Giáo trình Trồng và chăm sóc chôm chôm

Mô đun trồng và chăm sóc chôm chôm là một trong những mô đun chính

trong giáo trình Trồng và chăm sóc xoài, ổi, chôm chôm. Mô đun này nhằm cung

cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm

chôm, các biện pháp nhận diện và phòng trừ các loại dịch hại trên cây chôm chôm

để học sviên sau khi học xong mô đun này có thể vận dụng những kiến thức đã học

để trồng vườn cây nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông

dân. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 96 giờ và gồm có 06

bài như sau:

Bài 1: Trồng mới chôm chôm;

Bài 2: Tưới và tiêu nước cho chôm chôm;

Bài 3: Làm cỏ, bón phân cho chôm chôm;

Bài 4: Tỉa cành, tạo tán;

Bài 5: Xử lý ra hoa;

Bài 6: Phòng trừ dịch hại chính trên cây chôm chôm.

pdf115 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc chôm chôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Khi cơi cuối đang lá lụa(vừa phun F.Bo-Bột Ra Hoa xong), tiến hành xiết nước triệt để(ngưng tưới,đồng thời xiết hết nước trong mương)và phủ bạt nylon cho cây. Cần phủ bạt nghiêng cho nước thoát nhanh và phủ kín cả tầng rễ ngoài bờ mương. Nhớ rút và giữ cạn nước trong mương,nếu có trời mưa thì phải rút hoặc bơm cạn mương liền. - Thời gian phủ bạt khoảng 30-60 ngày,trong suốt thời gian này cần theo dõi độ sốc của cây. Thông thường khoảng gần 40 ngày sau, khi cây dứt đợt đổ lá và đã có ngồng dạng bông mập thì cho nước vào lần 1 ngập đầy mương vườn trong vòng 12 giờ rồi rút cạn nước như ban đầu. - Khoảng 7-10 ngày sau,tiến hành cuốn bạt, thả nước vào mương và tưới đẫm lại cho cây. + Cách 2 : Phun thuốc ức chế sinh trưởng (Cách này có thể áp dụng ở ĐBSCL và cả Đông Nam Bộ) Khi cơi cuối đang lá lụa,phun Paclobutrazol cho cây.Liều lượng thích hợp là khoảng 700-1000ppm,tức 40-50gPaclobutrazol 10WP cho bình 8-10 lít.Sau khi phun Paclo 1 tuần,phun thêm F.Bo-Bột Ra Hoa cho cây 2 lần,cách nhau 7 ngày để giúp bộ lá mau già,giảm ra lá,thúc đẩy cây phân hóa mầm hoa tốt. Bước 3: Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt Đối với cách 1-xiết nước phủ bạt : Khi tưới nước lại lần 1 được 1-2 ngày,bộ lá đã tươi lại pha 35ml Ra Hoa C.A.T +15g F.Bo-Bột Ra Hoa/8lít phun sương đều tán cây và trong thân 2 lần,cách nhau 7 ngày giúp cây trổ hoa đồng loạt. 73 1.2. Chăm sóc sau xử lý 1.2.1. Tỉa quả Tỉa và chăm sóc trái, sau khi đậu trái xong, cây nào đậu trái quá nhiều thì tỉa bỏ bớt chỉ giữ lại khoảng 70% lượng trái để trái to, đẹp, dễ bán và bán được giá cao. Trái chôm chôm khi chín rất cần nắng để có màu đỏ tươi,vì vậy nên tỉa bớt trái ở những chùm quá nhiều trái cho thông sáng. 1.2.2. Bao quả Cây chôm chôm không giống với những cây ăn quả khác (xoài, mận,ổi), những loại trái này sau khi đậu quả thì bắt đầu tiến hành bao trái. Đối với chôm chôm vid số lượng trái nhiều nên không tiến hành bao trái. Tuy nhiên, hiện nay trái chôm chôm bị sâu đục trái tấn công mạnh nên việc bao trái là rất quan trọng, giúp giữ được phẩm chất của trái. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Để thu được lợi nhuận cao trong việc trồng chôm chôm thì: a. Tiến hành xử lý ra hoa trái vụ. b. Tiến hành xử lý ra hoa thuận vụ. c. Cả hai câu trên đều đúng. d. Cả hai câu trên đều sai. Câu hỏi 2: Có thể xử lý ra hoa chôm chôm bằng những phương pháp nào sau đây: a. Xiết nước. b. Sử dụng hóa chất. c. Cả hai câu đều đúng. d. Cả hai câu đều sai. Câu hỏi 3: Xử lý ra hoa bằng biện pháp xiết nước là gì: a. Là biện pháp cung cấp nước thường xuyên cho cây, tạo điều kiện cho cây chôm chôm sinh trưởng phát triển mạnh. b. Là biện pháp không cung cấp nước cho cây trong thời gian xử lý ra hoa. c. Cả hai câu đều đúng. d. Cả hai câu đều sai. Câu hỏi 4: Tên hóa chất được sử dụng để kích thích ra hoa cây chôm chôm: 74 a. Nấm Trichoderma. b. PBZ (Paclobutrazol). c. Dầu khoáng. d. Sofit –protein. 2. Bài tập thực hành Thực hành xử lý ra hoa bằng biện pháp xiết nước kết hợp với phun hóa chất. C.Ghi nhớ: - Các biện pháp xử lý ra hoa. - Liều lượng khi sử dụng hóa chất xử lý ra hoa. 75 Bài 6: Phòng trừ dịch hại chính trên cây chôm chôm Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Xác định đúng các triệu chứng gây hại của các loại dịch hại chính như sâu, bệnh... trên cây chôm chôm - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ loại dịch chôm chôm theo nguyên tắc 4 đúng; - Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV và có trách nhiệm sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông nghiệp sạch theo hương GAP. A. Nội dung 1.1. Tìm hiểu về dịch hại trên chôm chôm 1.1.1. Khái niệm Dịch hại cây trồng là những đối tượng sinh vật dùng các bộ phận của cây trồng làm nguồn dinh dưỡng. Chúng ăn phá hoặc ký sinh làm cho cây trồng bị mất đi hay bị tổn thương các bộ phận, làm cho cây trồng kém phát triển hay bị chết và cuối cùng làm giảm năng suất trồng trọt. Khi dịch hại bộc phát trên diện rộng được gọi là dịch hại . 1.1.2. Đặc điểm chung Có rất nhiều loài sinh vật gây hại thực vật nói chung và gây hại đối với từng loài cây trồng nói riêng, gồm những sinh vật ký sinh gây bệnh có kích thước nhỏ bé như virus, vi khuẩn, nấm bệnh cho đến những loài có kích khá lớn mà mắt con người quan sát được như côn trùng, động vật có xương sống như chuột, sóc Những loài này gây hại trên cây trồng chính là cây chôm chôm 1.1.3. Một số nhóm dịch hại trên cây chôm chôm Nấm ký sinh gây hại cây trồng: Gồm nhiều loài vi nấm ký sinh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây trồng như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Tuyến trùng gây hại cây trồng: Tuyến trùng là động vật có kích thước khá lớn so với vi khuẩn và nấm, tuy nhiên do mắt thường khó nhìn thấy nên được xếp vào vi sinh vật hại cây. Tuyến trùng là loại rất nhỏ, không màu, không thấy được bằng mắt thường. Tuyến trùng chích, hút rễ thân, đỉnh sinh trưởng và gây hại làm cho cây kém phát triển. Rất khó phòng trừ tuyến trùng Côn trùng gây hại trên cây trồng: -Là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, gồm nhiều loài côn trùng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây trồng. Nhện: các loại nhện rất nhỏ, màu đỏ hoặc xanh, có 8 chân. Nhện là loại gây hại trên chôm chôm, các loại cây ăn quả khác, và rau. 76 Gậm nhấm: là loài chuột, sóc có thể gây hại cho cây trồng, hoa quả và sản phẩm trong kho. Chuột sinh sản nhanh và có thể phòng trừ có hiệu quả bằng nhiều biện pháp kết hợp với nông dân 1.2. Phòng trừ sâu hại chôm chôm 1.2.1. Rệp sáp (Planococcus sp.) Đây là một loài côn trùng đa ký chủ vì ngoài cây chôm chôm chúng còn gây hại trên nhiều loại cây ăn trái khác như ổi, Táo, Sapô, Cam quýt, Mãng câu ta, Mãng cầu xiêm, mít...Nhiều nhà vườn cho rằng loài rệp này là một trong vài đối tượng sâu bệnh thường gây hại nặng nhất cho cây chôm chôm. Hình 4.6.1 Rệp sáp trên trái chôm chôm  Đặc điểm hình thái: Con trưởng thành cái của loài rệp này dài khỏang 2,5-4 mm, chiều ngang cơ thể khỏang 0,7-3 mm. Rìa mỗi bên cơ thể có 18 sợi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như bông nên có người gọi là rầy bông hay rệp bông. Rệp gây hại từ khi trái còn non, chích hút trên cuống trái và trái. Chúng thường tập trung rất nhiều ở những chùm trái dầy chặt, trong suốt giai đoạn phát triển của trái từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Trên trái non nếu mật số của rệp cao sẽ làm cho trái không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số rệp thấp hoặc tấn công khi trái đã lớn thì trái vẫn tiếp tục phát triển nhưng ăn không ngon, ăn lạt, chua. Trong qúa trình sống rệp tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho mấm bồ hóng (Capnodium sp.)phát triển, làm trái bị phủ một lớp bồ hóng, mầu đen bẩn, bán không được giá cao, gây thiệt hại cho nhà vườn. Loài rệp này ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen. Bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.  Cách gây hại: 77 Trên chôm chôm loài này không gây thiệt hại nhiều đến năng suất trái, tuy nhiên rệp sáp gây hại cũng làm cây phát triển kém, râu trái ngắn và chúng còn tiết ra chất mật đừờng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái. Rệp thường sống cộng sinh với kiến, kiến giúp rệp sáp phát tán ra các nơi khác trên cây và vườn.  Biện pháp phòng trừ: Đây là một loài đa kí chủ, vì thế việc phòng trị chúng không phải lúc nào cũng thu được kết quả mong muốn, do chúng thường xuyên có mặt trên những loại cây khác nhau trong vườn. Để phòng trị rệp bạn nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp sau đây: - Không nên trồng với mật độ quá dầy để vườn luôn được thông thoáng. - Vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá... để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc chu đáo để cây chôm chôm sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp. - Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Basudin 10H hoặc Regent 800 WG rải xung quanh gốc hoặc xịt thuốc trừ sâu để diệt kiến, hạn chế không cho kiến tha rệp từ cây này sang cây khác. - Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển. Để diệt trừ rệp bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP; Pyrinex 20EC 30-35ml/ 8 lít, Fenbis 25 EC 30-35ml/8 lít, dầu D-C Tron plus 98,8 EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP... phun trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám. Ở giai đoạn trái già sắp chín nếu có xịt thuốc phải chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để giữ an tòan cho người ăn. Trước khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn cách xử dụng của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì . Nếu trong vườn ngoài cây chôm chôm bạn còn trồng những loại cây ăn trái khác thì khi phun thuốc diệt rệp bạn cũng nên xịt thuốc diệt rệp trên những loại cây này, tránh để chúng lây lan sang cây chôm chôm, mỗi khi cây chôm chôm đã được xịt thuốc. Pyrinex 20EC 30-35ml/ 8 lít, Fenbis 25 EC 30-35ml/8 lít, dầu D-C Tron plus 98,8 EC. 78 Hình 4.6.2 Thuốc Applaud 10WP Hình 4.6.3 Fenbis 25 EC Hình 4.6.4 Regent 800 WG Hình 4.6.5 Dầu khoáng 1.2.1. Sâu ăn bông (Thalasodes Sp.) Ngoài hại trên chôm chôm chúng còn gây hại trên nhãn và xoài. Sâu gây hại bằng cách ăn trụi các nhánh bông, có thể phát hiện thấy rất nhiều sâu trên một bông. Loài này có thể tấn công từ khi bông mới bắt đầu nhú ra cho đến giai đoạn đậu trái. 79 Hình 4.6.6 Sâu ăn bông chôm chôm  Đặc điểm hình thái Thành trùng là một loài bướm có chiều dài sải cánh khoảng 2,5 cm, thân và cánh có màu xanh, mép của cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu. Ấu trùng có dạng sâu đo, màu xanh hơi vàng, kích thước khoảng 25- 30 mm, trên thân có những đốm nhỏ màu vàng nâu. Nhộng có kích thước khoảng 16 mm, khi mới hóa nhộng có màu xanh lợt và có màu vàng nâu khi sắp vũ hóa, thời gian nhộng kéo dài 6-8 ngày. Khi bị động, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông nên rất khó phát hiện.  Cách gâu hại: Sâu gây hại phổ biến trên chôm chôm, ấu trùng ăn phá trên bông và trái non, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông khi bị động nên khó phát hiện. Nhộng màu xanh nhạt, khi sắp vũ hóa chuyển sang màu vàng nâu. Chôm chôm ra bông muộn bị nhiễm nặng hơn các đợt bông sớm  Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc khi thấy sâu vừa xuất hiện bằng các loại thuốc Fenbis 25EC 30- 35ml/8 lít, Sago Super 10EC 25-30ml/8 lít, Bi 58.... Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.1.2.1. Sâu đục trái (Acrocercops cramerella)  Cách gây hại: Thành trùng cái đẻ từng trứng trên cuống trái.Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp dưới lá hoặc cành cây. Trên chôm chôm, loài này gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín. Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục vào và ăn phần thịt trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi đục cả vào hạt. 80 Hình 4.6.7 Thành trùng sâu đục trái Hình 4.6.8 Sâu đục trái chôm chôm  Đặc điểm hình thái - Trưởng thành là loài ngài nhỏ có chiều dài sải cánh 25 mm, toàn thân và cánh màu nâu nhạt, trên cánh có nhiều chấm đen. - Trưởng thành cái đẻ từng trứng trên cuống trái, trứng hình bầu dục dẹp, kích thước khoảng 2 mm, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng. - Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa, đầu nâu, sau chuyển sang màu hồng nhạt, trên mỗi đốt phía lưng có 4 đốm nâu nhạt, trên mỗi đốt có lông cừng nhỏ, đẫy sức dài 22 mm. - Nhộng màu nâu nhạt được bao bọc bởi một kén bằng tơ, sâu thường hoá nhộng ở kẻ trái hoặc nơi tiếp giáp giữa 2 trái.  Đặc điểm sinh học và sinh thái * Vòng đời: 27-35 ngày - Trứng: 4-6 ngày - Sâu non: 14 – 16 ngày - Nhộng: 7-10 ngày - Trưởng thành đẻ trứng: 2-3 ngày Bướm hoạt động ban đêm, bám trên chum hoa hút mật và đẻ trứng trên trái non. Sâu non nở ra đục vào trái và hạt, gây hại nặng nhất khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô rỗng và rụng, trái lớn bị giảm phẩm chất.  Thiên địch Trong tự nhiên trứng sâu đục trái bị ký sinh bởi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.  Phòng trị: 81 Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh giữ trái quá lâu trên cây. Có thể sử dụng bao trái giảm thiệt hại. Trong tự nhiên trứng sâu đục trái bị ký sinh bởi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo diều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra. Hình 4.6.9 Ong ký sinh họ Trichogrammatidae Hình 4.6.10 Ong Trichogrammatidae ký sinh trên trứng sâu Phun thuốc phòng trị bằng các loại thuốc như Fenbis 25EC 30-35ml/8 lít, Sago Super 10EC 25-30ml/8 lít, Bassa, Bi 58, Hostathion pha 10-15 cc/10 lít nước. Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây; Thường xuyên thu gom những trái bị rụng đem tiêu hủy (chôn sâu dưới đất có rải vôi bột để tiêu diệt trứng và dòi non) nhằm tránh lây lan, đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế sự phát triển và lây lan của ruồi. Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol (Vizubon-D) để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc sử dụng chế phẩm Sofri-Protein 10DD, phun mỗi cây khoảng 20-50ml bả mồi (tùy theo cây lớn hay cây nhỏ), chỉ phun thành đốm nhỏ (khoảng bằng nón lá) dưới tán cây , không nên phun trực tiếp trên trái. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày. Thời gian phun tốt nhất là từ 8-10 giờ sáng, tránh phun vào những ngày mưa, chế phẩm sẽ không có tác dụng hấp dẫn và diệt ruồi. 82 Hình 4.6.11 Thuốc Vizubon-D Hình 4.6.12 Thuốc Sofri-Protein 10DD Không nên phun thuốc trừ sâu trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Có thể tự làm bả bẩy ruồi bằng cách dùng miếng khóm hoặc cam quýt chín có tẩm thuốc trừ sâu (có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Fipronil) cho vào gáo dừa và treo trên cành cây. 1.3. Phòng trừ bệnh hại chôm chôm 1.3.1. Thối trái Chôm chôm là loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến vì đây là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhất là trong vài năm gần đây giá chôm chôm rất cao đã kích thích nhà vườn quan tâm đến loại cây trồng này. Với mức độ thâm canh ngày càng cao, sâu bệnh hại cũng gia tăng nhất là bệnh thối trái phát triển mạnh trong mùa mưa. Bệnh này không những làm giảm năng suất nghiêm trọng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thương phẩm của trái, do đó việc phòng trừ bệnh cho trái rất có ý nghĩa. Có hai dạng bệnh thối trái: + Bệnh thối khô: do nấm Oidium sp. 83 Hình 4.6.13 Triệu chứng bệnh thối khô do nấm Oidium sp. Bệnh gây hại trên cành non, lá non, hoa và trái non. Mùa ra hoa cũng là mùa bệnh thường xuyên xuất hiện. Đặc trưng của bệnh là vết bệnh bao phủ một lớp phấn màu xám trắng của các bào tử nấm và lây lan rất nhanh. Bệnh nặng làm cho các chùm hoa bị cong queo và khô dần. Trên trái non bị bệnh, đầu gai bị đen và lan dần vào trong làm trái bị biến dạng, khô đen và đeo bám trên chùm (nên gọi là bệnh thối khô). Bệnh gây hại nặng trên những chùm trái phơi ra ngoài nắng. + Bệnh thối nhũn: do nấm Phytophthora sp. Hình 4.6.14 Triệu chứng bệnh thối nhũn do nấm Phytophthora sp Vết bệnh đầu tiên là những vùng nâu nhỏ trên trái. Bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ vùng cuống trái xuống bên dưới hoặc từ đít trái vào bên trong, thịt trái nhũn, chảy nước, có mùi hôi chua và rụng sớm. Vào buổi sáng có thể thấy những tơ nấm trắng phát triển trên vết bệnh ở vỏ trái. Bệnh thường gây hại nặng cho những chùm trái bên dưới và bên trong tán cây gần mặt đất. Ngoài ra, bệnh còn gây hại giai đoạn sau thu hoạch, trong quá trình tồn trữ và vận chuyển. 84 Bệnh gây hại nặng trên các vườn trồng quá dày, rậm rạp. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh trong mùa mưa, ẩm độ cao và nhất là những loại trái chùm như nhãn, sầu riêng, chôm chôm,lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia, trong vài ngày có thể rụng cả chùm trái chỉ còn trơ cọng. Sâu đục trái cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển mạnh. Bệnh lây lan bằng bào tử do gió hoặc côn trùng mang đi.  Biện pháp phòng trừ: Nên tạo điều kiện cho cây khỏe, sinh trưởng mạnh bằng các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, tỉa cành thông thoáng, vườn cây có hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây. Dùng nạng chống đỡ những chùm trái bên dưới tán, hạn chế cho chúng tiếp xúc gần mặt đất. Tỉa bỏ các cành khuất trong tán. Trồng mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh. Thu gom và tiêu hủy những trái bệnh để hạn chế lây lan. Bón phân hữu cơ hoai mục + chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng. Khi bệnh chớm xuất hiện, tùy theo bệnh thối khô hay thối nhũn mà chọn thuốc xử lý. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Bệnh thối khô: Map Super 300EC, Kumulus 80DF, Tilt 250EC Hình 4.6.15 Thuốc Map Super 300EC Hình 4.6.16 Thuốc Tilt 250EC Bệnh thối nhũn: Mataxyl 500WP, Aliette 80WP, Mexyl- MZ 70WP, phun 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Nếu những vùng có áp lực bệnh cao có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ. Chú ý bảo đảm đúng thời gian cách ly để nông sản được an 85 toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Khi tồn trữ và vận chuyển nên loại bỏ hoàn toàn những trái bị bệnh để tránh lây lan. Hinh4. 6.17 Thuốc Mataxyl 500WP Hình 4.6.18 Thuốc Aliette 80WP 1.3.2. Phấn trắng (do nấm Odium sp.) Hình 4.6.19 Bệnh phấn trắng gây hại trên bông Hình 4.6.20 Bệnh phấn trắng gây hại trên trái Hình 4.6.21a và 4.6.21b Triệu chứng bệnh phấn trắng trên lá chôm chôm a) b) 86  Triệu chứng Ðây là bệnh gây hại nặng và rất phổ biến trên cây chôm chôm. Bệnh thường xuất hiện giai đoạn hoa và trái non. Hoa và trái bị phủ bởi một lớp phấn màu trắng xám làm cho hoa trái non bị khô, đen. Giai đoạn trái hơi lớn cũng có thể bị phấn trắng tấn công làm cho gai trái bị khô, héo phần chóp gai rồi ăn lan vào làm cho cả trái bị khô đen. Trái bị bệnh sẽ phát triển kém, cõm mỏng hoặc lép.  Phòng trị: + Biện pháp cơ học: Sau khi thu hoạch trái thì tiến hành cắt tỉa những cành già cỏi, cành mang mầm bệnh, phát hoa, trái khô đen bị nhiễm bệnh còn sót lại của vụ trước, tỉa cành giúp vườn cây thông thoáng. Bón phân tưới nấm đối kháng Trichoderma: Xới nhẹ gốc, tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục càng nhiều càng tốt, tưới hoặc rải nấm đối kháng Trichoderma giúp nhanh hoai mục xác bã thực vật, diệt nấm gây hại trong đất, bón phân N-P-K liều lượng theo khuyến cáo của quy trình kỹ thuật canh tác, tuỳ theo tuổi cây. Mục đích nhằm tạo cho cây có bộ lá xanh tốt. Sau đó bón phân lần 2 với liều lượng ít hơn, mục đích cho lá mau thành thục và trổ hoa sớm. Hình 4.6.22 Nấm đối kháng Trichoderma Hình 4.6.23 Thuốc Kumulus 80 DF + Biện pháp hóa học: Giai đoạn cây ra hoa đậu trái non phải thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm. Khi phát hiện bệnh phải cắt bỏ và tiêu hủy ngay chùm hoa, trái non nhiễm bệnh và phun thuốc hóa học kịp thời, bảo vệ hoa và trái non bằng các loại thuốc như: Carbenzim 500SC, Kumulus 80 DF, Theo liều lượng khuyến cáo. 87 1.3.3. Đốm rong Hình 4.6.24 Bệnh đốm rong gây hại trên lá  Tác nhân: do tảo Cephaleuros virescens gây ra  Triệu chứng: Tảo tấn công mặt trên của lá già, tạo thành những đốm hình tròn, đường kính trung bình 3-5 mm, làm thành một lớp như nhung mịn có màu xanh – vàng nhạt, lâu ngày làm cho mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt, và mặt trên có màu nâu đen. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây.  Biện pháp phòng trừ Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau: - Không trồng với mật độ quá dày - Thường xuyên tỉa bỏ cành, lá già đã bị bệnh phía dưới gốc, cành bị sâu bệnh, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho trái đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh, đồng thời làm cho vườn có độ thông thoáng. - Bón phân cân đối và đầy đủ cho vườn cây, không nên phun phân bón lá định kỳ, đẽ làm cho trái bị nhiễm bệnh, nước nước đầy đủ để đảm bảo đất luôn đủ độ ẩm, chăm sóc chu đáo, phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh để cây luôn phát triển tốt. - Có thể dùng một trong các loại thuốc như: COC 85, Booc đo 1‰, Đồng Oxyclorua, Copper-B, Copper-Zinc 75WP, Kocide, ...pha đặc quét lên thân, cành già mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. 88 Hình 4.6.25 Thuốc COC 85 Hình 4.6.26 Thuốc Copper-B 75 WP 1.3.4. Bệnh cháy lá Hình 4.6.27 Bệnh cháy lá trên chôm chôm  Triệu chứng: Bệnh xảy ra trên các lá đã trưởng thành, phần đầu chóp lá thường bị cháy khô có màu nâu đến nâu xám, vết bệnh lan nhanh từ chóp lá trở vào. Giữa vùng bệnh và vùng khoẻ trên lá thường có 1 đường viền màu nâu đỏ nổi rõ lên. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể thấy những ổ nấm màu đen. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, bệnh nặng ở những cây có mức sinh trưởng kém, không sử dụng phân chuồng hoai mục.  Biện pháp phòng trừ: Bệnh do nhiều loại nấm tấn công, để phòng ngừa bệnh cho cây cần bón phân cân đối, chú trọng phân kali, hoặc cung cấp thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây. Đặc biệt cần giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Có thể phun các loại thuốc gốc đồng để ngừa bệnh. Ðây là bệnh có liên quan đến hàm lượng Kali thấp ở lá và thiếu nước. Cần cung cấp thêm kali cho cây và tưới nước đầy đủ. Các lá bị vàng có hàm lượng sắt (Fe) thấp, do đó có thể phun sulfate sắt nồng độ 500 ppm. 89 1.3.5 Bệnh bồ hóng  Tác nhân do nấm Capnodium sp. gây ra.  Triệu chứng bệnh: Bệnh phát sinh trên lá và trái, bệnh thể hiện những đốm với sợi nấm màu đen như lớp bồ hóng bám ở mặt lá, nấm không gây hại phần phiến lá hay thịt trái, nấm phát triển làm giảm khả năng quang hợp, làm trái xấu đi, giảm giá trị thương phẩm, vết bệnh có thể bị tróc khi nắng làm khô nấm. Nấm phát triển trên chất tiết của rệp sáp và sống nhờ chất dịch này.  Biện pháp phòng trừ: Nên phòng trừ tốt rệp sáp, tạo vườn cây thông thoáng bằng cắt tỉa sau thu hoạch. Phun thuốc trừ nấm gốc đồng, hạn chế phun phân qua lá cho cây. Hướng dẫn cách pha chế dung dịch Bordeaux 1% - Vai trò của dunh dịch Bordeaux: + Phòng trị tốt nhiều loại bệnh hại: bệnh do nấm, vi khuẩn và tảo đỏ. + có hiệu quả kinh tế cao do giảm được cho phí thuốc trừ bệnh hại. +Tuy nhuên nấm và vi khuẩn gây hại thì Bordeaux không kháng được - Các bước thực hiện: + Böôùc 1: Chuaån bò duïng cuï, hoaù chaát Dụng cự: Cân điện tử, cốc chia độ dung tích 1000 ml, chậu thủy tinh (hay chậu nhựa), que gỗ (hay que thủy tinh) để khuấy dung dịch, giấy quỳ, thanh sắt (chiếc đinh) được mài sạch Hình 4.6.28 Cân điện tử Hình 4.6.29 Cân đồng hồ 90 Hình 4.6.30 Cốc chia độ 250 ml Hình 4.6.31 Cốc chia độ 1000ml Hình 4.6.32 Thùng nhựa 20lít Hình 4.6.32 Thùng nhựa100lít Hình 4.6.33 Que thủy tinh (hay que gỗ) để khuấy 91 Hình 4.6.34 Giấy quỳ Hình 4.6.35 Thanh sắt(cây đinh) được mài sạch + Hóa chất: Đồng sunphat (phèn xanh), vôi tôi, nước sạch. Để được 10 lít dung dịch Bordeaux 1% cần 100g đồng sunphat, 150g vôi tôi. Hình 4.6.36 Đồng sunphat (phèn xanh) Hình 4.6.37 Vôi tôi (vôi quét tường) Hình 4.6.38a và 4.6.38b Nước sạch 92 Ghi chú: dùng đồng sunphat, với vôi tôi không vón cục (khôngbị hút ẩm) Bước 2: Trình tự thao tác Thao tác 1: Cân 15g vôi tôi cho vào cốc số 1 Hình 4.6.39 Thao tác 1 Thao tác 2: Cân 10g phèn xanh cho và cốc số 2 Hình 4.6.40 Thao tác 2 Thao tác 3: Cho 200ml nước vào cốc số 1 (chứa vôi tôi), khuấy đền) Hình 4.6.41 Thao tác 3 93 Thao tác 4: Đổ nước vôi ở cốc số 1 vào chậu, bỏ cặn, sạn ở đáy cốc Hình 4.6.42 Thao tác 4 Thao tác 5: Cho 800ml nước vào cốc số 2 (cốc chứa phèn xanh), khuấy đều cho tan hết Hình 4.6.43 Thao tác 5 Thao tác 6: Đổ từ từ dung dịch ở cốc số 2 (dung dịch phèn xanh) vào chậu (dung dịch vôi), vừa đổ vừa khuấy đều. Hình 4.6.44 Thao tác 6 Thao tác 7: Kiểm tra chất lượng 94 sản phẩm. - Quan sát màu sắc dung dịch, dung dịch thu được phải có màu xanh nước biển - Dùng giấy quỳ để thử pH dung dịch (giấy quỳ đổi màu xanh) - Hoặc dùng thanh sắt để kiểm tra lượng đồng trong dung dịch. Ghi chú: Nếu thanh sắt hóa đỏ hoặc hồng (do lượng đồng trong dung dịch cao) thì thêm vôi vào, sau đó kiểm tra lại. Hình 4.6.45 Thao tác 7 Hình 4.6.46 Kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng giấy quỳ tím Hình 4.6.47 Kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng đinh sạch Thao tác 8: Vệ sinh dụng cụ sau khi kết thúc công việc B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Câu hỏi 1: Cho biết có những nhóm dịch hại chính nào gây hại trên cây chôm chôm a. Nấm ký sinh. b. Tuyến tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_chom_chom.pdf
Tài liệu liên quan