Cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc cây quất cảnh” cùng với bộ giáo trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất đào, quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng.
Cuốn giáo trình gồm 3 bài:
1) Bài 01: Trồng và chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản
2) Bài 02: Chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả
3) Bài 03: Phòng trừ dịch hại
76 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc cây quất cảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng nên phun xịt ba lần thuốc: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.
- Trong tự nhiên, nhện đỏ có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch. Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn. Chú ý khi dùng thuốc cần luân phiên thuốc để tránh nhện hại nhờn thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.
Hình 3.3.7: Dầu khoáng DC- Tron Plus
2.3. Rầy chổng cánh
* Triệu chứng gây hại
- Ấu trùng và trưởng thành (thành trùng) rầy chổng cánh chích hút dinh dưỡng của lá và chồi non làm cho chồi non lụi dần, sần sùi, lá non nhỏ và bị xoăn lại.
- Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi khuẩn gây bệnh Greening cho các cây quất cảnh. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua vòi chích hút và qua nước bọt.
* Đặc điểm hình thái
- Thân dài từ 2,5-3 mm, nâu xám, cánh có màu nâu vàng, chân có màu xám nâu, phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy này bị gãy về phía cuối cánh. Đầu nhọn màu nâu nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen. Bụng con cái sắp đẻ có màu hồng
- Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, rầy trưởng thành có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh – 40C và cả vùng khí hậu nóng và khô.
- Sau vũ hóa 4-5 ngày, trưởng thành bắt cặp. Trứng được đẻ vào ban ngày, con cái đẻ khoảng 200-800 trứng, thời gian ủ trứng khoảng 2-11 ngày (tùy mùa).
- Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vòng đời của rầy chổng cánh kéo dài khoảng 28-32 ngày, trong điều kiện dinh dưỡng tốt lên đến 42 ngày và có thể có từ 12-14 thế hệ/năm.
Hình 3.3.8: Trưởng thành rầy chổng cánh
* Biện pháp phòng trừ
Để hạn chế bệnh vàng lá greening, ngoài việc dùng cây giống sạch bệnh thì việc diệt rầy chổng cánh bằng cách áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:
- Không nên trồng các loại cây kiểng thuộc họ cam, quýt như: nguyệt quế, cần thăng, kim quýt... (đặc biệt là nguyệt quế) trong hoặc gần các vườn trồng quất nhất là vườn sản xuất cây giống, vì đây là những cây ký chủ phụ của rầy. Nếu có trồng những cây kiểng này thì phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, không để chúng lây lan cấy quất.
- Trồng một số cây chắn gió như dương, bình linh lá... bao quanh vườn quất để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến.
- Nên vận động nhiều chủ vườn trong vùng cùng xử lý, cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt, lá non tập trung để dễ theo dõi, phát hiện và xịt thuốc trừ rầy kịp thời, tránh cho cây ra đọt, lá non lai rai quanh năm, tạo nguồn thức ăn liên tục cho rầy.
- Kiểm tra vườn quất thường xuyên, nhất là vào các đợt cây ra đọt, lá non, để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời.
- Để hạn chế bệnh vàng lá lây lan, cần trồng cây giống sạch bệnh, chặt bỏ kịp thời những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy. Trước khi chặt bỏ, phải xịt thuốc diệt rầy, không cho chúng bay sang những cây khác.
- Ở những vườn thường bị rầy gây hại, vào mỗi đợt cây ra đọt, lá non, hoặc khi phát hiện có rầy di trú từ nơi khác đến sau những cơn giông, gió to đưa rầy từ nơi khác đến, cần kiểm tra kỹ vườn cây để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, bằng một trong các loại thuốc như: DC-Tron Plus 98.8EC; Applaud-Bas 27BTN; Virofos 20EC; Applaud-Mipc 25BTN; Vicondor 50EC; Trebon10EC; Bascide 50EC; Butyl 10WP... Khi phun nên tập trung xịt vào những chỗ có rầy bu bám nhiều (các bộ phận non của cây).
Hình 3.3.9: Thuốc Trebon 10 EC
2.4. Ruồi vàng
* Triệu chứng gây hại
- Tác hại: Ruồi vàng phá hại nhiều loại quả, đối với vườn quất quả bị hại có màu vàng sáng xung quanh vết châm. Quả bị hại thường thối và rụng.
* Đặc điểm hình thái
- Ruồi trưởng thành dài 4 - 5 mm, màu nâu đỏ với những vân vàng. Trưởng thành châm ống đẻ trứng vào quả, sâu non ăn thịt quả và phát triển thành dòi ở bên trong.
Hình 3.3.10: Ruồi vàng đục quả quất
* Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị rụng hoặc trái bị dòi hại.
- Sử dụng bẩy ViZubon – D dẫn dụ ruồi đực ( đặt 5-10m/1 bẩy).
- Phun SOFRI Protein thuỷ phân diệt ruồi trưởng thành đực và cái. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên trái.
Hình 3.3.11: Thuốc Sofri Protein trừ ruồi vàng
2.5. Bướm phượng vàng
* Triệu chứng gây hại
- Sâu có tập quán là ăn hết vỏ trứng hoặc lớp da mới vừa lột ra, không để lại dấu vết. Lúc nhỏ sâu chỉ ăn lá non và chỉ gậm khuyết bìa lá, khi lớn sâu có thể ăn cả chồi hoặc thân non. Từ tuổi 4 sâu không nằm yên trên mặt lá mà thường ẩn nấp sâu vào các cành lá, khi ăn mới bò ra. Sâu hoạt động chậm chạp và có đặc tính nhả tơ trên bề mặt lá để bám. Khi lớn đủ sức sâu nhả tơ treo mình hóa nhộng trên cành cây, thường phía dưới chỗ sâu đã sinh sống, đuôi nhộng cột dính vào cành bằng một sợi tơ.
* Đặc điểm hình thái
- Thành trùng là loài bướm khá lớn, chiều dài thân từ 25-35 mm, sải cánh rộng từ 8 đến 12 cm. Nền cánh màu đen, có nhiều đốm màu vàng tươi, kích thước không đều nhau. Cánh sau không có đuôi, gần gốc trong có một đốm lớn hình bầu dục màu đỏ nâu, phía ngoài đốm này có một quầng màu xanh dương sẫm hay xanh lơ. Thời gian sống của bướm đực từ 3-5 ngày; trong khi đó thời gian sống của bướm cái từ 5 đến 8 ngày và một bướm cái có thể đẻ từ 75-120 trứng.
- Trứng hình cầu, đường kính khoảng 1 mm. Mới đẻ trứng màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển thành màu nâu xám. Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày.
- Đối với Bướm Phượng Vàng, sâu vừa mới nở màu nâu sẫm, trên mình có nhiều gai thịt nổi lên xù xì, về sau trên lưng sâu xuất hiện những vệt trắng. Sau lần lột xác thứ ba mình sâu chuyển sang màu xanh vàng hoặc xanh lá cây, phía trên lưng và hai bên hông cơ thể có nhiều vệt và chấm màu nâu hoặc đen. Khi lớn đủ sức mình sâu có thể dài đến 5 cm.
- Đặc điểm chung của sâu non các loại Bướm Phượng là đốt ngực thứ nhất rất to so với các đốt còn lại. Ngoài ra, ở mặt lưng của đốt ngực thứ nhất có một đôi tuyến hôi, khi bị đụng đến có thể nhô ra ngoài dưới dạng một đôi râu thịt màu đỏ, hình chữ V; tuyến này tiết ra mùi hôi để xua đuổi kẻ thù.
- Sâu có 5 tuổi phát triển từ 15-25 ngày.
- Nhộng các loài Bướm Phượng có hình dáng rất đặc biệt, phần đầu phân làm hai nhánh như hai cái sừng, phần bụng cong vòng ra phía trước, đồng thời nhô sang hai bên thành hai gốc. Mình nhộng bám chắc vào cành cây nhờ túm tơ ở mặt bụng và sợi tơ treo vòng ngang lưng. Mình nhộng có nhiều màu sắc, phần lớn màu xanh nhạt, có lúc màu xám hoặc nâu vàng. Nhộng dài từ 25-30 mm.
- Thời gian nhộng khoảng một tuần đến 10 ngày.
Hình 3.3.12: Sâu non bướm phượng vàng
Hình 3.3.13: Nhộng bướm phượng vàng
Hình 3.3.14: Trưởng thành bướm phượng vàng
* Biện pháp phòng trừ
- Thường xuyên kiểm tra vườn quất, nếu mật độ sâu thấp có thể bắt bằng tay. Nếu thấy mật độ cao, có thể tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu non bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường, như Sumicidin 50EC, Fastac 50EC, Regent 800WG nồng độ 0,1- 0,2% với lượng thuốc phun từ 600- 800 lít thuốc đã pha cho 1 ha.
Hình 3.3.15: Thuốc Regent 800 WG
2.6. Sâu đục thân
* Triệu chứng gây hại
- Sâu đục cành, đục thân, đục gốc quất thường đục cành nhỏ trên tán lá đục dần vào cành lớn đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết.
Hình 3.3.16: Triệu chứng sâu đục thân trên gốc quất cảnh
* Đặc điểm hình thái
- Sâu đục cành có tên khoa học là Chelidonium argentatum Dalm
- Là sâu non của con xén tóc màu xanh nên gọi là xén tóc xanh. Xén tóc xanh thường đẻ trứng vào tháng 5-6 trên các nách lá ngọn cành tăm. Sau 10-12 ngày sâu non nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây. Từ 8 đến 9 tháng sau, sâu non đục đến cành cấp 1 hoặc cành cấp 2, thậm chí có thể tới thân, tuỳ theo độ dài của cành. Thông thường tập trung là cành cấp 1, sâu non làm một buồng hoá nhộng bằng cách dùng mùn cưa và chất bài tiết vít đường đục lại rồi đục một lỗ ra ngoài, chừa lại vỏ cành để làm cửa vũ hoá sau này. Khoảng tháng 2, tháng 3, sâu non hoá nhộng, tới tháng 4, tháng 5 thì vũ hoá thành con xén tóc xanh bay ra. Vòng đời của sâu là một năm. Trên một thân cây có thể bị hàng chục con sâu đục cành và nếu 2 - 3 năm liền bị hại thì cây sẽ chết.
Hình 3.3.17: Sâu đục cành
- Sâu đục thân có tên khoa học là Nadezhdiella cantori Hope
- Là sâu non của con xén tóc màu nâu nên gọi là xén tóc nâu. Xén tóc nâu thích nơi râm mát, ban ngày ẩn nấp, ban đêm thường tìm đến đẻ trứng vào những kẽ nứt, những chỗ gồ ghề ở thân cây cách mặt đất từ 0,3 đến 1 m. Trong các tháng 5-6-7, sau khi đẻ, 6-12 ngày trứng nở. Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ từ 22 đến 24 tháng, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo không theo qui luật dọc theo thân cây. Sâu non nghỉ đông 2 lần vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Sâu hoá nhộng vào khoảng tháng 2 và vũ hoá thành xén tóc nâu vào tháng 3 và tháng 4. Vòng đời của sâu đục thân kéo dài từ 2,5 đến 3 năm.
Hình 3.3.18: Sâu đục thân
- Sâu đục gốc có tên khoa học là Anoplophora chinensis Forster
Gọi là xén tóc sao hay xén tóc hoa vì trên toàn thân màu đen của con bọ trưởng thành cánh cứng này có điểm khoảng 30 chấm trắng. Con trưởng thành thường ăn bổ sung bằng các phần non của cây, đặc biệt là rễ non trước khi đẻ trứng vào tháng 5, tháng 6, vũ hoá vào tháng 5-6. Trước khi đẻ, xén tóc sao cắn vào gốc cây một vết hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6-12 ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần gốc, rễ cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ. Nhiều khi sâu đục cả những rễ to làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và chết. Sâu non phá hại trong 2-3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3, tháng 4 năm sau thì hoá nhộng, tháng 5-6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là một năm.
Hình 3.3.19: Sâu đục gốc
* Biện pháp phòng trừ
- Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
- Diệt sâu non bằng cách bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn cũng có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây.
- Quét thuốc: Sau khi thu hoạch quả, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.
3. Bệnh hại
3.1. Bệnh loét
* Triệu chứng
Ở lá non, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt. Lá bệnh không biến đổi hình dạng nhưng dễ rụng, cây con bị bệnh nặng thường hay rụng lá. Vết bệnh ở quả cũng tương tự như ở lá: vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng. Bệnh làm cho quả xấu mã, không đạt tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Vết bệnh trên cành và thân cây con cũng giống như ở trên lá nhưng sùi lên tương đối rõ ràng. Đặc biệt có trường hợp vết loét ở thân kéo dài tới 15cm và ở cành tới 5 - 7cm.
Bệnh phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh đến lộc hạ (tháng 7 và 8) rồi đến lộc đông (tháng 10 và 11) thì bệnh giảm dần và ngừng phát triển. Bệnh loét trên cây quất cảnh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, vi khuẩn xâm nhiễm thích hợp ở nhiệt độ 25 - 30oC, độ ẩm cao. Cây bị bệnh nặng nhất là bưởi, cam rồi đến chanh, còn các giống quýt có tính chống bệnh cao với bệnh loét. Tuổi cây càng non càng dễ bị nhiễm bệnh nặng, nhất là ở vườn ươm ghép cây giống thường bị bệnh nặng trong 1 - 2 năm đầu. Cành vượt phát triển nhiều lộc thường bị bệnh nặng hơn. Sau khi nảy lộc 30 - 45 ngày ở giống quất thường rất dễ bị bệnh. Khi lộc cành bước vào ổn định nhưng chưa hóa già (nảy lộc được 50 - 60 ngày) tính nhiễm bệnh cao nhất, sau khi nảy lộc 90 - 110 ngày lộc già thì hầu như không bị nhiễm bệnh nữa. Sau khi hoa rụng 35 ngày, quả non kích thước khoảng 3mm lại bắt đầu bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, sâu bùa vẽ cũng là môi giới truyền bệnh tạo nên vết thương để bệnh xâm nhiễm dễ dàng, nhất là trong vườn ươm cây giống.
Hình 3.3.20: Bệnh loét trên lá quất cảnh
* Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp quan trọng nhất là chọn giống ghép chống bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh, biện pháp canh tác và phun thuốc bảo vệ theo một hệ thống tổng hợp.
- Tiêu diệt nguồn bệnh
- Thu dọn sạch tàn dư bộ phận bị bệnh trong vườn ươm cũng như trong vườn quả; thường xuyên tỉa lá cành bị bệnh trong vườn ươm; dùng các mắt ghép không bị bệnh, gốc ghép chống chịu bệnh. Trồng cây giống không bị bệnh, cắt bỏ cành lá bị bệnh, tiêu diệt hủy bỏ những cây bị bệnh, thực hiện tốt biện pháp kiểm dịch thực vật, không chuyên chở và trồng cây giống có bệnh vào những vùng mới trồng quất.
- Phòng trừ bệnh bằng canh tác
- Bón phân vào thời kỳ thích hợp, bón cân đối để cây phát triển bình thường, khống chế cành vượt, thận trọng khi tưới nước để tránh lây lan bệnh. Trồng rừng chắn gió thành giải, chắn đúng hướng gió chính của vườn ươm và vườn quả hoặc thành băng xen kẽ với hàng cây ăn quả.
- Biện pháp hóa học
- Dùng thuốc hóa học (Boóc đô 1%) phun bảo vệ phòng chống bệnh từ khi ra lộc xuân được 20 ngày. Phun bảo vệ quả từ lúc hoa tàn, sau 50 - 60 ngày cần phun thuốc lặp lại để phòng trừ bệnh, trong năm có thể phun thuốc 4 lần để bảo vệ. Lần 1: phun lúc ra lộc xuân; lần 2: phun lúc rụng hoa quả non 9mm; lần 3: phun lúc có quả non 25 - 30mm; lần 4: phun vào tháng 9 - 10 nếu cần thiết. Tùy tình hình thời tiết và tốc độ phát triển bệnh mà số lần phun có thể thay đổi nhiều hoặc ít. Khi phun phải phun đều hai mặt lá, từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp. Mặt khác cần kết hợp phun thuốc trừ sâu bùa vẽ để hạn chế bệnh truyền lan. Ngoài ra, đã có nhiều thử nghiệm dùng chất kháng sinh ppm mỗi lần phun cách nhau 15 ngày đã cho kết quả tốt.
3.2. Bệnh Greening
* Triệu chứng
Trên lá: Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.
Trên quả: Quả nhỏ hơn bình thường, quả bị méo mó, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới đít lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu.
Bộ rễ: Khi cây nhiễm bệnh làm rễ cây bị thối, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn các rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.
Các triệu chứng trên xuất hiện từng cành, từng cây trong vườn, có khi xuất hiện cả vườn.
Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh trong vườn là điều kiện cho việc xác định bệnh vàng lá gân xanh.
Hình 3.3.21: Triệu chứng bệnh Greening/ vàng lá gân xanh trên cây quất (tắc) cảnh
* Biện pháp phòng trừ
Đến nay bệnh này vẫn chưa có thuốc trị mà phòng là chính:
Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh,
Không sử dụng vườn quất có cây bị bệnh để nhân giống,
Chặt bỏ cây quất cảnh đã nhiễm bệnh đem tiêu hủy để giảm lây lan bệnh sang cây không bị bệnh.
Trồng cây chắn gió quanh vườn như xoài, giâm bụt, để tránh rầy chổng cánh xâm nhập, hoặc trồng xen ổi; không trồng xen trong vườn các cây họ cam quýt.
Tạo tán, tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán; bón phân cân đối và vừa đủ, không quá nhiều phân đạm để cây ra lộc non tập trung.
Thăm vườn thường xuyên để phát hiện rầy chổng cánh và phun thuốc trừ rầy kịp thời; phun thuốc đều khắp cả cây và tập trung vào các lộc non, lá non.
Sử dụng một trong số các loại thuốc sau để phun trừ rầy chổng cánh ngăn chặn sự truyền bệnh như: Trebon, Sherpa, dầu khoáng/.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Sâu bệnh hại chính trên cây quất (tắc) cảnh là?
A. Là tất cả các loại sâu bệnh có trên cây quất cảnh
B. Là sâu bệnh hại nhiều nhất trên cây quất cảnh
C. Là sâu bệnh hại ít nhất trên cây quất cảnh
Câu 2: Người ta thường điều tra sâu, bệnh hại trên cây quất (tắc) cảnh theo phương pháp?
A. Theo phương pháp 5 điểm chéo góc
B. Theo phương pháp 3 điểm chéo góc
C. Theo phương pháp 9 điểm chéo góc
Câu 3: Các loại sâu hại nào sau đây gây hại trên cây quất (tắc) cảnh?
A. Sâu đục thân, cành, gốc
B. Nhện đỏ, ruồi vàng, sâu vẽ bùa
C. Cả đáp án A và B
Câu 4: Quan sát lá thấy có biểu hiện: phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh. Đó là bệnh gì?
A. Greening.
B. Bệnh loét.
C. Cả đáp án A và B
Câu 5. Đâu là triệu chứng của bệnh loét?
A. Ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt
B. Quả nhỏ hơn bình thường, quả bị méo mó, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới đít lên 2. Các bài thực hành:
Câu 6. Đâu là triệu trứng gây hại của sâu xén tóc sao?
A. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ.
B. Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ từ 22 đến 24 tháng, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo không theo qui luật dọc theo thân cây.
C. Sâu non nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây.
Câu 7. Đâu là triệu trứng gây hại của sâu xén tóc nâu?
A. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ.
B. Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ từ 22 đến 24 tháng, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo không theo qui luật dọc theo thân cây.
C. Sâu non nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây.
Câu 8. Đâu là triệu trứng gây hại của sâu xén tóc xanh?
A. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần gỗ.
B. Sâu non nở ra chui vào vỏ và phá hoại phần gỗ từ 22 đến 24 tháng, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo không theo qui luật dọc theo thân cây.
C. Sâu non nở và bắt đầu gặm vỏ cành để sống, đục phá từ cành nhỏ đến cành lớn và cả thân cây.
Câu 9. Loại sâu hại nào sau đây truyền bệnh greening?
A. Rầy chổng cánh
B. Sâu vẽ bùa
C. Ruồi vàng đục quả
D. Nhện đỏ
2. Các bài thực hành:
Bài thực hành: Điều tra và tiến hành phòng trừ nhện đỏ gây hại trên cây quất (tắc) cảnh
Bài thực hành: Điều tra và tiến hành phòng trừ sâu vẽ bùa gây hại trên cây quất (tắc) cảnh
C. Ghi nhớ:
- Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây quất (tắc) cảnh.
- Thành phần sâu, bệnh hại trên cây quất (tắc) cảnh.
- Sâu bệnh hại chính
- Biện pháp phòng trừ
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:
1. Vị trí:
+ Mô đun Trồng và chăm sóc cây quất cảnh là mô đun chuyên môn nên được bố trí sau khi học viên đã học xong các mô đun Chuẩn bị đất trồng, Kỹ thuật nhân giống.
2. Tính chất:
+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng đào, quất cảnh. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành.
II. Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây quất cảnh;
+ Trình bày được các bước trong kỹ thuật trồng;
+ Trình bày được các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây quất cảnh;
+ Nêu được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây quất giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn ra hoa tạo quả.
+ Nêu được quy trình kỹ thuật điều khiển quá trình quá trình ra hoa, tạo quả.
+ Trình bày được ý nghĩa của các loại dáng, thế để tạo cây quất thế.
2. Kỹ năng:
+ Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây quất giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn ra hoa tạo quả.
+ Lựa chọn được các phương pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển.
+ Biết cách điều khiển quá trình ra hoa tạo quả của cây quất cảnh bằng các phương pháp khác nhau;
+ Thực hiện được việc uốn, tỉa, tạo dáng thế cho cây quất cảnh;
+ Biết cách phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính trên cây quất cảnh.
3. Thái độ:
- Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài
Tên bài
Loại bài dạy
Địa điểm
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
MĐ 03 - 01
Trồng và chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản
Tích hợp
Lớp + vườn
30
8
20
2
MĐ 03 - 02
Chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả
Tích hợp
Lớp + vườn
32
8
22
2
MĐ 03 – 03
Phòng trừ dịch hại
Tích hợp
Lớp + vườn
30
4
24
2
Kiểm tra hết mô đun
2
2
Cộng
94
20
66
8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức).
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành
4.1.Bài thực hành: Trồng cây quất (tắc) cảnh ngoài vườn sản xuất
- Mục tiêu:
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để trồng cây;
Chuẩn bị cây quất cảnh giống;
Thực hiện được việc trồng cây ngoài vườn sản xuất;
Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nguồn lực: Cây giống quất cảnh, cuốc, xẻng, dụng cụ tưới nước, vật liệu tủ gốc, bảo hộ lao động
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ trồng cây, cây giống, trồng và tủ gốc, tưới nước.
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Trồng được 30 cây quất cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật.
4.2.Bài thực hành: Tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh
- Mục tiêu:
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để tạo dáng, thế;
Chuẩn bị cây quất cảnh để tạo dáng;
Thực hiện được việc tạo dáng ngoài vườn sản xuất;
Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nguồn lực: Cây quất cảnh, kéo cắt cành, kìm, dây buộc, bảo hộ lao động
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ tạo dáng, cây quất, tạo dáng.
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Tạo được 5 cây quất cảnh theo dáng trực, 5 cây dáng xiêu, 5 cây dáng hoành, 5 cây dáng huyền.
4.3.Bài thực hành: Bón phân thúc cho cây quất (tắc) cảnh
- Mục tiêu:
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư: cuốc xẻng, phân bón các loại, bảo hộ lao động;
Thực hiện bón phân;
Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nguồn lực:
Các loại dụng cụ lao động như cuốc, xẻng, phân bón NPK, phân bón qua lá Atonik, vườn trồng quất cảnh, bảo hộ lao động
- Cách thức tiến hành:
Thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, phân bón.
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bón phân thúc cho 20 cây quất cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật.
4.4.Bài thực hành: Đảo quất (tắc)
- Mục tiêu:
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư: cuốc, xẻng, dụng cụ tưới tiêu nước, bảo hộ lao động;
Thực hiện đảo quất;
Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nguồn lực:
Các loại dụng cụ lao động như cuốc, xẻng, vườn trồng quất cảnh, bảo hộ lao động
- Cách thức tiến hành:
Thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các bước/nhóm bước công việc.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ và thực hiện đảo quất.
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đảo bầu cho 20 cây quất cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật.
4.5.Bài thực hành: Khoanh vỏ
- Mục tiêu:
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư: dao khoanh vỏ, kéo cắt cành, băng dính, bảo hộ lao động;
Thực hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_va_cham_soc_cay_quat_canh.doc