NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1. Cuộc đời và sự nghiệp
Trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam giai đọan cuối thế kỷ
XIX, Nguyễn Đình Chiểu giữ một vị trí rất quan trọng. Ông là nhà văn có
ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của văn học dân tộc nói chung, văn
học Nam bộ nói riêng.
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 (Nhâm Ngọ) tại
Gia Định. Tên chữ của ông là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ và Hối Trai.
Thân phụ của Nguyễn Đình Chiểu là Nguyễn Đình Huy, nguyên quán
ở huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyễn Đình Huy từng phục vụ
dưới trướng Tả quân Lê Văn Duyệt trong nhiều năm; từ lúc tướng quân họ
Lê còn làm quan ở kinh đô cũng như khi được điều vào làm Tổng trấn Gia
Định. Sau khi Lê Văn Duyệt chết, vào thời điểm nổ ra cuộc bạo động chống
lại triều đình do Lê Văn Khôi (vị con nuôi của quan Tổng trấn) cầm đầu vào
năm 1833, Nguyễn Đình Huy sợ bị liên lụy phải bỏ cả gia đình chạy về kinh.
Một thời gian sau đó, ông trở về Nam tìm cách đưa Nguyễn Đình Chiểu ra
Huế và gửi nhờ gia đình một người quen
55 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX (Tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) để mà vươn lên.
Nguyễn Khuyến là người có những ràng buộc chặt chẽ cả đời sống vật
chất lẫn tinh thần với làng quê, với những người dân quê. Có lẽ cái gốc gác
của anh hàn sĩ Nguyễn Thắng khi xưa cùng cái thanh bần của một ông tổng
đốc về hưu đã là cái tác nhân rất mạnh kéo ông hòa nhập vào cuộc sống cần
lao. Vì nghèo, ông thấm thía cái thê thảm, thậm chí là hèn của kiếp nghèo.
Và do vậy phải tính toán:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò
Sứm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua
(Chốn quê)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
76
Ông tính toán và than thở hệt như một bà nhà quê trong cảnh khốn
khó. Bao nhiêu là thứ bổ vào một cuộc sống đã chạm nấc cuối cùng của sự
bần bách, chỉ biết trông cậy vào một nghiệp cấy cày. Khốn thay là cái nguồn
cung cấp ấy lại quá đỗi bấp bênh, thậm chí nhiều phen thua sạch, mất trắng
tay. Phải là người trong cuộc thì mới thấu đáo đến như vậy được. Đã từng
nợ, ông than nợ:
Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi
Chục năm chục bảy tính nhiều sao
Và chung cái thấp thỏm với mọi người về thời giá và thời sự:
Gạo dăm ba bát cơ còn kém
Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi
Mọi thứ tai ương của cuộc đời, của thiên nhiên cứ dồn dập trút hết lên
đầu người dân cùng đường. Thơ Nguyễn Khuyến có tất cả. Đó không phải là
những lời nhận xét, mô tả lạnh lùng, dửng dưng mà đấy là lời chắt ra tự đáy
lòng.
Có lẽ Nguyễn Khuyến cũng là một trong những nhà Nho đã nêu
gương sáng cho người cầm bút về bài học gắn liền văn chương với thực tế
mồ hôi nước mắt. Ông cũng góp một lời bàn xác đáng (bàn một cách gián
tiếp) vế cái gốc của văn học. Ông dạy con
Các con nối chí cha nên biết
Nghiên bút đừng quên lua, đậu, cà
Với một cội rễ sâu bền như vậy, thế tất giữa ông với lân gia xóm mạc
phải nảy nở những lá cành quan hệ xúm xít xanh tươi. Điều làm nên nét đặc
sắc, độc đáo trong mảng thơ quê hương làng cảnh của Nguyễn Khuyến
chính là cái chất nhân hậu thấm đẫm trong từng câu, từng bài. Nếu gạt điều
này ra, mọi sự tinh xảo, tài hoa đều trở nên chông chênh. Bước vào mảng
thơ quê hương của tác giả, ta cảm tưởng ông đã tạo ra một thế giới riêng
biệt, tách hẳn với thế giới bên ngoài - thế giới bên trong lũy tre làng. Một
cuộc đời xô bồ, náo loạn, nhố nhăng, dữ dằn (như trong thơ Trần Tế Xương)
khi dội vào cái làng Và điển hình này chỉ còn là những âm ba mơ hồ vang
vọng. Cái lũy tre nhà Cụ Tổng, những lũy trúc quanh co tầng tầng lớp lớp
dấu kín dặm vào, những ao chuôm tĩnh lặng, trong xanh... đã lọc hết tất cả
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
77
những gì là hỗn tạp ở phía ngoài. Có cảm giác về sự ngưng đọng của thời
gian, phảng phất một chút gì như huyền ảo. Chỉ có quan hệ của những con
người sống trong đó là có thực, là quấn quýt, phát triển. Một tiệc lên lão mà
thành phần dự gồm "chú Láo làng bên sang với tớ - ông từ xóm chợ lại cùng
ta", thì đấy là một lối sống, mối quan hệ chan hòa hiếm thấy trong văn
chương của những người cỡ như Nguyễn Khuyến. Ở đây không hề gợn một
chút cách bức bởi cử tọa tòan là những người rất gần gũi, thân thiết, không
chút khách khí:
Cách dậu mời ông hàng xóm chén
Chuyện tràn thóc lúa với tằm tơ
Là sự chân tình:
Vải chín bà hàng bưng quả biếu
Cá tươi ông lão nhấc xơm chào
Ông nhớ hỏi thăm bạn sau cơn thủy quái:
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu
Lụt lội năm nay bác ở đâu
Mấy ổ lợn con rày lớn bé
Vài nong nếp cái ngập nông sâu
Giản di, chân tình và khó có thể thiết thực hơn.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ có nhiều bài về nỗi sinh ly tử biệt sâu lắng
nhất trong làng thơ Việt Nam. Đây là đề tài dễ gây sự đồng cảm, song cũng
dễ tạo ấn tượng sáo mòn, nhàm chán, khó diễn đạt hết tình cảm của mình.
Nhưng với tài năng, với tình cảm chân tình, Nguyễn Khuyến đã tạo được
những vần thơ khóc thương người thân thật cảm động. Chẳng hạn bài Khóc
Dương Khuê:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(.........)
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan
Nhẹ nhàng, trân trọng, sâu lắng và không khỏi pha đôi chút đắng cay,
suy ngẫm... Tất cả được thu kết lại trong "hạt lệ" cạn kiệt khổ đau của người
già. Hoặc trong câu đối khóc thương người con đoản mệnh:
Bảng vàng bia đá nghìn thu tiếc con người ấy
Tóc bạc da mồi trăm tuổi thiệt lắm con ơi
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
78
Hoặc những lời thương khóc vợ:
Lão cũng đã mừng thay nhờ được bà hay lam hay làm,
thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất cả chân nam đá
chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc.
Bà đi đâu vội mấy để cho lão vất va vất vưởng búi tóc củ
hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén,
cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
Nói một cách khái quát, Yên Đổ là nhà thơ của muôn nỗi ân tình.
2.3. Nhà thơ quê hương làng cảnh Việt Nam.
Nếu đặt Nguyễn Khuyến bên cạnh Tú Xương, ta sẽ thấy một sự tương
phản đồng thời lại bổ sung cho nhau trong văn chương của hai nhà. Tú
Xương là nhà thơ biệt tài với những lời băm bổ, khinh mạn, nguyền rủa cái
xã hội nhố nhăng buổi giao thời chốn thành thị; còn Nguyễn Khuyến là ca sĩ
tuyệt vời về những cung bậc tình cảm thẳm sâu nơi thôn dã. Cái dữ dội ở Tú
Xương càng làm nổi hơn chất sâu lắng, trầm tĩnh ở Nguyễn Khuyến.
Trong toàn bộ di sản văn thơ của Thơ Nguyễn Khuyến, các bài về đề
tài quê cảnh chiếm một số lượng khá lớn. Nhiều bài thơ (nhất là thơ Nôm)
thực sự là những bức tranh thiên nhiên tuyệt tác. Cảnh sắc bốn mùa:
Đông:
Xương buốt, tai ù, mình tưởng mượn
Nón che tơi phủ khách thưa lời
Hạ:
Bờ dậu mưa rào tung lá thắm
Non xa sấm động toát mây vàng
Xuân:
Tựa cửa gió reo man mát mặt
Ngẩng đầu trời nắng hấp hay mi
Thoáng thơm cánh mũi hoa đâu nhỉ
Rí rít bờ tre có tiếng chi
Cái tài của tác gỉa là không trực tiếp tả cảnh, chỉ nói cái ấn tượng
mình cảm nhận được, ấy thế mà cảnh vật lại hiện lên như vẽ. Cái sống động,
náo nức, rực rỡ như một vũ hội của âm thanh và ánh sáng; màu sắc và hương
vị trên đây rất gần với giọng điệu, phong cách của nột nhà Thơ Mới nào đó.
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
79
Tuy nhiên cái làm nên vẻ vang cho Nguyễn Khuyến là những bài thơ
về cảnh sắc mùa thu. Với chùm thơ thu (mà tiêu biểu là Thu vịnh, Thu điếu,
Thu ẩm) ông đã đánh dấu tuyệt đỉnh cho một mảng đề tài của thơ Nôm nước
Việt.
Đọc thơ quê cảnh của Nguyễn Khuyến, điều lý thú trước hết là ở chỗ
ta bỗng nhận ra được vẻ đẹp quyến rũ lạ lùng của những cảnh vật đã quá
quen thuộc trong cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ của chúng ta. Ta bắt gặp cái
cảm giác diệu vợi:
Một lá về đâu xa thăm thẳm
Nghìn làng trông xuống bé con con
Hay nét u tịch của một danh lam:
Cổ tự tứ lân duy mộc thạch
Hàn tăng nhất tháp cộng vân yên
(Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá
Sư cụ nằm chung với khói mây)
Những bức họa đặc sắc theo lối tranh dân gian:
-Cá vượt khóm rau lên mặt nước
Bướm len lá trúc lượn rào thưa
-Trâu già gốc lụi phì hơi nắng
Chó nhỏ cách ao cắn tiếng người
Có thể tìm thấy trong thơ ông (đặc biệt là thơ Nôm) hàng loạt cảnh
sắc, nền nếp sinh hoạt, những hội hè đình đám... đã tồn tại hàng nghìn năm.
Nguyễn Khuyến đã đưa vào trong những cảnh, những vật bé mọn cái nhìn
của một nghệ sĩ bậc thầy với sức khám phá lớn lao, khiến cho tất cả đều trở
nên linh hoạt. Một sáng đầu năm mới:
Ình ịch đêm qua trống các làng
Ai ai mà chẳng rước xuân sang
Rượu ngon nhấp giọng đưa vài chén
Bút mới xô tay thử mấy hàng
Ngoài lũy nhấp nhô cò cụ tổng
Cách ao lẹt đẹt pháo thầy Nhang
Những lớp học chữ Nho, những thầy và trò... cho đến cách phục sức,
cỗ bàn đình đám... đều được lưu giữ trong thơ Nguyễn Khuyến. Có thể nói
thơ ông là cả một bảo tàng (bằng văn chương) về nếp sống thôn quê.
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
80
* * *
Nguyễn Khuyến là một gương mặt độc đáo, đại diện cho lớp Nho sĩ
cuối thế kỷ XIX, yêu nước thương nhà nhưng bế tắc về lý tưởng, về hành
động. Ông đã để lại cho đời một di sản văn chương quý báu. Đó là tâm huyết
của một tài năng xuất chúng, một tâm hồn trong sáng, bình dị, nhân ái, đầy
tin yêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1982.
- Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Khuyến tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội,
1984.
- Hòang Ngọc Phách, Lê Thước, Lê Trí Viễn, Thơ văn Nguyễn Khuyến,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1957.
- Nguyễn Phong Nam, Giáo trình văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế
kỷ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 (tái bản 2004).
- Nguyễn Phong Nam, Dấu tích văn nhân, NXB Đà Nẵng, 2002.
- Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1979.
- Hoàng Hữu Yên, Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984.
- Viện Văn học, Thi hào Nguyễn Khuyến, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
1992.
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
81
TRẦN TẾ XƯƠNG
1. Trần Tế Xương - con người, thời đại
Trần Tế Xương có rất nhiều tên gọi. Thuở nhỏ, tên của ông là Trần
Duy Uyên. Khi đi thi Hương, ông lấy tên là Trần Tế Xương. Về sau lại cải
thành Trần Cao Xương. Ông đỗ Tú tài năm Giáp Ngọ (1894) nên còn được
gọi là Tú Xương. Tên tự của ông là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích.
Trần Tế Xương sinh năm Canh Ngọ (1870), tại làng Vị Xuyên, huyện
Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm 15 tuổi (1885), đi thi lần đầu, trải qua 8 lần
thi; khoa thi cuối cùng ông dự là khoa Bính Ngọ (năm 1906). Ông mất năm
1907.
Cuộc đời của con người tài hoa này thật là ngắn ngủi. Với 37 năm
hiện hữu nơi cõi thế, Trần Tế Xương như một ánh sao lạ vụt sáng trên bầu
trời văn chương nước Việt. Vì sao ấy lướt qua nhưng không tắt mà lưu mãi
ánh sáng của nó cho tận đến hôm nay. Trần Tế Xương sống trong bối cảnh
giao thời của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Đấy là một xã hội chưa định hình; chế độ phong kiến đang lụi tàn dần còn xã
hội tư bản thì cũng chưa rõ rạng. Năm 1873, Pháp hạ xong thành Hà Nội, hạ
tiếp thành Nam Định rồi lập bộ máy hành chính đầu tiên với 28 tên thực dân
cùng một lũ tay sai bản xứ đặt dưới quyền cai trị của Hac-măng (Harmand).
Vai trò của triều đình Huế tại Bắc bộ đến đây xem như chấm dứt hòan tòan.
Chế độ khoa cử cũ còn thoi thóp một thời gian ngắn cho đến khi Pháp trực
tiếp nhúng tay vào giáo dục thì mới thực sự tắt hẳn.
Cuộc đời Trần Tế Xương là cả một bi kịch về sự bế tắc lý tưởng, thiếu
lòng tin vào bản thân và cuộc đời, luẩn quẩn trong hành động. Ông trở nên
lạc lõng, hay nói khác đi, ông bị văng bắn ra ngoài vòng quay của xã hội
đương thời, trở thành một "con người thừa" bất đắc dĩ. Đây cũng là hình ảnh
tiêu biểu của một lớp người thời đại.
2. Vị trí của Trần Tế Xương trong lịch sử văn học Việt Nam
Từ trước tới nay khi nhận định về vai trò, vị trí của Trần Tế Xương
đối với lịch sử văn học Việt Nam, có những cách nhìn nhận rất khác nhau.
Bên cạnh những ý kiến khẳng định, đề cao đóng góp lớn lao của nhà văn cho
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
82
văn học dân tộc, cũng có không ít những lời chỉ trích, phê phán. Có ý kiến
cho rằng Trần Tế Xương tuy là người có tài nhưng vì trong cuộc sống luôn
luôn nếm mùi thất bại nên ông trở thành kẻ bất mãn. Thơ văn Trần Tế
Xương là bằng chứng của một người ưa phá phách, cay cú vì khoa cử. Đây
là một con người mà nhân cách không có gì đáng biểu dương, thậm chí còn
đáng bị lên án bởi những điều trác lạc ông đề cập đến trong thơ. Trái lại,
những người hâm mộ thơ ông lại khẳng định đây là một nhà thơ yêu nước,
có tinh thần dân tộc, có nhân cách cao cả, rất đáng được quý trọng. Ông biết
căm ghét sâu cay cái xã hội giao thời đầy rẫy những thứ xấu xa, đồng thời
luôn luôn dằn vặt vì sự bế tắc, bất lực của bản thân trước cuộc đời.
Tuy nhiên dù khen hay chê, cả hai phía đều thống nhất một điểm: đây
thực sự là một nhà thơ trào phúng kiệt xuất, một bậc thầy trong nghệ thuật
ngôn từ; người khai sinh ra một môn phái thơ trong lịch sử văn học Việt
Nam. Và chỉ riêng điều đó cũng đã đủ làm nên vinh quang cho Trần Tế
Xương.
3. Thơ ca Trần Tế Xương, những nỗi niềm thế sự, nhân tình.
Trần Tế Xương để lại cho đời một di sản văn chương có số lượng rất
khiêm tốn. Nếu lọc ra những tác phẩm đích xác của ông, tạm thời gạt ra khỏi
danh mục những bài đang tồn nghi, con số không quá trăm bài. Tuy vậy, cái
giá trị của chúng xét về phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật lại
vô cùng to lớn.
Thơ ca Trần Tế Xương đã thể hiện một cách cụ thể, chính xác, sinh
động tâm trạng chán ngắt, phẫn uất đến cực điểm đối với hiện thực cuộc
sống đương thời. Trứơc tiên, đó là nỗi niềm chua xót thổ lộ qua những câu
thơ cưòi cợt, phỉ báng đối với Nho học cuối mùa.
Trong cả lọat bài thơ than vãn đầy cay đắng (Than nghèo, Than cùng,
Than thân chưa đạt...), Trần Tế Xương có một lời than rất độc đáo: Than
đạo học. Đây là lời cảm khái não nề nhất về chuyện học hành thi cử - vấn đề
vốn rất nghiêm chỉnh đối vói các nhà Nho:
Đạo học ngày nay đã chán rồi
Mười người đi học chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
83
Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi
"Đạo học" là học vấn, là đạo nghĩa thánh hiền. Đến thời này thì đạo học đã
tàn, nó đã đến chỗ mạt vận. Đây là thời mà:
Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Phải "nằm co" vì thời của Nho học đã chấm hết. Xã hội biến thiên,
nếp sống đã thay đổi và dĩ nhiên "đạo" cũng cần phải thay “mốt”. Lúc này là
thời của những kẻ theo Tây học.
Thơ Trần Tế Xương còn là giọng trào lộng đầm đìa nước mắt của một
nạn nhân trước bi kịch thi cử. Đây là mâu thuẫn giữ lý tưởng và hiện thực.
Tâm trạng của Trần Tế Xương là nỗi ngán ngẩm, mệt mỏi, hoang mang đến
cực điểm. Con người này đang hết sức bối rối. Một đằng thì ra dáng hăm hở,
ấp ủ một lý tưởng, một hoài bão:
Tấp tểnh người đi tớ cũng đi
Cũng lều cũng chõng cũng đi thi
Mặt khác lại tỏ ra khinh thị cái đích mà mình đang vươn tới:
- Ví dù thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu
- Ví dù nhà nước cho ông đỗ
Thì hạng lương ông được mấy đồng?
Đi làm cho "nhà nước" sau khi đỗ đạt, theo ông là đáng khinh. Nhưng
đã là kẻ sĩ mà không đỗ đạt, không có chút danh gì thì cũng thật vô nghĩa.
Cho nên rút cuộc, cái vòng đời của họ cứ luẩn quẩn, tắc tị không lối ra.
Dù thế nào chăng nữa, thi cử vẫn cứ là thi cử; hỏng thi vẫn cứ là bi
kịch, là tai họa đối với nhà Nho. Có lẽ Trần Tế Xương là người đã hạ được
những vần tiêu sái nhất, cay đắng và trào lộng vào bậc nhất về chuyện học
hành thi cử:
Ngày mai tớ hỏng tớ đi ngay
Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay
Đây rõ là lời di chúc của kẻ tự tận. Thái độ, phản ứng của Trần Tế
Xương cũng chuyển biến dần theo số lượt thi hỏng. Lúc đầu, dù hỏng thi vẫn
còn có thể trào lộng đùa tếu:
Khoa này ta học, khoa sau đỗ
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
84
Nhưng rồi khoa sau vẫn hỏng thì đâm buồn:
Bụng buồn còn muốn nói năng chi
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi
Rồi đau đớn:
Đau quá đòn ghen
Rát hơn phải bỏng
Cáu quá, phải chửi:
Tế đổi làm Cao mà chó thế
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ơi!
Kể ra, cái sự hỏng thi cũng là điều dễ hiểu. Học hành như thế, thi cử
như thế thì thi trượt âu cũng sự thường. Nhưng cái mà Trần Tế Xương
không chịu được là cảnh nhốn nháo, bất công chốn trường ốc. Ông bày tỏ
nỗi ê chề trước một lối thi cử pha tạp:
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông
Nó đỗ khoa này có sướng không
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
Chính nỗi đau này đã đưa những bài thơ phúng thích khoa cử của
Trần Tế Xương lên một tầm mức cao mà ít có nhà thơ trào phúng đương thời
nào sánh kịp. Ông đã lố bịch hóa cái tấn tuồng thi cử để bày tỏ thái độ phủ
nhận của mình.
Ký sự về một xã hội giao thời
Trần Tế Xương sống trong một hòan cảnh hết sức đặc biệt của lịch sử
Việt Nam. Những tháng năm cuối cùng của một xã hội lỗi thời đang tắt và
một xã hội mới, nhưng đầy hỗn độn đang hình thành. Đây là một bước thoái
hóa, một sự đổ vỡ của những giá trị tinh thần đã được xây đắp qua hàng
ngàn năm phong kiến. Người ta bơ vơ, lạc lõng và hoang mang vì những
chuẩn mực đạo đực bị phá hoại, bị đảo lộn.
Thơ Trần Tế Xương là sự phẫn uất của một hồn thơ trong sạch, lương
thiện bị xúc phạm. Ông chế diễu và khinh bỉ những điển hình quái gở:
Cũng võng, cũng dù
Cũng hèo, cũng quất
Ăn cậu cũng "thời"
Ngủ bà cũng "giấc"
Hai cậu con đóng vai ấm tử, lối bếp bồi
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
85
hai cậu như nhau
Đôi đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thỏa
bà nào cũng nhất
Tháng rét quạt lông
Mùa hè bít tất
Đây là những thứ "hàng giả" mà bất kỳ thời nào, hễ cái thang giá trị
xã hội bắt đầu xộc xệch thì chúng lập tức xuất hiện, mọc ra như nấm:
Áo quần đinh đáo trông ra cậu
Ăn nói nhề nhàng khác giọng Ngô
Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt
Mũi nó gồ gồ trán nó dô
Nó là "thằng bán sắt", nhưng trong khi thiên hạ nhốn nháo thì cũng
vội nhảy ra sắm vai một anh có học thức. Thật giả cứ lẫn lộn lung tung. Nền
nếp nho phong lọan ẩu xô bồ. Cái tai họa phong hóa suy đồi đã len lỏi vào
tận từng căn nhà mà phá phách:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Nhà thơ kêu trời, than thở: có đất nào như đất này không? Có nơi nào
như ở cái xứ Vị Hòang vốn yên ấm, tĩnh lặng thế mà giờ đâm nhộn nhạo đến
vậy không? Tình cảnh thật khủng khiếp:
Ở phố Hàng Song thật lắm quan
Thành thì đen kịt đốc thì lang
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn
Ông chỉ mặt, liệt kê ra đủ mọi kẻ nhố nhăng, mọi cái kệch cỡm: nhà tu
hành chuộng hư vinh (Công đức tu hành sư có lọng); đĩ già làm ra dáng kẻ
đạo đức (Đĩ rài đĩ rạc ... còn tấp tểnh những đương tu lý); nhà Nho cũng thô
tục không kém kẻ ô trọc (Ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ - cho nên con tự mới tòi
ra); quan lại sâu mọt (Chữ y chữ chiểu không phê đến - Ông chỉ quen phê
một chữ "tiền")
Trần Tế Xương chĩa ngòi bút sắc nhọn của mình vào tất cả mọi việc,
mọi hạng người; thậm chí cả những người vốn chất phác hiền lành:
Chí cha chí chát khua dày dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là
Ông đã khiến cho người đọc ghê tởm cái xã hội đương thời bằng cả sự
bừa bộn hỗn tạp của các sự kiện, đề tài.
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
86
Con người thừa - một hình tượng độc đáo trong thơ Trần Tế Xương
Trần Tế Xương là một nhà thơ tài năng nhưng không vừa khuôn thước
của chế độ phong kiến. Nếu bình thường, nghĩa là nếu như chế độ phong
kiến vẫn tiếp tục tồn tại, thì mẫu người như Trần Tế Xương rất dễ trở thành
một nhân vật nổi loạn, chống lề thói cổ hũ từ văn chương dẫn đến gươm dao
như trường hợp Cao Bá Quát. Ta cũng có thể giả định Trần Tế Xương sẽ có
mặt trong lớp người tiên phong của cuộc cách mạng tư sản dân quyền.
Nhưng mà xã hội Việt Nam lúc này lại là sự lai tạp giữa những cái mục
ruỗng, xấu xa. Thế là Trần Tế Xương mặc nhiên bị văng bắn ra ngoài vòng
quay của xã hội đương thời. Ông trở thành một con người thừa chẳng ăn
nhập vào đâu cả. Trần Tế Xương ý thức rõ điều này:
Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê
Bác này mới thật thái vô tích
Sáng vác ô đi tối vác về
Chính sự đảo lộn của xã hội đã dẫn đến bi kịch cá nhân. Làm thầy:
hòan tòan thất vọng (Mô phạm tiên sinh quần dính đít - Bô xu tiểu tử khố
cong bòi); làm thợ: không được; bởi vì những con người kiểu Trần Tế
Xương vốn được xã hội liệt thành một giai tầng riêng, hòan tòan không có
khả năng họat động thực tiễn; đi làm thuê: ông không thể chấp nhận (làm
thuê này là làm thông ngôn ký, phán cho nhà nước, làm tay sai). Vậy chỉ còn
có một cách, một "công việc" là "sáng vác ô đi tối vác về". Câu thơ diễn tả
một lối sống quẩn quanh, bế tắc, tự dối mình, vô tích sự. Xã hội đó không
dung những con người như Trần Tế Xương mà bản thân Trần Tế Xương
cũng không cần hòa nhập với xã hội đó. Đây có thể là một trong những
nguyên nhân cho "khuynh hướng ăn chơi" trong thơ ông.
Thực ra thì những gì gọi là hành lạc trong thơ Trần Tế Xương không
phải đều là sự thật tất cả. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, nó chứng tỏ Trần Tế
Xương rất có ý thức về hành vi của mình. Ông muốn dùng ngay những điều
đó để giễu đời, giễu thiên hạ. Khác với các nhà thơ khác, ông không hề có ý
định che dấu hành vi của mình (dù hành vi đó trái với chuẩn mực đạo đức
đương thời). Trái lại, ông có vẻ tự đắc, khoe khoang là đằng khác:
Vị Xuyên có Tu Xương
Dở dở lại ương ương
Cao lâu thường ăn quỵt
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
87
Thổ đĩ lại chơi lường
Ông muốn đẩy mình tới tận cùng sự cực đoan để đối chọi lại những kẻ
muốn che đậy bằng son phấn. Đã không thèm che đậy, ông còn lỡm thiên hạ
bằng sự "uyên bác" trong mớ kinh nghiệm trác lạc của mình. Ông tự coi
mình là bậc thầy về các ngón ăn chơi:
Dạy câu Kiều lẩy
Dạy khúc lý kinh
Dạy những khi xuống ngựa lên xe
đứng ngồi phải phép
Dạy những khi cao lâu chiếu hát
ăn nói cho sành
Con người này khao khát sống một cuộc đời có ý nghĩa, sống một
cách tốt đẹp nhưng xã hội không cho phép làm điều đó. Mọi cái nhảm nhí,
vô nghĩa cứ thít chặt lấy khiến ông không làm sao bứt ra nổi. Ông thấy bực
bội, muốn phá phách tung hê tất cả rồi thoắt lại trở nên tư lự, buồn bã, ngán
ngẩm. Cái nỗi buồn của Trần Tế Xương là một trạng thái khá phức tạp của
tình cảm. Đó là nỗi buồn do bi kịch cá nhân, một sự thấm thía về số phận,
lại vì do bi kịch của dân tộc, của thời đại.
Rõ ràng đấy là một biến thái của tâm trạng bế tắc về lý tưởng sống của
những con người kiểu Trần Tế Xương. Họ không tìm ra lối thoát trong hiện
thực, không đủ dũng khí để cầm súng cầm gươm nhưng họ cũng không thèm
làm tay sai, không chấp nhận phò Tây hại nước. Ở họ nảy sinh một ý thức
chống đối, phá phách bằng mọi kiểu đối với cái hiện thực vô lý trước mắt.
Nỗi u hoài về đất nước
Đối với thói đời đen bạc, Trần Tế Xương chửi rất tục, rất phàm. Ông
tung lên giấy tất cả sự phẫn nộ của mình bằng những ngôn từ ghê gớm nhất.
Đấy là những câu thơ phá phách, văng bửa, vùng vằng với xã hội. Nhưng lại
cũng chính ông, tác giả của những vần thơ sâu lắng, đậm đà ân nghĩa, da diết
những nỗi niềm dân quốc, nước nhà.
Điểm nổi bật của những vần thơ này là chất hoài cựu về một giang
sơn đã chịu nhiều biến cải. Đó là tâm trạng hoài cổ trước cơn dâu bể của quê
hương:
Trời kia khiến vậy sông nên bãi
Ai khéo xui nên phố cả làng
Trần Tế Xương hay bằng vào một sự biến cụ thể nào đó của địa dư,
cảnh vật mà trừu tượng nó lên thành ra một nỗi niềm vong quốc
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX
88
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
Từ nỗi nuối tiếc cho số phận ngắn ngủi của một con sông xứ sở, nhà
thơ đã nâng lên, nới rộng ra thành một nỗi niềm ân ưu đối với tổ quốc rộng
lớn. Tiếng gọi đò tâm tưởng, văng vẳng trong ký ức tác giả ở bài thơ này sẽ
nhân thành muôn mối khắc khoải, sâu lắng trong lòng rất nhiều thế hệ độc
giả. Nỗi niềm đó còn phảng phất trong thơ ông qua những bài, những câu về
phong vị quê cảnh Nam Định; những phố Hàng Song, sông Vị Hòang,
những núi Nùng, núi Gôi... Thơ Trần Tế Xương gắn rất chặt với cảnh trí và
con người nơi đây.
Yêu nước, nhưng cũng như rất nhiều những nhà nho tâm huyết đương
thời, Trần Tế Xương cũng bế tắc trong việc chọn đường. Ông "lạc đường"
và bơ vơ cô độc ngay giữa quê hương của mình:
Một mình đứng giữa quãng chơ vơ
Có gặp ai không để đợi chờ
Nước biếc non xanh coi vắng vẻ
Kẻ đi người lại dáng bơ phờ
Hỏi người chỉ thấy mây xanh ngắt
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ
Đường đất xa xôi ai mách bảo
Biết đâu mà ngóng đến bao giờ
Một nỗi hoang mang, băn khoăn day dứt đã xen vào giọng thơ Trần
Tế Xương. Cũng có khi vì quẩn quanh tắc lối mà đâm hờn dỗi:
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức
Hoặc:
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Tội gì mà thức một mình ta
Nhưng chung quy, đó chỉ là cách nói, chứ kỳ tình chưa bao giờ ông
làm thế. Cái tâm của Trần Tế Xương vẫn thường trực ngóng chờ một âm
thanh thức tỉnh. Giữa cái "đêm dài" lạnh lẽo, tâm hồn thi sĩ vẫn chực đồng
vọng một tiếng gà báo sáng:
Chợt giấc trông ra ngỡ sáng loà
Đêm sao đêm mãi thế ru mà
Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn họ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_van_hoc_viet_nam_giai_doan_nua_cuoi_the_ky_xix_ti.pdf