dò,
gà đẻ chỉ khác nhau về liều lượng bổ sung. Premix này gồm 13 loại vitamin: A,
D, K, E, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B8, B12, cholin và 7 nguyên tố vi lượng: Fe,
Cu, Zn, Mn, Co, Se, I ở dạng sunphat, carbonat hoặc oxyt.
4. Xây dựng công thức phối trộn các loại thức ăn vitamin
Phương pháp này áp dụng tính toán cho các khẩu phần thức ăn chỉ bao
gồm một vài nguyên liệu thức ăn vitamin và yêu cầu tính một vài chất dinh
dưỡng chủ yếu trong khẩu phần. Các phương pháp kinh điển được sử dụng để
xây dựng khẩu phần như: Phương pháp thử -sai (trial - error), phương pháp hình
vuông Pearson, phương pháp lập phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX,
UFFDA.
Các phương pháp có chung các bước như sau:
Bước 1:Xác định nhu cầu vitamin trong hỗn hợp thức ăn. Nhu cầu vitamin
của vật nuôi được xác định theo nghiên cứu của viện chăn nuôi Việt Nam và các
cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu và các
vùng sinh thái khác nhau; phù hợp với các giống gia súc, gia cầm và từng giai
đoạn sinh trưởng phát triển của con vật.
Bước 2: Chọn lựa các nguyên liệu thức ăn để phối trộn hỗn hợp thức ăn
vitamin. Phải biết giá trị dinh dưỡng và giá thành các nguyên liệu thức ăn đó.
Nguyên liệu thức ăn phải bảo đảm chất lượng tốt và phải phù hợp với từng loại
gia súc, đảm bảo tính ngon miệng của con vật.
Bước 3: Tiến hành lập công thức phối trộn. Phương pháp này thường theo
các bước chính sau đây:
- Xác định tỷ lệ giữa nguyên liệu là thức ăn vitamin.
78
- Ấn định một số loại thức ăn vitamin như: premix vitamin...
- Trên cơ sở thức ăn đã ấn định tính toán khối lượng của từng loại thức ăn
này bằng 2 phương pháp: phương pháp đường chéo Pearson hoặc phương pháp
dùng phương trình đại số, phần mềm ULTRAMIX, UFFDA.
- Tính toán giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp dự kiến.
- Điều chỉnh và bổ sung. Dựa vào tiêu chuẩn ăn để điều chỉnh và bổ sung
các chất dinh dưỡng cho phù hợp với nhu cầu con vật.
Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thịt từ 4 - 7 tuần tuổi
có tỷ lệ protein thô: 20,8%, trong 1kg thức ăn hỗn hợp có 2850 kcal EM.
Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng
- Protein thô: 20,8%, trong 1kg thức ăn hỗn hợp có 2850 kcal EM
Bước 2: Xác đinh các loại nguyên liệu
Các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng
Stt Tên thức ăn Protein thô (%) EM (kcal/kg)
1 Ngô 8,7 3330
2 Gạo tấm 10,0 3090
3 Bột sắn 2,0 2848
4 Cám gạo loại 1 13,5 2800
5 Khô dầu đậu t-ơng 42,0 2420
6 Bột cá 55,65 2948
7 Bột bèo dâu 20,0 1850
8
Premix khoáng -
vitamin
- -
- Một số loại thức ăn bổ sung như premix khoáng ư vitamin, axit
aminlượng sử dụng thường theo hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất và
với tỷ lệ thấp như: 0,05; 0,1; 0,25; 0,5; 1,0%.
- Giới hạn tối đa của sắn sử dụng thích hợp trong thức ăn hỗn hợp của gia
cầm là: 10 - 15%
Bước 3: Xây dựng công thức hỗn hợp
- Ấn định lượng các loại thức ăn bổ sung trong 100kg thức ăn hỗn hợp
là:
79
Bột bèo dâu: 4kg
Premix khoáng - vitamin: 1kg
------
5 kg
Các loại thức ăn còn lại: 100kg - 5kg = 95kg
Các nguyên liệu sử dụng trong chăn nuôi gia cầm thường là loại thức ăn
giàu năng lượng, do đó chất dinh dưỡng đầu tiên cần đảm bảo là protein.
+ Trong 100kg thức ăn hỗn hợp cần có 20,8kg protein. Hàm lượng protein
do 4kg bột bèo hoa dâu đã cung cấp là: 4kg x 20% = 0,8kg; còn thiếu 20,8 - 0,8
= 20kg do 95 kg các thức ăn còn lại cung cấp.
+ Tỷ lệ % protein của 20kg protein so với 95kg là:
20 x 100
------------- = 21,05%
95
- Phân chia các loại thức ăn còn lại thành hai hỗn hợp:
+ Hỗn hợp 1 gồm: Ngô, gạo tấm, sắn và cám là các loại thức ăn giàu năng lượng.
+ Hỗn hợp 2 gồm: Bột cá và khô dầu đỗ tương là các loại thức ăn giàu
protein.
- Chia hỗn hợp 1 làm 10 phần và tính % protein của hỗn hợp này:
Ngô 4 phần x 8,7% protein = 34,8%
Gạo tấm 3 phần x 10,0% protein = 30,0%
Cám gạo 1 phần x 13,5% Protein = 13,5%
Sắn 2 phần x 2% protein = 4,0%
----------
82,3%/10 = 8,23% protein trong 1 phần hỗn hợp.
- Hỗn hợp 2 chia làm 3 phần:
Bột cá 1 phần x 55,65 % = 55,65 %
Khô đỗ tương 2 phần x 42% = 84%
----------
139,65/3 = 46,55 % protein
Áp dụng phương pháp hình vuông Pearson:
21,05
25,5
12,82
38,32
HH1: 8,23%
HH2: 46,55%
80
25,5 + 12,82 = 38,32
+ Xác định khối lượng của hỗn hợp 1 trong 95kg:
Trong 38,32kg (hỗn hợp 1 + hỗn hợp 2) có 25,5kg hỗn hợp1
95kg ------------------------------------- X
25,5 x 95
X = ---------------- = 63,2kg HH1
38,2
Còn lại : 95 kg - 63,2 kg = 31,8 kg HH2
- Xác định khối của từng loại thức ăn trong 100kg hỗn hợp:
+ Hỗn hợp 1 chia làm 10 phần:
63,2
- Ngô : ------ x 4 phần = 25,28 kg
10
- Gạo tấm: 6,32 x 3 phần = 18,96 kg
- Sắn : 6,32 x 2 phần = 12,64 kg
- Cám: 6,32 x 1 phần = 6,32 kg
* Hỗn hợp 2 chia làm 3 phần:
31,8
+ Khô dầu đậu tương: ---------- x 2 = 21,2 kg
3
+ Bột cá: 31,8 kg - 21,2 kg = 10,6 kg
- Công thức thức ăn hỗn hợp của từng loại thức ăn trong 100kg hỗn hợp
là:
+ Ngô: 25,28 kg
+ Gạo tấm: 18,96 kg
+ Sắn : 12,64 kg
+ Cám : 6,32 kg
+ Khô đỗ tương : 21,20 kg
+ Bột cá : 10,60 kg
+ Bột bèo dâu : 4,00 kg
+ Premix khoáng - vitamin: 1,00 kg
-------------
81
Tổng : 100 kg
5. Kiểm tra và điều chỉnh hỗn hợp
Nếu kiểm tra mà tổng số vitamin trong hỗn hợp đã đáp ứng đủ thì không
phải điều chỉnh.
Trong trường hợp nếu khi ta kiểm tra mà có sự sai lệch thì nhất thiết
chúng ta phải tiến hành điều chỉnh cân đối lại các loại thức ăn cho phù hợp.
- Kiểm tra giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp
Xác định giá trị dinh dưỡng của 100kg thức ăn hỗn hợp
Tên thức ăn Khối lượng (kg) Protein thô (%) EM (kcal)
Ngô 25,28 2,20 84182,4
Gạo tấm 18,96 1,90 58586,4
Bột sắn 12,64 0,25 35998,7
Cám gạo 6,32 0,85 17696,0
Khô đỗ tương 21,20 8,90 51304,0
Bột cá 10,60 6,04 31248,8
Bột bèo dâu 4,00 0,80 7400,0
Premix khoáng 1,00 - -
Tổng 100 20,94 286416,3
- Trong ví dụ này nhu cầu vitamin đã được ấn định trong khẩu phần ở
dạng premix vitamin – khoáng là 1% do đó chúng ta không cần điều chỉnh
vitamin nữa.
6. Lên công thức phối trộn
Sau khi tiến hành kiểm tra được khẩu phần chúng ta lên khẩu phần thức ăn cụ thể
cho từng loại thức ăn cho gia súc, gia cầm (Xác định được tỷ lệ các loại thức ăn trong
khẩu phần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi).
Theo ví dụ trên ta có công thức phối trộn là :
Stt Tên thức ăn Tỷ lệ (%)
1 Ngô 25,28
2 Gạo tấm 18,96
3 Bột sắn 12,64
82
4 Cám gạo 6,32
5 Khô đỗ tương 21,20
6 Bột cá 10,60
7 Bột bèo dâu 4,00
8 Premix khoáng 1,00
Tổng 100
7. Thực hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_xac_dinh_nhu_cau_dinh_dong_vat_nuoi.pdf