Trong cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc bầu” chúng tôi đã tích hợp
những kiến thức, kỹ năng cần có của các công việc trồng bầu và đã cập nhật
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất bầu tại các địa phương
trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng bầu.
Giáo trình gồm 3 bài:
1) Bài 01: Chuẩn bị giống bầu
2) Bài 02: Trồng và chăm sóc bầu giai đoạn cây con
3) Bài 03: Chăm sóc bầu giai đoạn ra hoa đậu quả
56 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng và chăm sóc bầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chất điều tiết sinh trưởng, ra hoa đậu quả
- Giai đoạn từ khi trồng đến trước khi ra hoa: Phun/xịt 2 lần Greendelta -
25 hoặc Nitroforlia hay Greendelta - 12 hoặc Greendelta - L 10g cho 8-10 lít
nước hay 200g/ phuy 200L và phun 1-2 lần CHELAX Lay-O.
- Giai đoạn trước khi ra hoa khỏang 10 - 15 ngày: Phun/xịt 1
lần Deltaforlia 6 - 30 – 13 + 6TE hoặc Greendelta - 21 với NapGibb và 1 lần
với Delta - K hay Combi - M liều cao + Gronta để tăng đậu quả và chống rụng
hoa và quả non.
- Giai đoạn có quả non đến thu hoạch: Phun/xịt 2 - 3 lần Delta - K hay
Combi - M và 1 - 2 lần Greendelta - 19 hay Deltaforlia - K đồng thời bổ sung 1
- 2 lần CHELAX Sugar Express và CHELAX Combi.
* Phun/ Xịt Deltamicro hoặc Feticombi - 5 định kỳ 10 - 15 ngày/lần để
chống quăn lá, xắn lá, biến dạng trái.
* Canximax rất cần được phun thêm 1 - 2 lần trước khi có trái non đến
khi thu hoạch để chống thối trái, nứt trái và bị lốm đốm trái.
* Cây Bầu nên thâm canh phân bón cao và sử dụng phân qua lá nhiều,
thường xuyên hơn sẽ tốt hơn hoặc có thể tưới trực tiếp vào gốc.
3. Tỉa nhánh, định nhánh
- Bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở
đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn
thì không tỉa nữa để dây nhánh cho trái. Lấy được trái trên nhánh nào thì bấm
ngọn để trái phát triển lớn và bầu tiếp tục cho trái ở dây nhánh khác.
4. Phòng trừ sâu bệnh
4.1. Bệnh hại
a. Bệnh sương mai
* Triệu chứng:
41
- Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở
mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có
màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang
màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường
bị giới hạn giữa các gân phụ của lá,
nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh.
Hình số 4.3.1: Bệnh sương mai
- Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ
ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lớp phấn này là khối đính bào tử của nấm. Lá bị
vàng khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy
màu nâu nhạt và mô bệnh dễ bị vỡ (rách). Cây nhiễm nặng có thể chết và cho
trái kém giá trị.
Trái ít bị tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.
* Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis (Berkeley và Curtis)
Rostowzew. Đính bào đài có 3 - 5 lần phân nhánh đôi, không màu, phát triển
qua khí khẩu, kích thước 140 - 450 x 5 - 6 micron. Ở đầu mỗi nhánh đính bào
đài sinh ra một đính bào tử. Đính bào tử có hình trái chanh núm (có một đầu
nhỏ nhô ra dạng núm), gồm một tế bào, kích thước 22 - 30 x 16 - 20 micron.
Trong điều kiện ẩm ướt, đính bào tử nẩy mầm thành động bào tử (zoospores).
Mỗi đính bào tử sinh ra 6 - 8 động bào tử có hai chiên mao.
Nấm lây lan chủ yếu do bào tử nấm lây truyền từ vụ này sang vụ khác, từ
ruộng này sang ruộng khác. Bệnh xãy ra nghiêm trọng và lây lan nhanh khi trời
có nhiều sương.
Ngoài cây bầu, nấm cũng tấn công trên dưa hấu, khổ qua, bầu, bí ... Bệnh
đốm phấn trên cây bầu có hơi khác với bệnh đốm phấn trên các cây trồng khác
ở chỗ bệnh có thể xảy ra khi trời ấm cũng như khi trời mát. Do đó, ẩm độ là yếu
tố quyết định sự phát triển của bệnh này.
* Biện pháp phòng trừ:
42
- Tuyển chọn những giống ít
nhiễm để trồng.
- Tiêu hủy xác lá cây bệnh, nhất
là sau mỗi mùa vụ.
- Làm liếp cao, thóat nước
nhanh khi có mưa.
- Tránh để các lá gốc tiếp xúc
đất.
- Phun ngừa hay phun sớm khi
bệnh chớm phát bằng các loại thuốc:
Zinancol, Copper – B 75WP ở nồng
độ 0,2% hay phun hỗn hợp thanh phàn
vôi.
Hình số 4.3.2: Thuốc trừ bệnh Copper
– B 75WP
b. Bệnh thán thư
* Triệu chứng:
- Bệnh này thường xảy ra và đôi khi gây hại nặng. Bệnh có thể tấn công
tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Triệu chứng đốm bệnh này trông rất
giống đốm bệnh ”đốm lá - chảy nhựa thân”. Điểm phân biệt là trên đốm bệnh
thán thư có sự xuất hiện của các thể nhỏ li ti màu đen, đó là các đĩa đài (cơ quan
sinh sản vô tính hình đĩa, acervuli) của nấm gây bệnh.
- Trên cây bầu: bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước. Đốm
bệnh là những đốm tròn không đều đặn, màu nâu hay nâu đen, kích thước
khoảng 3 - 10 mm, đôi khi có những vòng khoen. Lá bệnh nặng có rất nhiều
đốm và lá bị nhăn. Nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng nơi vết bệnh. Bệnh lây
lan nhanh làm lá cháy khô rồi rụng đi, để trơ lại thân cây. Thân cũng bị cháy
khô và teo tóp lại.
* Tác nhân gây bệnh:
- Bệnh do nấm Colletotrichum lagenarium (Passerini) Ellis và Halsted.
Giai đọan sinh sản hữu tính của nấm bệnh có tên Glomerella lagenaria
Watanake và Tamura hoặc G. lagenarium Stevens.
Đĩa đài có những lông cứng (setae) màu nâu. Trong đĩa đài có các đính
bào đài và đính bào tử. Đính bào đài chỉ gồm 1 tế bào hình trụ dài không màu
và có kích thước khoảng 20 - 25 x 2,5 - 3 micron. Đính bào tử cũng gồm chỉ 1
tế bào hình trụ dài hay hình thoi dài, không màu và kích thước khoảng 14 - 20 x
5 - 6 micron.
43
Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bả thực vật hay bám trên bề mặt hạt
giống. Bệnh thường xãy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ
yếu do mưa.
* Biện pháp phòng trừ:
- Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi mùa vụ.
- Khử khô hạt.
- Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng
ZINACOL, FOLPAN, APPENCARB, Copper B,
New Kasuran với nồng độ 0,1 - 0,2% hay
TOPAN (0,05 - 0,1%), ...
Hình số 4.3.3: Thuốc trừ
bệnh New Kasuran
c. Bệnh ngù đọt trên bầu
* Triệu chứng:
- Triệu chứng bệnh thể
hiện trên lá và toàn cây. Cây bị
bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt
màu và lốm đốm vàng loang lổ,
các đốt thân co ngắn, dây chùn
lại, phát triển chậm, trái ít và
biến dạng, méo mó.
Hình 4.3.4: Bệnh ngù đọt
* Tác nhân gây hại:
- Bệnh do virus gây ra. Virus gây bệnh khảm trên bầu tồn tại trong một số
cây hoang dại do rệp và bọ trỉ là côn trùng môi giới lan truyền. Sự xuất hiện và
phát triển của bệnh có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của bọ trỉ.
Bọ trỉ là một loại côn trùng rất phổ biến trên bầu, ngoài tác hại truyền bệnh
virus chúng còn chích hút nhựa cây làm cho đọt và lá non bị xoăn lại, có nhiều
đốm nhỏ màu vàng nhạt, dây bầu kém phát triển rõ rệt. Mật số bọ trĩ cao làm
dây bầu cằn cỗi, chùn đọt, không vươn lóng, lá vàng và khô, hoa rụng, trái ít và
nhỏ. Bọ trĩ trưởng thành rất nhỏ dài khoảng 1 mm, có màu vàng hơi nâu với hai
đôi cánh dài, hẹp, cả hai đôi cánh đều có tua ở rìa với cấu trúc giống như lông.
Ấu trùng có màu vàng nhạt, hầu như trong suốt khi mới nở và giống như con
trưởng thành nhưng nhỏ hơn và không có cánh. Bọ trĩ là côn trùng sống thành
44
đàn nên mật số rất cao trên lá. Bọ trĩ sống tập trung đọt non hay mặt dưới lá
non. Con trưởng thành chỉ có thể bay một khoảng cách ngắn nhưng có thể phân
tán trên phạm vi rộng nhờ gió. Trứng được đẻ mặt dưới lá, khi nở ấu trùng sẽ di
chuyển đến các lá non. Vòng đời bọ trĩ ngắn, trung bình 15-18 ngày. Bọ trĩ
chích hút đọt non và truyền bệnh virus cho cây. Mức độ nhiễm bệnh của các
giống cây có khác nhau.
Ngoài tự nhiên Bọ trĩ có thể bị tấn công bởi một số thiên địch như Bọ
cánh lưới (Chrysopha sp), Ong ký sinh,...
* Biện pháp phòng bệnh:
- Đối với bệnh virus không có thuốc
trị nhưng các biện pháp phòng bệnh mang
lại hiệu quả cao. Nên áp dụng tổng hợp
các biện pháp như:
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ
dại trong ruộng bầu và xung quanh;
- Không nên trồng liên tục các loại
cây mẫn cảm vì bọ trĩ có thể lây lan rất
nhanh nếu có nguồn thức ăn liên tục;
- Không nên trồng bầu cạnh những
cây đã bị nhiễm bọ trĩ;
- Nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bị nhiễm
bệnh khảm;
- Phun thuốc hoá học để trừ bọ trĩ
(côn trùng môi giới). Sử dụng một trong
các loại thuốc sau: Confidor 100SL, Map
Go 20ME, Actara 25WG, phun kỹ phần
đọt non vì bọ trĩ trú ngụ trên lá non. Bọ trĩ
là loại côn trùng rất mau kháng thuốc nên
cần sử dụng thuốc luân phiên.
Chú ý: Bầu là loại rau được thu
hoạch liên tục nên khi sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật cần chọn lọc những loại thuốc
ít độc, có thời gian cách ly ngắn. Tuyệt đối
bảo đảm đúng thời gian cách ly để an toàn
cho sức khoẻ người tiêu dùng./.
Hình số 4.3.5: Thuốc trừ sâu
Actara 25WG
d. Bệnh phấn trắng bầu bí
- Bệnh phấn trắng phá hại phổ biến trên hầu hết các cây trồng họ bầu bí
(bầu, bí xanh, dưa hấu, dưa bở, dưa chuột ...).
45
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, làm rụng lá, cây sinh
trưởng kém, giảm năng suất.
* Triệu chứng bệnh:
Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ
thời kỳ cây con hại lá, thân, cành.
Ban đầu trên lá xuất hiện
những chòm nhỏ mất màu xanh hoá
vàng dần, bao phủ một lớp nấm trắng
xám dầy đặc như bột phấn, bao trùm
tất cả phiến lá. Lá bệnh chuyển dần từ
màu xanh sang vàng, lá khô cháy và
rất dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng
xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm
hoa khô và chết.
Cây bị bệnh sinh trưởng yếu,
phẩm chất kém (giảm lượng đường và
axit amin) và phải thu hoạch quả
trước thời hạn, năng suất kém.
Hình số 4.3.6: Bệnh phấn trắng
* Tác nhân gây bệnh:
- Nấm gây bệnh Erysiphe cichoracearum De Candolle thuộc bộ
Erysiphales, lớp Nấm Túi - là loại ký sinh chuyên tính, ngoại ký sinh. Sợi nấm
bám dầy đặc trên bề mặt lá, tạo các vòi hút chọc sâu vào trong tế bào để hút các
chất dinh dưỡng. Giai đoạn sinh sản vô tính Oidium ambrosiae Thiimen.
Cành bào tử phân sinh thẳng góc với sợi nấm, không phân nhánh, không
màu. Bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình bầu dục, đơn bào, không màu, kích
thước 4 - 5 x 5 - 7 µm.
Về cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, trên lá bệnh rất hiếm thấy nấm hình
thành, các quả thể kín hình cầu, có lông bám đơn giản, nhỏ, màu đen, đường
kính 80 – 140 µm. Bên trong quả thể chứa các túi (10 - 15 túi) hình trứng.
Trong mỗi túi thường có hai bào tử túi hình bầu dục, đơn bào, không màu. Kích
thước 12 - 20 x 20 – 28 µm.
Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan nhanh bằng bào tử nhờ không
khí và gió. Bào tử phân sinh nảy mầmthuận lợi ở nhiệt độ 20 - 240C và độ ẩm
không khí cao. Tuy vậy bệnh vẫn có thể phát triển được trong điều kiện khô
hạn. Sợi nấm và quả thể bảo tồn trên tàn dư cây bệnh.
* Biện pháp phòng trừ
46
- Để phòng trừ bệnh này cần áp
dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác;
đặc biệt chú ý thu dọn sạch tàn dư
thân lá bệnh, tiêu diệt cỏ dại; sử dụng
các giống chống bệnh. Phun thuốc
phòng trừ kịp thời ngay sau khi phát
hiện bệnh. Dùng Benlat 0,01% hoặc
Topsin M. 0,1 % hay Anvil và các
loại thuốc chứa lưu huỳnh.
Hình số 4.3.7: Thuốc trừ bệnh Topsin
M 70 WP
4.2. Sâu hại
a. Ruồi đục lá (Liriomyza trifoli)
* Đặc điểm nhận biết:
Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài
1,5 – 2,0 mm, màu đen. Sâu non gọi
là con dòi, dài khoảng 2 mm, màu
vàng nhạt, mình dẹt không chân.
Ruồi trưởng thành hoạt động ban
ngày, đẻ trứng trong mô biểu bì mặt
trên lá. Dòi nở ra đục dưới lớp biểu bì
lá thành những đường vòng vèo màu
trắng, có thể nhìn thấy con dòi dưới
đường đục. Một lá có thể bị nhiều dòi
phá hại, nhiều vết đục làm lá bị cháy
khô, cây sinh trưởng kém.
Hình số 4.3.8: Trưởng thành ruồi đục lá
* Điều kiện phát sinh, gây hại:
- Dòi phá hại từ khi cây mới mọc lá mầm cho đến khi ra hoa, có quả. Mùa
khô bị hại nặng hơn mùa mưa. Vòng đời trung bình 15 – 20 ngày, thời gian sâu
non phá hại 10 – 12 ngày.
* Biện pháp phòng trừ:
47
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt
để vượt qua tác hại của ruồi, ngắt bỏ
các lá bị ruồi hại nặng.
- Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát
sinh gây hại bằng các thuốc Trigard,
Malate,
Hình số 4.3.9: Thuốc Trigard 100 SL
b. Bọ rầy dưa (Aulacophora similis)
* Đặc điểm nhận biết:
- Sâu trưởng thành có cánh
cứng màu vàng cam. Sâu non
dạng con sùng, màu trắng ngà,
đầu màu nâu, chân ngực phát
triển.
- Vòng đời trung bình 35 –
40 ngày, bọ trưởng thành có thể
sống và phá hại tới 10 – 15 ngày.
Hình sô 4.3.10: Trưởng thành bọ rầy dưa
* Điều kiện phát sinh, gây hại:
- Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô, trên các loại cây dưa hấu,
dưa leo, bầu, bí.
- Bọ trưởng thành hoạt động phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày
trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất. Trứng đẻ rải rác trên mặt đất quanh gốc
dưa. Sâu non sống và hoá nhộng trong đất.
- Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây dưa còn nhỏ có 4 – 5 lá (dưới 20
ngày tuổi), mật độ bọ cao có thể làm cây dưa trụi hết lá và đọt non, phát triển
kém hoặc chết. Khi cây dưa lớn, lá có nhiều lông, bọ dưa không phá hoại nữa.
- Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm
cây sinh trưởng kém có thể héo chết.
* Biện pháp phòng trừ:
48
Dùng tay hoặc vợt xua đuổi để bắt bọ trưởng
thành.
Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa
còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu
hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để
dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc.
Rải thuốc sâu dạng hạt như Diaphos 10G,
Vibasu 10H, Gà nòi 4G, Vicarp 4H, Sumi-alpha,
Baythroit 5SL, Admire 50 EC 1-2 %o. xuống đất
khi trồng hoặc rải quanh gốc dưa trước khi cây ra hoa
để diệt sâu non.
Khi bọ trưởng thành phát sinh gây hại phun
thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối, dùng các loại
thuốc như Sherpa, Dragon, Polytrin, Lorsban,
Hình số 4.3.11: Thuốc
Admire
c. Rệp dưa (Aphis gossypi)
* Đặc điểm nhận biết:
- Rệp trưởng thành và rệp non cơ
thể đều rất nhỏ, hình quả lê trần trụi và
mềm, màu vàng nhạt hoặc xanh đen.
Rệp sống tập trung thành đám đông ở
chồi và mặt dưới lá non từ khi cây có 2
lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút
nhựa làm cho ngọn dưa chùn lại, cây
sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể
làm khô cả lá. Rệp còn là môi giới
truyền các loại bệnh virus cho cây dưa.
- Rệp thường xuất hiện khi cây có
2-3 lá thật.
Hình số 4.3.12: Rệp dưa gây hại trên
cây bầu
* Điều kiện phát sinh, gây hại:
- Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Đặc
biệt chúng gây hại nặng trên các đọt non và giai đoạn cây con.
* Biện pháp phòng trừ:
49
- Dùng tay giết rệp, khi rệp phát
sinh nhiều phun các thuốc Sherpa,
Pyrinex, Fenbis, Polytrin,
- Chúng có rất nhiều thiên địch
như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm. Nên
chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao
ảnh hưởng đến năng suất.
*Khi mật độ rệp cao phun thuốc
kỹ mặt dưới lá : Dầu khoáng Enspray
99EC + Mipcide 20EC, 50WP hoặc
Sapen Alpha 5EC. Thời gian cách ly
7-10 ngày
Hình số 4.3.13: Thuốc trừ sâu Sherpa
d. Nhện đỏ
* Triệu chứng:
- Nhện đỏ gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau, chúng hoại nặng
trên các cây như ớt, dưa, bầu bí, đậu đỗNhện trưởng thành và nhện non chích
hút lá tạo ra những đốm lá trắng vàng có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá. Khi
hại nặng chúng có thể làm lá héo và rụng.
* Đặc điểm hình thái:
Có 2 giai đoạn phát triển: Con
non và trưởng thành.
Con trưởng thành dài 0,5 mm,
màu đỏ nâu, có 8 chân.
Con non nhỏ hơn, cũng có màu
đỏ nâu có 6 chân, trứng hình tròn, màu
vàng nhạt, rất nhỏ, được đẻ dưới mặt
lá.
Hình số 4.3.14: Nhện đỏ
* Đặc điểm sinh học và sinh thái:
Nhện đỏ chuyên sống và gây hại ở mặt dưới lá, trứng cũng đẻ ở mặt dưới
lá. Giai đoạn trứng đến trưởng thành kéo dài khoảng 15 ngày.
Con trưởng thành và con non chích hút nhựa ở mặt dưới lá, có thể xuất
hiện trên những lá già làm cho lá bị nhăn, nếu nặng làm lá vàng và rụng sớm,
giảm năng suất.
Nhện đỏ phát triển mạnh khi trời khô hạn, cây được bón nhiều phân đạm.
50
* Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Bón phân cân đối.
- Luân canh với cây trồng họ
hòa bản.
- Dùng các thuốc đặc trị:
Comite, Nissorun, Rufast,
Supracide
- Chú ý việc dùng thuốc hóa học
nhiều dễ gây bộc phát nhện đỏ, do tiêu
diệt thiên địch của nhện đỏ và nhện đỏ
có khả năng quen và kháng thuốc cao.
Hình số 4.3.15: Thuốc trừ nhện Comite
73 EC
e. Bọ phấn trắng (Bemisia Tabaci)
* Triệu chứng:
- Bọ phấn trắng gây hại trên cà chua, ớt, bông vải, rau, cây họ bầu bí...
Bọ phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi,
kém phát triển.
* Đặc điểm hình thái:
- Bọ phấn trưởng thành rất
nhỏ, có 4 cánh và được phủ lớp
phấn sáp màu trắng, hoặc trắng
hơi vàng, dài khoảng 1mm.
Trứng có màu trắng sau
chuyển màu nâu.
Ấu trùng có màu trắng hơi
xanh hình oval, dài 0,3 – 0,6 mm
Hình số 4.3.16: Bọ phấn trắng
51
* Đặc điểm sinh học và sinh thái:
* Vòng đời:
- Trứng: 5-9 ngày.
- Ấu trùng: 14 ngày.
- Trưởng thành: có thể sống đến 30 ngày.
Trưởng thành bay kém nhưng phát tán rộng nhờ gió. Một con cái có thể
đẻ 100 – 150 quả trứng, trứng được đẻ ở mặt dưới lá từng trứng riêng lẻ hoặc
từng nhóm chúng lột xác 3 lần và hóa nhộng, giai đoạn ấu trùng keó dài 2 - 4
tuần tùy thuộc vào nhiệt độ.
Bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành thường tập trung ở mặt dưới lá cà
chua, chích hút dịch cây. Khi mật độ bọ phấn cao làm cây suy yếu, có thể bị
héo, vàng lá, chết.
Chất bài tiết của bọ phấn có đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát
triển hại cây.
Bọ phấn còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoắn lá cà
chua.
Bọ phấn thường gây hại trong mùa khô, chúng có phân tán trên phạm vi
rộng nhờ gió.
* Biện pháp phòng trừ:
- Biện pháp canh tác: Phủ rơm quanh cây cà chua đang mọc mầm, ở
vườn ươm có thể dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con.
- Biện pháp cơ giới vật lý: Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút con
trưởng thành.
- Thiên địch: Bọ phấn có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh Encarsia
formos.
* Biện pháp hóa học:
- Hạn chế phun thuốc hóa học
vì thuốc có thể giết chết các loài
thiên địch có ích trên xuống và bọ
phấn dễ bị kháng thuốc.
- Có thể dùng các loại thuốc
như Actara, Pyrinex, Hopsan,
Hình số 4.3.17: Thuốc trừ sâu
52
Hopsan 75 EC
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Khi cây bầu đã leo lên giàn chúng ta có nên tỉa nhánh?
A. Không tỉa nhánh B. Có tỉa nhánh
Câu 2: Bọ phấn là môi giới truyền bệnh gì?
A. Bệnh nấm B. Bệnh virut
Câu 3: Để phòng trừ bệnh viruts trên cây bầu, chúng ta cần phun thuốc?
A. Phun thuốc trừ bệnh B. phun thuốc trừ sâu để diệt côn trùng là
môi giới truyền bệnh
2. Bài thực hành:
* Bài thực hành số 4.3.1: Phòng trừ sâu, bệnh cho cây bầu giai đoạn ra hoa
tạo quả.
- Mục tiêu:Nhận biết các loài sâu bệnh hại chính trên cây bầu; Thực hiện
các biện pháp phòng trừ.
- Nguồn lực: Phiếu điều tra sâu bệnh, kính lúp, vườn trồng bầu, thuốc bảo
vệ thực vật, bảo hộ lao động.
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/ nhóm)
hoặc theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần
các bước/nhóm bước công việc.
- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị dụng cụ để
điều tra, kết quả điều tra, biện pháp phòng trừ, tiến hành phòng trừ:
- Thời gian hoàn thành:
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Đối
tượng gây hại chính, biện pháp phòng trừ, tiến hành phòng trừ cho 500m2.
C. Ghi nhớ
- Bón phân cho cây bầu.
- Phòng trừ sâu bênh hại.
53
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Là một trong những mô đun chuyên môn trọng tâm trong
chương trình đào tạo nghề trồng bầu, bí, dưa chuột cung cấp những kiến thức
cần thiết cho người học về các đặc điểm thực vật học của từng giống bầu, kỹ
thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.
- Tính chất: Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề
trồng bầu, bí, dưa chuột. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết
và thực hành.
II. Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các bước chọn và xử lý cây giống;
+ Trình bày được các yếu tố để chọn giống phù hợp cho từng khu vực
trồng;
+ Trình bày được các điều kiện ngoại cảnh thích nghi của môi trường
sống đối với cây bầu;
+ Nêu được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây bầu giai
đoạn cây con, giai đoạn phát triển thân lá và giai đoạn ra hoa tạo quả.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện thành thạo các thao tác trong nhân giống, đảm bảo hiệu quả,
an toàn và bảo vệ môi trường;
+ Lựa chọn được giống bầu phù hợp để trồng cho năng xuất cao và phẩm
chất tốt.
+ Chọn được cây giống đạt tiêu chuẩn;
+ Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây bầu
giai đoạn cây con, giai đoạn phát triển thân lá và giai đoạn ra hoa tạo quả.
- Thái độ:
- Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động
và bảo vệ môi trường.
III. Nội dung chính của mô đun:
Mã bài Tên bài
Loại bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 02 – Chuẩn bị Tích hợp Lớp + 20 4 16
54
Mã bài Tên bài
Loại bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
01 giống bầu Vườn
MĐ 02 –
02
Trồng và
chăm sóc
cây bầu giai
đoạn cây con
Tích hợp
Lớp +
Vườn
18 4 14
MĐ 02 –
03
Chăm sóc
bầu giai
đoạn ra hoa,
tạo quả
Tích hợp
Lớp +
Vườn
28 5 21 2
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 70 13 51 6
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
5.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 2.1.1: Ngâm ủ hạt giống
- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành
(1 - 2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên)
- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được
chọn
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho
cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ,
nguyên vật liệu
- Chuẩn bị đầy đủ: nước, hạt giống, xô
chậu, vải ẩm...
Tiêu chí 2:Pha nước ngâm ủ hạt - Pha nước đúng theo quy trình
Tiêu chí 3: Cho hạt giống vào ngâm
ủ
- Thực hiện đúng quy trình
Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng
phối hợp giữa các thành viên trong
nhóm
- Phân công công việc cụ thể cho từng
thành viên trong nhóm.
5.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 2.2.1: Cắm giàn leo cho cây bầu
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, - Chuẩn bị đầy đủ vật liệu làm giàn: cây
55
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
nguyên vật liệu cắm giàn, dây buộc, dao kéo...
Tiêu chí 2: Cắm giàn leo - Cắm được 5 luống
Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng
phối hợp giữa các thành viên trong
nhóm
- Phân công công việc cụ thể cho từng
thành viên trong nhóm.
5.3. Đánh giá Bài tập/thực hành 2.3.1: Phòng trừ sâu, bệnh hại bầu giai
đoạn ra hoa tạo quả
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ để
điều tra sâu bệnh hại
- Chuẩn bị đầy đủ: Phiếu điều tra sâu
bệnh, kính lúp, vườn trồng bầu, thuốc
bảo vệ thực vật, bảo hộ lao động.
Tiêu chí 2: Điều tra sâu bệnh hại - Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo
góc.
Tiêu chí 3: Xác định thành phần
dịch hại chính
- Xác định chính xác thành phần dịch hại
chính
Tiêu chí 3: Phòng trừ - Phòng trừ đạt hiệu quả và an toàn lao
động.
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà. Sổ tay
hướng dẫn thực hành Viet GAP trên rau
[2]. Vũ Hữu Yên, Giáo trình Trồng trọt. NXB Giáo dục 2001.
[3]. PGS.TS. Tạ Thị Thu Cúc. Kỹ thuật trồng rau ăn lá. 2007. Nhà xuất
bản Phụ Nữ
[4]. Nguyễn Mạnh Chinh. Sổ tay trồng rau an toàn . 2004. Nhà xuất bản
NN
[5]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp.
56
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm
2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm
3. Bà: Kiều Thị Thuyên Thư ký
4. Ông : Trần Ngọc Hưng Ủy viên
5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên
6. Ông: Hoàng Văn Niên Ủy viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
1. Ông: Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch
2. Bà: Đào Hương Lan Thư ký
3. Ông: Nguyễn Tiến Huyền Ủy viên
4. Bà: Phạm Thị Bích Liễu Ủy viên
5. Bà: Nguyễn Thị Huyền Ủy viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_va_cham_soc_bau.pdf