Bài 1: Vi nhân giống hoa đồng tiền
Bài 2: Vi nhân giống hoa lan
Bài 3: Vi nhân giống hoa lily
Bài 4: Vi nhân giống hoa hồng môn
Bài 5: Vi nhân giống hoa cúc
60 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Vi nhân giống một số loài hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường dính trên miệng ống nghiệm, nếu bị
dính phải lau sạch.
Bước 6. Làm nút bông cho các ống nghiệm, chai thủy tinh đã có môi trường.
- Lấy một lượng bông vừa đủ sao cho nút bông sau khi làm xong không quá chặt
hay quá lỏng, phần nút bông trong ống nghiệm, chai thủy tinh tròn đều, phần
ngoài không bị xơ, kích thước nút bông bên trong ống nghiệm từ 3-4cm, kích
thước bên ngoài 2-3cm
Bước 7: Chuyển các ống nghiệm hoặc bình thủy tinh có môi trường vào nồi khử
trùng
Bước 8: Khử trùng môi trường
Các ống, chai môi trường sau khi đã được làm nút bông xong được đưa vào nồi
hấp khử trùng. Mục đích để tiêu diệt hoàn toàn các nguồn nhiễm tạp trong môi
trường, môi trường sau khi hấp khử trùng xong phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối
và không làm giảm chất lượng môi trường.
Chế độ hấp khử trùng: thiết bị khử trùng thường áp dụng là nồi hấp autoclave ở
nhiệt độ 1210C trong 30 phút. Sau khi quá trình hấp thanh trùng kết thúc, lắc đều
môi trường trước khi để cố định tại một vị trí sạch sẽ.
2. Tiến hành vi nhân giống hoa hồng môn
Cây hoa hồng môn (Anthurium sp.) là giống cây lớn nhất thuộc họ ráy
Araceae với khoảng 600 loại phân bố ở vùng Trung và Nam Mỹ. Đây là cây hoa
đẹp, sang trọng và đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng của hoa. Hồng môn
được trồng trong chậu dùng trang trí trong nhà, công viên, vườn hoa hoặc trồng
sản xuất hoa cắt cành trong thương mại. Sản xuất hoa hồng môn cắt cành đã
đem lại một nguồn lợi lớn đối với một số nơi trên thế giới như: Hà Lan, Nhật
Bản, MỹCây hoa hồng môn đã được nhập trồng tại Đà Lạt từ nhiều năm
trước, tuy nhiên số lượng giống còn ít, hình dáng cây, hoa cũng như màu sắc hoa
44
chưa được phong phú và đa dạng. Mặc dù ngày nay nhiều giống hoa mới đã
được nhập trồng tại Việt Nam nhưng thị trường hoa hồng môn vẫn khá ổn định
và tiếp tục được mở rộng. Gần đây, một số tổ chức và cá nhân đã đứng ra nhập
một số giống hồng môn mới về trồng phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất
khẩu. Tuy nhiên giá thành nhập cây giống khá cao, khó có thể sản xuất trên diện
rộng.
Bằng phương pháp nhân giống hồng môn từ lá cho phép nhân nhanh một số
lượng lớn cây giống hồng môn đồng nhất với giá thành hạ, có thể cung cấp cây
giống cho các nhà trồng hoa thương mại để phát triển trồng hoa trên diện rộng.
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định toàn bộ quy trình nhân giống invitro.
Mục đích của giai đoạn này là phải tạo được nguyên liệu thực vật vô trùng để
đưa vào nuôi cấy. Mẫu đưa từ bên ngoài vào phải đảm bảo các yêu cầu sau: tỷ
lệ nhiễm thấp; tỷ lệ sống cao; tốc độ sinh trưởng nhanh. Kết quả của giai đoạn
này phụ thuộc vào cách lấy mẫu, nồng độ và thời gian xử lý diệt khuẩn. Vật
liệu thường được chọn và đưa vào nuôi cấy hồng môn là: mô lá non và bông
mỡ.
Chế độ khử trùng mẫu cây tốt nhất là khử trùng bằng dung dịch NaOCl 2% và
HgCl 0,1% với các khoảng thời gian tối ưu cho từng loại mô khác nhau:
+ Mô lá non NaOCl (2%) trong 10 phút
+ Bông mỡ khử trùng trong NaOCl (2% )trong 15 phút và HgCl2 (0,1%) trong 3
phút.Tỷ lệ sống đạt 24,9%.
2.2. Tái sinh mẫu nuôi cấy
Nguồn mẫu ban đầu đã khử trùng được đưa vào môi trường tạo callus.
Môi trường tạo callus tốt nhất cho cả mẫu lá và bông mỡ là khoáng theo công
thức Nistch cải tiến bổ sung: 1,5ppmBAP+ 1,0ppm Adenin + 0,1ppm 2,4D
Khi nuôi trong điều kiện tối hoàn toàn. Tỷ lệ mẫu tạo callus là rất cao ở mô lá là
97,8%, ở bông mỡ là 95,6%.
45
Callus tạo ra sẽ được cấy chuyển sang môi trường tái sinh chồi. Môi trường
thích hợp nhất cho hồng môn là Nistch cải tiến +1,5ppm BA. tỷ lệ tái sinh chồi
là 12,5%.
2.3. Giai đoạn nhân nhanh chồi
Mục đích của giai đoạn này là tạo hệ số cao nhất. Chính vì thế giai
đoạn này được coi là giai đoạn then chốt của quá trình nuôi cấy. Chồi hồng môn
tái sinh được cắt và đưa sang môi trường nhân nhanh. Môi trường nhân nhanh
thích hợp nhất là:
MS +2mg/lBAP +0,2mg/lIAA+1mg/lB1+100ml/lCW+1g/lTHT+5g/l Agar
Số lần nhân nhanh nên hạn chế ở 4-5 lần
2.4. Tạo cây hoàn chỉnh
Các chồi hồng môn cao khoảng 2-3 cm được chuyển sang môi trường ra rễ.
Thường sau 1tháng, các chồi riêng lẻ này sẽ ra rễ và trở thành cây hoàn chỉnh.
Ở giai đoại này người ta bổ sung vào môi trường nuôi cấy các chất điều hoà sinh
trưởng thuộc nhóm auxin, là nhóm hormon thực vật quan trọng có chức năng
tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy. Môi trường tạo cây hoàn chỉnh tốt nhất với các chồi
hồng môn là: MS+ 0,5mg/l NAA+ 5g/l Agar
2.5. giai đoạn đƣa cây ra đất
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình và nó quyết định khả năng
ứng dụng của quá trình nhân giống invitro trong thực tiễn sản xuất. Đây
là giai đoạn chuyển cây từ môi trường dị dưỡng sang môi trường tự dưỡng hoàn
toàn. Do đó phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp để cây có thể đạt
tỷ lệ sống cao trong vườn ươm cũng như trong ruộng sản xuất. Cây trong ống
nghiệm khi đạt chiều cao 5-7 cm, có 3-5 lá với bộ rễ tốt sẽ được rút ra khỏi ống
nghiệm, rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng Daconil 0.5 %).
Sau đó, cây được trồng trong dớn, xơ dừa hoặc hỗn hợp gồm 60% vỏ trấu và
40% tro trấu. Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm sau 2 tháng là 100%. Cây ra hoa
sau 12 tháng. Bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, chúng ta có thể nghiên cứu
thành công quy trình nhân giống cây hồng môn Anthurium andreanum L. từ lá
với thời gian khoảng 10-12 tháng. Trong đó: tạo callus (2 tháng), nhân callus (4
46
tháng), tái sinh chồi (3 tháng) và tái sinh rễ (1.5 tháng). Tỷ lệ cây sống sau ống
nghiệm cao, cây ra hoa sau 12 tháng.
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành pha chế các loại môi trường vi nhân giống cho hoa hồng
môn
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ pha chế một loại môi trường vi nhân giống cho hoa hồng môn
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Pha chế được môi trường vi nhân giống cho hoa hồng môn theo đúng quy
trình
+ Môi trường sau khi pha chế đủ tiêu chuẩn để sử dụng
Bài tập 2: Thực hành nuôi cấy khởi đầu hoa hồng môn?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ nuôi cấy khởi đầu cho 5 lá hồng môn
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được mảnh lá đạt tiêu chuẩn để nuôi cấy
+ Thực hiện nuôi cấy khởi đầu đúng với quy trình
+ Mẫu sau khi cấy đảm bảo tỷ lệ sống và tỷ lệ vô trùng
Bài tập 3: Thực hành nhân nhanh chồi hoa hồng môn?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ cấy chuyền, nhân nhanh 5 bình mẫu
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được bình mẫu đạt tiêu chuẩn để nhân nhanh
+ Thực hiện nhân nhanh chồi đúng với quy trình
47
+ Mẫu sau khi cấy đảm bảo hệ số nhân, chất lượng chồi, tỷ lệ sống và tỷ
lệ vô trùng
Bài tập 4: Thực hành tạo cây hoàn chỉnh cho chồi hoa hồng môn nuôi cấy?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ tạo cây hoàn chỉnh cho 5 bình chồi mẫu
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được bình mẫu đạt tiêu chuẩn
+ Thực hiện tạo cây hoàn chỉnh đúng với quy trình
+ Mẫu sau khi cấy đảm bảo tỷ lệ ra rễ, số lượng rễ, chất lượng rễ, tỷ lệ
sống và tỷ lệ vô trùng
Bài tập 5: Thực hành ra cây và chăm sóc mầm hoa hồng môn tại vườn ươm?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ ra cây và chăm sóc cho 5 bình hồng môn đã có cây hoàn chỉnh
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được bình cây hoàn chỉnh đạt yêu cầu ra cây
+ Thực hiện ra cây và chăm sóc cây mầm ở vườn ươm đúng với quy trình
+ Cây mầm sau khi ra cây đảm bảo tỷ lệ sống và chất lượng cây con xuất vườn
D. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
- Môi trường vi nhân giống hoa hồng môn
- Quy trình vi nhân giống hoa hồng môn
48
Bài 5: Vi nhân giống hoa cúc
Mã bài: MĐ 05 – 05
Mục tiêu
Sau khi học xong học viên có khả năng:
- Thành thạo các bước công việc thực hiện trình tự các giai đoạn vi nhân
giống cây hoa cúc theo đúng quy trình
A. Giới thiệu quy trình vi nhân giống hoa cúc
B. Các bƣớc tiến hành vi nhân giống hoa cúc
1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho vi nhân giống hoa cúc
1.1. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ phục vụ vi nhân giống
Đây là bước đầu tiên đảm bảo cho quá trình vi nhân giống cây hoa được diễn ra
thuận lợi. Bước này bao gồm chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu và hóa chất.
* Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ:
- Nồi autoclave, tủ cấy vô trùng
- Bếp gas (bếp từ hoặc lò vi sóng)
Chồi đỉnh, chồi nách
Khử trùng HgCl2 0,1% 5 phút + 2 phút
Môi trường khởi động
(MS + 2ppm BAP + 4ppm NAA + 6,5g/l Agar)
Môi trường nhân nhanh chồi
(MS + 2ppm BAP + 6,5g/l Agar + 150ml CW)
Môi trường ra rễ
(MS + 0,5ppm α-NAA + 6,5g/l Agar)
Vườn ươm
Chồi
Chồi phát triển
Cây non
Rửa sạch, cắt lá
49
- Nồi nấu môi trường
- Cốc thủy tinh
- Ống đong
- Ống nghiệm, chai thủy tinh
- Đũa thủy tinh
- Cân kỹ thuật
- Máy đo pH, giấy đo pH
- Phễu, giá rót môi trường
- Bông không thấm nước
- Giấy báo, nilon, dây cao su
* Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nước cất
- Các chất điều tiết sinh trưởng
- Nước dừa, cà rốt, khoai tây, ...(cho môi trường nhân giống hoa lan)
- Agar
- Đường glucose (hoặc saccarose)
- Các loại dung dịch mẹ (đa lượng, CaCl2, vi lượng, sắt, vitamin)
1.2. Kiểm tra các điều kiện cần thiết trong hệ thống phòng nuôi cấy, nhà
lƣới, vƣờn ƣơm
Trước khi tiến hành các thao tác pha chế môi trường và vi nhân giống cây hoa
yêu cầu: Phòng cấy, tủ cấy, dụng cụ cấy phải được khử trùng nhằm hạn chế sự
xâm nhiễm nguồn tạp nhiễm vào mẫu cấy trong quá trình vi nhân giống.
* Phòng cấy: phải luôn sạch sẽ vì vậy cần:
- Quét dọn lau sạch sàn, xung quanh tường bằng nước sạch (có thể xông formol
để khử trùng trước đó vài ngày)
50
- Bật quạt thông gió, điều hòa
* Tủ cấy:
- Dùng bông thấm cồn lau sạch bên trong, bên ngoài tủ
- Phủ màn tối kín tủ
- Bật đèn tử ngoại, quạt trong thời gian từ 15-30 phút
- Lấy mà che khỏi tủ
- Tắt đèn tử ngoại đợi sau thời gian 15-30 phút mới thực hiện các thao tác bên
trong tủ cấy.
Lưu ý khi sử dụng đèn tử ngoại:
- Trong thời gian bật đèn tử ngoại không được làm việc trong phòng
- Không được nhìn trực tiếp vào đèn khi đang bật
- Bật, tắt đèn theo đúng thời gian quy định mới được vào phòng làm việc
* Dụng cụ cấy: các dụng cụ sử dụng trong vi nhân giống hoa (Bình tam giác,
kéo, dao cấy các loại,...) được bao gói và khử trùng khô ở nhiệt độ 160-1700C
trong 1,5-2 giờ hoặc hấp khử trùng hơi nước trong nồi autoclave, dụng cụ sau
khử trùng phải để vào vị trí sạch sẽ nếu chưa sử dụng ngay.
Trước khi tiến hành ra cây vườn ươm cần xác định, kiểm tra các điều kiện
cần thiết của vươn ươm: mức độ cứng trắc của khung nhà lưới, khả năng điều
chỉnh ánh sáng của vật liệu làm mái che; ô, khoảnh được phân chia phải thuận
tiện cho việc chăm sóc cây mầm, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước cho vườn
ươm hay nhà lưới có thể vận hành thử để tránh những rủi ro, tổn thất lớn có thể
xảy ra.
Kiểm tra số lượng, chất lượng các chất tham gia phối trộn làm giá thể ra cây
(đất, mùn, phân bón, cát, trấu hun, )
Khi sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi
dùng, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
51
1.3. Chuẩn bị môi trƣờng để nuôi cấy
Quá trình vi nhân giống hoa thường sử dụng 3 loại môi trường chính là:
- Môi trường tái sinh
- Môi trường nhân nhanh
- Môi trường tạo cây hoàn chỉnh (môi trường ra rễ)
Các loại môi trường này chủ yếu khác nhau về thành phần, hàm lượng các chất
điều tiết sinh trưởng, phương pháp pha chế đều tuân thủ theo các bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra lại các dụng cụ, nguyên liệu
Bước 2: Căn cứ vào công thức của môi trường và thể tích cần pha tính toán toán
thể tích các dung dịch mẹ, agar, đường, chất điều tiết sinh trưởng, các phụ gia
khác
Bước 3: Đong chính xác các dung dịch mẹ vào ống đong, lên thể tích bằng nước
cất
Bước 4: Trộn hỗn hợp các dung dịch
- Đun nóng hỗn hợp đã lên thể tích trong nồi pha chế môi trường
- Khuấy tan đường
- Khuấy cho agar hòa tan
- Bổ sung các chất điều tiết sinh trưởng theo công thức pha chế
Bước 5: Phân phối môi trường vào ống nghiệm hoặc chai thủy tinh
- Rót hỗn hợp môi trường vào cốc có miệng để dễ đổ vào ống nghiệm, chai
- Dùng phễu phân phối nhanh môi trường và các ống nghiệm: lượng môi trường
chiếm khoảng 1/7 ống nghiệm (tương đương khoảng 3-4ml/một ống nghiệm),
đối với chai thủy tinh từ 10-15ml nếu đổ vào ống nghiệm thì phễu được cố định
trên một giá đỡ.
Lưu ý:
- Thao tác cần nhanh gọn để hạn chế sự đông thạch
52
- Khi phân môi trường hạn chế môi trường dính trên miệng ống nghiệm, nếu bị
dính phải lau sạch.
Bước 6. Làm nút bông cho các ống nghiệm, chai thủy tinh đã có môi trường.
- Lấy một lượng bông vừa đủ sao cho nút bông sau khi làm xong không quá chặt
hay quá lỏng, phần nút bông trong ống nghiệm, chai thủy tinh tròn đều, phần
ngoài không bị xơ, kích thước nút bông bên trong ống nghiệm từ 3-4cm, kích
thước bên ngoài 2-3cm
Bước 7: Chuyển các ống nghiệm hoặc bình thủy tinh có môi trường vào nồi khử
trùng
Bước 8: Khử trùng môi trường
Các ống, chai môi trường sau khi đã được làm nút bông xong được đưa vào nồi
hấp khử trùng. Mục đích để tiêu diệt hoàn toàn các nguồn nhiễm tạp trong môi
trường, môi trường sau khi hấp khử trùng xong phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối
và không làm giảm chất lượng môi trường.
Chế độ hấp khử trùng: thiết bị khử trùng thường áp dụng là nồi hấp autoclave ở
nhiệt độ 1210C trong 30 phút. Sau khi quá trình hấp thanh trùng kết thúc, lắc đều
môi trường trước khi để cố định tại một vị trí sạch sẽ.
2. Tiến hành vi nhân giống hoa cúc
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
Nguyên liệu nuôi cấy ban đầu là chồi đỉnh hoặc chồi nách của cây cúc khỏe
mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. Nên cắt các chồi
trên cao không bị dính bùn đất. Mẫu đã cắt lá, dài khoảng 1,5-2cm được đưa vào
khử trùng sau khi đã rửa sạch.
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định toàn bộ quy trình nhân giống invitro.
Mục đích của giai đoạn này là phải tạo được nguyên liệu thực vật vô trùng để
đưa vào nuôi cấy. Mẫu cúc thường được khử trùng kép với HgCl2 0,1% trong 5
phút cho lần khử trùng đầu tiên. Sau đó mẫu được lấy ra rửa 2-3 lần bằng nước
cất vô trùng. Tiếp đến mẫu được thấm khô trên giấy thấm vô trùng trước khi
được khử trùng lần 2 với HgCl2 0,1% trong 2 phút. Mẫu được
53
rửa bằng nước cất vô trùng 4-5 lần, thấm khô, cắt ngắn khoảng 1cm để đưa vào
môi trường khởi động.
2.2. Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng sự phát
triển của mô nuôi cấy. Quá trình này được điều khiển chủ yếu bằng các chất
điều hòa sinh trưởng (tỷ lệ auxin/cytokinin) đưa vào môi trường nuôi cấy.
Môi trường tái sinh tốt nhất cho mẫu chồi đỉnh hay chồi nách cúc đã khử trùng
là:
Môi trường khởi động: MS+2mg/l BAP + 4mg/l NAA+ 6,5g/l Agar+ 30g/l
đường
Sau khoảng 1 tháng có thể tách, cắt chồi chuyển sang môi trường nhân nhanh
2.3. giai đoạn nhân nhanh chồi
Cúc là thực vật khi nuôi cấy cho hệ số nhân tương đối cao trong thời gian ngắn
nhờ khả năng
sinh trưởng và phát triển rất tốt trong bình nuôi cấy. Các chồi tái sinh được tách
và cắt thành các đoạn ngắn chứa ít nhất 1 mắt ngủ dài khoảng 1-2 cm đem cấy
vào môi trường nhân nhanh tối ưu: MS+ 2mg/l BAP +150ml CW+ 6,5g /l agar+
30g/l đường
Các lần nhân nhanh được lặp lại 4-5 lần tùy thuộc vào hệ số nhân mong muốn.
2.4. Tạo cây hoàn chỉnh
Cắt các chồi cao khoảng 2 cm chuyển sang môi trường ra rễ. Thường sau 2-3
tuần, các chồi riêng lẻ này sẽ ra rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Môi trường ra rễ
thuận lợi cho các chồi cúc này là: MS+ 0,5mg/l NAA+ 6,5g/l agar+ 30g/l
đường
2.5. giai đoạn đƣa cây ra đất
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình và nó quyết định khả năng
ứng dụng của quá trình nhân giống invitro trong thực tiễn sản xuất. Đây
là giai đoạn chuyển cây từ môi trường dị dưỡng sang môi trường tự dưỡng hoàn
toàn. Do đó phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp để cây có thể đạt
tỷ lệ sống cao trong vườn ươm cũng như trong ruộng sản xuất. Cây cúc mầm đã
có đủ thân, lá, rễ cao khoảng 5-7cm có thể ra ngôi. Thời vụ ra cây cho tỷ lệ cây
54
sống cao nhất là vụ xuân và trên nền giá thể bao gồm trấu hun + đất phù sa theo
tỷ lệ 1:1. Tuổi cây giống thích hợp để trồng cây hoa cúc là cây sau khi ra ngôi
20 ngày. Phòng trừ rệp hại lá cây hoa cúc, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
Supracide 500SC là hiệu quả nhất.
Phun phân bón lá Atonik 1.8EC hoặc đầu trâu 902 cho cây hoa cúc 10 ngày một
lần có tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng hoa và hiệu quả kinh tế tăng 1,5
lần.
C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Thực hành pha chế các loại môi trường vi nhân giống cho hoa cúc
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ pha chế một loại môi trường vi nhân giống cho hoa cúc
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được:
+ Pha chế được môi trường vi nhân giống cho hoa cúc theo đúng quy trình
+ Môi trường sau khi pha chế đủ tiêu chuẩn để sử dụng
Bài tập 2: Thực hành nuôi cấy khởi đầu hoa cúc?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ nuôi cấy khởi đầu cho 15 chồi đỉnh, chồi nách
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được chồi đạt tiêu chuẩn để nuôi cấy
+ Thực hiện nuôi cấy khởi đầu đúng với quy trình
+ Mẫu sau khi cấy đảm bảo tỷ lệ sống và tỷ lệ vô trùng
Bài tập 3: Thực hành nhân nhanh chồi hoa cúc?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ cấy chuyền, nhân nhanh 5 bình mẫu
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
55
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được bình mẫu đạt tiêu chuẩn để nhân nhanh
+ Thực hiện nhân nhanh chồi đúng với quy trình
+ Mẫu sau khi cấy đảm bảo hệ số nhân, chất lượng chồi, tỷ lệ sống và tỷ
lệ vô trùng
Bài tập 4: Thực hành tạo cây hoàn chỉnh cho chồi hoa cúc nuôi cấy?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ tạo cây hoàn chỉnh cho 5 bình chồi mẫu
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được bình mẫu đạt tiêu chuẩn
+ Thực hiện tạo cây hoàn chỉnh đúng với quy trình
+ Mẫu sau khi cấy đảm bảo tỷ lệ ra rễ, số lượng rễ, chất lượng rễ, tỷ lệ
sống và tỷ lệ vô trùng
Bài tập 5: Thực hành ra cây và chăm sóc mầm hoa cúc tại vườn ươm?
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận
nhiệm vụ ra cây và chăm sóc cho 5 bình cúc đã có cây hoàn chỉnh
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/1 nhóm
- Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ
- Phương pháp đánh giá: kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của
mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn được bình cây hoàn chỉnh đạt yêu cầu ra cây
+ Thực hiện ra cây và chăm sóc cây mầm ở vườn ươm đúng với quy trình
+ Cây mầm sau khi ra cây đảm bảo tỷ lệ sống và chất lượng cây con xuất
vườn
D. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
- Môi trường vi nhân giống hoa cúc
- Quy trình vi nhân giống hoa cúc
56
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun :
- Vị trí:
+ Là mô đun cuối của chương trình đào tạo, đây là mô đun tổng hợp nhằm rèn
luyện các kỹ năng thực hiện các bước công việc vi nhân giống một số loại hoa đại
diện cho vùng nơi học viên công tác sau khi kết thúc khóa học.
- Tính chất:
+ Mô đun được bố trí bằng 5 bài thực hành, nội dung biên soạn dưới dạng
quy trình phù hợp với các loài cây đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất của
vùng.
II. Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+Mô tả được quy trình vi nhân giống một số loài hoa cụ thể;
+Trình bày được các bước huấn luyện, ra ngôi cây con và chăm sóc cây
con ở vườn ươm.
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được các bước công việc vi nhân giống một loài cây hoa đại
diện cho vùng nơi học viên công tác sau khi kết thúc khóa học.
+ Tạo ra được sản phẩm cây giống đủ tiêu chuẩn
- Về thái độ:
+ Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao
động, và bảo vệ môi trường;
+ Có ý thức và trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình làm ra.
57
III. Nội dung chính của mô đun:
(Chọn 3/5 loại hoa được giới thiệu giảng dạy cho học viên)
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
Bài mở đầu: Lý
thuyết
Phòng
học/PTN
4 4
MĐ 05-01 Vi nhân giống hoa
đồng tiền
Thực
hành
PTN/
Vườn ươm
30 2 27 1
MĐ 05-02 Vi nhân giống hoa
lan
Thực
hành
PTN/
Vườn ươm
28 2 25 1
MĐ 05-03 Vi nhân giống hoa
lily
Thực
hành
PTN/
Vườn ươm
28 2 26
MĐ 05-04 Vi nhân giống hoa
hồng môn
Thực
hành
PTN/
Vườn ươm
28
MĐ 05-05 Vi nhân giống hoa
cúc
Thực
hành
PTN/
Vườn ươm
28
Kiểm tra hết mô đun 6 6
Cộng 96 10 78 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
- Nguồn lực cần thiết:
Mẫu một số loại hoa: lan, hồng môn. lily, đồng tiền, cúc
Dụng cụ pha chế môi trường nuôi cấy
Các loại hóa chất
Các loại thiết bị, dụng cụ
Vườn ươm
- Cách chức tổ chức thực hiện:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
- Tiêu chuẩn sản phẩm:
Lựa chọn mẫu đủ tiêu chuẩn
Khử trùng mẫu đạt yêu cầu kỹ thuật
Pha chế môi trường nuôi cấy phù hợp với từng loại hoa
58
Chăm sóc hoa đạt yêu cầu
5.1. Bài 1: Vi nhân giống hoa đồng tiền
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Các bước pha chế môi trường Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
Quy trình vi nhân giống hoa đồng
tiền
Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
5.2. Bài 2: Vi nhân giống hoa lan
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Các bước pha chế môi trường Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
Quy trình vi nhân giống hoa lan Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
5.3. Bài 3: Vi nhân giống hoa lily
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Các bước pha chế môi trường Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
Quy trình vi nhân giống hoa lan Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
5.4. Bài 4: Vi nhân giống hoa hồng môn
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Các bước pha chế môi trường Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
Quy trình vi nhân giống hoa lan Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
5.5. Bài 5: Vi nhân giống hoa cúc
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Các bước pha chế môi trường Quan sát, theo dõi từng bước thực hiện
vận hành của học viên để đánh giá mức
độ đạt được của học viên.
59
Tiêu chí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_vi_nhan_giong_mot_so_loai_hoa.pdf