Khái niệm: Văn học trẻ em là những sáng tác do các em viết và do các
nhà văn chuyên nghiệp viết cho các em, bao gồm những tác phẩm có mặt trong
văn học truyền miệng của dân tộc cho tới những tác phẩm hiện đại, gồm cả
những tác phẩm trong nước và ngoài nước.
2. Các bộ phận cấu thành:
Văn học trẻ em gồm hai bộ phận lớn:
- Văn học dân gian trẻ em.
- Văn học viết trẻ em
Trong mỗi bộ phận lại có 2 loại tác phẩm:
+ Những sáng tác cho trẻ em.
+ Những sáng tác của trẻ em.
3. Đặc trưng thơ văn cho trẻ em
42 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 4659 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình văn học trẻ em (dùng cho ngành gd mầm non – hệ đào tạo từ xa), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n toàn phù hợp với tầm nhận thức đứa trẻ nhỏ.
b) Về hệ thống nhân vật:
- Số lượng nhân vật trong truyện cổ tích không nhiều và các nhân vật ấy
đều có tham vọng trở thành nhân vật chính, can thiệp vào sự phát triển của nội
dung cốt truyện.
- Sự phân tuyến (cực hoá) của nhân vật cổ tích.
Các nhân vật trong truyện cổ tích không mang tính hai mặt. Chúng không
phải là vừa thiện vừa ác, vừa tốt vừa xấu như là con người trong hiện thực. Một
sự cực hoá chiếm ưu thế trong đầu óc đứa trẻ. Mỗi nhân vật hoặc cực tốt, hoặc
cực xấu. Người anh thì ngu ngốc người em thì thông minh, cô chị thì tham lam,
ti tiện, cô em thì hiếu thảo, thật thà, tốt bung...
Sự đối lập các nhân vật ấy giúp đứa trẻ nhận thức một cách rõ ràng, dễ
dàng hơn những khác biệt giữa chúng, điều mà chúng không thể nhận ra được
nếu các nhân vật chứa đầy vẻ mâu thuẫn và phức tạp của chúng như là trong đời
sống hiện thực. Từ đó bản thân em tự mình đồng hoá vào loại nhân vật nào, các
em quyết định sự lựa chọn bằng cách vui lòng tự đối chiếu mình theo nhân vật.
Điều này đặt các em vào những cảm xúc mãnh liệt: yêu thương cái tốt, căm ghét
cái xấu, ủng hộ cái thiện, bài xích cái ác. Cổ tích thần kỳ tác động mạnh mẽ vào
miền tình cảm, hơn là miền lý trí. Các em vui buồn, hờn giận, yêu thường cùng
với nhân vật trong cổ tích: Tấm Cám, Cây khế, Thạch Sanh, Xin chôn núi vàng,
A.I.Oga, Cô bé lọ lem...
c) Truyện cổ tích mô tả một cách trực tiếp các xung đột, các mâu thuẫn.
Các em sẵn sàng đối đầu với những khó khăn của truyện kể, điều này giúp các
em tinh thần vượt khó, không ngại khó khăn, cản trở trong học tập cũng như
trong cuộc sống: Thạch Sanh đánh trăn tinh, Tấm đương đầu với mụ dì ghẻ, người
anh hùng đánh rồng lửa, trâu đoàn kết giết hổ, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn...
Truyện cổ tích hướng về tương lai và làm người hướng dẫn cho trẻ, truyện giúp
các em từ bỏ những ước muốn ấu trĩ trong sự lệ thuộc để vươn tới một cuộc
sống độc lập một cách thoải mái hơn.
2. Truyện cổ tích - hình thức nghệ thuật độc đáo
a) Nét sáng tạo nghệ thuật nổi bật của truyện cổ tích là yếu tố kỳ diệu
hay lực lượng thần kỳ .
Chúng có sức hấp dẫn, đặt biệt đối với tuổi thiếu nhi.Cổ tích với lực
lượng thần vô cùng phong phú, đa dạng.
Vật thần kỳ: Búa thần, cung tên thần, hòn ngọc ước...
Người thần kỳ: Ông tiên, ông bụt, mụ phù thuỷ...
Con vật thần kỳ: Phượng hoàng, ngựa ỉa phân vàng, trăn thần...
Lực lượng vô hình:
Cổ tích còn sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn riêng biệt - đích thực là thế
giới của cổ tích: Thuy cung, âm phủ, tiên cung... một thế giới vừa hư vừa thực.
Sự hỗn tạp của thế giới thần kỳ có tác dụng phát huy không ngừng trí
tưởng tượng của các em, mở ra trước mắt các em một chân trời mơ ước vừa
quen thuộc vừa kỳ lạ. Không có những điều kỳ diệu gây niềm hy vọng cho
chúng ta thì chúng ta không đủ sức mạnh để vững bước trên đường đời đầy
chông gai này. Nhất là đối với trẻ thơ, những hình ảnh kỳ vỹ và huyền hoặc ấy
cần được giữ gìn. Nếu thiếu nó cuộc sống trẻ thơ sẽ trở nên tẻ nhạt, vô ý nghĩa,
nghèo nàn.
b) Việc lặp đi lặp lại của các hành động, sự kiện: nhằm thử thách nhân
vật cổ tích, hình thành cho các em đức tính kiên trì, tập cho các em thói quen
hãy mạnh dạn thử và làm lại và nhất định sẽ thành công. Từ đó ác em cảm thấy
tin tưởng vào khả năng và sức mạnh ý chí của mình. Người đi câu câu mãi mới
được con cá măng, muốn lấy được viên ngọc ước phải vượt qua suối lửa, núi cao,
sông sâu...
c) Cách giới thiệu thời gian phiến định quá khứ xa xăm:
Ngày xửa, ngày xưa tại một làng nọ, một quốc vương nọ... nhằm đánh lửa
cảm giác người nghe, riêng đối với trẻ thơ lại tin tưởng rằng câu chuyện là có
thật, hoàn toàn có thể xảy ra đâu đó xung quanh chúng ta. Truyện cổ tích có thể
kể về bất kỳ cái gì, bất kỳ ai tồn tại gần gũi xung quanh các em.
d) Bằng lối kết thúc có hậu với sự ban thưởng xứng đáng cho nhân vật
chính nghĩa và sự trừng phạt cho nhân vật phi nghĩa, truyện cổ tích đã làm
yêu lòng trẻ thơ, lấy lại niềm tin đích thực cho các em vào cuộc sống bình đẳng,
tốt đẹp của thế giới loài người. Và chúng ta nhớ rằng không có gì nguy hại bằng
việc đánh mất niềm tin ở trẻ thơ.
e) Truyện cổ tích kể với các em bằng một ngôn ngữ, một giọng điệu hết
sức đặc biệt. Nó đóng vai trò như một người bạn chân thành, một người mẹ thân
yêu, một người bà đáng kính đang thủ thỉ, tâm tình, trò chuyện cùng em, hiểu
được những nỗi buồn vui của em, chia xẻ cùng em những nổi bức xúc thường
nhật.
Truyện cổ tích (thần kỳ) đi vào cả những bữa ăn, giấc ngủ của các em và
theo em suốt cả thời gian năm tháng của cuộc đời.
TRUYỆN NGỤ NGÔN
I- KHÁI NIỆM TRUYỆN NGỤ NGÔN
Nói đến Truyện ngụ ngôn người ta hay nghĩ tới các tác giả như Edốp (nhà
sáng tác ngụ ngôn nổi tiếng của Hy lạp cổ đại), Phedơvơ (La mã cổ đại),
Laphôngten (Pháp thế kỷ XVII) ở phương Tây; Trang Tử ( Trang Chu - Triết gia
Trung Quốc cổ đại), Liệt Tử ( Trung Quốc ) phương Đông.
Các nhà tư tưởng đã lâu hay dùng thể văn ngụ ngôn để diệt đạt các tư
tưởng, các quan niệm của mình. Với thể văn ấy, các ý niệm trừu tượng có thể
diệt đạt một cách cụ thể và do đó dễ phổ cập hơn.
- Ngụ ngôn: Nghĩa là lời nói ở trong có gửi gắm cái gì đó, một ý tứ gì đó.
- Truyện ngụ ngôn là một loại truyện chứa đựng trong nó một sự tích
hoàn toàn tưởng tượng, mang quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệm
sống đã được tổng kết.
Và như vậy truyện ngụ ngôn có hai phần: Phần cụ thể là truyện kể, phần
trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó, có thể gọi là lời quy châm.
Với tư cách là một thể loại truyện ngụ ngôn có những đặc điểm sau đây:
- Truyện ngụ ngôn mượn thế giới loài vật và thế giới đồ vật để nói về con
người. (con người đóng vai trò thiết yếu). Mỗi truyện ngụ ngôn là một ẩn dụ lớn.
- Mục tiêu của truyện ngụ ngôn là bài học triết lý. Khi nào đạt tới bài học
triết lý thì truyện ngụ ngôn kết thúc. Bài học triết lý được xây dựng thông qua
hình tượng. Vì vậy triết ký truyện ngụ ngôn không bao giờ là một thứ triết lý
khô khan.
- Cũng như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn được sáng tác nhằm mục đích
giáo dục trẻ em nhưng truyện cổ tích giáo dục bằng bản thân hình tượng còn
truyện ngụ ngôn giáo dục bằng bài học triết lý.
II - NỘI DUNG, Ý NGHĨA TRUYỆN NGỤ NGÔN
Khi sáng tác truyện ngụ ngôn người ta phân biệt cốt truyện , tức là những
sự kiện cụ thể với lời qui châm - tức là ý niệm trừu tượng. Cốt truyện chỉ là
phương tiện, còn lời qui châm mới là mục đích. Xét đến cùng thì truyện ngụ
ngôn là sản phẩm của sự tưởng tượng, nhưng sản phẩm đó được tạo ra theo yêu
cầu của lý trí, dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của lý trí.
1. Từ lối nói bằng hình tượng đến truyện ngụ ngôn
- Truyện ngụ ngôn chỉ có thể hình thành với một trình độ phát triển tương
đối cao của tư duy loài người. Lúc đầu, người nguyên thuỷ không thể sáng tác
được truyện ngụ ngôn gồm hai phần tách bạch là sự tích cụ thể và ý niệm trừu
tượng ngụ trong sự tích ấy.
Loài người nguyên thuỷ xưa sống gần gũi với thiên nhiên, con người chưa
ý thức được về bản thân mình một cách rõ rệt. Để phục vụ cuộc sống hàng ngày
người nguyên thuỷ phải để ý tới đặc điểm của từng loài vật để săn bắn có hiệu
quả, mặt khác còn để tự vệ. Người ta gán cho các vật những tình cảm của nhân
loại. Thần thoại phát sinh bên cạnh các loại truyện về động vật. Các truyện về
động vật là một kho tri thức về “khoa học tự nhiên” của người xưa. ở những
truyện này tuy con vật mang tình cảm con người nhưng không có ý định qua xã
hội loài vật để nói về xã hội loài người xưa. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng
truyện động vật là một trong những loại truyện tiền thân của truyện ngụ ngôn.
Đa số truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện động vật.
- Truyện ngụ ngôn là một cách nói tỉ dụ (ví von) của nhân dân. Đặc điểm
ngôn ngữ của nhân dân là cụ thể và hình tượng: cao như sếu, thấp như vịt, nhanh
như cắt, chậm như sên, nhạt như cáy, dữ như cọp, thân lừa ưa nặng, chó cùng
dứt dậu, tiu nghỉu như méo cắt tai, nhăn nhó như khỉ ăn ruốc... Dần dần cách nói
bằng ví von hình tượng ấy kết hợp với truyện động vật phát triển thành truyện
ngụ ngôn.
Cáo mượn oai hùm (thành ngữ) + truyện động vật trong thần thoại Con
cáo giảo hoạt, con hùm dũng mãnh = truyện ngụ ngôn.
2. Truyện ngụ ngôn và triết lý ứng xử dân gian
- Trước hết phải thấy rằng truyện ngụ ngôn phản ánh trí tuệ nhân dân, là
kho tàng truyện ngụ ngôn chứa đựng triết học của nhân dân. Tư tưởng triết học
của nhân dân có thể tìm thấy trong tất cả các loại hình của văn học dân gian,
nhưng nó tập trung nhất ở truyện ngụ ngôn. Tư tưởng triết học thể hiện ở các
cấp độ:
- Truyện ngụ ngôn nêu lên những bài học
Rất nhiều truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm mà nhân dân rút ra
được trong cuộc sống. Những kinh nghiệm hiện nay tuy chưa vượt lên thành
một ý niệm triết học thực sự, nhưng cũng đúc kết thành những bài học thiết
thực, bổ ích:
Cáo mượn oai hùm, Quạ mặc lông công: khuyên người ta nên tự lực mà
hành động, không nên dựa vào người khác, hám hư danh mà chuốc lấy thảm
hoạ.
Con Dơi, loài chim và loài thú: Phê phán hạng người tráo trở hai mặt.
- Một số truyện ngụ ngôn đề cập đến những quan niệm triết học
Những truyện ngụ ngôn này có ý nghĩa sâu sắc hơn
+ Vấn đề nhận thức thế giới:
Xẩm xem voi: Xét một vật phải xét toàn diện.
Con cò và con đom đóm: Không nên đánh giá thực tại khách quan qua
kinh nghiệm chủ quan.
+ Nhận thức về sự vận động của vạn vật:
- Ông vua Chàm nuôi khỉ, Kéo cây lúa lên.
Triết học trong truyện ngụ ngôn là một thứ triết lý tích cực, triết lý hành
động. Con đường đi tới triết lý của truyện ngụ ngôn là con đường thông qua sự
phê phán phủ nhận để để rút ra kết luận. Vì vậy màu sắc phê phán trong truyện
ngụ ngôn thể hiện rất rõ. Răn dạy bằng mặt trái của cuộc sống, truyện ngụ ngôn
đã tạo cho mình một sức thuyết phục mạnh hơn là trực tiếp nêu lên sự thật của lẽ
phải.
3. Truyện ngụ ngôn và đấu tranh giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giai cấp luôn diễn ra quyết liệt, truyện ngụ
ngôn không nằm ngoài nội dung phản ánh đó. Truyện ngụ ngôn là một vũ khí lợi
hại của nhân dân thời trước để chống lại giai cấp thống trị.
- Phản ánh bản chất tham lam, tàn bạo, đạo đức giả của giai cấp thống trị
Con hổ ăn chay: Bản chất giai cấp thống trị không thể thay đổi, sự tu nhân
tích đức đối với chúng chỉ là giả tạo, lừa dối mà thôi.
- Những hành vi hống hách, cậy quyền cậy thế của giai cấp thống trị
Cọp, cò, cáo và chuột; Chèo bẻo và ác: nhân dân lao động không thể nào
đáp ứng được cách sống vô lý của bọn thống trị.
- Phê phán những tên tay sai, nịnh hót, vô liêm sỉ
Bồ câu và sáo: Những kẻ ra luồn vào cúi đáng sống kiếp giam cầm.
Hai thứ mọt: Mọt quan tham mới thực nguy hiểm.
Ngụ ngôn thiên về mặt giáo dục hơn là phán ánh hiện thực cuộc sống như
truyện cổ tích.
Nhìn chung, đối với giai cấp thống trị và bè lũ tay sai truyện ngụ ngôn
khuyên người ta nên cảnh giác và xa lánh. Bài học về thái độ dứt khoát đoạn
tuyệt với kẻ thù, bao hàm một sự phản kháng tích cực. Với tư cách là loại triết lý
dân gian, truyện ngụ ngôn đã làm trọn được chức năng giáo dục của mình.
III- NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGỤ NGÔN
- Truyện ngụ ngôn sử dụng biện pháp so sánh, ví von.
Cái khó của truyện ngụ ngôn là xây dựng truyện làm sao cho từng sự vật
có thể tiêu biểu cho một hạng người nhất định, nhưng vẫn giá được đặc trưng
của nó - thể hiện một cách tự nhiên, hợp lý không gò bó.
Cao cáo: tinh ranh xảo quyệt.
Con lừa: chậm chạp, vụng về
Con hổ: dũng mãnh.
Con thỏ: mưu trí
- Tích chất kịch: Mỗi truyện ngụ ngôn là một vở kịch nhỏ. Trong vở kịch
ấy, mâu thuẫn giữa những hoàn cảnh, sự việc, giữa những tình cảm nhân vật
thường được nêu ra một cách sắc nét. Có những tình huống bất ngờ gây kịch
tính.
- Truyện ngụ ngôn có tính chất thơ ngây trong bản thân nội dung của nó.
- Tiếp xúc truyện ngụ ngôn, óc tưởng tượng được phát huy cao độ, phù
hợp với cảm nghĩ ngây thơ của trẻ.
Tóm lại: Truyện ngụ ngôn là kho tàng tri thức của nhân dân, phản ánh
cuộc đấu tranh cho một cuộc đời tốt đẹp hơn, phán ánh sự vươn lên không
ngừng của tư duy trong việc nhận thức thế giới và xã hội loài người.
CA DAO - ĐỒNG DAO
I. CA DAO
1. Khái niệm ca dao - dân ca: Đều thuộc thể loại trữ tình dân gian.
a. Ca dao
- Xét theo nghĩa gốc của từ nguyên thì “Ca” là bài hát có chương khúc,
giai điệu được quy định rõ rệt (người hát không tự thay đổi được), còn “dao” là
bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc (bài hát trơn, có thể hát tự do,
không quy định chặt chẽ về nhạc điệu).
- Nếu dựa vào cách giải thích trên thì về cơ bản, Ca dao và dân ca đồng nghĩa
với nhau.
- Trong sách “Trung Quốc ca dao” của Chu Tự Thanh (bản dịch của GS
Đinh Gia Khánh, tư liệu trường ĐHTH Hà Nội) liên quan đến Ca và Dao như
sau: “Ca” là bài hát có hoà với nhạc, còn “Dao” là lời của các bài hát đó. Dao là
một thành tố của ca và có thể sử dụng trong nhiều bài ca khác nhau. Như vậy,
trong thư tịch cổ Trung Quốc chỉ có khái niệm “Ca” “Dao” chứ không có thuật
ngữ ghép ca dao, dân ca như ở Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải toàn bộ phần lời trong dân ca thì đều là ca dao, mà
chỉ là phần lời cốt lõi có kết cấu bền vững, ổn định và có tính trữ tình (không kể
những tiếng đệm, láy đưa hơi), (về trữ tình những bài hát giặm).
Vậy chỉ có thể nói: Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ
dân gian, là loại thơ dân gian truyền thống có phong cách riêng được hình thành
và phát triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca
trữ tình ngắn và tương đối ngắn của người Việt.
Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn
vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm.
Còn dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng
tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội
dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.
Khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả ba yếu tố cơ bản cấu thành nó:
âm nhạc, lời ca và phương thức đối xứng.
Còn ca dao là bộ phận nghệ thuật ngôn từ chắt lọc từ hệ thống lời ca đó.
2. Nội dung của một số bộ phận ca dao phù hợp với trình độ nhận thức
của trẻ.
2.1. Ca dao phản ánh cuộc sống lao động cần cù, chất phác của nhân
dân ta, tuy vất vả, khổ cực nhưng không bao giờ bi quan.
Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bá cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Hoặc:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
2.2. Ca dao thể hiện tình cảm đối với xóm làng, quê hương, đất nước.
Đất nước ta rất giàu và đẹp, trong ca dao lại càng giàu đẹp hơn.
Ví dụ:
- Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồn trắng chạy gần chạy xa
Thon thon hai mũi chèo hoa
Lướt đi, lướt lại như là bướm bày
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô
- Đường đi quanh quất ruột dê
Chim kêu vượn hú dựa kề bên non
- Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
- Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
- Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ.
2.3. Ca dao thể hiện tình cảm yêu thương quý mến đối với gia đình.
Tình cảm của con cái đối với cha mẹ hoặc ngược lại, tình cảm anh em ruột
thịt, tình bạn bè gắn bó keo sơn. Đặc biệt đối với cha mẹ là người sinh thành
dưỡng dục, có nhiều kinh nghiệm sống mà con cái phải yêu thương, kính phục,
tôn trọng và biết ơn. Từ lâu nhân dân ta đã truyền tụng:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ năm canh
- Ơn cha nặng lắm ai ơi
Ơn mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
- Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
- Trèo non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em, hoà thuận hai thân vui vầy
- Bạn bè nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới thân
- Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
3. Nghệ thuật:
3.1. Sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc, giàu nhạc điệu, giàu hình tượng, trữ
tình.
3.2. Ngoài ra, tác giả ca dao còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật
khác như so sánh, ví von, nhân cách hoá, ẩn dụ, trùng điệp
4. Tác dụng ca dao đối với trẻ em.
Ca dao đến với trẻ em từ rất sớm qua lời ru, tiếng hát của người thân. Âm
thanh, nhịp điệu và không khí dân ca trữ tình để lại những dấu ấn sâu sắc trong
tâm hồn trẻ, ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi trẻ lớn khôn. Qua đó trẻ cảm
nhận được vẻ đẹp ngôn ngữ, cảm nhận được tâm tư tình cảm của người dân lao
động một nắng hai sương, cảm nhận được quan điểm đạo đức, lối sống và những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc nghìn năm văn hiến. Từ đó, giáo dục trẻ lòng
yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn, tôn kính, ngưỡng mộ về quá khứ vẻ vang
của con người Đại Việt chúng ta.
Tóm lại, ca dao là những hòn ngọc vô cùng quý giá từ xưa để lại. Đó là
tiếng nói tình cảm của nhân dân đối với đất nước, là mồ hôi nước mắt của nhân
dân trong đấu tranh và xây dựng, là trí tuệ và tình thương yêu của nhân dân đối
với thiên nhiên, xã hội và con người. Những câu ca dao mượt mà ấy thấm sâu
vào tâm hồn trẻ thơ sẽ có tác dụng lớn lao trong việc bồi dưỡng tình cảm, hình
thành nhân cách và khơi dậy ở trẻ niềm tự hào về con người, về quê hương đất
nước.
II. ĐỒNG DAO
Trong văn học dân gian của các dân tộc trên thế giới, ít nhiều đều có bộ
phận sáng tác danh cho trẻ em hoặc chủ yếu hướng về trẻ em. Đó là lí do và sơ
sở khiến cho khái niệm Văn học dân gian thiếu nhi đã và đang hình thành trong
hoạt động nghiên cứu văn học dân gian của nhiều nước trên thế giới.
Văn học dân gian thiếu nhi của người Việt phát triển khá sớm và chủ yếu
tập trung ở hai lĩnh vực truyện kể và thơ ca.
1. Định nghĩa.
Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em. Đồng dao có thể bắt
nguồn từ các hình thức thơ ca dân gian của người lớn và được người lớn tham
gia sáng tác sử dụng, nhưng chủ yếu phù hợp với thế giới quan và tâm sinh lý trẻ
em và do trẻ em trực tiếp lưu luyến, diễn xướng.
2. Nội dung:
2.1. Đồng dao giúp các em hiểu biết, học hỏi mở mang trí tuệ, giáo dục
kiến thức thực tế cho các em. Với các em trước tuổi đi học, đồng dao như
người thầy dạy cho các em những khái niệm đầu tiên về thiên nhiên, đất nước
con người.
Thế giới đồng dao là một thế giới sinh động phong phú, chứa chan sức sống và
màu xanh. Trong đồng dao có đủ những con vật gần gũi với cuộc sống xung
quanh trẻ như: con trâu, con chó, con lợn, con gà, con voi, con công, con nghé
cho đến con cò, con cua, con tôm, con ốc, con ve, con kiến.
Ví dụ: - Tập tầm vông, con công hay múa
- Con vỏi, con voi
- Con gà tục tác lá chanh
- Con mèo con chó có lông
- Con cua tám cẳng, hai càng
- Con cò mà đi ăn đêm
- Trời trưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
Đối với người lớn, có thể đây là những vần thơ ngô nghê, buồn cười
nhưng đối với các em là những kiến thức khoa học thường thức rất nhiều thiết
thực, bổ ích. Nó dạy cho các em về các bộ phận cấu tạo, các đặc điểm của các
con vật, sự vật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
2.2. Đồng dao giúp các em học mà chơi, chơi mà học.
Một số bài hát đồng dao gắn với trò chơi của trẻ. Nhờ có lời mà trẻ ham
thích chơi, nhờ có luật chơi mà trẻ ham thích đọc lời. Các em vừa hát vừa đọc,
vừa chơi.
Tình cảm chủ yếu được các em thể hiện trong khi hát để trò chơi. Đó là
niềm vui sướng hân hoan, phấn khởi và yêu đời của tuổi thơ khi được tụ họp với
nhau, nô đùa, ca hát.
Ví dụ: - Chi chi chành chành
- Dung dăng dung dẻ
- Kéo cưa lừa xẻ
- Rồng rắn lên mây..
- Bịt mắt bắt dê
- Nu na nu nống
- Chồng nụ chồng hoa
Thông qua các trò chơi hoạt động nhạy cảm, ca hát, đồng dao rèn luyện
trẻ thơ về mặt thể lực, góp phần nâng cao năng lực vận động, giúp trẻ hoạt bát,
năng động, thoải mái tự tin, hồn nhiên cho tâm hồn trẻ thơ. Tác giả dân gian đã
rất tài tình khi tìm cho trẻ những hình thức sinh hoạt văn hoá, tinh thần thích hợp
nhất và bổ ích nhất.
2.3. Đồng dao góp phần quan trọng vào việc phát triển, trau đồi ngôn ngữ cho
các em, rèn luyện cho các em cả về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Trẻ em
lớn hát trẻ em bé bắt chước, trẻ em học nói bằng đồng dao.
Khi trẻ bắt đầu bập bẹ tập nói, anh chị, bố mẹ, ông bà những người thân trong
gia đình đã dạy trẻ nói bằng những câu đồng dao đơn giản, ngắn gọn và dễ phát
âm như:
- Ô nô ốc nốc
- Dâm dâm, da da
- Chi vi, chi vút
- Chi chi chành chành
- Dung dăng dung dẻ
Dần dần, qua lời của các bài hát đồng dao, cùng nhịp điệu, âm thanh,
khiến trẻ rất thích thú học thuộc nó. Bên cạnh đó còn có những động tác tương
ứng kèm theo như vung tay, lắc đầu, dậm chân tạo nên sự hứng thú cho trẻ,
luyện cho trẻ thói quen hát lời nhịp nhàng với những động tác vận động ấy. Quá
trình đó giúp trẻ phát âm ngày càng rõ, đọc hát được những câu ngắn và tiến lên
hát được cả bài hát. Đồng dao đã dạy trẻ học nói đúng nghĩa, đúng cấu trúc ngữ
pháp.
Nhìn chung, đồng dao thiên về thông tin truyền đạt kiến thức hơn là phản
ánh tư tưởng, tình cảm. Trong nội dung kiến thức lại nặng về kiến thức tự nhiên
hơn là kiến thức lịch sử - xã hội và điều đó phù hợp với nhu cầu và trình độ nhận
thức của trẻ em.
4. Nghệ thuật
4.1. Đồng dao thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ và thể lục bát
có vần điệu, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc.
4.2. Ngôn ngữ mộc mạc, hồn nhiên, bình dị, nhiều từ láy, nhiều tiếng
tượng hình, tượng thanh sinh động phong phú, phù hợp với tâm hồn, tình cảm
trẻ thơ.
Tóm lại, với Đồng dao, trẻ em thực sự hoà nhập vào thiên nhiên, sống với
thiên nhiên, hiểu thiên nhiên theo cách hiểu trẻ thơ. Có thể xem đồng dao là
những bài học vui nho nhỏ. Bài học đó vừa giúp các em vui chơi, ca hát, vừa
giúp các em quen với một số kiến thức về khoa học hiện tượng, sự vật trong
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng dao đến với trẻ em đã làm trọn chức năng
giáo dục tư tưởng tình cảm, giáo dục thẩm mỹ - đạo đức của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0027_p1_804.pdf