Mô đun Trồng chăm sóc măng tây được bố cục gồm 3 bài, trong
mỗi bài, nội dung được trình bày theo kiểu tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và
kỹ năng thực hành. Bài 1: Chuẩn bị giống măng tây để trồng. Bài 2: Trồng măng
tây ra ruộng sản xuất. Bài 3: Chăm sóc măng tây sau trồng
85 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc măng tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải thường xuyên tưới đầy đủ nước sạch, duy trì ổn
định độ ẩm trong chân đất trồng từ 6 -70%
- Bên cạnh phân bón, nước tưới là một yếu tố quyết định cho năng suất
măng nhiều hay ít. Nếu đất nặng thì số lần tưới ít, nếu đất nhẹ thì cần tưới
thường xuyên hơn.
- Măng tây là cây trồng cạn không chịu được ngập úng nước, nhưng
không chịu được hạn. Nhu cầu nước của cây măng tây thay đổi tùy theo điều
kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, thời vụ gieo trồng, giống và đặc biệt là phụ
thuộc từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Nhu cầu nước của cây
tăng dần theo sự tăng trưởng diện tích lá theo từng giai đoạn:
- Thời kỳ mọc mầm: đất phải đủ ẩm, hạt mới hút được no nước để nẩy
mầm nhanh, đều, khỏe; nếu đất quá khô hạn, hoặc quá úng nước đều không có
lợi cho quá trình nẩy mầm, thậm chí gây thối hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
mật độ cây con trong vườn ươm. Thời kỳ này ẩm độ đất thích hợp là 7 - 80%.
- Thời kỳ cây con trong vườn ươm: ở giai đoạn đầu khi cây có 1- 2 lá
thật là thời điểm cây khủng hoảng về nước và dinh dưỡng (vì cây chuyển từ
61
sống nhờ dinh dưỡng trong hạt sang tự hút dinh dưỡng, hút nước trong đất
trong khi rễ chưa phát triển mạnh). Nếu đất khô hạn, thiếu nước trong giai đoạn
này là rất nguy hiểm, có thể gây héo chết cây con hàng loạt. Lượng nước cần
tăng dần theo sự tăng trưởng của thân lá. Nếu khô hạn cây sinh trưởng phát
triển chậm, lá nhỏ làm giảm diện tích lá và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng
của cây.
- Thời kỳ cây con khi mới trồng ra ngoài ruộng, nhu cầu nước của cây
không lớn, nhưng nếu đất không đủ ẩm cây bén rễ hồi xanh chậm, thậm chí bị
chết. Sau bén rễ hồi xanh, nhu cầu nước dần tăng lên. Nếu thiếu nước, đất khô
hạn cây con sinh trưởng chậm, đanh cây, phân cành nhánh kém, chậm cho
măng.
- Thời kỳ mọc măng: Đây là thời kỳ cây măng tây cần nhiều nước nhất.
Nếu thiếu nước ở giai đoạn này măng sẽ mọc chậm, nhỏ, mầu sắc mã kém hấp
dẫn, ít măng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng măng. Trong
sản xuất đặc biệt không được để cây thiếu nước ở giai đoạn này.
- Mùa nắng phải tưới thường xuyên mỗi ngày, giữ đều độ ẩm của đất
khoảng 65-70% để có măng ngọt, mềm với năng suất, chất lượng cao. Mùa
mưa phải chú ý tiêu thoát nước cho thật tốt, tuyệt đối không được để úng ngập
quá 24 giờ, sẽ làm đầu chồi măng biến dạng cong vẹo, gốc rễ cây măng và chồi
măng phát bệnh, hư thối, cây sẽ không cho măng hoặc măng bị giảm chất
lượng đáng kể không thể thu hoạch được.
6.2. Xác định thời điểm điều tiết nước cho măng tây
Có nhiều phương pháp xác định khác nhau, như:
- Phương pháp xác định thông qua sự quan sát trực tiếp trạng thái, màu
sắc của đất ngoài đồng ruộng.
- Phương pháp quan sát thực trạng hình thái, ngoại hình của cây trồng
trên đồng ruộng
- Phương pháp xác định bằng thiết bị đo nhanh độ ẩm đất ngoài đồng
ruộng
- Phương pháp lấy mẫu đất về sấy khô.
Tuy nhiên, trong điều kiên thực tế sản xuất, đối với người nông dân
thường áp dụng 3 phương pháp đơn giản sau đây cũng cho kết quả tương đối
chính xác và chấp nhận được:
* Ph ng h q an s t t ự tiế đ t t ồng:
Đây là phương pháp cảm quan dựa vào kinh nghiệm, xác định thông qua sự
quan sát trực tiếp trạng thái, màu sắc của đất ngoài đồng ruộng. Cách tiến hành
như sau:
62
- Ra thăm ruộng trồng măng tây, quan sát màu sắc của lớp đất trên mặt
luống, nếu có mầu xẩm tối là đất ẩm, đủ nước; ngược lại nếu có màu trắng xám
là đất không đủ ẩm, thiếu nước
- Dùng chân đá nhẹ lớp đất trên mặt luống nếu đất khó tơi, không bụi là
đất đủ ẩm; nếu đất tơi nhỏ, tạo bụi bay là đất thiếu ẩm
* Ph ng h ê đ t bằng tay:
- Lấy một nắm đất vào lòng bàn tay, bóp nhẹ rồi mở tay ra, nếu nắm đất
không tơi rời, vẫn giữ nguyên hình dạng là đất đủ ẩm; nếu đất tơi rời, nát,
không còn giữ nguyên hình dạng là đất thiếu ẩm, khô.
- Lấy một nắm đất, dùng 2 lòng bàn tay vê nhẹ thành hình con giun, từ từ
b cong giun đất nếu không bị gãy nứt là đất đủ ẩm; nếu bị gãy, rạn nứt nhiều
là đất thiếu ẩm.
* Ph ng h q an s t ây t ồng t ên đồng ộng:
Quan sát thực trạng hình thái, ngoại hình của cây trồng trên đồng ruộng.
Nếu đất đủ ẩm, cây sinh trưởng, phát triển bình thường, thân lá, bộ phận non
sáng bóng, màu mỡ, không bị héo rũ, thế đứng của cây bình thường.
Nếu thiếu ẩm, lá non, cành non héo rũ, đanh cây; nhiều lá khô vàng úa
Nếu đất quá ẩm, úng cây hay bị héo xanh, lá gốc vàng rụng nhiều
6.3. Các phương pháp điều tiết nước cho măng tây
Ph ng h t ới: Là cách đưa nước vào ruộng để biến nước đó thành
nước cung cấp cho cây trồng
Kỹ th t t ới: Là các biện pháp kỹ thuật cụ thể được áp dụng để thực
hiện các phương pháp tưới đã đề ra.
6.3.1. Yêu ầu đ vớ phương pháp đ ều t ết nướ ho ng t
- Lượng nước tưới phải thấm đều trong ruộng không gây tình trạng chỗ
quá thừa, chỗ quá thiếu.
- Có hệ số sử dụng nước hữu ích cao, ít tiêu hao, rò rỉ ...
- Có thể kết hợp được với các biện pháp canh tác khác trên đồng ruộng
- Đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu cho đất đai và cây trồng.
- Phải dễ thực hiện, ít tốn kém và không gây trở ngại cho đến việc canh
tác khác.
- Tiêu nước kịp thời khi mưa to, không để ruộng bị ngập úng hay quá
ẩm, tuyệt đối không được để ruộng măng bị ngập úng quá 24 giờ, vì bộ rễ cây
măng rất nhát nước và rất dễ bị tổn thương sẽ làm chồi măng biến dạng cong
vẹo, gốc rễ cây măng và chồi măng phát bệnh, hư hỏng, cây sẽ không cho
măng, hoặc măng bị giảm chất lượng không thể thu hoạch được.
63
- Vì chồi măng sinh sôi và phát triển chủ yếu vào ban đêm, tuyệt đối
không nên tưới nước cho cây măng từ sau 5 giờ chiều mỗi ngày. Nếu để nước
tưới hoặc nước trời mưa to vào buổi chiều tối ứ đọng không tiêu thoát đi được,
làm ngập úng chân đất trồng cây măng sẽ làm tổn thương hoặc thối hỏng bộ rễ
cây măng, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng, ức chế việc sinh sôi nảy nở các chồi
măng vào buổi tối hôm đó, có thể làm biến dạng cong vẹo chồi măng, làm giảm
hoặc mất sản lượng măng vào buổi sáng hôm sau.
- Chỉ nên tưới nước cho cây măng tây vào các buổi sáng sớm hàng ngày,
sau khi đã thu hoạch xong lứa măng tươi mỗi buổi sáng.
6.3.2. Cá n ứ để lựa họn phương pháp tướ t êu:
Khi lựa chọn cần dựa vào các căn cứ sau:
- Tính thích hợp của phương pháp
- Mức chi phí đầu tư của phương pháp
- Đặc điểm, tính chất đất đai
- Đặc trưng về địa hình
- Khả năng cung cấp nước
- Cây trồng, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nhu cầu nước của cây trồng
6.4. Kỹ thuật tưới tiêu nước cho măng tây
6.4.1. Phương pháp tướ rãnh
Tưới rãnh là đưa nước vào rãnh giữa các luống cây, nước sẽ ngấm đều
vào luống cung cấp nước cho cây trồng.
Hình 2.3.23: Phương pháp tưới nước qua rãnh luống cho cây măng tây
64
Hiệu quả thấm nước phụ thuộc vào loại đất, (thành phần cơ giới), lưu
lượng, độ sâu mức nước đưa vào rãnh.
Đây là phương pháp tưới nước phổ biến hiện nay cho ruộng trồng măng
tây ở những nơi có nguồn nước dồi dào.
Ư , Nh ợ điểm:
- Chi phí tương đối thấp
- Không làm trôi đất; lớp đất mặt vẫn tơi xốp.
- Không bị rửa trôi làm mất phân bón
- Không tốn nhiều nước
- Không gây thương tích cho cây.
- Hạn chế được sự xâm nhiễm, lây lan một số loài sâu bệnh hại
- Tuy nhiên thời gian tưới phải kéo dài
6.4.2. Phương pháp tướ phun ưa
- Kh i ni m:
Là phương pháp tưới sử dụng một hệ thống thiết bị có áp để phân phối
nước trên mặt đất ruộng cho cây dưới dạng hạt mưa.
Phương pháp này được áp dụng ở nhiều nước trên Thế Giới
Hình 2.3.24: Phương pháp tưới phun mưa, tưới tia nhỏ
Ư điểm
+ Có thể tưới cho bất kỳ loại địa hình nào (cao, thấp, gồ ghề...)
+ Có thể tạo ra được độ ẩm đồng đều cho đất.
+ Chủ động điều tiết được lượng nước tưới.
+ Tạo không khí mát m , có lợi cho sinh trưởng của cây trồng
65
+ Tiết kiệm được nhân lực, nhất là trong diều kiện tự động hoá
+ Có thể kết hợp giữa tưới nước với bón phân qua lá, phòng trừ sâu bệnh
rất có hiệu quả.
- Hạn hế:
+ Cần phải có vốn đầu tư ban đầu khá cao
+ Chi phí quản lý cao, tốn năng lượng, và đòi hỏi kỹ thuật sử dụng cao
+ Kỹ thuật tưới phun mưa phụ thuộc vào hướng gió và tốc độ gió, do đó
những nơi thường xuyên có tốc độ gió lớn thì không chọn phương pháp này
6.4.3. Phương pháp tướ nhỏ g ọt
- Kh i ni m:
Là phương pháp dùng một hệ thống đường ống để dẫn nước, nước được
trực tiếp đưa vào vùng đất có rễ cây trồng nhờ một thiết bị nhỏ giọt. Đây là
phương pháp tưới hiện đại nhất.
Hình 2.3.25: Mô hình tưới nhỏ giọt theo gốc cho măng tây
- Ư , nh ợ điểm:
Ư điểm:
+ Hiệu quả sử dụng nước cao
+ Năng suất tưới cao vì có thể điều khiển được lượng nước tưới cung cấp
theo yêu cầu của cây trồng
+ Độ thoáng khí ở trong đất được duy trì
+ Không xuất hiện dòng chảy trên mặt, chi phí về năng lượng thấp hơn
so với tưới phun mưa, tiết kiệm được 3 -6 % so với tưới rãnh.
66
+ Chi phí về lắp đặt thấp
+ Có thể tưới cả ngày đêm và tưới trên diện tích lớn, phòng chống được
mặn ở trong đất vì nó luôn luôn duy trì được ẩm độ thích hợp.
+ Có thể kết hợp với bón phân và phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cao.
- Nh ợ điểm:
+ Hệ số phân phối nước và hiệu suất sử dụng nước không phù hợp khi
các lỗ tưới bị tắc
+ Không có khả năng phòng chống sương muối và cải thiện tiểu khí hậu
như tưới phun mưa
+ Muối hòa tan có trong nước tưới sẽ tích tụ ở trong tầng đất hoạt động
của bộ rễ cây, không có lợi.
+ Chi phí ban đầu cao hơn tưới phun mưa và các phương pháp khác
+ Có thể làm phát sinh nhiều cỏ dại, đến giai đoạn cây cho măng có thể
làm hỏng măng chưa thu hoạch nếu không kịp chụp nón bảo vệ các lá đài trên
đầu các chồi măng.
B. Câu hỏi các b i tập thực h nh
1. Câu hỏi
Câu 1: Trồng dặm cho ruộng măng tây có tác dụng gì? Nên dặm vào thời
điểm nào sau trồng là tốt nhất?
Câu 2: Hiện nay trong trong việc bón phân cho cây trồng nên hạn chế sử
dụng các loại phân vô cơ hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi
sinh hữu cơ, như vậy đúng hay sai?
Câu 3: Nếu có đủ điều kiện, anh (chị) nên chọn phương pháp tưới nào để
tưới nước cho măng tây là tốt nhất.
Câu 4: Tỉa cành, định cây cho măng tây có tác dụng gì?
2. B i tập thực h nh
B i thực h nh số 2.3.1 : Bón thúc phân cho cây măng tây
B i thực h nh số 2.3.2 : Cắt, tỉa cho cây măng tây
C. Ghi nhớ
- Thời điểm dặm, kỹ thuật dặm bổ sung cây con trên ruộng măng tây.
- Nguyên tắc, yêu cầu và kỹ thuật bón phân thúc cho cây măng tây.
- Kỹ thuật cắt, tỉa cành lá và tr hóa cho ruộng măng tây.
67
HƯỚNG DẪN GI NG DẠY MÔ ĐUN
I. Ị TRÍ TÍNH CHẤT C A MÔ ĐUN
1. ị trí:
Mô đun Trồng và chăm sóc măng tây là mô đun chuyên môn nghề trong
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng măng tây, cà rốt, cải củ;
được giảng dạy sau mô đun: Lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi trồng; giảng
dạy sau các mô đun Phòng trừ dịch hại và Thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm ( ó thể
b t giảng ạy đồng th i ới mô đ n T ồng hăm só t, ải ủ);
Mô đun này cũng có thể được bố trí giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với
một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.
2. Tính chất:
Là mô đun chuyên môn nghề được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
để thực hiện các công việc trồng và chăm sóc măng tây. Việc hình thành và rèn
luyện lỹ năng thực hành là mục tiêu trọng tâm. Vì vậy để nâng cao chất lượng
dạy nghề, mô đun cần được thực hiện ngay tại cơ sở trồng măng tây, trong thời
gian diễn ra hoạt động trồng và chăm sóc măng tây.
II. MỤC TIÊU C A MÔ ĐUN
1. Kiến thức:
- Liệt kê được các bước trong quy trình chuẩn bị và gieo ươm cây giống
măng tây;
- Trình bày được tiêu chuẩn cây giống và nội dung các bước trong quy
trình trồng cây măng tây giống trên ngoài ruộng sản xuất đại trà;
- Hiểu và trình bày được nội dung của quy trình kỹ thuật trong các khâu
công việc chăm sóc măng tây.
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn được giống măng tây phù hợp để gieo trồng;
- Thực hiện được việc chuẩn bị đất để gieo ươm cây giống;
- Thực hiện được các khâu công việc gieo ươm, chăm sóc cây con giống
măng tây đạt tiêu chuẩn cao nhất, đủ số lượng, đúng thời vụ để cung cấp cây
giống cho sản xuất;
- Xác định được loại phân bón và tính toán lượng phân bón cần sử dụng,
thực hiện được việc bón lót cho trước khi trồng măng tây;
- Thực hiện thành thạo các khâu công việc chọn cây đủ tiêu chuẩn, trồng
cây măng tây giống ra ruộng sản xuất đại trà, chăm sóc cây con sau trồng đảm
bảo đúng mật độ, khoảng cách, có tỷ lệ cây con sống cao nhất;
68
- Thực hiện được các khâu công việc: Trồng dặm, làm giàn chống đổ,
xới xáo, làm cỏ, cắt tỉa, bón phân và điều tiết nước cho măng tây trên đồng
ruộng.
3. Thái độ:
- Tuân thủ quy trình chọn giống, kiểm tra chất lượng giống măng tây để
trồng. Tiết kiệm giống, vật tư; an toàn lao động, bảo vệ môi trường và đảm bảo
ab toàn thực phẩm.
- Tuân thủ quy trình, quy phạm trong việc trồng, chăm sóc vườn trồng để
cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, tạo sản phẩm an
toàn vệ sinh thực phẩm.
III. NỘI DUNG CHÍNH C A MÔ ĐUN
Mã
bài
Tên bài
Loại b i
dạy
Địa điểm
Thời gian (gi )
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
MĐ
02.01
Chuẩn bị giống
măng tây để trồng
Tích hợp Phòng học;
Đồng ruộng
32 8 22 2
MĐ
02.02
Trồng măng tây ra
ruộng sản xuất
Tích hợp Phòng học;
Đồng ruộng
32 8 24 -
MĐ
02.03
Chăm sóc măng tây
sau trồng
Tích hợp Phòng học;
Đồng ruộng
52 12 38 2
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Tổng số 120 28 84 8
* Ghi hú: Th i gian iểm t a đ nh ỳ đ ợ t nh o gi thự h nh.
I . Hướng dẫn thực hiện b i tập thực h nh
4.1. B i thực h nh số 2.1.1: Gieo ươm hạt giống măng tây trên nền đất
* Mụ tiê : Sau khi học xong bài này học viên có khả năng thực hiện
được đúng quy trình kỹ thuật các khâu công việc ngâm ủ hạt giống, gieo hạt và
tưới nước sau gieo trong hợp phần kỹ thuật làm vườn ươm cây măng tây giống
để trồng.
* Đ a điểm ng ồn ự ần thiết để thự hi n:
- Địa điểm thực hiện:
Trên ruộng ươm cây giống măng tây nơi cơ sở đào tạo
69
- Các nguồn lực cần thiết (tính cho 1 nhóm học viên):
TT Danh mục – Quy cách Đơn ị tính Số lượng
1 Đất vườn ươm đã được
chuẩn bị sẵn
m
2
50
2 Hạt măng tây giống gam Đủ gieo cho 5 m2 vườn
ươm
3 Dụng cụ ngâm ủ hạt giống -
3 Phân bón lót các loại kg Đủ bón cho 5 m2 vườn
ươm
4 Thuốc trừ sâu bệnh - Đủ dùng cho 5 m2 vườn
ươm
5 Thuốc trừ cỏ Lọ 01
6 Vật liệu che tủ luống - Đủ dùng cho 5 m2 vườn
ươm
7 Cuốc bàn Chiếc 03
8 X ng Chiếc 02
9 Cào 01
10 Dụng cụ chứa đựng, vận
chuyển phân bón
- -
11 Thùng ô doa tưới nước Chiếc 01
12 Bình bơm thuốc bằng tay Chiếc 01
13 Thước dây loại 5m Chiếc 01
14 Bộ đồ bảo hộ lao động Bộ Mỗi người 1 bộ
* C h thứ tổ hứ thự hi n:
- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp
- Chia lớp học viên thành từng nhóm 4 – 5 người để thực hiện
- Giáo viên giao địa bàn, mẫu giống cho nhóm học viên thực hiện
- Nhóm học viên thực hiện thứ tự các bước công việc theo phiếu hướng
dẫn do giáo viên đưa ra.
70
Phiếu hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật
l m đất gieo ươm hạt giống măng tây
Công việc Dụng cụ
Cách làm và yêu
cầu cần đạt
Những lỗi
thường gặp
1. Chuẩn bị
dụng cụ vật
tư
Tất cả các
dụng cụ, vật
tưnhư đã
nêu ở mục 3
Đủ số lượng, đúng quy
cách
Chuẩn bị
thừa/thiếu, không
đảm bảo quy cách
2. Xử lý hạt
giống
- Nước nóng,
nước lạnh sạch
- Thuốc trừ
bệnh
Dụng cụ pha
chế thuốc,
ngâm hạt
- Theo quy trình đã
hướng dẫn trong phần
lý thuyết
- Dùng đúng loại thuốc,
đúng nồng độ, liều
lượng. ngâm giống
đúng thời gian
- Pha nước ngâm
hạt quá nóng/lạnh
Ngâm hạt không
đủ thời gian
- Pha chế thuốc
không đúng nồng
độ; ngâm hạt giống
không đúng thời
gian
- Làm ô nhiễm môi
trường;
3. ủ hạt giống Dụng cụ chứa
đựng
- Theo quy trình đã
hướng dẫn trong phần
lý thuyết
- Hạt ngâm, ủ bị
chua, thối mất sức
nảy mầm
4. Gieo hạt Hạt giống đã ủ
nứt nanh
Dụng cụ đựng
hạt
Gieo đều khắp hết số hạt
trên mặt luống
Không làm rơi vãi hạt
giống
- Gieo hạt không
đều khắp mặt
luống
- Làm rơi vãi hao
hụt hạt giống
5. Lấp hạt Gậy đập to
bản
Theo hướng dẫn đã nêu
trong phần lý thuyết
Không lấp kín hạt,
làm xô dồn hạt
6. Phủ luống
sau gieo
Vỏ trấu hoặc
rơm rạ băm
nhỏ
Phủ đều, kín khắp mặt
luống
Lớp vật liệu tủ dày 3 –
4cm
- Phủ không đều,
nơi dày nơi mỏng,
không đủ độ dầy
của lớp tủ
7. Tưới nước
sau gieo
Thùng ô doa
Nguồn nước
Tưới đẫm đều khắp lên
mặt luống
Tưới không đủ ẩm,
không đều, nơi khô
71
sạch để tưới nơi quá ướt
11. Thu dọn,
vệ sinh dụng
cụ, địa bàn
thực tập
- Sạch sẽ, gọn gàng, không
làm mất vệ sinh
Không bỏ sót dụng cụ
Làm không gọn
khống sạch
Để quyên dụng cụ
* Đ nh gi ết q ả b i thự h nh ủa họ iên.
- Thời gian hoàn thành bài thực hành: Trong vòng 12 giờ học (3 buổi
học), yêu cầu học viên phải hoàn thành tất cả các nội dung của bài thực hành.
Yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm thực hành: Mỗi nhóm phải gieo ươm khối
lượng hạt giống đủ cho 5 m2 đất vườn ươm; Tỷ lệ hạt mọc mầm > 95%.
Tiêu chí đánh giá của giáo viên đối với sản phẩm thực hành của nhóm
học viên về số lượng, tiêu chuẩn như ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập
được trình bày tại mục V.
4.2. B i thực h nh số 2.1.2: Gieo ươm hạt giống măng tây trong bầu
* Mụ tiê ủa b i: Sa hi họ xong b i n y họ iên ó hả năng:
Thực hiện được đúng quy trình kỹ thuật các khâu công việc từ chuẩn bị
bầu, chuẩn bị giá thể, gieo hạt giống và tưới nước sau gieo.
* Đ a điểm ng ồn ự ần thiết để thự hi n:
- Địa điểm thực hiện:
Trên ruộng ươm cây giống măng tây nơi cơ sở đào tạo
- Các nguồn lực cần thiết (tính cho 1 nhóm học viên):
TT Danh mục – Quy cách Đơn ị tính Số lượng
1 Vật liệu làm bầu hoặc khay bầu m2 50
2 Hạt măng tây giống gam Đủ gieo cho 5 m2
vườn ươm
3 Các thành phần của giá thể kg Đủ bón cho 5 bầu
4 Thuốc trừ sâu bệnh - Đủ dùng để xử lý
hạt giống
5 Vật liệu che tủ bầu - -
6 Cuốc bàn Chiếc 03
7 X ng Chiếc 02
8 Cào 01
9 Dụng cụ chúa đựng, vận chuyển
giá thể
- -
72
10 Thùng ô doa tưới nước Chiếc 01
11 Bình bơm thuốc bằng tay Chiếc 01
12 Bộ đồ bảo hộ lao động Bộ Mỗi người 1 bộ
* C h thứ tổ hứ thự hi n:
- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp;
- Chia lớp học viên thành từng nhóm 4 – 5 người để thực hiện;
- Giáo viên giao địa bàn, mẫu giống cho nhóm học viên thực hiện;
- Nhóm học viên thực hiện thứ tự các bước công việc theo phiếu hướng
dẫn do giáo viên đưa ra;
Phiếu hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật
gieo ươm hạt giống măng tây trong bầu
Công v ệ Dụng ụ
Cách làm và yêu
ầu ần đạt
Những lỗ
thường gặp
1. Chuẩn bị
dụng cụ vật
tư
Tất cả các
dụng cụ, vật
tưnhư đã
nêu ở mục 3
Đủ số lượng, đúng quy
cách
Chuẩn bị thừa hay
thiếu, không đảm
bảo quy cách
2. Làm bầu Dao, kéo
Bấm gim
Theo kích thước hướng
dẫn trong phần lý
thuyết
Bầu bị rách; Không
đúng kích cỡ
3. Chuẩn bị
giá thể
- Cuốc, cào,
vồ xô, chậu,
cân
- Các thành
phần của giá thể
- Dùng cuốc, cào, vồ,
gậy đập nhỏ đất mặt
- Cân và trộn hỗn hợp
các thành phần của giá
thể
- Đất không tơi nhỏ
- Phối trộn không
đúng thành phần tỷ
lệ
- Còn nhiều cỏ rác
4. Cho giá thể
vào bầu
Dụng cụ chứa
đựng giá thể
Cuốc, cào,
x ng con
Cho đầy giá thể vào bầu,
cách miệng bầu 2-3cm
- Xếp bầu gọn theo hàng
lối tại nơi quy định
- Nén giá thể vào
bầu quá chặt
- Cho giá thể vào
bầu quá nhiều/ít so
với yêu cầu.
- Làm rách bầu
73
5. Gieo hạt Hạt giống đã ủ
nứt nanh;
Dụng cụ đựng
hạt
Gieo 1 hạt/bầu
Gieo sâu kín hạt
- Gieo hạt không
đều; - Làm rơi vãi
hao hụt hạt giống
6. Lấp hạt Đất mùn tơi,
ẩm
Theo hướng dẫn đã nêu
trong phần lý thuyết
Không lấp kín hạt,
làm xô dồn hạt
7. Phủ bầu
sau gieo
Vỏ trấu hoặc
rơm rạ
Phủ đều, kín khắp mặt
luống xếp bầu
- Phủ không đều.
8.Tưới nước
sau gieo
Thùng ô doa
Nguồn nước
sạch để tưới
Tưới đẫm đều khắp lên
mặt bầu
Tưới không đủ ẩm,
không đều, nơi khô
nơi quá ướt
9. Thu dọn,
vệ sinh dụng
cụ, địa bàn
thực tập
- Sạch sẽ, gọn gàng, không
làm mất vệ sinh
Không bỏ sót dụng cụ
Làm không gọn
khống sạch
Để quyên dụng cụ
* Đ nh gi ết q ả b i thự h nh ủa họ iên.
- Thời gian hoàn thành bài thực hành: Trong vòng 8 giờ học (2 buổi
học), yêu cầu học viên phải hoàn thành tất cả các nội dung của bài thực hành.
- Yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm thực hành: Mỗi học viên phải làm bầu và
gieo ươm được 5 bầu đúng tiêu chuẩn; Tỷ lệ hạt mọc mầm > 95%.
- Tiêu chí đánh giá của giáo viên đối với sản phẩm thực hành của nhóm
học viên về số lượng, tiêu chuẩn như ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập
được trình bày tại mục V.
4.3. B i thực h nh số 2.2.1: Xác định tỷ lệ, số lượng cây giống măng
tây đúng tiêu chuẩn để đem trồng
* Mụ tiê : Sau khi học xong bài này học viên có khả năng nhận dạng
và xác định được tỷ lệ, số lượng cây giống măng tây đúng tiêu chuẩn để đem
trồng ngoài ruộng sản xuất.
* Đ a điểm ng ồn ự ần thiết để thự hi n:
- Địa điểm thực hiện:
Trên ruộng ươm cây giống măng tây nơi cơ sở đào tạo
- Các nguồn lực cần thiết (tính cho 1 nhóm học viên):
+ Bản mô tả cây giống măng tây đạt tiêu chuẩn đem trồng
74
+ Thước mét để đo chiều cao cây.
+ Thước đo đường kính cây con
+ Sổ sách, bút để ghi chép
+ Máy tính cầm tay để tính toán
+ Bộ đồ bảo hộ lao động cá nhân.
* C h thứ tổ hứ thự hi n:
- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp
- Chia lớp học viên thành từng nhóm 4 – 5 người để thực hiện
- Giáo viên giao địa bàn cho nhóm sinh viên thực hiện
- Nhóm học viên thực hiện thứ tự các bước công việc theo phiếu hướng
dẫn do giáo viên đưa ra.
TT Công việc chính Yêu cầu đạt được
1 Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang
thiết bị như đã nêu ở mục 3; đảm
bảo chất lượng tốt.
2 Chọn điểm, chọn mẫu cây con
để kiểm tra
- Chọn điểm, chọn mẫu ngẫu
nhiên, đúng phương pháp
- Lấy đủ 5 điểm, mỗi điểm đo 2
cây
3 Quan sát, xác định kích thước
của cây con (Tình trạng sinh
trưởng, sâu bệnh, số cành,
nhánh, chiều cao cây, đường
kính thân cây) và kết luận
- Xác định chính xác cây đúng tiêu
chuẩn quy định để đem trồng
4 Tính tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn - Tính đúng tỷ lệ (%) cây đạt chuẩn
- Xác định được tổng số cây con
đạt tiêu chuẩn có trong vườn ươm.
* Đ nh gi ết q ả b i thự h nh ủa họ iên.
- Thời gian hoàn thành bài thực hành: Trong vòng 8 giờ học (2 buổi
học), yêu cầu học viên phải hoàn thành tất cả các nội dung của bài thực hành.
- Tiêu chí đánh giá của giáo viên đối với sản phẩm thực hành của nhóm
học viên về số lượng, tiêu chuẩn như ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập
được trình bày tại mục V.
75
* C ỗi th ng gặ h hòng ng a
TT Các lỗi Cách phòng ngừa
1 Chuẩn bị dụng cụ, trang bị
không đầy đủ hoặc không đảm
bảo yêu cầu
Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra lại
trước khi thực hiện
2 Chọn điểm, lấy mẫu xác định
không đủ, không khách quan
Làm lại cho đúng phương pháp
3 Xác định không chính xác, kết
luận sai
- Kiểm tra lại chất lượng cây con
trước khi trồng
- Loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn
4 Sai sót khi tính toán - Tính lại nhiều lần cho đúng
4.4. B i thực h nh số 2.2.2: Trồng măng tây ra ruộng sản xuất
* Mụ tiê : Sa hi họ xong b i n y họ iên ó hả năng:
- Lựa chọn được cây giống măng tây đúng tiêu chuẩn để đem trồng ngoài
ruộng sản xuất.
Thực hiện được đúng quy trình, đúng kỹ thuật các bước trồng cây măng
tây trên ruộng sản xuất đảm bảo cây con có tỷ lệ sống cao nhất.
* Đ a điểm ng ồn ự ần thiết để thự hi n:
- Địa điểm thực hiện:
Trên ruộng ươm cây giống măng tây nơi cơ sở đào tạo
- Các nguồn lực cần thiết (tính cho 1 nhóm học viên):
+ Công cụ lao động thủ công: cuốc, cào, quang gánh, rổ, thùng chậu
+ Cây giống đủ tiêu chuẩn (đủ trồng cho 5 m2) đã được xử lý xong.
+ Nguồn nước tưới và trang thiết bị tưới
+ Ruộng trồng măng tây đã làm đất, lên luống, bón phân lót; diện tích
500m
2
+ Bộ đồ bảo hộ lao động cá nhân
* C h thứ tổ hứ thự hi n:
- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp
- Chia lớp học viên thành từng nhóm 4 – 5 người để thực hiện
- Giáo viên giao địa bàn cho nhóm học viên thực hiện
76
- Nhóm học viên thực hiện thứ tự các bước công việc theo phiếu hướng
dẫn do giáo viên đưa ra.
TT Công việc chính Yêu cầu đạt được
1 Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết
bị như đã nêu ở mục 3; đảm bảo chất
lượng tốt.
2 Chuẩn bị cây con giống Chuẩn bị đầy đủ cây giống như đã
nêu ở mục 3; đảm bảo cây đủ tiêu
chuẩn.
3 Xác định vị trí trồng và đào hố
để trồng cây trên luống
Đúng vị trí, đúng mật độ, khoảng
cách; đúng quy cách theo quy trình
4 Trồng cây vào hố Mỗi hố trồng 1 cây. Đúng vị trí hố,
đặt th ng cây, lấp đất đúng độ cao, cây
không bị gập rễ, không bị chấn thương.
5 San ph ng đất mặt luống Nén đủ độ chặt đất xung quanh g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_va_cham_soc_mang_tay.pdf