Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài

Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp

nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm và được dùng làm giáo trình cho các học viên

trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham

khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt

Nam. Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên

quan bao gồm: Trồng mới xoài, tưới và tiêu nước cho xoài, làm cỏ, bón phân cho

xoài, tỉa càn, tạo tán, xử lý ra hoa trái vụ và phòng trừ dịch hại chính trên cây

xoài.

pdf118 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng công nghệ sản xuất trái cây sạch, kết hợp với kỹ thuật hạn chế, kìm hãm hô hấp của trái cây, nhằm nâng cao hiệu quả kéo dài thời gian bảo quản trái. 84 Hình 2.5.3. Bao quả để hạn chế sâu bệnh gây hại Nên bao trái ngay sau khi đã kết thúc giai đoạn rụng sinh lý ( là 45 ngày), hoặc bao trái bằng bao giấy dầu ở 50-55 ngày tuxoài ; Trước khi bao trái 1 ngày cần cắt tỉa bớt những dé hoa còn sót lại, các cành tăm, lá vô hiệu và tỉa bỏ bớt những quả nhỏ đối với các giống trái chùm và phun thuốc trừ sâu bệnh 1 lượt để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh có sẵn trên mặt trái; Tùy theo loại trái cây mà sử dụng các loại kích cỡ bao trái cho phù hợp: Với xoài chùm Cát Chu có thể bao cả chùm với kích thước bao to; với các loại trái to như xoài cát Hoà Lộc thì dùng bao có kích thước phù hợp để bao từng trái một. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc ra hoa trái vụ trên xoài. Câu 2: Trình bày các bước cơ bản xử lý ra hoa trên xoài. 2. Bài tập thực hành Thực hành xử lý ra hoa bằng biện pháp xiết nước kết hợp với phun hóa chất. C. Ghi nhớ - Các biện pháp xử lý ra hoa. - Liều lượng khi sử dụng hóa chất xử lý ra hoa. 85 Bài 6: Phòng trừ dịch hại chính trên cây xoài Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Xác định đúng các triệu chứng gây hại của các loại dịch hại chính như sâu, bệnh... trên cây xoài; - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ loại dịch xoài theo nguyên tắc 4 đúng; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV và có trách nhiệm sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông nghiệp sạch theo hương GAP. A. Nội dung 1. Phòng trừ sâu, nhện hại xoài 1.1. Sâu đục thân xoài - Triệu chứng: Rất khó phát hiện triệu chứng gây hại của sâu đục thân, cành xoài do trong quá trình gây hại bên trong thân cây, ấu trùng không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện thấy qua các lỗ đục trên thân cành làm thân cành héo khô và có thể chết. Trong quá trình gây hại, ấu trùng đục những đường hầm bên trong thân và cành cây. Hình 2.6.1. Triệu chứng sâu đục thân hại xoài - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại Trứng: tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày. Ấu trùng: có cơ thể dài, màu trắng sữa. Cơ thể phát triển, đầu rất nhỏ, không chân, có đời sống rất lâu, có thể đến 7-8 tháng ngay bên trong thân cây, do đó khả năng phá hại rất cao. Mới nở ấu trùng rất mềm yếu nhưng khoảng một tuần sau đó ấu trùng trở nên cứng cáp và rất linh động. 86 Sau khi nở, ấu trùng sẽ đào hầm chui xuyên qua lớp vỏ cây vào phần mô mềm dưới vỏ cây để ăn phá và phát triển. Trong quá trình ăn phá ấu trùng đục những đường hầm trong thân cây và cành cây. Ðộ lớn của đường đục lớn dần theo tuổi của ấu trùng. Trong một cây có thể có nhiều con gây hại cùng một lúc, nếu mật số cao, cành và ngay cả cây cũng có thể bị chết. Nhộng: Trước khi làm nhộng, ấu trùng đục một lỗ để khi vũ hóa chui ra. Nhộng được bao bọc bởi một cái kén trắng to. Thời gian làm nhộng có thể từ 1 đến 3 tháng. Thành trùng có râu cứng, rất dài (dài hơn chiều dài cơ thể), kích thước cơ thể thành trùng dài khoảng 2,5cm. Cơ thể phủ lông mầu xám rất nhỏ, màu đỏ nâu, chân cũng có màu đỏ tuy nhiên phần đầu của đốt đùi và phần cuối của đốt chày lại có màu đen. Thành trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa sau khi vừa trưởng thành. Thành trùng cái đẻ trứng trong các chảng ba của cây hay trong các vết thương có sẵn trên cây. Hình 2.6.2. Ấu trùng sâu đục thân xoài Hình 2.6.3. Đường đục trên thân cây xoài - Biện pháp phòng trừ Rất khó để phòng trị các loài xén tóc vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể ngừa bằng cách sau: + Không nên chặt hoặc lột vỏ gốc cây để kích thích cây ra trái, đó là điều kiện cho xén tóc đẻ trứng. + Xén tóc rất thích ánh đèn vì thế có thể dùng bẩy đèn để bắt trưởng thành vào đầu mùa mưa. 87 + Chăm sóc thường xuyên, phát hiện kịp thời, cắt bỏ cành tăm bị hại hoặc tỉa bớt cành nhất là sau khi thu hoạch trái. + Dùng dao nhỏ khoét ngay lổ đục sẽ thấy sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát hiện nhộng phải tiêu diệt. + Khi phát hiện lổ đục trong cành, thân có thể dùng dây kẽm soi lổ đục, dùng bông gòn thấm thuốc nhét vào lổ đục và lấy đất sét trám bít lại. Nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn hoặc xông hơi như: Prevathon 5 SC, Mappy 48EC, Basudin 50ND, Marshal 200SC, Pegasus 500SC, Sau khi nhét bông thuốc vào lổ đục trên cành hoặc thân nên quét thuốc gốc đồng để phòng các loại bệnh tấn công qua lổ đục. Nếu cây tơ, thấp có thể đào chung quanh gốc rải thuốc hạt như Basudin 10H với liều lượng 50-100gram/gốc sau đó lấp đất và tưới nước cho thuốc hòa tan. 1.2. Sâu đục ngọn xoài - Triệu chứng Sâu đục thân xoài, sau khi nở sâu non đều đục vào bên trong đọt non, chồi non, nằm bên trong cắn phá vì vậy khi dùng kéo cắt ngang ngọn xoài bị hại đều thấy bên trong có đường đục của sâu. Đây cũng là một đặc điểm để phân biệt với bệnh khô cành, héo đọt do nấm bệnh gây ra. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại Sâu đục ngọn xoài có rất nhiều loài khác nhau nhưng thường gặp hiện nay là: loài Chlumetia transversa và Dudua abrobola, thuộc bộ cánh vảy, con trưởng thành đều có màu nâu, đẻ trứng vào ban đêm, thường đẻ rải rác trên các lá non và chồi non. Sâu non đẻ ra có màu hồng. Sâu non mới nở sẽ ăn các lá non và chồi non sau đục vào bên trong ngọn xoài làm cho ngọn xoài bị khô héo một đoạn, cây xoài sinh trưởng phát triển kém, dẫn đến cây xoài không ra hoa được, ảnh hưởng đến năng suất. 88 Hình 2.6.4. Thành trùng (phải) và nhộng (trái) sâu đục ngọn Hình 2.6.5. Ấu trùng sâu đục ngọn - Biện pháp phòng trừ Không nên chặt, băm hay lột vỏ cây để kích thích cây ra trái vì sẽ tạo nơi thuận tiện cho thành trùng cái đến đẻ trứng. Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhẹ có thể dùng cây xoi lỗ sau đó nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây và trét đất lại. Đối với cây xoài bị sâu đục cành hại nặng, quan sát dùng dao chọc theo các lằn đen mở các lớp vỏ cây bên trong bị sâu ăn (vỏ cây mềm, xù xì bên ngoài, có những vết đen nxoài u lên) và lần lên trên thân tìm vết đục thành lỗ sâu trong thân cây. Dùng thuốc hạt Basudin 10H, Regent 800WG; Furadan 3H gói vào trong 1 lớp vải mỏng rồi nhét vào lỗ sâu đục, xong dùng đất trét kín miệng lỗ lại. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thưc vật có tính năng lưu dẫn, xông hơi, thấm sâu như: Polytrin-P 440EC; Cyperan 25EC; Regent 5SC; Pyrinex 48EC, Fenbis 25EC... phun lên bề mặt lớp vỏ thân cây nhằm diệt ấu trùng (trứng nở ấu trùng) và phun định kỳ 10-15 ngày một lần trong 1 đợt phòng trị. Nếu cây có nhiều cành bị hại thì nên chặt bỏ những cành hư rồi gom lại và đốt. Ngoài ra, có thể dùng bẫy đèn để bắt bớt thành trùng. - Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để kiểm soát. - Cắt và đem tiêu hủy cành bị chết để loại trừ nhộng. 89 1.3. Vòi voi đục ngọn - Triệu chứng Vòi voi đục thường từ các chảng ba làm cành khô và chết, tuy nhiên cành khô thường hiện diện trên cây một thời gian dài. Thành trùng cái thường đẻ trứng trên các chảng ba của cây, hoặc trong các khe, vết nứt của thân cây. Sau khi nở ấu trùng sẽ đục vào trong thân cây, chủ yếu là đục vào phần phân nhánh của chồi. Khi bị tấn công, mạch dẫn nhựa bị phá hủy đưa đến tình trạng cành và lá sau đó sẽ khô đi và chết. Các lỗ đục thường theo một đường thẳng. Hình 2.6.6. Triệu chứng vòi voi đục ngọn xoài - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại Ấu trùng màu trắng, mập, đầu màu nâu vàng, không chân. Thành trùng có thân hình bầu dục tròn, kích thước thân 4-5 mm, chiều ngang 2-2,5 mm, cơ thể màu xám nâu, khi ở trạng thái đậu hai đốm hình bán cầu trên 2 cánh kết hợp lại thành 1 đốm tròn to, màu đen, nằm giữa lưng có đường kính khoảng 0,6 -1 mm, vòi dài rất cong, hợp thành 1 góc khoảng 450 so với bề ngang của đầu. Nhộng thuộc loại nhộng trần. Chưa ghi nhận kết quả nghiên cứu về vòng đời của loài này. - Biện pháp phòng trừ Quan sát thấy chồi có triệu chứng cần loại bỏ ngay. Sử dụng thuốc: Karate 2.5 EC, Regent 5 SC, Cyperan 5 EC phun định kỳ 7 ngày/lần khi cây ra đọt. Phun 2 đến 3 lần. 90 - Cho hoa nở tập trung. - Vào giai đoạn ra đọt non rộ, quan sát chồi, nếu thấy có sâu và chồi héo, cần loại bỏ ngay để diệt sâu hiện diện trong cành non. - Khi phát hiện thành trùng rộ, dùng các loại thuốc như Pyrinex, Regent để trừ. 1.4. Bọ cắt lá - Triệu chứng Ngoài hại trên cây xoài chúng còn gây hại trên cây vải. Các lá non bị cắt ngang rất sắc, phần bị cắt rơi xuống đất và để lại phần gốc của lá trên cây. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại - Thành trùng cái lớn hơn thành trùng đực. Miệng là một vòi dài khoảng 1,2-1,5 mm, vòi con đực ngắn hơn vòi con cái, cứng, màu đen sậm, có nhiều lông. Phần đầu và ngực có màu đỏ cam. - Trứng hình bầu dục, có chiều dài 0,5-1mm, màu trắng sữa đến vàng nhạt, giai đoạn trứng kéo dài 2-3 ngày. - Khi thuần thục, ấu trùng có kích thước 5-6 mm, miệng nhai gặm, không chân và có màu xanh đen. * Vòng đời: - Trứng: 2-3 ngày - Sâu non: 7-8 ngày - Nhộng: 9-11 ngày - Trưởng thành: có thể sống kéo dài 30 -35 ngày. Hình 2.6.7. Thành trùng bọ cắt lá. Hình 2.6.8. Triệu chứng gây hại của bọ cắt lá. 91 Thành trùng thường đẻ trứng dọc theo gân chính của lá và cắt những lá còn non, đa số cắt vào vị trí 1/3-1/4 của lá, kể từ cuống lá. Sau khi đẻ, thành trùng cắt ngang lá ngay trên các vị trí đẻ trứng, phần bị cắt mang theo trứng rơi xuống đất. Ấu trùng sau khi nở sẽ tiếp tục ăn phần lá bị cắt đã bị rơi xuống đất. Thời gian đẻ trứng kéo dài 30-60 ngày, một con cái có thể đẻ từ 222-445 trứng và cắt từ 80-145 lá. Khi trứng nở ấu trùng đục từ gân chính ra mép lá. Sau khi vũ hóa 2-3 ngày, thành trùng bắt cặp và đẻ trứng vào phần mô lá dọc theo gân chính. Giai đoạn ấu trùng có 3 tuxoài . Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, ấu trùng chui xuống đất để làm nhộng. Giai đoạn nhộng được thực hiện dưới mặt đất từ 3-4 mm. - Biện pháp phòng trừ - Diệt ấu trùng: thu gom và hủy diệt các lá bị cắt ở dưới đất. - Đối với những vườn bị nặng nên cày đất ở phía dưới tán lá cây bị nhiễm, để diệt nhộng trong đất. - Phun thuốc trên lá non, có thể phun các thuốc Malate, Pyrinex, Hopsan,... 1.5. Ruồi đục quả xoài - Triệu chứng Tác hại sâu tấn công trên từ lúc trái còn non đến khi trái trưởng thành làm trái rụng. Vết đục thường từ dưới đáy trái lên,sự phá hại sâu còn tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại Ấu trùng (giòi): ăn phá bên trong quả làm cho quả bị hư thối và rụng. Khi ấu trùng lớn đầy đủ 8-10 ngày, sau đó sẽ chui xuống đất hóa nhộng (nhộng có màu nâu tối). Ruồi (trưởng thành): 1 tuần sau khi nở ruồi bắt đầu đẻ trứng. Mỗi ruồi cái đẻ khoảng 400 trứng, tập trung vào khoảng 8-10 giờ sáng. Ruồi cái đẻ trứng dưới lớp vỏ quả. Vết đẻ trứng có dấu châm, ấn nhẹ có nước chảy ra. 92 Hình 2.6.9. Ruồi cái đang đẻ trứng trên trái xoài. Hình 2.6.10. Ấu trùng gây hại trái xoài. - Biện pháp phòng trừ - Thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy. - Nếu có thể sau khi thu họach cho ngập nước vườn khỏang 36-48 giờ để diệt nhộng trong đất. - Phun thuốc ở giai đọan trái non và phát triển trái vì thành trùng có thể đến đẽ trứng, sử 10 ngày một lần luân phiên hai nhóm thuốc lân hữu cơ và cúc tổng hợp. - Một tuần sau khi tượng trái nên thăm vườn thường xuyên, nếu phát hiện có trên 2% trái bị nhiễm trên tổng số trái trên cây thì tiến hành phun thuốc. - Sử dụng bao trái khi trái qua giai đọan rụng sinh lý trong khỏang 35-40 ngày tuổi. Một đến hai ngày trước khi bao trái phun thuốc trừ sâu bệnh. - Xử lý nhiệt trái thu hoạch: hiệu quả trong việc diệt trứng ruồi phục vụ cho trái xoài xuất khẩu. 1.6. Sâu đục quả (hột) xoài - Triệu chứng Xoài là loại cây ăn trái ngon được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay diện tích trồng xoài đang ngày càng được mở rộng, song sâu bệnh trên xoài đang là mối quan tâm của nhà vườn, trong đó sâu đục hột là một trong những đối tượng gây hại quan trọng nhất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái xoài. Khi trái bị đục, ở chóp trái có chất lỏng tiết ra từ vết đục, sau đó sẽ có chấm đen nhỏ và dần dần chấm đen này lan rộng ra. Thoạt nhìn, nông dân có thể lầm tưởng là triệu chứng của bệnh. Ấu trùng tuồi nhỏ thích ăn phần thịt trái nhưng khi 93 lớn, sâu tấn công chủ yếu phần hột. Ngoài ra, từ vết đục của sâu còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển làm trái xoài bị thối nhanh, vết thối bắt đầu từ phần đít trái đi lên ( phân biệt với bệnh thối trái thì vết thối từ trên cuống trái lan xuống ). Khi sâu vào bên trong ăn hết phần hột, chúng sẽ di chuyển sang những trái khác. Trái xoài bị sâu đục hột phá hại thì phần chóp trái có thể bị biến dạng, cong lại. Nếu sâu phá hại lúc trái nhỏ thì làm trái rụng, nhưng ở giai đoạn trái lớn mặc dù bị thối nửa trái, trái vẫn còn dính trên cây. Thường trong mỗi trái có từ 1-2 con sâu nhưng ở những vùng mật số sâu cao có thể tìm thấy 4-5 con/ trái. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại Thành trùng sâu đục hột là loài ngài thuộc họ Pyralidae bộ Lepidoptera. Chiều ngang sãi cánh khoảng 25 –28 mm, cánh trước màu nâu, cánh sau màu xám trắng. Thân có những khoang trắng đỏ xen kẻ nhau rất đặc biệt. Thành trùng hoạt động chủ yếu về đêm, ban ngày ẩn trốn dưới các lá cây. Chúng rất thích đẻ trứng trên những chùm trái khuất ánh sáng. Ấu trùng dài khoảng 20-22mm, rất dễ dàng nhận biết vì những khoang trắng, đỏ xen kẻ trên lưng. Ngài thường đẻ trứng thành từng khối trên phần chóp trái hoặc trong những khe nứt của trái. Sau khi nở, sâu non di chuyển về chóp trái. Khi mới nở sâu chưa đục ngay vào trái mà nằm dưới vỏ xoài để ăn phá, sau đó mới đục vào trái. Sâu đục hột thường gây hại trên trái xoài non 30 –40 ngày sau khi tượng trái (khoảng bằng trái mận ) vì chúng rất thích hột trái non mềm, trái già hột bắt đầu cứng, sâu ít tấn công. Triệu chứng xuất hiện rộ khi trái gần cứng bao đầu. Sau giai đoạn ấu trùng, sâu rơi xuống đất hóa nhộng. Hình 2.6.11. Ấu trùng sâu đục hột xoài. Hình 2.6.12. Ấu trùng sâu đục hột xoài. - Biện pháp phòng trừ - Đặc tính sâu đục hột gây hại phần trong của trái nên rất khó phòng trừ, biện pháp phòng tốt sẽ làm giảm được tác hại của chúng. - Nên tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng cho vườn xoài. 94 - Trong những vùng thường xuyên bị nhiễm sâu đục hột nên bao trái. Biện pháp bao trái rất có hiệu quả không chỉ ngăn ngừa sự gây hại của sâu đục hột mà còn hạn chế được bệnh da ếch, ruồi đục trái, bệnh thán thư trên trái và trái có màu sắc đẹp. Bao trái có thể tiến hành vào khoảng 35-40 ngày sau khi đậu trái. - Thu lượm những trái bị sâu (còn trên cây hay rớt xuống đất) đem tiêu huỷ vì sâu có thể còn nằm trong trái. - Nếu phun thuốc hóa học thì cần phải phun sớm khi thấy bướm sâu đục hột xuất hiện trong vườn hoặc quan sát thấy chóp trái mới bị chấm đen thì phun thuốc vết đục sẽ thành thẹo và sau đó mất đi trong quá trình phát triển trái. Sử dụng một trong những loại thuốc sau : Regent 5SC, Map Genie 12EC, Oncol 20EC, Marshal 200SC, , Chú ý: khi vừa mới nở sâu chưa đục ngay vào phần hột mà nằm ngay dưới lớp vỏ xoài để ăn phá, vì vậy nếu sử dụng thuốc vào giai đoạn này thì xác suất diệt được sâu sẽ rất cao và nếu sâu đã đục được vào tới hột thì thuốc sẽ kém hiệu quả. 1.7. Rầy bông xoài - Triệu chứng Chỉ ghi nhận được gây hại chủ yếu trên cây xoài. Rầy thường gây hại trên bông và lá non. Khi bị hại có thể quan sát thấy bông khô, nâu và rụng, cả phát hoa có thể rụng toàn bộ bông, chỉ còn trơ trụi lại cành nhỏ. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại - Thành trùng có màu nâu hay xanh nhạt, dài khoảng 4 mm. - Trứng mới đẻ có màu trắng sau đó là màu trắng sữa, kích thước khoảng 0,86 x 0,30 mm. - Ấu trùng tuxoài cuối (tuxoài 5) có chiều dài 3,7-3,8 mm, màu sắc biến đxoài từ trắng đến xanh hoặc vàng đen. Hình 2.6.13. Trưởng thành rầy hại bông xoài 95 * Vòng đời: - Trứng: 4-6 ngày. - Sâu non: 11-18 ngày. - Trưởng thành: 3-12 ngày. Thành trùng hiện diện suốt năm trên cây trong những vết nứt của cây và mật số gia tăng khi cây ra lá non và trổ bông. Trứng được đẻ từng trứng trong nụ bông, trong gân lá, trong phiến lá và cả trong cuống của chồi non. Một con cái có thể đẻ 100-200 trứng. Thành trùng sau khi vũ hóa, di chuyển ngay đến chồi non hoặc bông để đẻ trứng. Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa của bông và lá non. Bông bị rầy chích hút sẽ trở nên nâu, khô và sau đó sẽ rụng. Rầy còn tiết ra mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Thiên địch của rầy bông xoài: - Thiên địch ăn mồi: Nhện, bọ rùa, kiến vàng. - Thiên địch ký sinh: Nấm Verticillium lecanii, Beauveria bassiana, Hirsutella versicolor. - Biện pháp phòng trừ - Sau thu hoạch tiến hành tỉa cắt cành tạo điều kiện thông thoáng để hạn chế sự phát triển của rầy. - Dùng các loại thuốc để phun khi cần thiết như Buprofezin (Butyl, Applaud...), Cypermethrin (Cyperin, Secsaigon ), Trebon... 1.8. Sâu ăn bông xoài - Triệu chứng Ngoài hại trên xoài chúng còn gây hại trên nhãn và chôm chôm. Sâu gây hại bằng cách ăn trụi các nhánh bông, có thể phát hiện thấy rất nhiều sâu trên một bông. Loài này có thể tấn công từ khi bông mới bắt đầu nhú ra cho đến giai đoạn đậu trái. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại - Thành trùng là một loài bướm có chiều dài sải cánh khoảng 2,5 cm, thân và cánh có màu xanh, mép của cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu. - Ấu trùng có dạng sâu đo, màu xanh hơi vàng, kích thước khoảng 25- 30 mm, trên thân có những đốm nhỏ màu vàng nâu. 96 - Nhộng có kích thước khoảng 16 mm, khi mới hóa nhộng có màu xanh lợt và có màu vàng nâu khi sắp vũ hóa, thời gian nhộng kéo dài 6-8 ngày. Khi bị động, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông nên rất khó phát hiện. Hình 2.6.14. Sâu ăn bông xoài - Biện pháp phòng trừ Sử dụng thuốc khi phát hiện 5% chùm bông bị nhiễm, có thể xử lý với các loại thuốc Biocin, Dipel, Sagolex, Cypermethrin (Sherpa, Cyperin) ở vùng thường xuyên bị nhiễm có thể phun ngừa khi xoài vừa nhú bông. 1.9. Rệp sáp - Triệu chứng Rệp sáp phấn gây hại trên xoài và nhiều loại cây trồng khác. Rệp sáp phấn bám vào lá, hoa và cuống trái để hút dịch làm lá vàng, hoa rụng và trái phát triển kém, nếu bị hại nặng trái sẽ bị rụng. Ngoài ra rệp còn gây hại trên rễ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại Trưởng thành không cánh, dài 3-3,5 mm. rìa mỗi bên cơ thể có các sợi tua sáp trắng, phần đuôi cũng có một đôi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp như phấn. 97 Hình 2.6.15. Rệp sáp hại xoài - Đặc điểm sinh học và sinh thái Cả rệp trưởng thành và rệp non đều chích hút nhựa rễ, lá, hoa, trái. Vào giai đoạn trái non, nếu mật số rệp sáp cao, trái sẽ bị rụng. Bên cạnh đó mật ngọt do rệp tiết ra sẽ giúp nấm bồ hóng phát triển, làm lá và vỏ trái bị đen, ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của trái. Vòng đời rệp 5-6 tuần. - Thiên địch của rệp sáp phấn: Gồm nhiều loài bọ rùa và ong ký sinh. - Biện pháp phòng trừ - Phun nước vào trái để rửa trôi rệp sáp trên trái. - Tỉa bỏ những trái bị nhiễm ở giai đoạn đầu. - Tránh trồng xen với những loại cây dễ bị rệp sáp như măng cụt, cà phê. - Phun thuốc Pyrinex, Supracide, Basudin, Sagolex, Vidithoate, dầu khoáng D-C Tron Plus... khi mật độ cao. 1.10. Bọ trĩ hại xoài - Triêu chứng Gây hại chủ yếu trên chồi, lá non, bông và trái non, cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại bằng cách chích hút. Trên chồi, lá non, bọ trĩ (bù lạch) thường chích trên cá rìa lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo. Trên chồi nếu bị tấn công mạnh, chồi sẽ không cho lá và trái. Mật số thường cao trên bông khi bị gây nặng bông sẽ rụng. Vào giai đọan tượng trái non, nếu bị bù lạch gây hại, chung quanh vùng cuống trái sẽ xuất hiện một vòng màu xám. Nếu mật số cao trái sẽ bị rụng và biến dạng. Trên trái lớn nếu bị nhiễm bù lạch, trái cũng có thể bị biến dạng và da trái bị đen - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại 98 Thành trùng có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 0,1-0,2 mm, màu vàng đến vàng cam, cách hẹp, hai bên rìa cánh có nhiều sợi lông nhỏ dài. Hình 2.6.16. Triệu chứng bọ trĩ hại trái xoài. Bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn, đẻ trứng nhiều, do đó nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ càng nặng nề hơn. - Biện pháp phòng trừ - Phun nước là biện pháp khống chế mật số của bù lạch. - Tỉa cành lọai trừ bù lạch ở giai đọan chồi non nếu mật số cao. - Xử lý thuốc khi mật số khỏang 3-5 con/ chồi hoặc trái. 1.11. Nhện đỏ hại xoài - Triêu chứng Nhện thường tập trung trên những lá đã chuyển sang màu xanh, hiện diện mặt trên lá xoài thàng từng đám một.Gây hại bằng cánh hút dịch của lá , các lá bị nhện hại trở nên vàng hoặc xám bạc. Nếu mật số cao cả lá bị vàng, khô và rụng. - Đặc điểm hình thái và cách thức gây hại Hiện tượng da cám trên xòai hiện nay trên một số vùng trồng xòai của Tiền Giang, Đồng tháp, có thể là do nhện, giống như trên cam, quýt. 99 Hình 2.6.17. Nhện đỏ hại xoài - Biện pháp phòng trừ Xử lý cho xòai ra trái tập trung. Biện pháp này nếu vận động được nhiều chủ vườn cùng tiến hành trên diện rộng thì mới có kết quả cao. - Sau mỗi vụ thu họach nên cắt tỉa tạo cho vườn luôn thông thóang, cắt đứt nguồn lây lan của bù lạch. - Vào những thời điểm xòai ra đọt non, lá non, ra hoa kết trái nên kiểm tra bù lạch thường xuyên (bằng kính lúp phóng đại lớn), để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời. 2. Phòng trừ bệnh hại xoài 2.1. Bệnh thán thư - Triệu chứng Đây là bệnh nguy hiểm trên cây xoài. Bệnh thán thư trên xoài phát triển trên tất cả các bộ phận của cây và xuất hiện quanh năm có những triệu chứng đặc trưng trên từng bộ .phận. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa mưa -Trên lá Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, triệu chứng bắt đầu có những đốm nhỏ như mũi kim có màu nâu sẫm đến đen có hình dạnh không định hình lúc thì hình tròn, hình bầu dục, hình ngôi sao và về sau vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mảng và lan rộng ra,ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và có những lổ thủng làm lá non không phát triển đôi khi bị biến dạng,ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây. - Trên bông Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm đen bông và rụng. Bệnh còn phát triển trên cả cành non của cây. 100 Hình 2.6.16. Triệu chứng bệnh thán thư trên lá Hình 2.6.17. Triệu chứng bệnh thán thư trên bông - Trên trái Sự phát triển của bệnh trên trái,bị nhiễm bệnh từ lúc trái còn non đến thu hoạch,vết bệnh lúc đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn lỏm vào phần thịt trái khoảng 5-10mm và có thể lan bao quanh trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thốisau đó trái sẽ rụng. Hình 2.6.18. Triệu chứng bệnh thán thư trên xoài - Tác nhân: Do nấm Colletotrichum glocosporiodes + Điều kiện phát sinh phát triển. Bệnh lưu tồn trong cành lá bệnh trên cây hoặc lá tàn dư trên mặt đất, trong điều kiện độ ẩm cao, trời mát bệnh phát triển gây hại nặng, nặng nhất trong mùa mưa. 101 Trên trái, đốm bệnh tập trung nhiều trên cuống, hay trên chóp trái. Nấm có thể xâm nhập vào các lỗ tự nhiên trên trái còn xanh. Khi bệnh phát triển mạnh sẽ ăn sâu vào thịt quả trong quá trình trái chín. Khi có sương nhiều bệnh hại nặng trên bông. - Phòng trừ - Cây giống phải sạch bệnh. - Vườn phải thông thoáng (tỉa cành, vệ sinh vườn...). - Có thể khống chế chiều cao của cây để dễ phun thuốc phòng trừ. - Khi có bệnh xuất hiện cần phun thuốc định kỳ để phòng trừ. - Các loại thuốc như Antracol 50WP, Amista, Nustar 40EC, Carbendazim hay các loại thuốc gốc đồng (Bordeaux, Copper B, Benlate C, đồng oxychlorid) Mancozeb, Benomyl nên sử dụng luân phiên để tăng hiệu quả của thuốc. Có thể tiến hành 5-7 ngày phun từ chớm ra hoa đến 2 tuần trước khi thu hoạch. Lần đầu phun khi phát hoa dài 5-6cm, các lần phun cách nhau 2 tuần. 2.2. Bệnh phấn trắng - Triệu chứng Gây hại trên lá non cành non và quan trọng nhất gây hại trên chùm hoa và trái non. Đặc trưng của vết bệnh là một lớp phấn phủ màu xám trắng của động bào tử nấm. Bệnh nặng làm cho hoa bị khô và rụng, trái non rụng sớm. Lá bị bệnh thường bắt đầu từ mặt dưới với những đốm màu trắng bao phủ bên ngoài vết bệnh, lá bị biến dạng, kích thước nhỏ. Bệnh cũng tấn công trên chồi non gây khô cháy, ngọn khó phát triển được. 102 Tác nhân: Do nấm Odium mangiferae phát triển và lan nhanh trong điều kiện mưa nhiều và ẩm độ cao. Phòng trừ - Mật độ trồng vừa phải, tránh giao tán. - Tỉa cành tạo tán thoáng, vệ sinh vườn. - Tỉa bỏ các bộ phận bệnh tiêu hủy. - Phun thuốc là biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_xoai.pdf