Giáo trình “Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn” giúp người học có được
những kiến thức kỹ năng cơ bản để thực hiện nhân giống hoa huệ; trồng củ
giống hoa huệ, lay ơn; làm cỏ, bón phân, tưới nước cho hoa huệ, lay ơn; kỹ
thuật chống đổ, điều tiết ra hoa đối với hoa lay ơn.
Giáo trình mô đun này được chia làm 4 bài:
Bài 1. Yêu cầu ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng
Bài 2. Trồng và chăm sóc hoa huệ
Bài 3. Trồng và chăm sóc hoa lay ơn
Bài 4. Phòng trừ dịch hại
Bài 5. Chăm sóc sau thu hoạch và giữ giống
152 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à sử dụng nhiều biện pháp quản lý dịch hại tốt hơn dùng
thuốc hoá học khi không cần thiết như biện pháp canh tác kỹ thuật
101
- Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian.
- Nhân và thả kẻ thù tự nhiên, kết hợp nhập nội và thuần hoá.
3.4. Biện pháp hoá học
3.4.1. Khái niệm chung
- Các loại thuốc hoá học quản lý dịch hại của biện pháp hoá học là thành
phần quan trọng trong chương trình IPM.
- Mỗi tính chất và mục đích sử dụng của mỗi loại thuốc hoá học là cần
thiết trong việc phối hợp biện pháp hoá học với các biện pháp khác của IPM.
- Thuốc hoá học dùng trong IPM phải đảm bảo:
+ Chúng chỉ nên được dùng khi dịch hại tới ngưỡng kinh tế. Cách làm này
áp dụng với kỹ thuật có hiệu quả nhất vào thời gian đúng và nồng độ thấp nhất.
+ Thuốc được phối hợp với các biện pháp khác để quản lý dịch hại
chính, phức hợp dịch hại khi các biện pháp thông thường không giữ được dịch
hại dưới ngưỡng gây hại.
+ Sử dụng thuốc hoá học phải chú ý tới những phương hướng kinh tế- xã
hội. Sử dụng các loại thuốc hoá học có tính chọn lọc
3.4.2. Những chú ý khi sử dụng thuốc hoá học
- Là một biện pháp không thể thiếu trong chương trình IPM để phòng
dịch hại phát sinh thành dịch.
- Khi sử dụng thuốc hoá học phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng(
đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách) và chú ý sử dụng những loại thuốc
có tính chọn lọc như thuốc thảo mộc, thuốc kháng sinh.
- Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và phải đảm bảo an toàn trong khi sử
dụng thuốc.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Trình bày triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ rầy mềm hại
trên hoa huệ.
1.2. Trình bày triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ rệp sáphại trên
hoa huệ.
1.3. Trình bày triệu chứng và biện pháp phòng trừ bệnh thối củ trên cây
hoa huệ.
1.4. Trình bày triệu chứng và biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc hại trên
hoa huệ.
1.5. Trình bày triệu chứng và biện pháp phòng trừ sâu xanh gây hại trên
cây hoa lay ơn.
102
1.6. Trình bày triệu chứng và biện pháp phòng trừ sâu khoang gây hại
trên cây hoa lay ơn.
1.7. Trình bày triệu chứng và biện pháp phòng trừ bệnh héo vàng gây hại
trên cây hoa lay ơn.
1.8. Trình bày triệu chứng và biện pháp phòng trừ bệnh tuyến trùng gây
hại trên cây hoa lay ơn.
1.9. Trình bày biện pháp canh tác trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh trên
cây hoa.
1.10. Trình bày biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
trên cây hoa
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 2.4.1. Nhận dạng một số loại sâu bệnh trong
ruộng trồng hoa huệ và đề xuất các biện pháp trừ.
2.2. Bài thực hành số 2.4.2. Nhận dạng một số loại sâu bệnh trong
ruộng trồng hoa layon và đề xuất các biện pháp trừ.
C. Ghi nhớ
- Triệu chứng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên hoa huệ.
- Triệu chứng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên hoa
lay ơn.
- Các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
103
Bài 5. Chăm sóc sau thu hoạch và giữ giống
Mã bài: MĐ02-05
Mục tiêu:
- Nêu được các bước thu hoạch, xử lý và bảo quản củ giống;
- Thực hiện được các bước thu hoạch, xử lý và bảo quản củ giống;
- Đảm bảo chất lượng củ giống cho vụ sau.
A. Nội dung
1. Chăm sóc cây hoa huệ sau thu hoạch và giữ giống
1.1. Chăm sóc cây hoa huệ sau thu hoạch
Trong giai đoạn ra hoa, cây tập trung rất nhiều dinh dưỡng để nuôi hoa.
Vì vậy, thu hoạch củ ngay sau khi thu hoa sẽ không có nguồn củ giống tốt, số
lượng củ ít, củ nhỏ, chất lượng kém.
Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hoa huệ sau thu hoạch gồm có: cắt tỉa
lá, làm cỏ, bón phân, tưới nước cho cây để cây nuôi củ.
1.1.1. Cắt tỉa lá
Cắt tỉa lá sau thu hoạch nhằm mục đích cây tập trung dinh dưỡng để nuôi
củ, tạo nhiều củ, củ to và khỏe.
Phương pháp cắt tỉa lá:
- Dùng kéo hoặc dao sắc để cắt tỉa.
Hình 2.5.1. Dụng cụ cắt tỉa lá
- Cắt bỏ tất cả các lá già, lá vàng, héo, úa, sâu bệnh.
- Nếu bụi huệ có quá nhiều lá phải tỉa bớt lá để thông thoáng, hạn chế
sâu bệnh gây hại.
- Cắt lá sát gốc.
- Gom toàn bộ những lá đã tỉa vào bao và đem ra xa ruộng hoa.
104
Hình 2.5.2. Cây huệ sau khi cắt tỉa
1.1.2. Làm cỏ
Trong quá trình chăm sóc cây huệ sau thu hoạch, cần tiến hành làm cỏ để
giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây.
Công việc làm cỏ cần tiến hành thường xuyên và kịp thời nhằm tạo điều
kiện tốt nhất cả về dinh dưỡng và ánh sáng cho cây nuôi củ.
Trừ cỏ phải theo nguyên tắc:
- Trừ cỏ sớm.
- Đối với cỏ trên mặt luống phải làm cỏ bằng tay, không làm ảnh hưởng
tới gốc cây. Nếu dùng bay để xới đất, không để dụng cụ gây tổn thưởng đến củ
giống, chỉ xới xáo bề mặt luống.
- Đối với cỏ dưới rãnh có thể dùng cuốc để làm. Khi làm cỏ rãnh nên kết
hợp vét rãnh, chỉnh luống.
105
Hình 2.5.3. Vườn huệ sau khi làm cỏ
1.1.3. Bón phân
Bón phân cho huệ sau khi thu hoạch bông cần chú ý bón phân cân đối,
hợp lý, đầy đủ.
Để tạo củ giống to khỏe, không sâu bệnh, đạt chất lượng cao, khi bón
phân cần tăng thêm lượng phân kali.
Loại phân kali thường dùng để bón cho cây hoa huệ trong giai đoạn nuôi
củ là KNO3.
1.1.4. Tưới nước
Sau khi thu hoạch bông, trong quá trình chăm sóc huệ vẫn phải cung cấp
nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển.
Nếu gặp thời tiết khô, nắng nóng, mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi
sáng và buổi chiều mát.
Nếu gặp thời tiết mát mẻ có thể một ngày tưới 1 lần hoặc 2 ngày tưới 1
lần, tùy vào độ ẩm đất mà quyết định số lần tưới trong tuần.
Tưới nước cho cây trong giai đoạn nuôi củ cần chú ý: Tưới nước cho đất
vừa đủ ẩm (đạt độ ẩm từ 75 – 85%), không tưới quá nhiều nươc, gây úng, làm
thối củ, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng củ giống.
1.2. Thu hoạch củ
Thu hoạch củ là khâu kỹ thuật rất quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng và
chất lượng củ giống sau này. Vì vậy, khi thu hoạch củ cần tiến hành đúng kỹ
thuật nhằm hạn chế số lượng củ bị hư hỏng.
Thời gian thu hoạch củ cũng ảnh hưởng đến chất lượng củ giống.
- Nếu thu hoạch củ sớm, củ có kích thước nhỏ, số lượng củ ít, khả năng
cho mầm kém, mầm yếu, sinh trưởng phát triển chậm.
106
- Nếu thu hoạch củ trễ, tốn công chăm sóc, củ dễ bị thối, nấm bệnh phát
triển.
- Thời gian thu hoạch củ thích hợp nhất sau khi thu hoa là từ 40 – 45
ngày. Quan sát cây huệ: Nếu thấy trên cây có nhiều lá vàng, úa, thì nên tiến
hành thu hoạch củ.
Biện pháp thu hoạch củ:
- Thu hoạch củ vào những ngày nắng ráo.
- Trước khi thu hoạch củ cần tưới nước sơ qua để thuận tiện cho việc đào
củ giống.
- Dùng bay đào xung quanh củ, tránh không gây trầy xước, hoặc đào
phạm vào củ giống.
- Nhổ củ từ từ, nhẹ nhàng, tránh làm đứt, dập củ con.
- Sau khi thu hoạch, rửa sạch củ.
- Sau đó, phơi củ ở nơi khô ráo, thoáng mát 2 – 3 ngày.
- Sau khi thu hoạch củ, lựa chọn những củ to, không sâu bệnh để làm
giống. Không nên chọn những củ quá nhỏ và củ mẹ, vì những loại củ này khi
trồng sẽ chậm ra hoa và chất lượng hoa kém.
1.3. Xử lý củ
Củ giống sau khi thu hoạch có chứa nhiều nguồn bệnh từ nấm, vi khuẩn
và dễ bị phá hoại bởi rầy, rệp. Nếu không xử lý củ bằng các loại thuốc trừ nấm,
vi khuẩn và côn trùng gây hại ngay thì củ giống sẽ giảm chất lượng, củ dễ bị hư
và thối.
Vì vậy, để đảm bảo có củ giống khỏe, khả năng nảy chồi tốt, cho cây
sinh trưởng phát triển mạnh sau khi trồng thì việc xử lý củ giống bằng thuốc
hóa học trước khi cất giữ là rất cần thiết.
Khi tiến hành xử lý củ giống cần dùng các loại thuốc trừ nấm, vi khuẩn
và các loại thuốc trừ rầy, rệp như:
- Trừ nấm bằng thuốc Foocmalin, Topsin pha với tỷ lệ khuyến cáo của
nhà sản xuất ghi trên bao bì.
- Trừ rầy bằng Bassa, Mipsin.
- Trừ rệp bằng Prynex 20 EC, Penbis 20 EC, Supracide 40 EC, DDVP
50EC. Kelthan 20 EC, Comite, Nissorun, Baudin 10H...
- Pha thuốc theo liều lượng ghi trên bao bì.
- Thời gian ngâm củ giống vào trong dung dịch xử lý theo hướng dẫn ghi
trên bao bì.
- Sau khi ngâm củ đúng thời gian quy định, vớt củ vào rổ.
- Hong khô củ ở nơi râm mát, có gió nhẹ.
107
1.4. Bảo quản củ
Hoa huệ chủ yếu nhân giống bằng củ. Do đó, việc bảo quản củ giống là
một khâu rất quan trọng.
Chất lượng củ giống chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: điều kiện bảo quản và
thời gian bảo quản.
- Điều kiện bảo quản: Củ giống cần được bảo quản ở nơi có ánh sáng,
cao ráo, thoáng khí, không ẩm ướt.
- Thời gian bảo quản tốt nhất là 2 tháng.
Trong quá trình bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra củ giống. Loại bỏ kịp
thời những củ bị thối, bị nấm bệnh nhằm tránh lây lan bệnh sang những củ khác.
2. Chăm sóc hoa lay ơn sau thu hoạch và giữ giống
2.1. Chăm sóc hoa lay ơn sau thu hoạch
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây nuôi củ giống, khi thu hoạch hoa cần
chú ý:
- Dùng dao sắc vát vát 15 độ, tránh làm lung lay củ.
- Khi cắt chừa lại tối thiểu 4 – 5 lá trên cây, trong đó phải có 2 – 3 lá
hoàn chỉnh để cây tiếp tục quang hợp, nuôi củ giống cho vụ sau.
Hình 2.5.4. Chừa lại 4 – 5 lá trên cây để nuôi củ
Trồng lay ơn chủ yếu nhân giống bằng củ nên khi chọn củ giống đem
trồng nên chọn những củ lớn, có đường kính từ 3,5 – 4,5 cm. Những củ giống
lớn mới cho hoa to và đẹp. Các củ bé khó ra hoa và thường dùng để tiếp tục
nhân giống cho các vụ sau.
Vì vậy, sau khi thu hoạch hoa xong, để tạo số lượng củ to, khỏe nhiều,
đạt tiêu chuẩn chất lượng cần tiếp tục chăm sóc ruộng hoa bằng các biện pháp
kỹ thuật như: làm cỏ, bón phân, tưới nước.
108
2.1.1. Làm cỏ
Làm cỏ có tác dụng giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của cây.
Từ đó, giúp cây tập trung nuôi củ tốt nhất.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc lay ơn sau thu hoạch cần tiến hành làm
cỏ thường xuyên, kịp thời.
Làm cỏ trên mặt luống cần chú ý:
- Không ảnh hưởng đến cây.
- Không làm đứt rễ, làm phạm vào củ.
- Tránh lung lay củ.
2.1.2. Bón phân
Bón phân cho lay ơn sau thu hoạch hoa cần chú ý bón cân đối, hợp lý,
đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nuôi củ giống.
Các loại phân sử dụng bón cho lay ơn sau thu hoạch là: NPK 20 – 20 –
25; ure và kali đỏ (KCl). Đặc biệt, để tạo củ giống to, khỏe cần tăng lượng phân
kali nhiều hơn.
2.1.3. Tưới nước
Tưới nước nhằm mục đích giữ ẩm cho đất, đảm bảo độ ẩm cho cây.
Sau thu hoạch cần tưới nước thường xuyên. Tùy theo độ ẩm đất, thời tiết khí
hậu hiện tại mà xác định số lần tưới nước trong ngày. Khi tưới nước cần chú ý:
- Tưới đều trên mặt luống.
- Không làm tróc gốc.
- Cần đảm bảo sau khi tưới nước độ ẩm đất đạt từ 75 – 85%.
- Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch củ 10 – 15 ngày để củ được khô
ráo.
2.2. Thu hoạch củ
Để có củ giống tốt, to, khỏe thì khi thu hoạch củ cần phải thực hiện
nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật.
Hình 2.5.5. Củ giống đạt tiêu chuẩn
109
Trước khi thu hoạch củ cần xác định chính xác thời gian thu hoạch.
Nếu thu hoạch củ sớm quá hay trễ quá đều ảnh hưởng đến chất lượng củ
giống, không đem lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, cần xác định chính xác thời
điểm thu hoạch.
Sau khi thu hoạch hoa từ 50 – 60 ngày. Quan sát cây lay ơn: Nếu toàn bộ
phần lá chuyển sang màu màu vàng thì lúc này nên tiến hành thu hoạch củ.
Kỹ thuật thu hoạch củ giống:
- Trước khi thu hoạch củ cần cắt bỏ phần lá còn lại, để lại phần gốc từ 15
– 20 cm.
Hình 2.5.6. Cắt bỏ phần lá còn lại
- Sau khoảng 1 tuần mới tiến hành đào củ.
- Thu củ vào ngày nắng ráo.
- Dùng cuốc hoặc bay để đào củ giống.
- Khi thu củ chú ý: Đào xung quanh rồi nhổ củ từ từ, không làm xây
xát củ, tránh làm đứt củ con, thu kỹ cả củ lớn và hạt.
Hình 2.5.7. Củ lay ơn sau khi đào lên
110
- Loại bỏ các củ bị bệnh ngay trên đồng ruộng để tránh lây lan sang
các củ khỏe mạnh.
- Sau khi nhổ lên, nếu bảo quản củ bằng các biện pháp truyền thống
thì bó củ thành từng bó, mỗi bó có từ 15 – 20 củ. Nếu bảo quản củ trong
kho lạnh thì dùng kéo cắt sát gốc, cách cuống củ 0,5 – 1 cm. Chú ý:
không được dùng tay vặn, làm sây xát củ.
Hình 2.5.8. Cắt phần lá để lấy củ làm giống
2.3. Phân loại củ giống
Trên một cây lay ơn, sau khi đào củ thu được thu 1 củ lớn, 4 – 5 củ nhỡ,
10 – 30 củ nhỏ.
Củ sau khi thu hoạch có kích thước khác nhau, không đồng đều. Do đó,
để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bảo quản củ và lựa chọn củ giống
đem trồng sau này, trước khi bảo quản cần tiến hành phân loại củ.
Hình 2.5.9. Củ lay ơn trước khi phân loại
111
Củ được phân thành 3 loại như sau:
- Củ lớn có kích thước từ 3 cm trở lên gọi là củ giống, trồng lấy hoa.
- Củ trung có kích thước từ 2 – 3 cm gọi là củ cắm, có vùng gọi là củ
gơ.
- Củ có kích thước khoảng dưới 1 cm thì gọi là củ ươm hay củ hạt.
2.4. Xử lý củ giống
Củ giống sau khi thu hoạch tiềm ẩn rất nhiều loại sâu bệnh. Nếu đem đi
cất giữ ngay sẽ ảnh hưởng đến chất lượng củ giống, củ dễ bị hư thối, sâu bệnh
phá hoại. Do đó, để đảm bảo củ giống không bị hao hụt về số lượng trong quá
trình bảo quản cần xử lý củ ngay khi thu hoạch hoa.
Quá trình xử lý củ được tiến hành như sau:
- Rửa sạch đất dính trên củ.
Hình 2.5.10. Củ lay ơn trước và sau khi rửa
- Pha thuốc Iprodione, Mancozeb với nồng độ 0,2%.
- Ngâm củ trong thời gian từ 15 – 20 phút.
112
a b
Hình 2.5.11. Các loại thuốc dùng để xử lý củ sau khi thu hoạch
a. Iprodione; b. Mancozeb
- Sau đó đem phơi khô củ từ 7 – 1 ngày để củ mất bớt nước dư thừa,
giúp cho bảo quản củ giống được tốt hơn. Có 2 cách phơi khô:
+ Phơi khô ngoài trời: Trải củ trên chiếu, cót, mẹt thường xuyên đảo
trộn củ để củ khô đều ở tất cả các vị trí.
+ Phơi khô trong nhà: Trải củ lên lưới sát, lưới nilong, mở hết cửa thông
gió, thường xuyên đảo trộn củ.
2.5. Bảo quản củ giống
Lay ơn chủ yếu được nhân giống bằng củ. Do đó, khâu bảo quản củ đóng
vai trò rất quan trọng trong việc tồn trữ giống hoa.
Củ lay ơn trong điều kiện tự nhiên ngủ nghỉ khaongr 6 tháng. Vì vậy,
nếu bảo quản trong điều kiện không tốt sẽ làm tăng tỷ lệ hư hao củ giống, ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất giống.
Có 2 biện pháp bảo quản củ giống:
- Bảo quản ở điều kiện bình thường.
- Bảo quản lạnh.
2.5.1. Bảo quản ở điều kiện bình thường
Biện pháp bảo quản ở điều kiện bình thường chỉ nên áp dụng đối với
những giống đã trồng lâu ở Việt Nam như: trắng Hải Phòng, tím Hải Phòng, Cá
Vàng, tím hồng Hà Nội.
Bảo quản ở điều kiện bình thường có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Dễ thực hiện.
113
- Chi phí sản xuất giống thấp.
- Giảm giá thành củ giống.
Nhược điểm
- Thời gian bảo quản ngắn (bảo quản tối đa là 7 tháng).
- Dễ bị nấm bệnh, côn trùng phá hoại.
- Giảm số lượng củ giống.
- Chỉ áp dụng đối với những giống trong nước.
Kỹ thuật bảo quản
- Sau khi thu hoạch củ, không cắt bỏ đoạn thân trên.
- Bó thành từng bó.
Hình 2.5.12. Bó củ giống
- Để vào trong khay gỗ. Khay gỗ làm bằng ván dài 70 cm, rộng 50
cm, cao 10 cm.
114
Hình 2.5.13. Để củ giống vào khay gỗ
- Nếu bảo quản trong túi nilong thì mỗi bao khoảng 30 kg củ, rồi đặt lên
giá đỡ.
- Điều kiện kho bảo quản củ giống:
+ Kho phải thoáng mát.
+ Có đầy đủ ánh sáng.+ Trong kho phải trang bị các dụng cụ cần thiết để
tránh sâu, chuột phá hoại củ giống.
+ Nhiệt độ kho bảo quản tốt nhất là 18 – 250C.
- Kiểm tra kho thường xuyên để kịp thời xử lý, khắc phục tình trạng sâu
bệnh, chuột bọ. Loại bỏ toàn bộ những củ bị nấm bệnh, chuột và côn trùng phá
hoại.
Đối với củ giống bảo quản ở điều kiện bình thường thì trước khi trồng
phải tiến hành hun khói. Mục đích của việc hun khói là để kích thích củ ra rễ và
bung mầm. Thời gian hun khói phụ thuộc vào kích thước củ. Việc hun khói
được tiến hành trước khi trồng từ 10 – 15 ngày.
2.5.2. Bảo quản trong kho lạnh
Đối với những giống hoa lay ơn nhập nội, không sử dụng biện pháp bảo
quản ở điều kiện thường được. Vì trong nhiệt độ thấp thì những giống hoa này
mới có khả năng phân hóa mầm hoa, củ mới nảy mầm bình thường được.
Bảo quản trong kho lạnh có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm
- Thời gian bảo quản kéo dài.
- Hạn chế được sự phá hoại của nấm bệnh, côn trùng.
- Giảm tổn thất củ giống về số lượng.
115
- Củ giống đạt chất lượng tốt hơn, tỷ lệ nảy mầm cao.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư kho lạnh cao.
- Giá thành củ giống cao hơn so với bảo quản ở điều kiện bình thường.
Hình 2.5.14. Kho lạnh bảo quản củ giống
Kỹ thuật bảo quản củ giống trong kho lạnh
- Sau khi thu hoạch củ giống, dùng kéo cắt sát gốc, cách cuống củ 0,5 –
1 cm.
- Bóc hết phần vỏ củ giống.
Hình 2.5.15. Bóc vỏ củ giống
- Để củ giống vào các thùng carton.
116
Hình 2.5.16. Xếp củ vào thùng
- Trong khi bảo quản cần chỉnh nhiệt độ kho từ 3 – 40C, ẩm độ 75%.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng củ giống trong quá trình bảo quản.
Loại bỏ ngay những củ bị hư, thối.
Củ giống được xử lý lạnh có khả năng ra rễ và bung mầm đều đều hơn,
cây đạt chất lượng hoa tốt, tránh tỷ lệ hư hao củ nhiều hơn và thu hoạch đồng
đều hơn củ hun khói.
Khi trồng củ đã qua xử lý lạnh cần chú ý trồng sớm hơn củ hun khói từ
5 – 7 ngày.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
1.1. Bón phân cho cây hoa huệ và lay ơn sau thu hoạch cần tăng lại
phân?
a. Đạm
b. Lân
c. Kali
d. Vi lượng
1.2. Thời gian thích hợp để thu hoạch củ huệ:
a. Sau khi thu hoa từ 4 – 45 ngày.
b. Trên cây có nhiều lá vàng, úa.
c. Cả a,b đều đúng.
1.3. Nêu biện pháp kỹ thuật thu hoạch củ huệ?
1.4. Nêu mục đích và phương pháp xử lý củ huệ giống?
1.5. Nêu những lưu ý khi bảo quản củ huệ giống?
117
1.6. Kỹ thuật chăm sóc hoa lay ơn sau thu hoạch?
1.7. Thời gian thích hợp để thu hoạch củ lay ơn?
a. Sau khi thu hoạch hoa từ 5 – 60 ngày.
b. Toàn bộ lá chuyển sang màu vàng.
c. Cả a, b đều đúng.
1.8. Nêu kỹ thuật thu hoạch củ lay ơn giống?
1.9. Nêu kỹ thuật xử lý củ lay ơn giống?
1.1 . So sánh 2 biện pháp bảo quản củ giống hoa lay ơn (bảo quản trong
điều kiện thường và bảo quản trong kho lạnh)?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 2.5.1. Thu hoạch củ giống hoa huệ.
2.2. Bài thực hành số 2.5.2. Thu hoạch củ giống hoa lay ơn.
2.3. Bài thực hành số 2.5.3. Pha thuốc để xử lý củ giống hoa lay ơn.
2.4. Bài thực hành số 2.5.4. Bảo quản củ giống hoa lay ơn trong kho
lạnh.
C. Ghi nhớ
- Chăm sóc cây hoa huệ, lay ơn sau thu hoạch.
- Kỹ thuật xử lý củ huệ và lay ơn.
- Các biện pháp bảo quản củ giống.
118
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun Trồng và chăm sóc hoa huệ, lay ơn là một mô đun chuyên
môn nghè trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng hoa huệ,
lay ơn, đồng tiền, hồng môn; được giảng dạy sau mô đun Chuẩn bị trồng hoa
huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn và trước mô đun Thu hoạch và bảo quản hoa.
- Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề Trồng hoa
huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất hoa.
II. Mục tiêu
- Nêu được yêu cầu ngoại cảnh đối với hoa huệ, lay ơn;
- Trình bày được các biện pháp nhân giống hoa huệ, lay ơn.
- Làm được các bước trồng củ giống;
- Thực hiện được các biện pháp bón phân, tưới nước, làm giàn đỡ, điều
tiết ra hoa, giữ giống trên cây hoa huệ và lay ơn theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn lao động và môi trường
sinh thái.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại bài
dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 2-
01
Xác định
thời điểm
trồng
Lý thuyết
Phòng
học
6 2 4
MĐ 2-
02
Trồng và
chăm sóc
hoa huệ
Tích hợp
Ruộng
trồng hoa
huệ
38 6 30 2
MĐ 2-
03
Trồng và
chăm sóc
hoa lay ơn
Tích hợp
Ruộng
trồng hoa
lay ơn
36 4 30 2
MĐ 2-
04 Phòng trừ
dịch hại
Tích hợp
Ruộng
trồng hoa
huệ, lay
ơn
24 4 20
MĐ 2-
05
Chăm sóc
sau thu
hoạch và
giữ giống
Tích hợp
Ruộng
trồng hoa
huệ, lay
ơn
28 4 22 2
Kiểm tra kết thúc mô đun 8
Cộng 140 20 106 14
119
Chú ý:
* Tổng số thời gian kiểm tra (14 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô
đun: 6 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 8 giờ.
- Tổng số thời gian của bài gồm số giờ dạy lý thuyết, số giờ dạy thực hành và
số giờ kiểm tra định kỳ. Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun tính riêng.
- Tổng thời gian thực hiện mô đun (140 giờ) gồm thời gian lý thuyết (20 giờ),
thời gian thực hành (106+6 =112 giờ) và thời gian kiểm tra kết thúc mô đun (8
giờ).
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
4.1. Bài 1. Xác định thời điểm trồng
4.1.1. Bài thực hành số 2.1.1. Xác định thành phần cơ giới đất
a. Tổ chức thực hiện
Chia nhóm từ 5 – 10 học sinh một nhóm.
Công việc giáo viên: ướng dẫn làm mẫu kiểm tra nhắc nhở.
Công việc của học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác.
b. Quy trình thực hiện
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1
Chuẩn bị
dụng cụ
- Chuẩn bị các dụng
cụ: Xô, chậu, nước,
bay.
Chuẩn bị đầy
đủ dụng cụ
Xô, chậu,
nước, bay.
2
Làm mẫu
đất
- Dùng bay gạt bỏ
khoảng 2 cm tầng
đất mặt, loại bỏ tạp
chất, rễ cây.
- Lấy đất cho vô
chậu.
- Đổ nước vào chậu
có đất.
- Trộn đất với nước
đảm bảo đất có độ
ẩm khoảng 70%.
Đảm bảo đất
có độ ẩm 70%
Xô, chậu,
nước, bay,
đất.
3 Vê đất
- Lấy đất xe lăn
thành 1 thỏi đất dài
có đường kính sợi 3
mm.
- Cuộn thành vòng
tròn với đường kính
3 cm.
Vê đất đúng
kỹ thuật
Mẫu đất
120
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
4.
Đánh giá kết
quả
- Khi cuốn thỏi đất
lại mà thỏi đất vẫn
bóng mịn, không có
vết nứt, thành phần
cơ giới đất là sét;
- Khi cuốn thỏi đất
lại mà thỏi đất xuất
hiện những vết nứt
rất nhỏ, đều, thành
phần cơ giới đất là
thịt nặng;
- Khi cuốn thỏi đất
lại mà thỏi đất xuất
hiện những vết nứt
lớn (rẽ chân chim)
hoặc bị đứt gãy,
thành phần cơ giới
đất là thịt trung
bình, thịt nhẹ;
- Không vê được
thành thỏi (giun),
thành phần cơ giới
đất là cát hoặc cát
pha.
Quan sát kỹ.
Đánh giá
chính xác kết
quả
Mẫu đất
c. Điều kiện thực hiện
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện.
Phiếu thực hành.
Phiếu đánh giá sản phẩm.
Giấy bút ghi chép.
d. Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được sau bài thu hoạch:
Học viên đánh giá được thành phần cơ giới của đất.
4.2. Bài 2. Trồng và chăm sóc hoa huệ
4.2.1. Bài thực hành số 2.2.1
Xác định mật độ trồng hoa huệ trên diện tích trồng 1 ha với khoảng cách
trồng là hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 20 cm?
a. Tổ chức thực hiện
121
Mỗi học viên thực hiện một bài.
Công việc giáo viên: ướng dẫn ban đầu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc của học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện bài tập.
b. Quy trình thực hiện
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1.
Xác định
diện tích của
1 cây hoa
Diện tích của một
cây hoa chiếm 20 x
20 = 400 cm
2
=
0,04m
2
.
Tính toán
chính xác
Giấy, bút,
máy tính
2.
Quy đổi
diện tích
1 ha = 10.000 m
2
Tính toán
chính xác
Giấy, bút,
máy tính
3.
Số cây trồng
trên 1 ha
10.000 m
2
: 0,04 m
2
= 250.000 cây.
Tính toán
chính xác
Giấy, bút,
máy tính
4. Kết luận
Vậy mật độ trồng
hoa huệ với khoảng
cách trồng 20 x 20
cm là: 250.000
cây/ha.
Tính toán
chính xác
Giấy, bút,
máy tính
c. Điều kiện thực hiện
Địa điểm: Thực hiện trong phòng học
Qui trình thực hiện.
Phiếu thực hành.
Phiếu đánh giá kết quả.
Giấy bút ghi chép.
d. Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được sau bài thu hoạch:
Học viên tính toán được lượng cây giống, củ giống cần trồng trên 1 ha.
4.2.2. Bài thực hành số 2.2.2
Tính lượng phân Urê, lân Supe, Kaly đỏ bón cho 1 ha hoa huệ với quy
trình bón 200kg N+ 200kg P2O5+ 150kg K2O/ha.
a. Tổ chức thực hiện
Mỗi học viên thực hiện một bài.
Công việc giáo viên: ướng dẫn ban đầu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc của học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện bài tập.
122
b. Quy trình thực hiện
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc
Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1.
Tính lượng
phân Ure
cần dùng
- Cứ 100 kg phân
Ure có 46 kg N.
- Để bón 200 kg N
thì lượng Ure cần
dùng là:
(100 x 200) : 46 =
434,8 kg
Tính toán
chính xác
Giấy, bút,
máy tính
2.
Tính lượng
phân lân
Supe cần
dùng
Cứ 100 kg phân lân
Supe có 15 kg P2O5.
- Để bón 200 kg
P2O5 thì lượng lân
Supe cần dùng là:
(100 x 200) : 15 =
1.333,3 kg
Tính toán
chính xác
Giấy, bút,
máy tính
3.
Tính lượng
phân Kali đỏ
cần dùng
Cứ 100 kg phân
Kali đỏ có 60 kg
K2O.
- Để bón 150 kg
K2O thì lượng kali
đỏ cần dùng là:
(100 x 150) : 60 =
250 kg
Tính toán
chính xác
Giấy, bút,
máy tính
4. Kết luận
Vậy lượng phân
thương phẩm cần
dùng là:
- Ure: 434,8 kg
- Lân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_va_cham_soc_hoa_hue_lay_on.pdf