Giáo trình Tư pháp quốc tế

Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng, đặc thù của mình. Xem xét đối

tượng điều chỉnh của một ngành luật là xác định phạm vi các vấn đề mà nó điều chỉnh.

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là tổng thể các nhóm quan hệ xã hội mà

các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh.

Tư pháp quốc tế là một nghành luật độc lập nên cũng có đối tượng điều chỉnh riêng

của mình như bao ngành luật khác.

Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan

trong mọi thời đại. Quá trình hợp tác quốc tế này không chỉ làm phát sinh mối quan hệ

giữa các quốc gia mà còn làm phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các thể nhân,

pháp nhân của họ. Quan hệ quốc tế là tổng thể các quan hệ giữa các công dân và pháp

nhân của các nước và giữa các nước với nhau.

Các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các quốc gia, và rộng hơn là

giữa các chủ thể của Công pháp quốc tế, thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc

tế.

pdf50 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết thì phải tuân thủ các quy định của điều ước và pháp luật Việt Nam, đồng thời được hưởng các chế độ được quy định trong các văn bản đó. - Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: Ở Việt Nam, người nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: Người nước ngoài được bảo đảm các quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam, đồng thời phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của Việt Nam. - Quyền được bảo vệ sức khỏe: Người nước ngoài sinh sống, định cư tại Việt Nam hay nước ngoài đều có quyền khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam. - Quyền tố tụng dân sự: Là quyền đảm bảo sự công bằng cũng như các lợi ích của người nước ngoài ở Việt Nam khi các lợi ích bị xâm phạm. Người nước ngoài khi khởi kiện trước tòa án Việt Nam thì được nhà nước Việt Nam cho hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong tố tụng dân sự. 2.3.3 Địa vị pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài Địa vị pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài do luật pháp của nước nơi họ sinh sống quy định là cơ bản, bên cạnh đó nó còn được quy định trong luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước hữu quan. Luật pháp nước sở tại dựa trên các điều kiện cụ thể của nước mình để quy định và dành riêng các quyền và nghĩa vụ cho công dân Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống ở đó. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 3. PHÁP NHÂN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 3.1 Khái niệm pháp nhân, pháp nhân nước ngoài và quốc tịch của pháp nhân 3.1.1 Khái niệm pháp nhân và pháp nhân nước ngoài Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật quốc gia quy định có quyền năng chủ thể. Chỉ những tổ chức đáp ứng được đầy đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định thì mới được nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. 37 Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại điều 84 – Bộ luật dân sự 2005, pháp nhân phải là tổ chức có đủ 4 điều kiện sau: - Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. - Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. - Việc công nhận một tổ chức cơ tư cách pháp nhân luôn phải dựa theo pháp luật của một nước nhất định. Và thông thường, khi một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước mình thì cũng được công nhận tư cách pháp nhân ở nước khác. Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế đã dẫn đến việc các pháp nhân không chỉ hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của nước mà nó mang quốc tịch mà còn mở rộng phạm vi hoạt động ở nước khác. Chính điều đó đã làm xuất hiện khái niệm pháp nhân nước ngoài. Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài. 3.1.2 Quốc tịch của pháp nhân Mỗi pháp nhân đều thành lập trên cơ sở pháp luật của một quốc gia nhất định và mang quốc tịch của một nước nhất định. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ mang tính chất chính trị - pháp lý bền vững giữa pháp nhân với một nhà nước nhất định. Mối quan hệ đặc biệt này được thể hiện: - Các vấn đề pháp lý như: xác định tư cách pháp nhân, quy định về điều kiện thành lập, tổ chức lại hoạt động và chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân, việc giải quyết tài sản của pháp nhân trong các trường hợp tương ứng đó, đều phải tuân theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. - Khi hoạt động ở nước ngoài, pháp nhân được nhà nước mà nó mang quốc tịch bảo hộ về mặt ngoại giao. - Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch của pháp nhân là để xây dựng và áp dụng các chế độ pháp lý khác nhau cho các pháp nhân có quốc tịch khác nhau. Pháp luật các nước đều quy định các nguyên tắc/dấu hiệu để xác định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên, quy định này của các quốc gia là khác nhau, và chúng theo ba quan điểm chính sau: Xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi thành lập hoặc nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân. Đây là quan điểm của các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. Xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi đặt trung tâm quản lý của pháp nhân, là quan điểm của các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nơi hoạt động chính của pháp nhân, như các nước theo hệ thống pháp luật Hồi giáo. 38 Việt Nam sử dụng dấu hiệu nơi thành lập, quy định tại khoản 20 – điều 4 – Luật doanh nghiệp 2005 “quốc tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh”. Vì pháp luật các nước quy định về nguyên tắc/dấu hiệu xác định quốc tịch của pháp nhân khác nhau nên dẫn tới tình trạng một pháp nhân có thể được hai hay nhiều nước đồng thời coi là pháp nhân mang quốc tịch nước mình. Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện việc một tổ chức được coi là pháp nhân của một nước, nếu cùng là tổ chức này thì không được coi là pháp nhân của nước khác. Ở đây không xuất hiện vấn đề pháp nhân đó không được thừa nhận tư cách chủ thể ở nước kia. Nhưng dấu hiệu quốc tịch còn liên quan đến vấn đề xác định năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trong Tư pháp quốc tế. Từ đó nảy sinh là có thể pháp nhân nước đó không được thừa nhận có năng lực pháp luật theo pháp luật nước đó. Điều này dẫn tới tình trạng xung đột pháp luật về quốc tịch của pháp nhân. Để giải quyết vấn đề này, các nước ký kết các điều ước quốc tế nhằm thống nhất nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân cũng như thừa nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước hữu quan. Trong trường hợp không có điều ước liên quan thì áp dụng quy phạm xung đột của luật quốc gia. 3.1.3 Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài a. Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài Cùng một lúc pháp nhân nước ngoài phải tuân theo hai hệ thống pháp luật là pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của nước nơi pháp nhân hoạt động, nhưng trước hết vẫn là luật của nước nơi pháp nhân hoạt động. Vì: - Pháp nhân mang quốc tịch của một nước nhất định và được tổ chức, hoạt động theo pháp luật của nước đó. Như vậy, năng lực pháp luật dân sự, điều kiện và thủ tục về thành lập, tổ chức lại và chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân, thanh lý tài sản,.. do pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. - Khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một quốc gia khác, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân trên lãnh thổ nước sở tại tùy thuộc vào quy định pháp luật của nước đó. Còn các vẫn đề khác vẫn theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. - Ngoài ra, pháp luật nước sở tại còn có quyền cho phép hay không cho phép pháp nhân nước ngoài vào hoạt động để tiến hành những hoạt động nào, trong lĩnh vực nào, ở phạm vi nào và cho pháp nhân đó được hưởng thêm những quyền nào và gánh vác thêm những nghĩa vụ nào. Pháp nhân nước ngoài được quốc gia mà mình mang quốc tịch bảo hộ về mặt ngoại giao nếu quyền và lợi ích của pháp nhân bị xâm phạm trên lãnh thổ của quốc gia khác. Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở các nước là không giống nhau. Nó tùy thuộc vào thái độ chính trị, chính sách kinh tế đối ngoại của nước sở tại, vai trò của vốn, công nghệ, kỹ thuật của nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại. 39 Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài được xây dựng trên cơ sở chế độ đãi ngộ quốc gia, chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, chế độ đãi ngộ đặc biệt và chế độ có đi có lại. Việc áp dụng chế độ nào trong từng lĩnh vực cụ thể phụ thuộc vào quy định của pháp luật nước sở tại và các điều ước quốc tế mà quốc gia này là thành viên. b. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định khác; nếu pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật của pháp nhân đó được xác định theo pháp luật Việt Nam (điều 765 – Bộ luật dân sự 2005). Quy chế pháp lý cho pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam: - Chủ thể và lĩnh vực đầu tư: + Các tổ chức thuộc mọi quốc tịch và thành phần kinh tế đều được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam. Đối tác của họ là các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. + Lĩnh vực đầu tư là mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. + Hình thức đầu tư: + Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Hợp đồng BOT, BTO và BT. - Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài: + Các ưu đãi về tài chính: * Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng nộp thuế lợi tức là 25% lợi nhuận thu được (so với thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong nước là 28%), trừ một số trường hợp cao hơn do khai thác dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác; trong trường hợp khuyến khích đầu tư thì mức thuế đó là 20%, thậm chí là 15% nếu có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư. * Tùy thuộc vào lĩnh vực, địa bàn đầu tư mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được miễn thuế lợi tức tối đa là 2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế lợi tức trong tối đa là 2 năm tiếp theo. Trường hợp dự án đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư thì thời gian trên kéo dài tối đa là 4 năm. Trường hợp khuyến khích đầu tư thì kéo dài đến tối đa là 8 năm. + Về tổ chức kinh doanh: 40 * Các bên liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền quyết định chương trình, kế hoạch kinh doanh của mình; được quyền xuất khẩu hoặc ủy quyền xuất khẩu sản phẩm của mình; được thực hiện ủy thác tiêu thụ những sản phẩm của mình được phép tiêu thụ tại Việt Nam. * Nhà đầu tư nước ngoài phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng độc lập và chủ quyền của Việt Nam; phải nộp các khoản thuế, lệ phí do pháp luật Việt Nam quy định; phải tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam về chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, quản lý ngoại hối, bảo vệ môi trường, - Quy chế pháp lý cho pháp nhân nước ngoài không thuộc diện đầu tư tại Việt Nam: + Việc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của các pháp nhân này phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Và trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, các chi nhánh, văn phòng đại diện này phải tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; phải hoạt động trong khuôn khổ quy định của giấy phép thành lập và có quyền thực hiện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án Việt Nam. + Những pháp nhân đến Việt Nam để giao dịch, ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với bên Việt Nam thì chỉ được ký kết những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và với những bên Việt Nam mà pháp luật Việt Nam cho phép ký kết những hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa, dịch vụ nhất định. Thẩm quyền đại diện cho pháp nhân nước ngoài do pháp luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch quyết định. c. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài Cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, đẩy mạnh kinh tế đối ngoại trong những năm gần đây, hoạt động của các pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gia tăng. Về nguyên tắc, khi phá nhân Việt Nam hoạt động ở nước ngoài thì các quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân đó trên lãnh thổ nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân tiến hành hoạt động và theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước hữu quan đó là thành viên. 4. QUỐC GIA – CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 4.1 Quốc gia – chủ thể đặc biệt trong tư pháp quốc tế Vì: - Quốc gia chỉ tham gia một số quan hệ của tư pháp quốc tế - Khi tham gia vào một số quan hệ này quốc gia được hưởng miễn trừ tư pháp xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền Tính chất: - Mang tính chất tuyệt đối – nghĩa là quốc gia được hưởng quyền miễn trừ trong tất cả các mối quan hệ. - Mang tính chất tương đối : 41 + Nếu quốc gia tham gia tham gia với tư cách quyền lực nhà nước thì quốc gia được hưởng quyền miễn trừ + Nếu quốc gia tham gia trong quan hệ tư pháp quốc tế với tư cách là chủ thể của dân luật thì địa vị của quốc gia đặt ngang hàng với cá nhân và pháp nhân. 4.2 Nội dung quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia trong Tư pháp quốc tế - Quyền miễn trừ xét xử Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một tòa án của nước nào được xét xử quốc gia đó. Nếu quốc gia bị thưa kiện trước tòa án nước ngoài, tòa án nước ngoài không được thụ lý vụ kiện và đưa vụ kiện ra giải quyết. Nếu tòa án nước ngoài xét xử quốc gia đó thì bản án đó hoàn toàn không có giá trị pháp lý. - Quyền miễn trừ thi hành án Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể bắt buộc một quốc gia thi hành một bản án chống lại quốc gia đó. - Quyền miễn trừ đối via các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia không đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho tòa án xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. - Quyền miễn trừ tài sản quốc gia ở nước ngoài Tài sản của quốc gia trên lãnh thổ của quôc gia khác có quyền được bất khả xâm phạm. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một tòa án, cá nhân, tổ chức nào được bắt giữ, tịch thu kê biên, bán đấu gia đối với tài sản đó. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm và phân loại người nước ngoài 2. Trình bày quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam 3. Trình bày các căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế pháp lý cho người nước ngoài tại Việt Nam 4. Phân biệt chế độ đãi ngộ quốc gia và chế độ đãi ngộ tối huệ quốc 5. Khái niệm và cách xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài 6. Trình bày quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam 7. Khái niệm chủ thể và điều kiện để trở thành chủ thể của Tư pháp quốc tế 8. Tại sao quốc gia là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế 42 CHƯƠNG 4 QUYỀN SỞ HỮU 1. KHÁI NIỆM - Khái niệm sở hữu vừa là phạm trù kinh tế vừa là phạm trù pháp lý. - Là phạm trù kinh tế: hình thức sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội và quan hệ xã hội nhất định. - Phạm trù pháp lý về quyền sở hữu được hình thành từ quá trình xác lập và vận động của các quyền năng kinh tế đối với tài sản được pháp luật điều chỉnh thành các quyền năng pháp lý. - Lý luận và thực tiễn trong hoạt động lập pháp ở tất cả các nước đã chứng minh rằng, quyền sở hữu luôn là chế định trung tâm của pháp luật dân sự. - Khi điều chỉnh quan hệ sở hữu, pháp luật các nước đều điều chỉnh các vấn đề: hình thức sở hữu, nội dung quyền sở hữu, căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức bảo hộ quyền sở hữu, - Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đã và đang tồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Dựa trên đó, chế định về quyền sở hữu của mỗi hệ thống pháp luật cũng có những quy định khác nhau. Ngoài ra, sự tác động của các yếu tố như: trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, còn dẫn tới sự khác nhau về quyền sở hữu trong hệ thống pháp luật các nước. Bởi vậy mà việc hình thành các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài cũng thường dẫn tới việc phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu. 2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU 2.1 Nguyên tắc chung Đại đa số các nước áp dụng Hệ thuộc Luật nơi có tài sản hoặc Hệ thuộc Luật nơi có đối tượng quyền sở hữu để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Có một ít các nước, như Áo, Tây Ban Nha, Ai Cập, Braxin và Achentina, tồn tại cách giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có từ trước thế kỷ XIX. Theo đó, áp dụng Hệ thuộc Luật nơi có tài sản đối với bất động sản, và áp dụng Hệ thuộc Luật nhân thân của người có tài sản đối với động sản. Vai trò của Luật nơi có tài sản: - Luật nơi có tài sản quy định nội dung của quyền sở hữu tài sản, điều kiện phát sinh, chuyển dịch và chấm dứt quyền sở hữu. - Khi nghiên cứu về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, một vấn đề cần phải giải quyết là, trường hợp quyền sở hữu đối với động sản được xác lập trên cơ sở pháp luật của một nước, khi nó được chuyển dịch sang một quốc gia khác thì chế độ pháp lý đối với tài 43 sản đó được xác định như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, pháp luật các nước quy định như sau: - Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản vẫn được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và bảo hộ. Nội dung của quyền sở hữu, tức là khả năng, mức độ thực hiện quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản, thì phải được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. 2.2 Xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển Tài sản đang trên đường vận chuyển có tên gọi là res in transitu - tài sản quá cảnh qua nhiều lãnh thổ quốc gia. Quá cảnh là việc vận chuyển tài sản/hàng hóa hoặc hành khách đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước nào đó để đến nước thứ ba hoặc ít nhất phải đi qua vùng biển quốc tế. Do đó, việc vận chuyển tài sản/hàng hóa từ lãnh thổ quốc gia này sang lãnh thổ quốc gia có chung đường biên giới thì không được coi là quá cảnh. Việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản là hàng hóa đang trên đường vận chuyển là một vấn đề rất phức tạp bởi vì tài sản không nằm ở một chỗ cố định mà di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí là có thời điểm ở trên lãnh thổ quốc tế. Các tài sản đang trên đường vận chuyển vì thế có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật. Trong nhiều trường hợp, khi tranh chấp xảy ra, tài sản lại tình cờ nằm ở một quốc gia không có yếu tố pháp lý gắn bó chặt chẽ với tài sản đó. Pháp luật các nước hiện nay thường áp dụng một trong các hệ thống pháp luật sau để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển: - Pháp luật của nước nơi gửi đi tài sản. - Pháp luật của nước nơi nhận tài sản. - Pháp luật của nước nơi phương tiện vận tải mang quốc tịch (trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng đường biển hoặc đường không). - Pháp luật của nước nơi có trụ sở của tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. - Pháp luật của nước nơi đang có tài sản. - Pháp luật của nước do các bên lựa chọn. Khoản 2 – điều 766 – Bộ luật dân sự 2005 quy định “quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, pháp luật Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật của nước nơi tài sản được chuyển đến hoặc hệ thuộc luật lựa chọn để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển. * Vấn đề bảo hộ quyền của người thủ đắc trung thực - Người thủ đắc trung thực là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. 44 - Để bảo hộ quyền lợi của người thủ đắc trung thực trước yêu cầu đòi lại tài sản từ phía sở hữu chủ của chúng, pháp luật các nước thường áp dụng pháp luật của nước hiện có tài sản tranh chấp hoặc pháp luật của nước nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc. * Vấn đề định danh tài sản - Định danh tài sản là vấn đề xác định tài sản là động sản hay là bất động sản. - Các phạm trù “động sản” và “bất động sản” chưa được hiểu thống nhất ở pháp luật các quốc gia. Vì thế mà phát sinh xung đột pháp luật về định danh tài sản. - Việc xác định được tài sản là động sản hay bất động sản là tiền đề cho việc giải quyết xung đột về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Bởi vì thông thường pháp luật áp dụng đối với động sản sẽ khác với pháp luật áp dụng cho bất động sản. - Thông thường các quốc gia sử dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về định danh tài sản. - Tuy nhiên, Pháp là nước áp dụng hệ thuộc Luật tòa án để định danh tài sản. * Các ngoại lệ không sử dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản Ngoài vấn đề xác định quyền sở hữu tài sản đang trên đường vận chuyển thì hệ thuộc Luật nơi có tài sản không được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu sau: - Quan hệ sở hữu và các quan hệ tài sản trong lĩnh vực hàng không dân dụng, hàng hải quốc tế: sử dụng hệ thuộc Luật nơi đăng ký phương tiện vận tải, Luật quốc kỳ hoặc Luật nơi đăng ký hợp đồng. - Các quan hệ sở hữu đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ: chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nơi đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ. - Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể: sử dụng hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân. - Các quan hệ về tài sản liên quan đến các tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài. - Các quan hệ tài sản liên quan đến các đối tượng của các đạo luật về quốc hữu hóa. 3. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CHUYỂN DỊCH RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN MUA BÁN Việc xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu có liên quan mật thiết đối với việc xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua trong quan hệ mua bán.Các nước thường quy định thời điểm chuyển dịch rủi ro là không giống nhau, dẫn đến phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Các quốc gia thường quy áp dụng các nguyên tắc sau để xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro như sau: - Pháp luật các nước áp dụng nguyên tắc của luật La Mã, như Hà Lan, Nhật Bản, Thụy Sỹ, quy định thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua được tính từ khi ký kết hợp đồng mà không phụ thuộc vào thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu từ người bán sang người mua. 45 - Nguyên tắc rủi ro do chủ sở hữu gánh chịu: có nghĩa là thời điểm chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu. Quy định của pháp luật Việt Nam: Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua và bên mua chịu rủi ro với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký và bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế: dành hẳn chương IV để quy định thời điểm chuyển dịch rủi ro. Đối với hợp đồng mua bán bao gồm cả vận chuyển hàng hóa và việc người bán không phải giao hàng tại một nơi xác định, thì các rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc giao hàng cho người chuyên chở thứ nhất. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định thì rủi ro được chuyển giao cho người mua chuyên chở tại nơi đó. - Đối với các hàng hóa trong lúc đang chuyên chở thì các rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc ký kết hợp đồng. - Đối với các trường hợp mua bán khác thì các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng. Nhưng nếu người mua bị buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với cơ sở của người bán, rủi ro được chuyển giao khi việc giao hàng đã được thực hiện và người mua phải biết rằng, hàng hóa đã đặt dưới quyền sở hữu của họ tại nơi đó. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế và giải quyết xung đột về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế 2. Trình bày nội dung quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam 3. Trình bày cách xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán 4. Cách xác định quyền sở hữu đối với tài sản trên đường vận chuyển 5. Nêu cách xác định quyền sở hữu đối với di sản không có người thừa kế 46 CHƯƠNG 5 HỢP ĐỒNG 1. HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng không chỉ là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ, mà còn là một chế định rất quan trọng trong giao dịch dân sự - thương mại – lao động. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế, hay nói cách khác, quan hệ hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài này được xác định như sau: - Hợp đồng được giao kết giữa các bên chủ thể khác nhau về quốc tịch hoặc khác nhau về nơi cư trú (đối với cá nhân) hay nơi đóng trụ sở (đối với pháp nhân). - Hợp đồng được giao kết ở nước ngoài. - Tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0033_p1_339.pdf
Tài liệu liên quan