Giáo trình Văn học Việt Nam 1900 - 1930

 Công cuộc củng cố bộ máy thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân

Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam.

Độ vài thập niên cuối thế kỷ XIX, với sự thất bại của các phong trào yêu

nước, sự đầu hàng của triều Nguyễn, việc bình định Việt Nam của thực dân Pháp

cơ bản đã xong. Để giữ vững ách đô hộ, Pháp khẩn trương củng cố bộmáy hành

chính, thiết lập hệ thống quânsự, cảnh sát, tòa án, nhà tù, đề ra chính sách riêng về

văn hóa, giáo dục v.v.

Đầu thế kỷ XX, khi bộ máy thống trị đã được tổ chức, củng cố, thực dân

Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Các lĩnh vực quan trọng của nền kinh

tế như: nông, công, thương nghiệp, giao thôngvận tải, ngân hàng, tài chính đều

nằm trong tay thực dân. Để thuận lợi cho việc kìm kẹp, bóc lột nhân dân thuộc địa,

thực dân vẫn cho duy trì bộ máy quan liêu, cường hào với chính sách sưu thuế cũ.

Bộ máy chính quyền thực dân hay chế độ thựcdân nửa phong kiến cơbản được

thiết lập trên cơ sở của sự cấu kết chặt chẽ giữa chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong

kiến phản động, là công cụ của thựcdân Pháp đàn áp dân tộc Việt Nam, chia rẽ đất

nước Việt Nam, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa vô cùng tàn bạo của

chúng.

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp k

pdf15 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Văn học Việt Nam 1900 - 1930, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa đồng bào trong suy nghĩ mọi người. Để tạo lập ý thức làm chủ đất nước phải đổi mới quan niệm về nước về dân, về quan hệ giữa dân và nước. Nước không phải của trời, của vua mà là sản phẩm của nhiều thế hệ cha ông tạo dựng, trách nhiệm bảo vệ đất nước, tài sản chung cha ông để lại thuộc tất cả con cháu, tức tất cả mọi người dân trên đất nước. Các nhà yêu nước cấp tiến lúc bấy giờ quan niệm: dân cư trên đất nước Việt Nam vốn cùng một mẹ, một bọc trứng mà ra, một quan hệ giống nòi. Bởi thế, đất nước Việt Nam là gia sản chung của tổ tiên truyền lại, là gia tài chung của tất cả mọi người. Nhà yêu nước Phan Bội Châu khẳng định: “Dân là dân nước nước là nước dân” (Hải ngoại huyết thư) để nhấn mạnh vai trò làm chủ của người dân đối với đất nước. Việc tạo dựng lòng yêu nước, ý thức cứu nước trên cơ sở quan niệm mới về đất nước, về nghĩa đồng bào như vậy đã chứng tỏ sự nỗ lực của các nhà yêu nước khi tìm kiếm cơ sở lý luận mới cho tư tưởng yêu nước mới, từ đó tìm đường cứu nước mới. Khi viết những câu thơ như: Hồn xưa dòng dõi Lạc – Long, Con nhà Nam Việt người trong giống nòi Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 11 – ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn (Địa dư lịch sử nước nhà – Ngô Quí Siêu) Thực sự các nhà yêu nước nhằm gây dựng tình cảm, trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước. Ý thức về sự quan trọng của việc chung sức chung lòng, các nhà yêu nước kêu gọi: Đã sinh cùng giống cùng nòi, Cùng trong đất nước là người đồng thân. Phải coi ruột thịt cho gần, Phải thương, phải xót, quây quần lấy nhau. (Địa dư lịch sử nước nhà – Ngô Quí Siêu) Nước là của dân, dân phải có trách nhiệm với nước, phải đoàn kết để tạo nên sức mạnh cứu nước. Đó là một trong những nét mới của tư tưởng yêu nước, cứu nước mà các chí sĩ đầu thế kỷ đã tìm tòi phát biểu với tất cả tình cảm của họ trong các tác phẩm tuyên truyền cổ động cứu nước. + Tạo lập nhận thức về nỗi nhục mất nước, kêu gọi đoàn kết cứu nước Đây gần như là một sự thức tỉnh, một phát hiện lớn khi các chí sĩ có dịp đi ra nước ngoài, được nhìn nhận sự văn minh cường thịnh của các nước trên thế giới, điển hình nhất là Nhật, một nước đồng văn đồng chủng gần gũi. Nước mất, dân cơ cực trong cảnh nô lệ, vua chỉ là “tượng gỗ”, họa diệt chủng bày ra trước mắt, đó là thảm trạng đau thương mà các chí sĩ yêu nước với tất cả văn tài và nhiệt huyết cứu nước đã vẽ ra trong các bài thơ cổ động cứu nước. Ta có thể cùng đọc thấy điều này trong Hải ngoại huyết thư (Phan Bội Châu), Bài ca Á tế á (khuyết danh), và ít nhiều trong Tỉnh quốc hồn ca (Phan Châu Trinh), Hợp quần doanh sinh thuyết (Nguyễn Thượng Hiền) v.v... Tác giả Bài ca Á tế á sau khi ca ngợi sự cường thịnh của Nhật đã ngồi nghĩ “thêm sầu lại tủi” cho nước nhà đang trong cảnh “Vua là tượng gỗ dân là thân trâu”. Chủ quyền đất nước không còn, mọi ngành kinh tế quan trọng đều nằm trong tay thực dân, người Việt Nam chỉ còn “Kẻ chức bồi người trước cu li”, hoặc đi làm thông ngôn, kí lục. Tầng lớp nông dân thì bị vắt kiệt nguồn sống vì hàng trăm thứ thuế, khốn cùng vì phu phen tạp dịch. Họa diệt chủng quả thật đang treo lơ lửng, đe dọa số phận cả một nước vốn có lịch sử vinh quang. Tác giả bài ca như giãi bày nỗi lo sâu thẳm: “Họa diệt chủng vừa thương vừa sợ. Nòi giống ta biết có còn không?”. Dũng cảm nhìn vào sự thật đen tối của đất nước, để rồi uất ức đến “bầm gan tím ruột”, để thức tỉnh và kêu gọi “anh em” “vạch trời kêu mà tuốt gươm ra” không chịu sống trong vòng trói buộc của thực dân cướp nước, đó là mục đích của Bài ca Á tế á. Lời văn tác phẩm khi lâm li, thống thiết, khi hùng hồn rất kích động lòng người. Đó cũng là giọng văn phổ biến của các áng văn chương tuyên truyền cứu nước đầu thế kỷ. Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 12 – ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn Những vấn đề lớn đặt ra trong Bài ca Á tế á đồng thời cũng là những vấn đề quan trọng trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư (hai tác phẩm ra đời gần như trong cùng một thời gian) của Phan Bội Châu. Ta bắt gặp ở hai áng văn cổ động cứu quốc một phong cách văn chương nhưng về tầm vóc nội dung và số lượng câu chữ, Hải ngoại huyết thư đã vượt hẳn Bài ca Á tế á. Sau thất bại của phong trào Cần Vương, các nhà yêu nước Việt Nam rút ra bài học: muốn đánh Pháp giành độc lập phải làm sao cho dân giàu, nước mạnh. Từ quan điểm mới này, họ ra sức tuyên truyền, vận động cải cách văn hóa, xã hội, cổ vũ duy tân đất nước trên nhiều lĩnh vực. Bởi vậy, cùng với tư tưởng đấu tranh giành độc lập các nhà yêu nước còn kêu gọi tự cường, phát triển công thương nghiệp. Các tác phẩm tuyên truyền cứu nước tiêu biểu lúc bấy giờ đều cổ vũ nhân dân học làm công nghệ, học kinh doanh, làm ăn buôn bán. Phan Bội Châu trong Hải ngoại huyết thư uất ức vì thực dân cố ý kìm hãm người Việt Nam trong vòng lạc hậu với chính sách giáo dục nô dịch: Trường quốc học đặt tên Pháp – Việt, Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây. Đến như trăm thứ nghề hay, Binh cơ điện hóa không thầy dạy khôn. Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn, Việc công trường thơ thẩn biết chi.... Noi gương tự cường của Nhật Bản, tác giả bài ca Á tế á kêu gọi đổi mới giáo dục, thực hiện cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội để đất nước hòa nhập vào trào lưu đổi mới của địa cầu. Muốn thế, phải : Việc tân học kíp đem dựng trước, Hợp doanh đoàn cả nước cùng nhau. Việc buôn ta lấy làm đầu, Mọi người cùng với địa cầu một vai. Muốn “doanh sinh”, “học nghệ”, “hưng công”, phát triển nông nghiệp, thương nghiệp, tác giả Hợp quần doanh sinh thuyết kêu gọi người Việt Nam hãy “hợp đoàn thể”, lập hội góp vốn xây dựng cơ sở sản xuất. Để “kinh thương” phát triển, phải “nuôi thợ khéo, phải cầu nghề hay”, phải “lẽ hơn thua bàn bạc với nhau”. Công cuộc “khai dân trí” “chấn dân khí” thành công tất sẽ tạo được sự giàu mạnh, ấm no: Dân trí đã xem dường hơn trước, Dân khí kia cũng được ra tuồng. Hẳn sau nên nghiệp phú cường, Lo gì nghèo ngặt trăm đường xót xa. (Hợp quần doanh sinh thuyết - Nguyễn Thượng Hiền) Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 13 – ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn Trong điều kiện khó khăn, bế tắc về đường lối của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các áng văn trên đã góp phần khơi mở một con đường cứu nước mới có sức thuyết phục, gây được tin tưởng vào thắng lợi. Để duy tân đất nước, tác gia văn thơ yêu nước đầu thế kỷ còn tập trung đả phá cái cũ, cái lạc hậu trong tư tưởng, văn hóa, xã hội. Các tư tưởng phục cổ, tâm lý hám danh, các hủ tục trong đời sống xã hội đều bị lên án. Đặc biệt, các nhà Nho yêu nước đã dũng cảm phê phán nền học thuật cũ là giáo điều nặng tính văn chương, xa rời thực tế. Đi liền với điều này các nhà Nho hủ với tính tự kiêu tự đại, xem kiến thức sách vở là tất cả cũng bị lên án. Từ việc phân tích hạn chế của nền học thuật cũ, các nhà yêu nước kêu gọi xây dựng nền học thuật mới có tính chất dân tộc và thực nghiệp. Người Việt Nam cần phải học các môn khoa học, địa lý, phải học buôn bán, kinh doanh công thương nghiệp v.v... Trong thi cử thì phương pháp thi là “Đặt câu hỏi, cho phép học sinh bàn luận tha hồ đối đáp tự do, không phải nề hà, không cần thể cách gì hết” (Văn minh tân học sách - Khuyết danh). Quan điểm học thuật mới đề cao lí trí, tư duy, óc sáng tạo. Đó được xem là điều quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu của chế độ phong kiến. Đương thời, các chỉ sĩ không chỉ hô hào, cổ động mọi người mà họ còn trực tiếp đứng ra lập hội buôn, mở xưởng công nghiệp (Đỗ Phiên làm lò nung bát đĩa), mở trường dạy chữ quốc ngữ, toán, thể dục, các môn khoa học (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp...) Với nội dung mới mẻ, lại được phổ biến sâu rộng trong công chúng, văn học các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ đã trở thành một bộ phận đặc sắc, mang tính dân tộc cao của văn học cận đại Việt Nam. [ [ [ Ngoài những đổi mới về nội dung, tác phẩm văn học của các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ còn có những điểm khác trước như sau: 1. Nếu như cuối thế kỷ XIX, các bài chiếu, biểu, văn tế, hịch, câu đối, thơ cảm hoài chiếm số lượng lớn trong văn học yêu nước thì đầu thế kỷ XX các bài ca tuyên truyền, cổ động viết bằng thể thơ lục bát, song thất lục bát lại nổi lên hàng đầu. Bởi lẽ, sử dụng hai thể thơ này, ngoài việc truyền đạt được thuận lợi hơn những điều cần thể hiện, người viết còn tác động đến đối tượng đông đảo công chúng tuyên truyền một cách mạnh mẽ hơn. Sự lựa chọn thể thơ như vậy biểu hiện mối quan hệ giữa tác giả và công chúng, đánh dấu một thay đổi lớn trong đời sống văn học dân tộc. 2. Hiện tương thơ văn các nhà Nho yêu nước được sáng tác hàng loạt, phổ biến rộng rãi, gần như tương tự nhau về nội dung tử tưởng là điều rất mới so với Văn học Việt Nam 1900 – 1930 - 14 – ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn quá trình sáng tác mang tính tự phát, cá nhân riêng lẻ trước đây. Văn chương các nhà Nho yêu nước không dừng lại ở việc “chở đạo” một cách chung chung nữa mà thật sự là vũ khí số một trong công cuộc chống thực dân phong kiến, duy tân đất nước. Chính sự nảy nở của các tầng lớp người mới trong xã hội và điều kiện thông tin thuận lợi hơn trước đã khiến cho tác phẩm của các nhà Nho yêu nước được lưu truyền nhanh chóng, công chúng đón tiếp nồng nhiệt thành phong trào rầm rộ trên toàn quốc. Đó là những thay đổi “tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là thay đổi trong tác giả, trong công chúng, trong bản thân văn học” (Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng) 3. Để văn thơ tuyên truyền yêu nước nhanh chóng đến với đông đảo công chúng, các nhà Nho duy tân thấy rằng cần phải cải cách văn tự, ngôn ngữ, nghệ thuật văn học. Bởi chữ Hán, chữ Nôm cũng như ngôn ngữ nghệ thuật văn học nhà Nho khiến đại đa số nhân dân ta rất khó tiếp cận. Để giải quyết vấn đề này, các nhà Nho sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục chủ trương dùng chữ quốc ngữ, viết văn xuôi. Hầu hết các áng văn tiêu biểu đều được viết bằng quốc ngữ hay nhanh chóng được dịch ra quốc ngữ ngay sau khi xuất hiện. Đặc biệt bài Phú cải lương kêu gọi duy tân của Hoàng Giáp Nguyễn Thượng Hiền lại sử dụng toàn tục ngữ và thành ngữ. Với ngôn ngữ dân tộc, lời văn súc tích, giọng văn lôi cuốn, truyền cảm các tác phẩm lớn như Hải ngoại huyết thư, Bài ca Á tế á, Hợp quần doanh sinh thuyết v.v... là những áng văn nghệ thuật xuất sắc. Đặt trong lịch sử vận động, phát triển của văn học dân tộc – văn học 30 năm đầu thế kỷ của các nhà Nho yêu nước có một đóng góp quan trọng: “Trong một thời gian ngắn ngủi của buổi giao thời, văn chương yêu nước của người chí sĩ dân tộc – dân chủ chưa tạo ra những giá trị thật đặc sắc. Nhưng những cái mới mà nó mang vào đời sống văn học lại rất có ý nghĩa với lịch sử phát triển văn học dân tộc. Những cách tân của các nhà Nho yêu nước chưa đưa lại những tác phẩm lớn, nhưng lại chuẩn bị cho văn học sau đó phát triển”(1). [ ] VẤN ĐỀ ÔN TẬP 1. Những nội dung chính của văn học yêu nước ba mươi năm đầu thế kỷ? 2. Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của văn học yêu nước ba mươi năm đầu thế kỷ? (1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Sđd, tr. 106.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0017_p1_2967.pdf