Giáo trình mô đun Trồng h m hoa hồng môn trang bị cho người
học những kiến thức, kỹ năng cơ bản về yêu cầu ngoại cảnh trồng hoa hồng
môn, phương pháp nhân giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc hồng môn, nhận biết
được các loại dịch hại trên cây hoa hồng môn từ đó đưa ra được các biện pháp
phòng trừ an toàn và hiệu quả.
Mô đun này được chia làm 4 bài:
Bài 1 Yêu cầu ngoại cảnh và xác định thời điểm trồng
Bài 2 Nhân giống
Bài 3 Trồng và chăm sóc
Bài 4 Phòng trừ dịch hại
102 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc hoa hồng môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện theo quy trình kỹ thuật của mỗi
loại cây con, giúp cây con có khả năng phát triển tốt tăng tính chống chịu với
dịch hại.
- Giai đoạn cây đang ở trong hệ sinh thái đồng ruộng cũng phải thực hiện
tốt quy trình kỹ thuật để cây trồng phát triển tốt, đồng thời phải điều tra định kỳ
để phân tích mối quan hệ giữa cây trồng, dịch hại chính và điều kiện ngoại cảnh
để đưa ra quyết định hợp lý giúp cây phát triển tốt mà v n kiểm soạt được dịch
hại.
- Thời kỳ thu hoạch cần chọn lọc sản phẩm theo tiêu chuẩn để đưa ra thành
hai nhóm là ra thị trường và đưa vào bảo quản.
1.5. Bảo vệ thiên địch
Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại
2. Nội dung biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
2.1. Biện pháp canh tác kỹ thuật
2.1.1. Khái niệm chung
- Biện pháp canh tác kỹ thuật là một trong những biện pháp quản lý dịch
hại cây trồng chủ yếu nhất, xuất hiện rất lâu đời và trước cả biện pháp hoá học.
- Biện pháp canh tác kỹ thuật mặc dù lâu đời, dựa trên cơ sở sinh thái hợp
lý song nó bị lãng quên sau khi biện pháp hoá học bắt đầu phát triển và phồn
thịnh.
- Biện pháp canh tác kỹ thuật đơn giản, sử dụng thực tiễn canh tác kỹ
thuật liên quan đến quá trình sản xuất cây trồng. Trong một số trường hợp nó có
thể quản lý dịch hại một cách hoàn hảo mà không cần thêm sự hỗ trợ một biện
pháp nào khác.
Đị ĩ
Biện pháp canh tác kỹ thuật là biện pháp sử dụng những thực tiễn canh tác
có liên quan với sản xuất cây trồng tạo ra môi trường ít thuận lợi cho sự sống,
phát triển, sinh sản của loài dịch hại nhằm ngăn chặn số lượng và sự gây hại của
dịch hại tăng cao.
182
Để sử dụng biện pháp canh tác kỹ thuật có hiệu quả trong hệ thống IPM
cần hiểu biết đầy đủ về chu kỳ sống, sự phát triển theo mùa, tập tính sinh học
của dịch hại với cây trồng ký chủ Có như vậy chúng ta mới biết tác động thực
tiễn canh tác kỹ thuật vào giai đoạn của dịch hại có thể bị tấn công.
Ư ượ đ ểm của biện pháp canh tác kỹ thuật
* Ưu điểm
- Đây là biện pháp dễ làm, dễ thực hiện và phù hợp với trình độ của người
nông dân, chi phí không lớn nhưng hiệu quả lại kéo dài.
- Không gây nhiễm bẩn môi trường
* Nhược điểm
- Biện pháp hình thành, có hiệu quả lâu trong khi sự gây hại của dịch hại
phát triển mạnh.
- Biện pháp tiến hành trừ quản lý dịch hại không có hiệu quả hoàn toàn,
biện pháp chủ yếu phòng là chính.
2.1.4. Những công việc cần làm của biện pháp kỹ thuật canh tác
- Cày bừa kỹ và tiêu huỷ tàn dư cây trồng có tác dụng làm giảm chủng
quần sâu hại tồn dư giữa 2 vụ trồng.
- Đảm bảo thời vụ trồng, thời gian thu hoạch và mật độ cây hợp lý.Ví dụ
thu hoạch sớm khoai lang sẽ giảm được sự gây hại của bọ hà.
- Thực hiện chế độ luân canh và xen canh cây trồng để làm thay đổi sinh
quần đồng ruộng theo hướng có lợi cho môi trường.
- Bón phân và tưới tiêu cho cây trồng một cách hợp lý.
- Chăm sóc cây trồng từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch để đảm bảo cho
các giai đoạn của cây trồng khoẻ tránh sự lây lan của các loài dịch hại.
- Thực hiện quy trình kỹ thuật của mỗi loại cây trồng đã được khuyến cáo
đảm bảo cây trồng có năng suất, phẩm chất tốt và sản phẩm an toàn với xã hội
con người.
2.1.5. Biện pháp canh tác kỹ thuậ và ươ ì IPM
- Biện pháp này thường không có thể quản lý dịch hại một cách hoàn hảo,
nhưng tiến hành hàng năm sẽ có ý nghĩa lớn trong hệ thống bảo vệ thực vật.
- Biện pháp canh tác kỹ thuật là một công cụ có nhiều giá trị trong điều
khiển dịch hại giữa cho chúng phát triển dưới ngưỡng gây hại kinh tế tạo điều
kiện cho chương trình IPM đạt kết quả cao.
- Biện pháp này có thể kết hợp với biện pháp đấu tranh sinh học tạo kết
quả hữu ích quản lý nhiều loài dịch hại trong chương trình IPM.
183
2.2. Biện pháp sinh học (Biological control)
Đị ĩ
- Biện pháp sinh học là một biện pháp được biết lâu đời nhất trong quản lý
dịch hại. Ngày nay nó được thừa nhận như một biện pháp tiên tiến, tinh vi nhất
để quản lý dịch hại cây trồng vì tính hữu ích của biện pháp dựa trên cơ sở hiểu
biết sinh thái chính xác, đồng thời nó như điểm trung tâm cho các biện pháp
khác xung quanh và kết hợp với nó thành biện pháp tổng hợp.
- Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng những sinh vật và những sản
phẩm của chúng như các loài côn trùng ký sinh, ăn thịt, các loài lưỡng cư như
ếch nhái, một số loài chim hay các loài vi sinh vật gây bệnh nhằm ngăn chặn
hay giảm thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.
Ư ượ đ ểm của biệ p p đấu tranh sinh học
* Ưu điểm:
- ử dụng an toàn (chắc chắn, đáng tin cậy)
- Kinh tế
- Không gây nhiễm độc môi trường sống
- Tồn tại mãi.
* Nhược điểm
- Thường không giữ dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế
- Dễ bị tác động của thuốc hoá học
- Thao tác khó khăn
- Nhân nuôi và thả có thể đắt tiền
- Yêu cầu thời gian lâu trước khi dịch hại được phòng chống.
- Biện pháp có quan hệ chặt với thu thập, nhập nội, nuôi thả và đánh giá
những tác nhân sinh vật.
Cơ ở khoa học của biện pháp sinh học
- Biện pháp biện pháp sinh học là sự biểu hiện của mối quan hệ tự nhiên
giữa các cơ thể sống với nhau, có ý nghĩa giữa các loài gây hại với thiên địch
của chúng.
- Đặc tính sinh thái tự nhiên này là một đặc tính sinh thái có biến động, nó
phụ thuộc vào các yếu tố khác, những sự biến động trong môi trường, những sự
thích nghi những đặc tính và giới hạn của cơ thể sống mà nó đòi hảo trong mỗi
trường hợp. Mối quan hệ này được biểu hiện qua ba nội dung chính:
Quần thể chủng quần và cộng đồng riêng: Đó là mỗi loài sinh vật sống
ở mỗi hệ sinh thái nhất định không chỉ chịu tác động của điều kiện môi trường
mà còn bị rằng buộc nhau trong mối quan hệ của một loài. Mối quan hệ này
184
được diễn ra trong một nhóm cá thể giống nhau có quan hệ mật thiết với nhau để
cùng tồn tại và duy trì nòi giống được gọi là một chủng quần thể.
Tuy nhiên, trong một hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nông nghiệp
nói riêng các loài tồn tại có quan hệ với nhau thông qua dây chuyền dinh dưỡng
tạo thành một cộng đồng chung.
+ Cân bằng tự nhiên: đó là tất cả các sinh vật đều có khả năng tăng số
lượng thông qua sinh sản, song chúng không thể tăng số lượng một cách liên
tiếp hay trong một thời gian dài mà chỉ tăng có tính chu kỳ, ở mức độ giới hạn
dưới tác động của điều khiển tự nhiên xuất hiện trong mỗi hệ sinh thái để giúp
cho các loài sinh vật trong tự nhiên đều cùng tồn tại với số lượng một cách hợp
lý. Đây chính là biểu hiện của mối cân bằng sinh học trong tự nhiên.
Quản lý tự nhiên bằng cách sử dụng hai nhóm yếu tố đó là nhóm yếu tố
vô sinh và nhóm yếu tố hữu sinh (xem lại phần trước).
2.2.4. Những tác nhân sinh học chủ yế đ ều hoà số lượng chủng quần
dịch h i
* Yếu tố sâu hại: Là nhóm yếu tố tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng
trong việc ngăn chặn số lượng chủng quần các loài sâu hại cây trồng. bao gồm:
- Nhóm côn trùng bắt mồi đó là nhóm côn trùng bắt các loài côn trùng làm
thức ăn để hoàn thành các pha phát dục của chúng như bọ rùa, bọ chân chạy,
chuồn chuồn, bọ ngựa
- Nhóm côn trùng ký sinh đó là các loài côn trùng sống trên hoặc bên
trong cơ thể vật chủ, chúng lấy thức ăn từ cơ thể vật chủ ít nhất trong một pha
phát triển của chúng như ong ký sinh mắt đỏ.
* Các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng: Đó là việc sử dụng các vi sinh
vật làm tác nhân gây bệnh cho các các sinh vật gây hại khác, tác nhân gây bệnh
có tính chuyên hoá, nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể trỗn l n với thuốc hoá học,
bao gồm nấm. vi khuẩn và virus gây bệnh như nấm bạch cương, nấm xanh, vi
khuẩn BT (Bacillus thuringensis).
* Những biện pháp gìn giữ kẻ thù tự nhiên của sâu hại có sẵn ở địa phương
- ử dụng biện pháp hoá học chỉ khi chủng quần sâu hại đã tới nhưỡng
kinh tế.
- ử dụng nhiều loại thuốc hoá học có tính chọn lọc cao
- ử dụng thuốc hoá học đúng nồng độ và liều lượng quy định
- Phát triển và sử dụng nhiều biện pháp quản lý dịch hại tốt hơn dùng
thuốc hoá học khi không cần thiết như biện pháp canh tác kỹ thuật
- ử dụng đúng thuốc, đúng thời gian.
- Nhân và thả tràn ngập kẻ thù tự nhiên, kết hợp nhập nội và thuần hoá.
185
2.2.5. Biện pháp sinh học và IPM
- Chìa khoá của biện pháp là điều khiển hệ thống cây trồng bằng cách
giảm sự phát triển của sâu hại cùng lúc đẩy mạnh sự sống sót và hiệu quả của kẻ
thù tự nhiên, tiêu diệt sâu hại đúng ngưỡng kinh tế và hạn chế tới mức thấp nhất
sử dụng thuốc hoá học.
- Biện pháp sinh học chủ yếu là bảo vệ và khuyến khích các loài thiên
địch trong hệ sinh thái đồng ruộng có ý nghĩa lớn nhất, còn việc nhân nuôi rồi
thả tràn ngập ra đồng ruộng là ít khả quan và rất tốn kém.
- Có thể tiến hành nhập nội và thuần hoá các loài thiên địch có ý nghĩa rồi
thả chúng vào đồng ruộng để phát huy hiệu quả của chúng, nhưng cần lưu ý đến
tính chuyên hoá của các loài nhập nội.
2.3. Biện pháp sử dụng giống chống chịu
2.3.1. Khái niệm chung
- Là biện pháp sử dụng những giống cây trồng mang gen chống hoặc chịu
đựng sự gây hại của các loài dịch hại để hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phát sinh
phát triển của nhiều loài dịch hại.
- Giống chống chịu là kết quả của chất lượng cây quyết định chiều hướng
gây hại của sâu bệnh, đây là một biện pháp quan trọng của chương trình IPM, là
kết quả của mối quan hệ nhiều mặt giữa cây trồng và dịch hại.
Ư ượ đ ểm của biện pháp giống chống chịu
* Ưu điểm
- Gắn liền với công việc sản xuất nông nghiệp
- Giảm chi phí của người nông dân
- Không gây nhiễm bẩn môi trường sống
- Thích hợp với các biện pháp khác trong bảo vệ thực vật
- Ích lợi với các giống cây trồng giá trị thấp
- Có tác dụng bất chấp mật độ dịch hại
- Không bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường
- Yêu cầu kiến thức không cao của người sản xuất
- Hiệu quả mang tính tích luỹ.
* Nhược điểm
- Thời gian nghiên cứu tạo giống chống chịu lâu
- Tạo điều kiện phát triển các loài dịch hại có tính kháng các giống chống
chịu.
186
- Tính xung khắc của đặc tính chống chịu với đặc tính nông học, ao ước
khác của nông dân không chấp nhận trồng trên đồng ruộng như có cây sâu, bệnh
gây hại nặng, có cây bị nhẹ, có cây không bị hại.
2.3.3. Mối quan hệ của biện pháp giống chống chịu trong IPM
- Giống chống chịu như một thành phần của mỗi chương trình IPM, có thể
là biện pháp quản lý dịch hại chính, hỗ trợ thêm các biện pháp khác. Nó đảm
bảo cho người nông dân có thể hạn chế được dịch hại tới 30 – 40%, nhưng tránh
sử dụng giống chống chịu với tỷ lệ 100% diện tích mỗi hệ sinh thái nông nghiệp,
vì sự xuất hiện của các nòi sinh thái dịch hại, chúng có thể gây hại trên bất kỳ
giống cây trồng nào mà con người tạo ra.
- Giống chống chịu là một trong những tác nhân để bảo vệ và chống mở
rộng diện tích giống nhiễm.
- Giống có tính chống hay chịu đối với dịch hại được biểu hiện qua đặc
điểm hình thái và sinh lý của côn trùng nhằm ngăn cản sự phát triển của dịch hại
trên cây trồng đó.
- Mỗi loại cây trồng lại có tính chống dọc (chống 1 loại dịch hại) hay
chống ngang (một số loài dịch hại) là phụ thuộc vào việc chọn tạo giống mới
của các nhà khoa học và khả năng thích ứng của mỗi loại cây trồng với môi
trường.
- Có mỗi loại cây trồng có những đặc tính như nhiễm (vừa, nặng, trung
bình) với các loài dịch hại. Bên cạnh đấy có các giống lại có tính chống chịu cao
hoặc vừa.
2.4. Biện pháp hoá học
2.4.1. Khái niệm chung
- Các loại thuốc hoá học quản lý dịch hại của biện pháp hoá học là thành
phần quan trọng trong chương trình IPM.
- Mỗi tính chất và mục đích sử dụng của mỗi loại thuốc hoá học là cần
thiết trong việc phối hợp biện pháp hoá học với các biện pháp khác của IPM.
- Thuốc hoá học dùng trong IPM phải đảm bảo:
Chúng chỉ nên được dùng khi dịch hại tới ngưỡng kinh tế. Cách làm này
áp dụng với kỹ thuật có hiệu quả nhất vào thời gian đúng và nồng độ thấp nhất.
Thuốc được phối hợp với các biện pháp khác để quản lý dịch hại chính,
phức hợp dịch hại khi các biện pháp thông thường không giữ được dịch hại dưới
ngưỡng gây hại.
ử dụng thuốc hoá học phải chú ý tới những phương hướng kinh tế- xã
hội. ử dụng các loại thuốc hoá học có tính chọn lọc.
187
2.4.2. Nguyên nhân sử d ng biện pháp hoá họ ơ b ện pháp khác
- Phạm vi hẹp của biện pháp
- Biện pháp canh tác không phù hợp với những thực tế nông học hiện đại
- Biện pháp của quản lý tự nhiên và đấu tranh sinh học không còn hiệu
quả, cho phép các vụ dịch phát triển.
Ư ượ đ ểm của biện pháp hoá học
* Ưu điểm
- Năng suất cây trồng ổn định và tăng
- Phản ứng với dịch hại nhanh về thời gian nên có khả năng dập dịch
nhanh chóng mà các biện pháp khác không thực hiện được
- Có hiệu quả với phạm vi rộng các loài dịch hại
- Có thể thực hiện được ở hầu khắp các địa phương.
* Nhược điểm
- Giá cao của thuốc hoá học
- Có ảnh hưởng đến các loài sinh vật không gây hại
- Xuất hiện lại của nhiều loài dịch hại cao hơn
- Xuất hiện tính chống thuốc của dịch hại
- Gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
2.4.4. Những chú ý khi sử d ng thuốc hoá học
- Là một biện pháp không thể thiếu trong chương trình IPM để phòng dịch
hại phát sinh thành dịch.
- Khi sử dụng thuốc hoá học phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng
và chú ý sử dụng những loại thuốc có tính chọn lọc như thuốc thảo mộc, thuốc
kháng sinh.
- Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và phải đảm bảo an toàn trong khi sử
dụng thuốc.
2.5. Biện pháp vật lý cơ giới
2.5.1. Khái niệm chung
- Biện pháp cơ giới vật lý là những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp diệt
dịch hại (sâu hại), phá vỡ đặc tính sinh lý của sâu bằng cách khác với thuốc trừ
sâu hoặc biến đổi một cách có hại môi trường sống của sâu.
- Biện pháp cơ giới vật lý khác biện pháp canh tác kỹ thuật ở chỗ phương
thức hoặc tác động là trực tiếp trừ sâu hại thay cho sự biến đổi của một số thực
tiễn canh tác kỹ thuật.
188
Ví dụ dùng máy đập ruồi để trừ ruồi, bắt sâu bằng tay.
- Biện pháp vật lý cơ giới là bộ phận quan trọng của biện pháp IPM, như
nhiều thành phần khác của IPM, biện pháp vật lý cơ giới đòi hỏi sự hiểu biết về
đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại, biện pháp này cũng giữ vai trò
quan trọng trong IPM.
5 Ư ượ đ ểm của biện pháp
* Ưu điểm
- Diệt trừ trực tiếp dịch hại
- Phù hợp với hoạt động nông nghiệp
- Kinh tế, dễ tiến hành và không gây ô nhiễm môi trường.
* Nhược điểm
- Không diệt được dịch hại phát sinh phát triển với số lượng lớn.
- Một số biện pháp cụ thể như khử trùng để thả vào môi trường đòi hỏi
phải có kiến thức chuyên môn.
2.5.3. Những biện pháp c thể của biện pháp vậ lý, ơ ới
- Vật lý: ử dụng nhiệt độ cao hoặc thấp, giảm nhiệt độ, dùng b y ánh
sáng hấp d n, đẩy lùi hoặc giết bằng âm thanh, khử trùng con đực bằng tia
phóng xạ.
- Cơ giới: đào rãnh ngăn chặn, bắt bằng tay, rung, va chạm, b y
Chỉ có b y ánh sáng và đào rãnh ngăn được sử dụng có kết quả trong công
tác IPM.
189
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị tr , t nh chất của mô đun
- Vị trí: Mô đun “Trồng và chăm sóc hoa hồng môn” là một mô đun
chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng
tiền, hồng môn” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này được giảng dạy sau mô đun
“Chuẩn bị trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn” và làm cơ sở để giảng
dạy mô đun “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ hoa”.
- Tính chất: Mô đun chủ yếu cung cấp kỹ năng nghề cho học viên nên bố
trí tại thực địa, có đầy đủ các điều kiện thực hành, thực tập để đáp ứng được học
kiến thức và hình thành kỹ năng nghề cho học viên.
II. Mục tiêu
- Nêu được yêu cầu ngoại cảnh đối với hoa hồng môn từ đó xác định thời
điểm trồng phù hợp;
- Trình bày được các biện pháp nhân giống hoa hồng môn.
- Trình bày được nội dung các công việc trồng và chăm sóc hoa hồng môn.
- Thực hiện được các công việc nhân giống, trồng và chăm sóc theo đúng
quy trình kỹ thuật.
- Nhận biết các đối tượng dịch hại và áp dụng biện pháp phòng trừ phù
hợp với điều kiện cụ thể.
- Có ý thức tiết kiệm vật tư và đảm bảo an toàn lao động và môi trường
sinh thái.
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ04-
01
Xác định
thời điểm
trồng
Lý
thuyết
Phòng
học
6 2 4
MĐ04-
02
Nhân giống
hồng môn
Tích
hợp
Vườn
trồng
hồng môn
1
8
4
1
2
2
MĐ04-
03
Trồng và
chăm sóc
hồng môn
Tích
hợp
Vườn
trồng
hồng môn
4
6
6
3
8
2
MĐ04-
04
Phòng trừ
dịch hại
hồng môn
Tích
hợp
Vườn
trồng
hồng môn
2
2
4
1
6
2
190
Mã bài Tên bài
Loại
bài dạy
Địa điểm
Thời gian (giờ)
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
Kiểm tra
hết mô đun
Tích
hợp
Vườn
trồng
hồng môn
4 4
Cộng 96 16 70 10
Chú ý:
* Tổng ố thời gian kiểm tra (10 giờ) gồm: ố giờ kiểm tra định kỳ trong mô
đun: 6 giờ (đượ tính o giờ thự h nh) ố giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ.
- Tổng ố thời gian ủa b i gồm ố giờ dạy lý thuyết, ố giờ dạy thự h nh
ố giờ kiểm tra định kỳ. Thời gian kiểm tra kết thú mô đun tính riêng.
- Tổng thời gian thự hiện mô đun (96 giờ) gồm thời gian lý thuyết (16 giờ), thời
gian thự h nh (70+10 = 80 giờ) thời gian kiểm tra kết thú mô đun (4 giờ).
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
4.1. Bài thực hành 4.1.1. Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng trong nhà lưới
trồng hồng môn
Tiêu ch đánh giá
Cách thức đánh giá
Điều chỉnh nhiệt độ đảm bảo với
yêu cầu của cây hoa hồng môn qua
từng giai đoạn.
Quan sát, kiểm tra từng nhóm
Điều chỉnh ánh sáng đảm bảo yêu
cầu của cây hoa hồng môn các giai
đoạn phát triển.
Quan sát, kiểm tra trực tiếp
Thái độ thực hiện Đánh giá thông qua kết quả thực hành và
ý thức thực hiện
4.2. Bài thực hành số 4.2.1. Tách cây con hoa hồng môn từ cây mẹ và
trồng vào chậu
1. Mục tiêu
- Thực hiện được các bước tách cây con đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động.
2. Nguồn lực
Trang thiết bị Số lượng
- Vườn hồng môn trên 4 năm tuổi có nhiều cây con Trên 5000m2
- Dao thái lan 20 cái
191
- ọt đựng cây con 10 sọt
- Chậu nhựa trồng cây có sẳn giá thể 1000 chậu
3. Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 - 5 học
viên/nhóm).
4. Công việc của nhóm: Mỗi nhóm thực hiện tách 200 cây đủ tiêu chuẩn
về kích thước
- Chọn cây mẹ có cây con đủ tiêu chuẩn về kích thước không quá bé
- Dùng dao hoặc kéo cắt cây con sát vào thân cây mẹ và không làm đứt bộ rễ
- Trồng cây con vào chậu.
5. Thời gian ho n th nh: 3 giờ/ nhóm.
6. Địa điểm thự h nh: Thực hành ngoài vườn hồng môn trên 4 năm tuổi.
7. Kết quả tiêu huẩn ản phẩm ần đạt đượ au b i thự h nh:
- Chọn cây con không quá bé đảm bảo tiêu chuẩn (kích thước lớn, cao ít
nhất 25cm, có ít nhất 4 lá)
- Cắt cây con phải nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương rễ
- Trồng cây con vào giá thể sao cho thân không bị vùi quá sâu.
4.3. Bài: Trồng và chăm sóc
4.3.1. Bài thực hành số 4.3.1: X định mậ độ, khoảng cách tr ng h ng
môn
- Mục tiêu: au khi thực hiện xong bài thực hành, người học có thể
+ Củng cố kiến thức và rèn luyện được kỹ năng nghề để thực hiện các
công việc như: Xác định mật độ, khoảng cách trồng hồng môn.
Thực hiện xác định mật độ, khoảng cách trồng hồng môn trong nhà che
đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện xác định mật độ, khoảng cách trồng hồng môn trong chậu
đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thực hiện xác định mật độ, khoảng cách trồng hồng môn trồng trên
luống đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực:
Giấy bút
Thước đo dây, cọc tiêu.
- Địa điểm: tại vườn có lưới che.
- Cách thức tiến hành:
192
Giáo viên yêu cầu : chuẩn bị dụng cụ phù hợp bài thực hành; quan sát
vườn có mái che; Xác định mật độ khoảng cách trong nhà có mái che, trên luống
đất và trong chậu.
+ Chia nhóm.
Mổi nhóm từ 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ
giáo viên quản lý, giám sát việc thực hiện của từng cá nhân trong nhóm.
Các nhóm thảo luận các nội dung cần làm.
Các nhóm thực hiện xác định mật độ, khoảng cách cây trong nhà có mái
che, trên luống đất và trong chậu.
Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của các nhóm và chỉ d n
các lỗi thường gặp.
Các nhóm tiến hành rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả cho giáo viên
Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện hoàn thành nội dung bài: 8 giờ (thời
gian hướng d n ban đầu và nhận xét, đánh giá là 01 giờ; thời gian học viên trung
bình thực hiện là giờ).
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau thực hành:
+ Xác định mật độ, khoảng cách trồng hồng môn trong nhà che đúng yêu
cầu kỹ thuật.
+ Xác định mật độ, khoảng cách trồng hồng môn trong chậu đúng yêu cầu
kỹ thuật.
+ Xác định mật độ, khoảng cách trồng hồng môn trồng trên luống đúng
yêu cầu kỹ thuật.
Phiếu giao bài tập thực hành
Thứ tự
các
bước
Nội dung
các bước
Chỉ d n công việc
Yêu cầu kỹ thuật
Bước 1
Chuẩn bị
dụng cụ
- Chuẩn bị dụng cụ :
Thước dây, cọc tiêu, cọc cắm
mốc
- Chuẩn bị vườn trồng hồng
môn
- Cọc tiêu phải dễ nhận
biết, thước dây phải
chính xác
- Vườn trồng hồng
môn
- Quần áo, bao tay
đúng tiêu chuẩn ...
Bước 2
Xác định
mật độ,
khoảng
cách
- Dùng thước dây đo, cắm cọc
mộc ..
- Đúng mật độ, khoảng
cách từng đối tượng
vườn trồng.
- Không sai sót, lầm
193
l n
Bước 3
Vệ sinh sau
xác định
mật độ,
khoảng
cách
- Thu gom dụng cụ
- Rửa dụng cụ
- Thu không để sót
dụng cụ.
- Rửa dụng cụ phải
sạch sẽ
4.3.2. Bài thực hành số 4.3.2 Tr ng h ng môn trong chậu
- Mục tiêu: au khi thực hiện xong bài thực hành, người học có thể
Củng cố kiến thức và rèn luyện được kỹ năng nghề để thực hiện các công
việc trong trồng hồng môn trong chậu.
Thực hiện trồng hồng môn trong chậu đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Nguồn lực:
Giấy bút
Chậu sứ, giá thể, cây hồng môn con, dao, kéo, thuốc sử lý giá thể, phòng
hộ lao động ...
- Địa điểm: tại vườn có lưới che.
- Cách thức tiến hành:
Giáo viên yêu cầu : chuẩn bị dụng cụ phù hợp bài thực hành; thực hiện
các thao tác trồng hồng môn trong chậu.
+ Chia nhóm.
Mổi nhóm từ 5 - 6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ
giáo viên quản lý, giám sát việc thực hiện của từng cá nhân trong nhóm.
Các nhóm thảo luận các nội dung cần làm.
Các nhóm thực hiện các bước công việc:
Chuẩn bị chậu có kích thước dung tích tối thiểu là 5 lít. Đáy chậu có nhiều
lỗ để tạo độ thông thoáng cho bộ rễ phát triển.
Chuẩn bị giá thể phải đảm bảo độ thông thoáng, tơi xốp. Giá thể trồng là
1/2 xơ dừa + 1/4 trấu hun 1/4 phân chuồng.
Chọn cây giống đủ tiêu chuẩn không có vết sâu bệnh.
Xử lý nấm bệnh giá thể trồng: dùng Daconil 5 P hoặc Rhidomil Gold
68% P (pha tỷ lệ 20 - 25g/10 lít nước) phun đều trên mặt giá thể đã được tãi
mỏng.
Cho giá thể vào chậu.
Lấy cây con ra khỏi bầu cũ, đặt vào chậu mới đã có giá thể đã trộn sẵn và
xử lý nấm bệnh.
194
Cho thêm giá thể đều vào xung quanh, ấn nhẹ tay, đảm bảo cây không bị
vỡ bầu, sau đó tưới nước nhẹ.
Khi trồng xong kê cao chậu bằng gạch hoặc treo lên để ngăn chặn bệnh
xâm nhiễm từ đất vào trong giá thể cây trồng
Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của các nhóm và chỉ d n
các lỗi thường gặp.
Các nhóm tiến hành rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả cho giáo viên.
Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.
- Thời gian cần thiết để thực hiện hoàn thành nội dung bài: 12 giờ (thời
gian hướng d n ban đầu và nhận xét, đánh giá là 02 giờ; thời gian học viên trung
bình thực hiện là 10 giờ).
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau thực hành:
Cây trồng đúng độ sâu.
Cây trồng thẳng đứng, không nghiêng ngả.
Đảm bảo an toàn lao động.
Phiếu giao bài tập thực hành
Thứ tự
các
bước
Nội dung
các bước
Chỉ d n công việc
Yêu cầu kỹ thuật
Bước 1
Chuẩn bị
dụng cụ
Giấy bút
Chậu sứ, giá thể, cây hồng
môn con, dao, kéo, thuốc sử lý
giá thể, phòng hộ lao động ...
Bình phun thuốc
Phòng hộ lao động
- Chậu sứ có dung tích 5
lít Đáy chậu có nhiều lỗ.
- Giá thể đúng tỷ lệ là
1/2 xơ dừa + 1/4 trấu
hun + 1/4 phân chuồng.
- Cây hồng môn con đủ
tiêu chuẩn trồng.
- Thuốc sử lý giá thể.
- Quần áo, bao tay
đúng tiêu chuẩn ...
Bước 2
Xử lý giá
thể
- Dùng thuốc Daconil 5 P
hoặc Rhidomil Gold 68% P
phun đều trên mặt giá thể đã
được tãi mỏng.
- Đúng nồng độ pha tỷ
lệ 20 - 25g/10 lít nước.
- Phun ướt đều giá thể,
không sai sót, nhầm l n
Bước 3
Cho giá
thể vào
chậu
- Cho giá thể đã sử lý vào
chậu
- Cho giá thể vào 1/2
chậu
195
Bước 4
Trồng cây
con vào
chậu
- Đặt cây con chính giữa chậu
- Cho thêm giá thể vào xung
quanh cây trong chậu
- Nén chặt
- Cây con ở chính giữa
chậu.
- Cây con thẳng đứng
- Gốc được nén chặt
- Giá thể trong chậu
thấp hơn mép chậu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_va_cham_soc_hoa_hong_mon.pdf