Giáo trình Trồng và chăm sóc cây lúa cạn

 Nội dung cuốn giáo trình

mô đun này hướng dẫn về làm đất, cách gieo trồng và cách chăm sóc. Toàn bộ

mô đun được phân bố giảng dạy trong thời gian 120 giờ và gồm có 04 bài như

sau:

Bài 1: Chuẩn bị hạt giống

Bài 2: Trồng lúa cạn

Bài 3: Bón phân cho cây lúa

pdf86 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc cây lúa cạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m mùi hôi của phân. EM còn được dùng để làm sạch môi trường nước nuôi thuỷ sản. 3.2.2.2. Một số điểm cần chú ý khi sử dụng phân vi sinh vật : Phân vi sinh vật sản xuất ở nước ta thường có dạng bột màu nâu, đen, vì phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn. Phân vi sinh vật sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với các hạt giống đã được vảy nước để ẩm hạt trước khi gieo 10 – 20 phút. Nồng độ sử dụng là 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật. Các chế phẩm vi sinh vật sản xuất trong nước thường không cất giữ được lâu. Thường sau từ 1 đến 6 tháng hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì. Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, vì vậy nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, thì một 65 số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào. Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các loại cây trồng cạn. Hình 2.3.45. Dùng vi sinh vật để chuyển than bùn thành phân vi sinh 3.2.3. Phân hữu cơ sinh học Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật. Hình 2.3.46. Phân hữu cơ sinh học dạng viên 66 Qui trình chế biến phân hữu cơ sinh học: 3.2.4. Phân hữu cơ khoáng Là phân hữu cơ được trộn thêm phân vô cơ Hình 2.3.47. Phân hữu cơ khoáng 67 3.3. Phân bón qua lá Phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng có nguyên tố đa lượng, hoặc trung lượng, hoặc vi lượng, được hoà tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu. Bón phân qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng lên các phần ở phía trên mặt đất của cây ( lá, cuống, hoa, trái) với mục đích nâng cao sự hấp thu dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng. Hình 2.3.48. Phân bón qua lá 68 4. Cách bón phân 4.1. Xác định thời điểm bón phân Nhu cầu chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Bón đúng thời điểm cây cần mới phát huy được tác dụng. 4.2. Sự hấp thu phân bón qua rễ và lá lúa 4.2.1. Sự hấp thu phân bón qua bộ rễ lúa Sự hấp thu dinh dưỡng trong đất được thực hiện bằng cách trao đổi cation, lông hút bơm ion hydro (H+) vào đất thông qua cơ chế bơm proton. Những ion hydro thay cation gắn liền với các hạt đất mang điện tích âm để các cation có sẵn trong đất được giải phóng và hấp thu qua rễ. Cây lúa khi đủ chất dinh dưỡng sẽ phát triển bình thường và cho năng suất cao. Nhưng khi thiếu thì biểu hiện những bệnh lý thiếu dinh dưỡng và khi thừa biểu hiện bệnh lý ngộ độc. Bộ rễ lúa là cơ quan quan trọng nhất cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Ion dinh dưỡng được vận chuyển đến gốc lúa qua mô mộc, từ đó dẩn lên các bộ phận bên trên cây. Có 3 cách cơ bản để cây lúa hấp thu dinh dưỡng qua bộ rễ: - Cách đơn giản và phổ biến là sự hấp thu thụ động các phân tử không phân cực qua màng bán thấm. - Hấp thu các ion bởi các protein vận chuyển. - Cần nguồn cung cấp năng lượng (thường là ATP) để bơm các ion qua màng bán thấm. Các chất dinh dưỡng được chuyển bên trong cây có tính di động, thường chuyển vận từ lá già sang lá non. 4.2.2. Sự hấp thu phân bón qua bộ lá lúa. Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng),là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) như cây lúa khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được. Cây hấp thụ phân bón lá từ khí khổng vào mô cây cũng có nhiều cơ chế lý, hóa phức tạp. Do đó cần chọn dạng phân bón lá phù hợp mới có hiệu quả cao. 4.3. Thời điểm bón phân lót - Bón lót trước khi gieo hạt. Các dạng phân bón lót như phân chuồng, tàn dư thực vật, các cây phân xanh như muồng, cây họ đậu, v..v... 69 Hình 2.3.49. Rạ được dùng làm phân chuồng để bón lót 4.4. Thời điểm bón thúc - Bón thúc đẻ nhánh vào giai đoạn 8-12 ngày sau mọc. - Bón nuôi nhánh, thúc đòng 20-25 ngày sau mọc - Bón thúc bông, nuôi hạt (tùy giống). Các dạng phân bón thường dùng ở giai đoạn này như phân đơn Urê, Kali, super lân hay phân hỗn hợp NPK. Cách bón phân, liều lượng phân bón tùy thuộc vào giống, vào giai đoạn phát triển của cây lúa cạn. Hình 2.3.50. Bón thúc cho lúa bằng cách vãi 70 Hình 2.3.51. Bón phân thúc cho lúa bằng cách phun qua lá 4.5. Bón phân theo bảng so màu lá lúa: Bảng so màu lá lúa: Bảng so màu lá là dụng cụ được chuẩn hoá từ máy đo diệp lục tố, sử dụng rất đơn giản và tiện lợi. Bảng so màu lá có 6 khung từ 1-6, theo chiều tăng dần từ thiếu đạm đến dư đạm. Hình 2.3.52. Bảng so màu lá lúa Bón phân đạm dựa vào bảng so màu lá để quyết định liều lượng phân đạm bón cho từng giai đoạn. Bón phân theo công cụ này sẽ tiết kiệm được lượng phân bón đáng kể và cho năng suất lúa cao hơn. Sau 14 ngày đối với lúa cấy và sau 21 ngày đối với lúa sạ, bắt đầu sử dụng bảng so màu lá được. Cứ 7-10 ngày dùng bảng so màu lá để so một lần. Chúng ta thực hiện so màu lá lúa như sau: So màu lá lúa Chọn 3 điểm ngẫu nhiên trên ruộng lúa. Mỗi điểm so màu 30 lá. Các đợt so màu nên cùng một thời gian hoặc buổi sáng hoặc buổi chiều, khi so quay lưng lại với hướng mặt trời, dùng lưng che ánh sáng mặt trời chiếu vào bảng so màu lá. 71 Hình 2.3.53. Lúc đo dùng lưng che ánh sáng mặt trời chiếu vào bảng so màu lá Lấy lá lúa đã phát triển đầy đủ, so khoảng giữa chiều dài lá kể từ chóp lá, dùng tay di chuyển lá trên bề mặt bảng so màu, màu lá lúa trùng với khung màu nào trên bảng so màu lá, là thể hiện tình trạng đạm trong cây lúc đó mà quyết định bón đạm hay không. Hình 2.3.54. Dùng tay dịch chuyển lá lúa trên bảng so màu lá 4.5. Cách bón phân cho lúa cạn (tính cho 1000m2) Bón phân hợp lý dựa trên 3 cơ sở: 72 4.5.1. Bón phân theo đặc điểm giống: + Giống địa phương (tính cho 1000m2): Phân chuồng hoai mục 300-500kg Đạm 6-7 kg Lân 10-15 kg Kali 6-8 kg + Cách bón: - Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 2 kg đạm + 2 kg kali trước khi gieo hạt - Bón thúc đẻ nhánh 2kg đạm + 2 kg kali vào giai đoạn lúa 4 lá - Khi lúa bắt đầu làm đòng bón nốt số phân còn lai - Khi bón phân thúc cho lúa có thể kết hợp làm cỏ, vun xới + Giống cải tiến (tính cho 1000m2) Cách 1: Chỉ dùng phân đơn 15-20kg Ure + 25-30kg lân + 5-10kg Kali Cách 2: Kết hợp phân Urê và NPK (20-20-15) 20kg + 6-10kg Urê Cách 3: Chỉ dùng hỗn hợp NPK (6-16-8) 40-50kg Cách bón: + Cách 1: Dùng toàn bộ phân đơn - Bón lót 25 - 30kg phân lân và toàn bộ phân chuồng (600 – 900 kg). - Bón thúc lần 1 (8-12 ngày sau mọc): 4,5 kg Urê (30% Urê) + 2 – 4 kg Kali (40% Kali). - Bón thúc lần 2 (35-40 ngày sau mọc): 6-8kg Urê (30 - 40% Urê) 1, Nhu cầu dinh dưỡng của cây, thời kỳ dinh dưỡng 3. Sự biến đổi của phân bón trong đất và hệ số sử dụng phân bón 2. Khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất 73 - Bón thúc lần 3 (50 - 75 ngày sau mọc): 4,5 kg Urê (25 - 30% Urê) + 3 - 6 kg Kali (60% Kali) - Bón nuôi hạt: khi lúa trổ đều: 1 - 2 kg Urê + phân bón lá (phân bón lá dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì) + Cách 2: Kết hợp phân đơn và NPK - Bón lót 25-30kg phân lân và toàn bộ phân chuồng (600-900kg). - Bón thúc lần 1 (15-20 ngày sau mọc): 10-12kg (50% NPK) - Bón thúc lần 2 (35-40 ngày sau mọc): 10- 12kg NPK (50%NPK) + 2-3 kg Urê (30% Urê) - Bón thúc lần 3 (50-75 ngày sau mọc): 5-7kg Urê (60-70% Urê) - Bón nuôi hạt: khi lúa trổ đều: 1-2 kg Urê + phân bón lá (phân bón lá dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì) + Cách 3: Chỉ dùng phân NPK - Bón lót 25-30kg phân lân và toàn bộ phân chuồng (600-900kg). - Bón thúc lần 1 (15-20 ngày sau mọc): 12-15kg (30% NPK) - Bón thúc lần 2 (35-40 ngày sau mọc): 16-20kg (40%NPK) - Bón thúc lần 3 (50-75 ngày sau mọc): 12-15kg (30% Urê) - Bón nuôi hạt: khi lúa trổ đều: 1-2 kg Urê + phân bón lá (phân bón lá dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì) 4.5.2. Bón phân theo từng loại đất Số lượng Đất xám bạc màu Đất đỏ bazan Urê 200kg/ha 100kg/ha Super lân 250kg/ha 200kg/ha Clorua kali 80kg/ha 50kg/ha Cách bón Bón lót Toàn bộ lân Toàn bộ lân 50kg Urê 25kg Urê Bón thúc lần 1 100kg Urê 50kg Urê 40kg KCl 25kg KCl Bón thúc lần 2 50kg Urê 50kg Urê 40kg KCl 25kg KCl 74 + Bón thúc lần 1: - Với giống thời gian sinh trưởng 90-100 ngày bón vào lúc 15 ngày sau khi lúa mọc mầm. - Với giống thời gian sinh trưởng 120 ngày bón vào lúc 20 ngày sau khi lúa mọc mầm. + Bón thúc lần 2: - Với giống thời gian sinh trưởng 90-100 ngày bón vào lúc 55 ngày sau khi lúa mọc mầm. - Với giống thời gian sinh trưởng 120 ngày bón vào lúc 75 ngày sau khi lúa mọc mầm. - Phân được trộn đều, rải theo hàng, khi đất có đủ ẩm để hòa tan phân vào đất, vun đất và lấp lại. - Để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao cần chú ý nguyên tắc bón phân 5 đúng: 1. Bón đúng chủng loại phân: - Phân bón có nhiều loại, nhưng có 3 loại chính là đạm - N, lân – P, kali - K. Lưu huỳnh (S) cũng rất cần nhưng với lượng ít hơn. Mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây. - Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất. Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng. 2. Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây - Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả. - Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp. - Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng, bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, tạo nhành lá mới), bón đón đòng, có nơi còn bón bổ sung khi tạo hạt, nuôi trái. 75 3. Bón đúng nhu cầu sinh thái - Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây trồng. Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố định N từ không khí vào đất. Nhiều nhà khoa học cho rằng bón phân còn có tác dụng kích thích hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất. Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượng các chất dinh dưỡng cân đối hơn. Bón phân không những cần cho cây trồng mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn. - Bón đúng loại phân, bón đúng điểm, bón đúng đối tượng làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với hạn, rét, thời tiết bất thường của môi trường và với sâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali). Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây trồng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độ sinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh. 4. Bón đúng vụ và thời tiết Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết rất ảnh hưởng đến hiệu quả của phân bón, nếu bón phân gặp lúc trời mưa sẽ làm rửa trôi, trực di phân bón, bón phân vào lúc nắng khô làm phân bón không tạo được môi trường dinh dưỡng dễ tiêu, cây không phát triển, thối hoa, quả. 5. Bón đúng phương pháp Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá. Với phân bón gốc thì bón vào hốc, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất. Với phân bón lá thì phun đều trên lá, nên phun ướt cả 2 mặt lá. Bón phân vào đất là đưa chất dinh dưỡng trực tiếp vào đất theo nhu cầu của cây. Ở phương pháp này cây hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu qua bộ rễ và qua lá. Phân bón vào đất có thể bón kết hợp giữa phân hữu cơ, phân vô cơ và phân khoáng. Phương pháp này có hiệu quả sử dụng cao. Khi bón nên lấp một lớp đất lên trên để tránh mất mát khi bị mưa hay tưới mạnh. Thời điểm bón phân đất phải có độ ẩm bão hòa cao (trên 80% ẩm độ). Bón sau cơn mưa (bón trước mưa thì sẽ bị rửa trôi). Bón phân lên thân, lá tức là phương pháp phun. Chất dinh dưỡng được pha thành dung dịch với nồng độ thích hợp để phun trục tiếp lên thân, lá. Thời điểm phun nên tiến hành vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Không nên phun vào lúc trời mưa sẽ bị rửa trôi để tạo điều kiện lá và thân hấp thụ tốt hơn, không nên phun vào buồi trưa. Phun phân qua lá có hiệu quả cao đối với cây trồng trên đất khô, vì trong điều kiện này rễ cây hút dinh dưỡng từ đất khó khăn hơn thụ qua thân, lá. Tóm lại: Bón phân cho lúa chúng ta thực hiện bài học này như sơ đồ sau đây: 76 77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu hỏi 1: Triệu chứng thiếu đạm (N) lá có màu gì? a) Vàng b) Xanh vàng c) Đỏ d) Không màu Câu hỏi 2: Triệu chứng thiếu kali (K) thường xuất hiện ở bộ phận nào? a) Lá non b) Lá già c) Rễ d) Thân Câu hỏi 3: Anh chị hãy trình bày định nghĩa phân đơn là gì? Câu hỏi 4: Thời điểm bón phân cho cây lúa cạn: a) Chỉ bón lót b) Chỉ bón thúc c) Cả a và b d) không cần bón phân Câu hỏi 5: Bón phân hợp lí dựa trên mấy cơ sở? a) 2 b) 3 c) 5 d) 6 Câu hỏi 6: Thời điểm phun phân bón lá? a) Buổi sáng sớm b) Buổi chiều mát c) Phun lúc nào cũng được d) a và b là đúng 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 2.3.1: Nhận biết triệu chứng thiếu N,P,K - Mục tiêu: Giúp người học nhận biết dấu hiệu thiếu N,P,K - Nguồn lực: cây lúa cạn, bảng so màu, bút, giấy... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-8 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm cây lúa cạn, bảng so màu, bút, giấy... - Nhiệm vụ: Nhận biết các dấu hiệu thiếu đạm; thiếu lân; thiếu kali - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lá thiếu đạm: lá có màu xanh vàng; thiếu lân: lá co màu xanh đậm; thiếu kali: lá ngắn, rũ xuống màu xanh đậm. 2.2. Bài thực hành số 2.3.2: Nhận biết đặc điểm phân vô cơ, phân hỗn hợp, phân phức hợp - Mục tiêu: Giúp người học phân biệt được các nhóm phân bón sử dụng - Nguồn lực: phân vô cơ, phân hỗn hợp, phân phức hợp, bút, giấy... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-8 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm các loại phân bón, bút, giấy... - Nhiệm vụ: nhận biết thành phần từng loại phân và phân biệt các nhóm phân. 78 - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: phân vô cơ chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố N,P,K; phân hỗn hợp là phân trộn từng loại phân đơn lại; Phân phức hợp là phân hỗn hợp có bổ sung them 1 hay nhiều nguyên tố vi lượng. 2.3. Bài thực hành số 2.3.3: Ủ nguội phân chuồng - Mục tiêu: giúp người học biết cách ủ phân. - Nguồn lực: phân bò, cuốc, xẻng, phân lân, bút, giấy... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm phân bò, cuốc, xẻng, phân lân, bút, giấy... - Nhiệm vụ: áp dụng phương pháp ủ nguội để ủ phân - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: phân được ủ đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2.4. Bài thực hành số 2.3.4: Ủ phân rác - Mục tiêu: giúp người học biết cách ủ phân rác. - Nguồn lực: rác các loại, cuốc, xẻng, vôi, phân lân, bút, giấy... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm phân bò, cuốc, xẻng, phân lân, bút, giấy... - Nhiệm vụ: áp dụng phương pháp ủ phân rác - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: phân được ủ đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2.5. Bài thực hành số 2.3.5: Ủ phân xanh - Mục tiêu: giúp người học biết cách ủ phân xanh. - Nguồn lực: cây muồng, cuốc, xẻng, vôi, phân bò, bút, giấy... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 8-10 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm phân bò, cuốc, xẻng, phân lân, bút, giấy... - Nhiệm vụ: áp dụng phương pháp ủ phân xanh - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: phân được ủ đúng kỹ thuật (1/3 phân: 2/3 chất xanh), đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 2.6. Bài thực hành số 2.3.6: Xác định thời điểm bón phân 79 - Mục tiêu: giúp người học nhận biết giai đoạn cây cần cung cấp dinh dưỡng. - Nguồn lực: cây lúa, bút, giấy... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-8 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm cây lúa, bút, giấy... - Nhiệm vụ: quan sát cây lúa đang ở giai đoạn nào - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: xác định đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 2.7. Bài thực hành số 2.3.7: Bón phân cho cây lúa - Mục tiêu: giúp người học thực hiện các bước bón phân cho cây lúa - Nguồn lực: cây lúa, phân bón các dạng, thau, xô, đồ bảo hộ lao động... - Cách thức tiến hành: Chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-8 học viên, nhận một bộ dụng cụ gồm cây lúa, phân bón các dạng, thau, xô, bảo hộ lao động... - Nhiệm vụ: bón phân vào gốc hay vãi phân - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ 1 nhóm - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: bón phân đúng kỹ thuật, đúng loại phân. C. Ghi nhớ: - Triệu chứng thiếu thừa dinh dưỡng - Các loại phân bón và liều lượng bón phân 80 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun - Vị trí: Trồng và chăm sóc lúa cạn là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp Trồng lúa cạn; được giảng dạy sau mô đun Chuẩn bị trồng lúa cạn và trước mô đun Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. - Tính chất: Là mô đun quan trọng của chương trình dạy nghề Trồng lúa cạn, mô đun này hướng dẫn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc làm đất và gieo giống lúa cạn. II. Mục tiêu của mô đun - Kiến thức: + Liệt kê được các bước chuẩn bị hạt giống + Nêu được các phương pháp trồng cây lúa cạn. + Nêu được các kỹ thuật chăm sóc cây lúa cạn - Kỹ năng: + Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị làm đất + Thực hiện được biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lúa cạn đúng yêu cầu kỹ thuật - Thái độ: + Tuân thủ các khâu kỹ thuật trồng lúa cạn; + Có ý thức giữ gìn và bảo quản tốt các trang thiết bị và dụng cụ sử dụng. + Có ý thức tiết kiệm vật tư, nhiên liệu + Rèn luyện tính cẩn thận, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ02-1 Chuẩn bị hạt giống Tích hợp Phòng học và hiện trường 32 4 26 2 MĐ02-2 Trồng lúa cạn Tích hợp Phòng học và hiện trường 36 4 30 2 MĐ02-3 Bón phân cho Tích hợp Phòng học và hiện 48 8 36 4 81 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* cây lúa trường Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng 120 16 92 12 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1: Tiêu chuẩn hạt giống tốt Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu tiêu chuẩn hạt giống tốt là gì Kiểm tra vấn đáp Mô tả màu sắc, hình dạng bên ngoài của hạt giống Kiểm tra vấn đáp Khả năng làm việc từng nhóm học viên Học viên có tinh thần học hỏi, nhiệt tình, hỗ trợ nhau. Giáo viên quan sát học viên nhận xét và ghi điểm. 4.2. Đánh giá bài thực hành 2.1.2: Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm hạt giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế Học viên quan sát mô tả, đánh giá về đất đai, khí hậu và kết luận về giống lúa gieo trồng. Giáo viên quan sát học viên, nhận xét và ghi điểm Tìm hiểu mục đích của kiểm tra tỉ lệ nảy mầm là gì? Kiểm tra vấn đáp Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt giống Quan sát học viên đếm hạt nảy mầm, không nảy mầm, tính tỉ lệ nảy mầm và 82 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá đối chiếu kết quả với mẫu đối chứng 4.3. Đánh giá bài thực hành 2.1.3: Xử lí hạt giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu cần xử lí hạt giống là gì? Kiểm tra vấn đáp Tìm hiểu thuốc dùng để xử lí là những loại thuốc nào? Kiểm tra vấn đáp Trộn hạt giống với thuốc đúng kỷ thuật, đảm bảo an toàn lao động Quan sát học viên thực hành các thao tác đổ hạt giống, trộn với thuốc và đối chiếu kết quả với mẫu đối chứng 4.4. Đánh giá bài thực hành 2.2.1: Xác định lượng hạt giống cần gieo Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu diện tích cần gieo bao nhiêu? Chỉ định một học viên tính diện tích cần gieo trồng, sau đó kiểm tra kết quả của 5 học viên ngẫu nhiên trong lớp Xác định phương pháp gieo trồng là gì? Đặt câu hỏi về các phương thức gieo trồng lúa Tính số lượng hạt giống cần dùng tương ứng với diện tích gieo trồng? Chỉ định một học viên tính lượng lúa giống, sau đó kiểm tra kết quả của 5 học viên ngẫu nhiên trong lớp 4.5. Đánh giá bài thực hành 2.2.2: Gieo hốc Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu thế nào là gieo hốc? Kiểm tra vấn đáp học viên. Nhận biết được ưu, nhược điểm của phương pháp gieo hốc. Xác định mật độ hạt Kiểm tra học viên tính được số lượng hạt giống cần dùng với khoảng cách hốc x hốc, 1 hốc =2-3 hạt. Gieo hốc Quan sát học viên từ thao tác lấy hạt, bỏ vào hốc chia sẵn để đánh giá ghi điểm 83 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá cho học viên. 4.6. Đánh giá bài thực hành 2.2.3: Gieo hàng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu thế nào là gieo hàng? Kiểm tra vấn đáp học viên. Nhận biết được ưu, nhược điểm của phương pháp gieo hàng. Xác định mật độ hạt Kiểm tra học viên tính được số lượng hạt giống cần dùng với khoảng cách hàng x hàng =23-25cm. Gieo hàng Quan sát học viên từ thao tác lấy hạt, bỏ vào hàng chia sẵn để đánh giá ghi điểm cho học viên. 4.7. Đánh giá bài thực hành 2.2.4: Gieo vãi Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu thế nào là gieo vãi? Kiểm tra vấn đáp học viên. Nhận biết được ưu, nhược điểm của phương pháp gieo vãi. Xác định mật độ hạt Kiểm tra học viên tính được số lượng hạt giống cần gieo Gieo hàng Quan sát học viên từ thao tác lấy hạt, vãi đều hạt giống khắp mặt ruộng. 4.8. Đánh giá bài thực hành 2.3.1: Nhận biết triệu chứng thiếu N,P,K Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu vai trò của N,P,K Kiểm tra vấn đáp học viên. Mô tả triệu chứng thiếu N,P,K Kiểm tra vấn đáp học viên. Đánh giá hiệu quả làm việc theo nhóm Quan sát nhóm học viên làm việc đánh giá sự hỗ trợ, thái độ học tập các thành viên trong nhóm. 84 4.9. Đánh giá bài thực hành 2.3.2: Nhận biết phân vô cơ, phân hỗn hợp, phân phức hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu thành phần phân vô cơ, phân hỗn hợp, phân phức hợp. Kiểm tra vấn đáp học viên. Tìm hiểu vai trò phân vô cơ, phân hỗn hợp, phân phức hợp. Kiểm tra vấn đáp học viên. Phân biệt được đặc điểm màu sắc, hình dạng phân vô cơ, phân hỗn hợp, phân phức hợp Quan sát nhóm học viên làm việc đánh giá sự hỗ trợ, thái độ học tập các thành viên trong nhóm. 4.10. Đánh giá bài thực hành 2.3.3: Ủ nguội phân chuồng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu phân chuồng là gì? Kiểm tra vấn đáp học viên. Tìm hiểu cách ủ nguội phân chuồng Kiểm tra vấn đáp học viên. Thực hiện các bước ủ phân chuồng đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu và đánh giá 4.11. Đánh giá bài thực hành 2.3.4: Ủ phân rác Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu phân rác là gì? Kiểm tra vấn đáp học viên. Tìm hiểu cách ủ phân rác Kiểm tra vấn đáp học viên. Thực hiện các bước ủ phân rác đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu và đánh giá 85 4.12. Đánh giá bài thực hành 2.3.5: Ủ phân xanh Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tìm hiểu phân xanh là gì? Kiểm tra vấn đáp học viên. Tìm hiểu cách ủ phân xanh? Kiểm tra vấn đáp học viên. Thực hiện các bước ủ phân xanh đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu và đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_va_cham_soc_cay_lua_can.pdf
Tài liệu liên quan