Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Thất bại tại
cửa biển Đà Nẵng, địa điểm tấn công ban đầu, bọn thựcdân chuyển hướng cuộc
chiến vào vùng đất Gia Định. Sự chống cự của quân đội triều đình cùng các cuộc
nổi dậy củanhân dân dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước như Trương Định,
Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Phan Liêm, Phan Tôn v.v. đã lần lượt bị
thực dân đàn áp, dập tắt. Đánh dấu sự thắng thế từng bướccủa thực dân ở lục tỉnh
là sự ra đời của Hòa ước 1862 – triều Nguyễn cắt nhượng 3 tỉnh miền Đông cho
Pháp – , điều ước và thương ước 1874 – nhượng toàn bộ Nam Kỳ. Dù thế, các
phong trào yêu nước, chống Pháp còn kéo dài cho đến hết những năm 80 của thế
kỷ XIX. Chiếm lục tỉnh, thực dân Pháp bắt đầu quá trình nô dịch, chia cách đất
nước Việt Nam, biến nơi đây làm bàn đạp tấn công cả nước.
23 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo đạo Chúa là “bầy ngu theo thói mọi”, vì họ “ Trời gần chẳng kính
kính trời xa” v.v... Dọc đường vân du, Dương Từ chỉ gặp những người chê trách,
bài bác mình. Trong một giấc mơ, ông ta thấy một viên quan tòa quở mắng, hạch
sách mình là người vô trách nhiệm với tổ tiên, với vua, với nước:
Tổ tiên đã chút đền chi,
Vùa hương bát nước mấy khi phụng thờ.
Áo cơm còn nợ sờ sờ,
Ngọn rau con cá cũng nhờ đất vua.
Trốn xâu lánh thuế vô chùa,
Trong đời những sãi thì vua nhờ gì?
Cùng với Lục Vân Tiên, truyện thơ Dương Từ Hà Mậu giải thích vì sao trong
cuộc kháng chiến chống Pháp đầy hi sinh, mất mát ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX,
Nguyễn Đình Chiểu đã có thể viết được những bài văn tế hùng hồn, chan chứa tinh
thần bất khuất của dân tộc. Lòng lo nước, yêu nước luôn là động lực chính trong
sáng tác văn chương của Đồ Chiểu.
[ [
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - 16 –
[
3. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Ngay từ lúc mới xuất hiện, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã được đánh giá là
“Quốc ngữ nhất thiên truyền bất hủ” (Mai Am). Điều gì đã khiến cho bài văn khóc
người chết này trở thành một áng văn “bất hủ” như vậy. Bao trùm bài văn tế là cảm
hứng ngợi ca thống thiết, niềm cảm phục sâu sắc, sự tôn vinh nồng nhiệt sự nghiệp
đánh giặc cứu nước của những người nghĩa sĩ. Đó là điều khiến cho bài văn tránh
khỏi sự buồn đau, ảo não, vươn tới tầm vóc hào hùng của một thiên anh hùng ca giữ
nước. Ngay từ những dòng đầu, Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định ý nghĩa của
những cái chết vì nước của những người nông dân nghĩa sĩ:
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng chưa ắt còn danh nổi như phao,
Mặt trận nghĩa đánh Tây tuy là mất tiếng vang như mõ.
Những nghĩa sĩ hi sinh dũng cảm vốn là những người “dân ấp, dân lân”,
những người nông dân “Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó, Chưa quen cung ngựa,
đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng họ”. Là “dân ấp, dân lân”,
không phải quân đội chính qui của triều đình nên họ chỉ quen “việc cuốc, việc cày,
việc bừa, việc cấy”, còn “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” thì “mắt chưa từng
ngó”. Tuy nhiên, chính những người nông dân nghèo khó, lam lũ, thụ động “trông
tin quan như trời hạn trông mưa” đó lại là những người có lòng tự hào, tự trọng dân
tộc sâu sắc. Họ ngấm ngầm, căm ghét lũ “treo dê bán chó”, lũ theo giặc bán nước
hèn mạt, lòng căm thù quân giặc đã thôi thúc họ vùng dậy quyết chiến. Những ï
diễn biến trong tâm tư, tình cảm dẫn đến hành động của các nghĩa sĩ được tác giả
bài văn tế diễn tả:
- Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ há để ai chém rắn đuổi hươu,
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa đâu dung lũ treo dê bán chó
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi chuyến này dốc ra tay bộ hồ...
Trận giáp chiến giữa những người nông dân trang bị vũ khí thô sơ nhưng lại
quật cường về sức mạnh tinh thần với đội quân thực dân có đầy đủ các loại vũ khí
hiện đại được diễn tả hào hùng:
- Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ trống giục, đạp rào lướt tới coi
giặc cũng như không,
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - 17 –
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình
như chẳng có.
Kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh,
Bọn hè trước lũ ó sau trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ...
Dường như Nguyễn Đình Chiểu quên rằng ông đang viết một bài văn tế khi
say sưa miêu tả cuộc chiến của các nghĩa sĩ. Với giọng văn lâm li, thống thiết, nhịp
điệu dồn dập, tác giả đã diễn tả nồng nhiệt, sống động cuộc chiến đấu anh dũng.
Tinh thần giữ nước bất khuất vốn đã trở thành truyền thống của người dân Việt
Nam lại một lần nữa được khẳng định từ cuộc xông trận dũng mãnh của những
người “dân ấp, dân lân” Nam Bộ. Chiến công của đội quân nghĩa sĩ đâu chỉ là “đất
xong nhà dạy đạo kia” “chém rớt đầu quan hai nọ” mà đáng kể hơn là đã làm cho
bọn thực dân xâm lược phách lạc, hồn kinh. Bởi không phải là “quân cơ quân vệ”
mà chỉ là “dân ấp, dân làn mến nghĩa là quân chiêu mộ” nên chiến công và sự hi
sinh của các nghĩa sĩ càng xứng đáng được đề cao, trân trọng.
Từ sự hi sinh của đội nghĩa sĩ tác giả bài văn tế luận bàn về ý nghĩa của sự
sống và cái chết. Quan điểm của Đồ Chiểu thật rõ ràng, sống mà theo giặc, hàng
giặc là sống nhục, chết mà thỏa chí căm thù giặc nước là chết vinh. Ông viết:
Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy
lại thêm buồn,
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu chia rượu lạt gặm bánh mì
nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh,
Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây ở với man di rất khổ...
Cao hơn nữa, Nguyễn Đình Chiểu tôn vinh cái chết của đội nghĩa sĩ, xem đó
là những cái chết khiến muôn đời phải tự hào, ghi nhớ...
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen,
Thác mà ưng đình miếu để thờ tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ.
Chỉ có những nhà Nho với tình cảm, tư tưởng yêu nước dồi dào, mãnh liệt
như Nguyễn Đình Chiểu mới có thể bàn về cái chết một cái lạc quan như vậy.
[ [
[
4. Văn tế Trương Định
Trương Định là một trong những thủ lĩnh nổi tiếng nhất của Nam Bộ kháng
chiến cuối thể kỷ trước. Ông là một danh tướng xuất sắc, lại hiên ngang, bất khuất
rất tiêu biểu cho tính cách người dân lục tỉnh. Cuộc vũ trang chống Pháp do ông
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - 18 –
lãnh đạo là một phong trào lớn, có sức tập hợp dân chúng mạnh mẽ. Nhưng cuộc
chiến không cân sức đã khiến phong trào bị dập tắt, thủ lĩnh Trương Định hi sinh.
Ngoài 12 bài thơ viếng liên hoàn theo thể thất ngôn bát cú, viết về thân thế
sự nghiệp của Trương Định, bài Văn tế Trương Định là một tác phẩm xuất sắc của
Đồ Chiểu. Bài văn là tiếng khóc xót xa, tiếng ca hào hùng, bi thống đối với sự
nghiệp dang dở của người anh hùng lục tỉnh. Với Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định
thời bình là một con người chính đại, một tướng quân có tài với “pháp binh trăm
trận đã lâu” “Võ nghệ mấy ban cũng trải”. Cũng như bất kỳ một người đương thời
nào khác, phó lãnh binh Trương Định cũng băn khoăn, lưỡng lự khi nhận được
chiếu chỉ triều đình điều đi nhận chức mới, rời bỏ kháng chiến. Sự cân nhắc giằng
xé trong tâm trạng của người thủ lĩnh yêu nước, yêu dân được Nguyễn Đình Chiểu
ghi lại bằng một câu văn tế: “Đã đành tấm giấy tựu phong phận thần tử há đâu dám
cãi!”. Nhưng lòng dân lục tỉnh yêu nước đã khiến người chủ tướng thêm quyết đoán
để quay ngựa tiếp tục sự nghiệp. Về sự việc này, Nguyễn Đình Chiểu viết gọn
trong hai dòng văn tế:
- Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền,
Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù gánh vác một vai khổn ngoại.
Để “theo bụng dân” mà tạm quên đi “phận thần tử” người yêu nước phải can đảm
và thật sự vì dân vì nước. Với những dòng văn chân phương nhưng đầy sức nén,
Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng khái ca ngợi hành động trái mệnh thiên tử của
Trương Định. Đó là những dòng văn báo hiệu một bước chuyển mới trong tư tưởng
yêu nước của sĩ phu cuối thế kỷ trước. Đương thời, hành động của Trương Định
khiến nhiều sĩ phu phải băn khoăn. Ngay Phan Thanh Giản, trong bức thư khuyên
Trương Định bãi binh cũng bộc lộ sự lúng túng trong việc đánh giá hành động của
người anh hùng. Thư có đoạn đại ý: “Triều đình đã ký hòa ước, ông nên bãi binh,
không nên trái mệnh vua. Trung hiếu là điều tốt nhưng phải có giới hạn, không thể
vượt qua giới hạn mà được trung hiếu, quá cũng như bất cập, có thêm chân lại
không phải là rắn nữa”. (Nguyễn Thông, Truyện Trương Định)
Riêng với Nguyễn Đình Chiểu, con người nồng nhiệt với nghĩa lớn thì cho
rằng tuân lệnh triều đình, bỏ kháng chiến để an thân, bảo đảm lòng “trung” chẳng
qua là “lay lắt theo thời” là “chưa chắc đâu thành đâu bại”. Ông ca ngợi Trương
Định:
- Cuộc trung nghĩa hai năm làm đại tướng, nhọc nhằn vì nước nào hờn
tiếng thị tiếng phi,
Cõi An – Hà một chức chịu lãnh binh, lay lắt theo thời chưa chắc đâu
thành đâu bại.
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - 19 –
Đó là những lời lý giải thật sâu sắc, tốt đẹp đối với người anh hùng. Chỉ có
nhà thơ có tâm hồn chiến sĩ như Nguyễn Đình Chiểu thì mới cảm thông sâu xa con
người nghĩa tướng Trương Định đến như vậy.
Qua bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần lý giải vì sao cuộc kháng
chiến của Trương Định lại thất bại. Đó là vì sự hơn hẳn về phương tiện chiến tranh
của địch, vì nghĩa quân chiến đấu đơn độc. Trương Định ý thức được tình thế của
mình, nhưng không vì thế mà ông lùi bước. Ông cùng dân chiến đấu mong đạt được
thành công nhưng không phải vì thành công mà ông quá băn khoăn, suy tính.
Nguyễn Đình Chiểu gần như nhập hồn vào suy nghĩ người chủ tướng dũng cảm khi
viết những dòng văn tế:
-Vì nước tấm thân đã gửi còn mất cũng cam,
Giúp đời cái nghĩa đáng làm nên hư nào nại.
Quan niệm về nghĩa cả, lẽ sống chết này đã từng được tác giả khẳng định
trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Vì nghĩa là lẽ sống của những nhân vật lý
tưởng trong văn chương của Đồ Chiểu từ Lục Vân Tiên đến đội nghĩa sĩ Cần Giuộc,
nghĩa tướng Trương Định, Phan Tòng v.v...
[ [
[
5. Ngư tiều y thuật vấn đáp
Ngư tiều y thuật vấn đáp là tác phẩm chứa chan nỗi buồn trước cảnh giang
sơn chia xé, là tiếng nói khẳng định nhân cách của kẻ sĩ. Bằng nghệ thuật mượn
xưa nói nay, câu chuyện về hình thức được đẩy lùi về quá khứ hàng chục thế kỷ.
Thời Hậu Tấn, bất bình với việc vua Thạch Kính Đường cắt đất dâng cho giặc
ngoại xâm hai kẻ sĩ U, Yên là Mộng Thê Triền và Bào Tử Phược “treo kinh dẹp
sử” chọn nghề kiếm củi, đánh cá sống tạm qua ngày. Nhưng không cầm lòng trước
cảnh vợ đau, con yếu “lầm nhằng thuốc nhăng” họ tìm thầy học thuốc. Không gặp
được danh y Kỳ Nhân Sư nhưng họ được Chu Đạo Dẫn, Đường Nhập Môn (học trò
Kỳ Nhân Sư) hướng dẫn tận tình nghề thuốc. Trở về, Ngư Tiều “cải nghiệp tiều
ngư” ra sức trau dồi, thực hành nghề thuốc.
Nét đặc sắc của tác phẩm thể hiện ở sự đan xen giữa nội dung y học với nỗi
đau đất nước chia cắt. Là một nhà Nho thông kinh bác sử, tình cảm tác giả được gửi
gắm, giao hòa một cách tự nhiên với tâm trạng kẻ sĩ thời Hậu Tấn li loạn. Tác
phẩm là bài diễn ca sinh động về những “truông”, “đèo”, “ải”, “động”... mà bất
cứ người nhập “y lâm” nào cũng phải vượt qua. Tác giả gọi cơ thể con người là ải
nhân khu, khí huyết, giác quan, tình cảm con người là non nguyên khí, hồ huyết
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - 20 –
quan, đám thất tình, lòng lục tặc v.v... Mối quan hệ giữa con người với trời đất, âm
dương, ngũ hành, chính và tà khí là những điều người học thuốc phải nắm vững. Sự
linh hoạt, lẽ thông biến là điều luôn phải có trong chẩn trị...
Đặc biệt, với tinh thần “Thể theo trời đất rộng lòng hiếu sinh” người thầy
thuốc phải “giúp đời chẳng vụ tiếng danh, chẳng màng của lợi chẳng ganh ghẻ tài”.
Với người bệnh, thầy thuốc phải có tình thương, lòng đồng cảm “thấy người đau
giống mình đau”, không được phân biệt giàu, nghèo. Về đạo đức nghề y, Đồ Chiểu
luôn coi trọng tính tự giác, đề cao âm đức, âm công.
Tuy nhiên Ngư Tiều y thuật vấn đáp không đơn giản trình bày các vấn đề
thuộc y học, Ngư, Tiều “treo kinh dẹp sử” chọn “y lâm” không hẳn chỉ để trở về
làm mỗi việc cứu vợ cứu con, trị “lãi chòi” “sài ghẻ”. Nỗi khát khao đất nước thanh
bình thống nhất “Ngày nào trời đất an ngôi cũ, Mừng thấy non sông bặt gió Tây” là
điều luôn chan chứa trong tác phẩm. Tâm trạng Ngư Tiều dọc đường tìm thầy học
thuốc tràn ngập nỗi đau nước loạn, người lìa:
Mặt nhìn trong tiết thanh minh,
U, Yên đất cũ cảnh tình trêu ngươi.
Trăm hoa nửa khóc nửa cười,
Như tuồng xiêu lạc gặp người cố hương.
Cỏ cây gie nhánh đón đường,
Như tuồng níu hỏi Đông hoàng ở đâu?
Bên non đá cụm cúi đầu,
Như tuồng oan khúc lạy cầu cứu sinh.
Líu lo chim hót trên cành,
Như tuồng kể mách tình hình dân đau...
Không chỉ Mộng Thê Triền, Bào Tử Phược mang nỗi đau mất nước mà Chu
Đạo Dẫn, Đường Nhập Môn, Kỳ Nhân Sư đều có cùng tâm trạng. Kỳ Nhân Sư con
người “trong mình đủ chước kinh luân, Thêm trau đạo đức mười phân rõ ràng” bỏ
công danh sự nghiệp quyết cứu “nước loàn”, “dân mạc” bằng con đường y học.
Chu Đạo Dẫn người đóng vai tìm kiếm, dẫn đường bạn đồng chí, đồng tình sau
những lời than thở “trời đông sùi sụt gió mưa Tây” không quên kêu gọi, tập hợp
những người đồng chí với các cẩm nang “trận đồ tám quẻ” “binh pháp năm mùi”...
Các đoạn thơ diễn tả tâm tư nhân vật là chất keo liên kết hai phần của tác phẩm: Y
học và khát vọng cứu nước cứu dân. Tình cảm yêu nước, thương dân là mạch cảm
hứng chủ đạo xuyên suốt trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
Tác phẩm còn là sự khẳng định những nhân cách lớn, lẽ sống đẹp của kẻ sĩ
trong điều kiện đất nước tăm tối. Họ là những hiền sĩ, những “thầy nhu” văn võ
song toàn, đạo đức trọn vẹn. Thời thế đảo điên, dân tình khốn khổ họ không đua
chen danh lợi mà “ôm tài giấu tiếng làm Tiều làm Ngư”. Tuy thế, không chỉ than
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - 21 –
thở, chờ đợi suông ngày “trời đất an ngôi cũ” “non sông bặt gió Tây” họ còn biết
tìm đường phấn đấu, hành động. Y học với họ không chỉ là “đạo thuốc thâm u” mà
“hay đâu y cũng trong Nho một nghề”. Nghĩa là Nho – Y gắn bó, là nhân nghĩa cứu
người và cứu nước không tách rời. Y với họ không chỉ là cứu vợ cứu con mà còn
giúp ích cho “dân ốm” “nước gầy”... Đó là điều sâu xa mà Nguyễn Đình Chiểu
muốn gửi gắm thông qua các biểu tượng nhân vật.
Xuất hiện ngầm nhưng xuyên suốt tác phẩm là biểu tượng nhân vật Kỳ
Nhân Sư. Mộng Thê Triền, Bào Tử Phược nhằm hướng Đan Kỳ thực hiện ước
nguyện cứu người, cứu đời trước hết là hướng tới vầng hào quang Kỳ Nhân Sư.
Cũng như các học trò của ông, Kỳ Nhân Sư trĩu nặng nỗi buồn trước thời thế
đảo điên, tà khí lấn át chính khí. Ông đau xót vì nước non “bốn chia năm xé”,
khinh bỉ bọn cơ hội, gian nịnh kéo bè, kết cánh cùng ngoại xâm o ép, bóc lột nhân
dân. Ôm ấp hoài bão “trí quân, trạch dân” Kỳ Nhân Sư không thờ ơ nổi trước cảnh
“Đánh nhau thây bỏ đầy đường, Máu trôi đọng vũng non sông nhơ hình”. Bất hợp
tác sâu sắc với kẻ thù Kỳ Nhân Sư tự hủy hoại đôi mắt của chính mình. Ông tự
xông cho mù mắt, hành động này khiến Kỳ Nhân Sư trở thành một biểu tượng khó
quên về lòng trung thành với nước, bất hợp tác cao độ với kẻ thù. Biểu tượng nhân
vật Kỳ Nhân Sư thể hiện một thái độ, một lẽ sống, một nỗi đau vô hạn của một con
người nặng lòng với nước, với dân, với đời. Với con người này thì “Thà cho trước
mắt vô nhân, Chẳng thà ngồi ngó sinh dân nghiêng nghèo”, thì “ Dù đui mù khỏi
danh nhơ, Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình”.
Nhân vật Ngư Tiều y thuật vấn đáp là những con người hành động, hành
động thiết thực trong điều kiện cho phép. Sống “lay lắt theo thời” không phải là
cách sống mà Đồ Chiểu cùng nhân vật của ông thờ phụng.
Ngư Tiều y thuật vấn đáp là tác phẩm chốt lại cả quá trình sáng tác văn học
sôi nổi, bền bỉ của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Trung thành với quan
điểm “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu từ Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc, Văn tế Trương Định đến Ngư Tiều y thuật vấn đáp là những con thuyền
ngôn ngữ, hình tượng lớn chở đạo, đạo yêu nước, yêu dân, đạo nhân nghĩa ...
[ ]
VẤN ĐỀ ÔN TẬP
1. Nội dung và một số đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ Lục Vân Tiên.
2. Hình ảnh những người anh hùng cứu quốc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và
Văn tế Trương Định của Nguyễn Đình Chiểu.
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - 22 –
3. Nội dung của truyện thơ Dương Từ Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
Th.S Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khxhvh0015_p1_4662.pdf