Giáo trình “Trồng rau nhóm ăn quả” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo
cây giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống,
gieo hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý
dịch hại.
102 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng rau nhóm ăn quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 – 70 m
Bƣớc 3.6: Cuốc hố bón phân lót
71
- Loại phân được dùng để bón lót
Bảng 1.1. Lƣợng phân bón lót cho cây đậu đũa
Lần bón Loại phân Lƣợng (
kg/360 m
2
)
Cách bón
Bón lót
( trước khi
trồng 3 -7
ngày)
- Phân chuồng ủ
- Lân lâm thao
- Kali
200 300 kg
10 kg
2
Trộn đều bón hốc
hoặc bón rãnh
Bón lót trước
khi gieo
30 – 40 kg phân vi sinh Biogro Trực tiếp bón vào hốc
rồi gieo hạt
Hình 3.7: Bón phân lót cho cây đậu đũa
Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày
- Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh
3.3. Mật độ, khoảng cách trồng
Khoảng cách cây và hàng:
Đối với đậu leo gieo hạt khoảng cách 45 x 65 c m, mỗi lỗ để 2 cây.
Đối với đậu lùn gieo hạt khoảng cách 30 x 50 cm, mỗi lổ để 2 cây.
72
3.4. Xử lý hạt giống
a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp
- Hạt giống phải mang tính đặc
trưng của giống
- Hạt không có mầm mống sâu
bệnh
- Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 %
- Không lẫn tạp, cỏ dại
- Lượng giống khoảng 25 - 30
kg/ha.
Hình: 3.8. Hạt giống đậu đũa
b, Xử lý hạt giống trước khi gieo
- Thời điểm xử lý
+ Trước khi gieo hạt
- Cách xử lý bằng nhiệt độ
Bước 1: Thúc mầm hạt giống
- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh)
Bước 2: Thời gian ngâm: 15 phút
Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép
Bước 4: Ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ trước khi gieo
3.5. Gieo hạt
Bước 1: Xác định lượng hạt
- Lượng hạt gieo 0,3 – 0,4 kg hạt / 360 m2
Bước 2: Gieo hạt
- Gieo hạt theo hàng hoặc hố đào : Bỏ mỗi hỗ 2 hạt. Gieo xong lấp đất
Bước 3: Lấp hạt
- Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm
- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho
đất phủ kín hạt
73
3.6. Chăm sóc cây
a, Tưới nước
- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống
- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm
- Gieo hạt xong tưới nước ngay, một ngày tưới 1 lần, cho đến lúc cà rốt
mọc đều. Sau khi cây mọc lên khỏi mặt đất 3 - 5 ngày mới tưới một lượt.
Thời kỳ cây con (chưa hình thành rễ củ) cần luôn giữ ruộng sạch cỏ. Giữ
ẩm đều cho cây (3 ngày tưới một lần),
Chú ý: Giai đoạn từ sau trồng đến khi cây ra hoa, đậu quả cần duy trì độ ẩm ở
mức 75 - 80 %, để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sản lượng và chất
lượng. Chỉ nên sử dụng các nguồn nước sạch, không dùng nước thải sinh hoạt
hoặc nước ao tù đọng, ô nhiễm để tưới cho đậu đũa.
b. Nhổ cỏ, xới xáo đất
- Tiến hành thường xuyên bằng tay
- Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, ....
- Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước
Khi cây đậu có 1 - 2 lá thật tiến hành làm cỏ, xới xáo và bón phân thúc
cho cây. Nhằm tăng độ thoáng khí trong đất giúp bộ rẽ phát triển.
c. Cắm dèo: Khi cây bắt đầu vươn cao ta tiến hành cắm dèo cho đậu leo. Trước
khi cắm dèo cần xới xáo và vun gốc. Mỗi một hốc cắm một cây dài khoảng 1,8
- 2,0 m, lượng cây cắm từ 1.500 - 1.600 cây/ sào. giàn làm theo kiểu chữ A
hoặc chữ X, được buộc chắc chắn bằng các nẹp ngang.
Hình 3.9: Cây đậu đang vào giai đoạn làm giàn
74
Hình 3.10: Cây đậu đũa ở giai đoạn phát triển thân lá
d. Phân bón
*. Lượng phân bón cho cây đậu đũa
Bảng 1.2. Lƣợng phân bón thúc cho cây đậu đũa
( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2)
Lần bón Loại phân Lƣợng
( kg/Bắc bộ)
Cách bón
Bón thúc lần 1
/( Sau khi trồng 10
ngày)
Phân đạm
NPK
0,5
2
Tưới hốc
Bón thúc lần 2
( Sau khi trồng 25
ngày)
Phân đạm ure
NPK
1
2
Tưới hốc
Bón thúc lần 3
( Sau trồng 40 ngày )
Phân đạm
Phân kali
NPK
1
3
2
Tưới hốc
Bón thúc bằng phân
vi sinh Biogro qua lá
Phun khi cây có 3 -4 lá thật. Sau đó
10 và 20 ngày phun lần 2 và 3
Liều lượng
theo hướng
dẫn
75
Chú ý:
- Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch
- Bón thúc lần 1: làm cỏ và đánh rảnh một bên hàng đậu, bón phân NPK
rồi vun mép lấp phân và giữ ấm gốc.
- Bón thúc lần 2: làm cỏ và đánh rảnh bên phía đối diện, bón phân NPK
và vun mép còn lại.
Trong thời gian thu hoạch trái tươi, tưới dậm phân đạm và kali 10
ngày/lần để kéo dài thời gian thu trái và trái đậu được tốt.
3.7. Quản lý dịch hại
3.7.1. Quản lý cỏ dại
a, Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng
- Cỏ gà
- Cỏ gấu
- Cỏ mầm trầu
- Cỏ gà
b, Phương pháp diệt cỏ
- Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau:
+ Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng
+ Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển
+ Trồng xen, trồng lẫn
4.7.2. Quản lý bệnh hại.
a. Bênh rỉ sắt.
Triệu chứng
Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó
vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu lẩm xung quanh có quầng vàng hẹp, vết
bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm. Điểm gờ nhỏ là khối bào tử, thường ở mặt
dưới lá, còn mặt trên lá chổ vết bệnh có màu vàng nâu. Vết bệnh biểu bì vở
tung
để khối bào tử hạ màu hồng nâu tung ra ngoài, chung quanh vết bệnh có quầnh
vàng hẹp. Khối bào tử thường lộ rõ ở mặt dưới lá, còn mặt trên thể hiện vết
bệnh màu nâu vàng, nhưng cũng có khi khối bào tử hạ xuất hiện cả hai mặt.
76
Hình 3.11: Triệu chứng bệnh gỉ săt ở trên lá
Tác nhân gây bệnh
Bệnh gỉ sắt đậu đỗ do nấm Uromyces appendiculatus gây ra.
Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
Ở những xứ lạnh, nấm tồn tại qua mùa đông bằng bào tử đông trong tàn
dư cây bệnh ở trên đất, đến mùa xuân nẩy mầm hình thành đảm và bào tử đảm
theo gió lan truyền xâm nhập vào lá non hình thành ở bệnh đầu tiên. Trong
trường hợp qua đông nẩy mần xâm nhập thì giai đoạn bào tử xuân không xuất
hiện.
Ở những xứ nóng nấm tại bằng bào tử hạ (cũng có thể bào tử đông) bào
tử hạ nẩy mầm xâm nhập hình thành ở bệnh đầu tiên trên đồng ruộng. Giống
như một số loại bệnh gỉ sắt khác, bào tử hạ của nấm lan truyền theo gió đi rất
xa. Con người, súc vật và công cụ cũng có thể là nhân tố giúp nấm lan truyền.
Bào tử hạ nẩy mầm trong phạm vi nhiệt độ 10 – 300C như thích hợp nhất
16 – 220C. Ở nhiệt độ 15 – 240C phù hợp nhất cho nấm hình thành bào tử hạ và
xâm nhập qua lổ khí để lây bệnh. Ở nhiệt độ 2 – 60C bào tử hạ không thể hình
thành. Nước ưa hoạt động trong điều kiện ẩm độ cao trên 95 %. Giọt nước ướt
trên bề mặt lá là điều kiện tất yếu cho nấm nẩy mầm và xâm nhập, do đó giọt
sương đêm, sương mù rất có tác dụng đối với sự phát triển của bệnh gỉ sắt.
Trong điều kiện thích hợp, từ khi bào tử hạ nẩy mầm xâm nhập ký chủ đến khi
hình thành bào tử tiếp tục phát triển sau 8 – 9 ngày nữa mới phá vở biểu bì lộ ra
ngoài để phát tán.
77
Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ bệnh gỉ sắt hại đậu đỗ cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Thực hiện chế độ luân canh thích hợp, không nên trồng đậu liên vụ trên đồng
ruộng, chú ý chăm sóc tưới nước hợp lý, luống trồng phải cao có rãnh thoát
nước, chế độ luân canh lúa nước là hợp lý nhất để phòng trị bệnh này.
Thu dọn thật sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch tránh để rơi rãi trên
ruộng. Cây đậu làm phân chuồng cần phải ủ hoai mục.
Sử dụng giống chống bệnh là một biện pháp rất quan trọng. Tuy nhiên
giống đậu mới tuyển chọn chống bệnh chỉ có gía trị trong 1 thời gian, cho nên
cần phải liên tục tuyển chọn giống mới để chống lại các dạng sinh học mới xuất
hiện. chọn giống đậu sớm, trồng sớm thu hoạch sớm tránh lúc bệnh phát sinh
mạnh để có thể giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra.
Phun thuốc kịp thời và đúng lúc, phun phòng trước khi bệnh phát sinh,
thường phun thuốc trước khi đậu ra hoa và sau đó phun lần thứ hai sau khi đậu
ra trái là an toàn, nếu giống mẫn cảm thì phun lần thứ ba bằng thuốc đặc trị
phòng trừ bệnh gỉ sắt như thuốc Lunasa, Funguran , Score
b. Bệnh sương mai
Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trên những lá còn non (khoảng 5-6 ngày tuổi), ở
mặt trên của lá ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ, mầu xanh nhạt hay
vàng nhạt, sau đó lớn dần thành hình đa giác, bất định, mầu vàng nhạt, mầu
xám hay mầu nâu sậm có viền mầu xanh vàng , khô cháy. Vết bệnh nằm rải rác
trên lá, nhưng thường tập trung nhiều nhất ở dọc các gân lá.
Hình 3.12: Triệu chứng bệnh sƣơng mai ở trên lá
78
Vào những lúc sáng sớm trời ẩm ướt thì ở mặt dưới của lá tại những chỗ
có vết này thấy có một đám bông xôm xốp mầu trắng xám, hiện tượng này đã
làm cho lá bị vàng rồi rụng dần.
Bóc vỏ những quả bị bệnh ra ở bên trong cũng có lớp nấm mốc trắng
xám. Hạt của những quả bị bệnh nhìn xù xì, nhỏ, nhẹ và thường bị nứt, nếu
bệnh nặng hạt sẽ bị lép.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Peronospora manshurica gây ra. Chúng có thể gây hại trên
nhiều bộ phận như lá, thân, hoa, quả...nhưng chủ yếu là gây hại trên lá.
Đặc điểm phát sinh, gây hại
Bệnh truyền qua hạt giống và tàn dư của cây bị bệnh từ vụ trước. Nếu hạt
giống trước khi đem gieo đã có sẵn mầm bệnh thì khi gieo xuống khoảng nửa
tháng lá sẽ có đốm vàng, mép lá cong xuống phía dưới, mặt dưới lá có nhiều
khuẩn ty bao phủ, cây con bị lùn.
Bệnh này xuất hiện và gây hại tương đối phổ biến ở các vùng, nhất là ở
những nơi có ấm độ không khí trong ruộng cao, nhiệt độ không khí thấp, trời
hơi lạnh, có sương mù nhiều, tạo cho ruộng đậu ẩm thấp, vì thế bệnh thường
gây hại trong vụ Đông xuân nhiều hơn.
Biện pháp phòng trừ
- Không lấy hạt đậu ở những ruộng đã bị bệnh của vụ trước để làm giống
gieo trồng cho vụ sau.
- Sau khi thu họach xong thu gom sạch sẽ những tàn dư của cây đậu,
đem ra khỏi ruộng rồi tiêu hủy.
- Trước khi gieo trồng cần cày, bừa kỹ để vùi sâu những tàn dư của cây
bị bệnh
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc BVTV.
- Luân canh một vài vụ với lúa nước hoặc một vài lọai rau trồng nước
khác để cắt nguồn bệnh sương mai.
- Ở những ruộng thường bị bệnh gây hại nên phun thuốc phòng trừ bệnh
khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc như: Cavil, Ridomil
Gold 68 WP, Diboxylin 23 L, 4 SL, 8SL...
79
c. Bệnh thán thư
Triệu chứng
Quả có vết đục, có phân đùn ra, bóc ra thấy thấy sâu non ở trong.
Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt
nẻ. Bệnh nặng, nhiều vết hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp
xuống.
Trên lá cây đã lớn, vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn hoặc
bất định. Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau chuyển sang nâu sẫm, có viền
màu đỏ. Trên vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen, cuối cùng vết bệnh khô
rách lá.
Trên cuống lá và thân cành, vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm, cây
còi cọc, lá vàng dễ rụng.
Bệnh còn phá hại cả cánh hoa, đài hoa làm hoa rụng không đậu quả.
Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng hoặc màu xám, lõm sâu,
xung quanh nổi gờ màu nâu đỏ.
Hình 3.13: Triệu chứng bệnh thán thƣ ở trên quả và trên lá cây đậu
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Colletotrichum lindemuthianum gây ra.
Đặc điểm phát sinh, gây hại
Bệnh thán thư phát sinh phá hại mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí
cao và nhiệt độ tương đối thấp. Ẩm độ không khí dưới 80%, nhiệt độ dưới 13
0C bệnh có thể ngừng phát triển
Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 16-200C. Ở nước ta bệnh
thường phát sinh phá hại mạnh vào thời gian mưa, ẩm ướt kéo dài trong vụ
đông xuân, nhất là trên những ruộng đậu đỗ trũng thấp, nước ứ đọng nhiều.
80
Biện pháp phòng, trừ
Trồng các giống đậu đỗ chống bệnh .
Gieo hạt ở vị trí cao ráo, thoát nước tốt. Vun gốc cao, tránh ứ đọng nước
vào mùa mưa.
Chỉ lấy hạt ở những cây, ruộng không bị bệnh để làm hạt giống cho vụ
sau.
Xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hoá học có khả năng thấm sâu để
diệt sợi nấm
Sau thu hoạch thu gọn sạch tàn dư cây, quả bị bệnh đem đốt kết hợp cày
sâu để vùi lấp tàn dư
Bón phân cân đối giữa N, P, K.
Thực hiện luân canh với cây trồng nước.
Khi bệnh chớm xuất hiện có thể phun thuốc phòng trừ kịp thời : dùng
Zinep 80WP; Baycor 25WP; Score 250 ND; Daconil 50WP.
4.7.3. Quản lý sâu hại
a. Dòi đục lá
Triệu chứng:
Dòi đục lá còn được gọi là sâu vẽ bùa, đây là loài dịch hại gây hại nặng
trên cây đậu đũa, dưa, bầu bí, đậu đỗẤu trùng dòi đục lá đục vào trong lá ăn
mô lá, chừa lại biểu bì tạo ra những đường ngoằn nghèo trên lá.
Hình 3.14: Triệu chứng dòi đục ở trên lá
81
Đặc điểm hình thái
Thành trùng là loài ruồi đen nhỏ,
có điểm vàng trên lưng ngực, bay kém
nên di chuyển trên ruộng theo hướng gió.
Ấu trùng là loại dòi có màu vàng
nhạt hoặc trắng kem, nằm trong mô
mặt trên của lá trong đường đục, ấu
trùng dài khoảng 3 mm. Khi dòi đẫy
sức chui ra ngoài hóa nhộng.
Hình 3.15: Trƣởng thành dòi đục lá
Nhộng màu vàng, nâu bóng dính trên lá hoặc rơi xuống mặt đất.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: - Trứng: 2-4 ngày, - Ấu trùng: 10 -13 ngày, - Nhộng: 5-7
ngày, - Trưởng thành: 1-3 ngày
Con ruồi cái đẻ trứng trên mặt lá, một con cái có thể đẻ 250 trứng. Trứng
nở sau khoảng 3 - 4 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ.
Dòi đục lá đục ăn mô lá làm giảm diện tích quang hợp, do vậy chúng làm
cây vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm, chúng gây hại nặng giai đoạn cây con. Khi lá bị
hại nặng, nhất là những lá gần quả mới hình thành có thể làm ảnh hưởng đến
năng suất. Đối với một số cây rau ăn lá, vết đục của dòi đục lá làm giảm thương
phẩm.
Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục lá gây ra tạo điều kiện cho các vi
sinh vật gây hại cây khác xâm nhập. Dòi đục lá có thể xuất hiện nhiều lứa gây
hại trong năm nhưng thường gây hại nặng vào mùa nắng.
Thiên địch
Thiên địch ăn mồi: Loài ruồi ăn dòi có vai trò quan trọng hạn chế dòi đục
lá. Nhóm ong ký sinh: Encarsia formosa, Dacnusa sibirica, Opium pallipes, và
Diglyphus isaea.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp các loài cỏ lá rộng (ký
chủ phụ) một tháng trước khi trồng, gieo cấy đồng loạt.
Biện pháp sinh học: Dòi đục lá có nhiều loại ký sinh, nên theo dõi mật độ
và tỷ lệ lá bị hại trước khi sử dụng thuốc hóa học.
82
Biện pháp hóa học: Khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn hoặc bằng 30% hoặc có 5
- 10 con trưởng thành/cây, có thể sử dụng các loại thuốc Ofunack,
b. Bọ trĩ
Triệu chứng:
Bọ trĩ trưởng thành và non đều hút nhựa lá làm cho lá có màu vàng đỏ.
Khi mật độ thấp xuất hiện những chấm nhỏ xếp theo hàng dọc trên lá, lá non
hầu như bị quăn lại, không hồi phục được.
Hình 3.16: Triệu chứng bọ trĩ hại ở trên lá
Đặc điểm hình thái
Trưởng thành nhỏ, dài 1-2
mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm
1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh
trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng
thành đẻ trứng rải rác trong mô lá.
Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng
sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ
trĩ non rất giống thành trùng nhưng
không cánh màu vàng nhạt.
Hình 3.17: Bọ trĩ gây hại trên lá
83
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: - Trứng: 3-4 ngày, - Ấu trùng 10-14 ngày, - Trưởng thành: có
thể sống đến 3 tuần Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng
hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẫn tránh sang lá khác
hoặc giả chết rơi xuống đất. Chúng ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do
không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.
Bọ trĩ gây hại ngay từ khi cây lúa xuất hiện, mật độ tăng dần từ khi lúa
hồi xanh đến đẻ nhánh sau đó giảm dần tới lúc lúa trỗ. Trời mưa lớn là bất lợi
cho bọ trĩ. Bọ trĩ thường hại nặng những ruộng thiếu nước.
Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: Giữ mực nước ổn định, bón phân cân đối. Sau khi
bọ trĩ phá hoại, bón thêm ure giúp cây hồi phục nhanh.
- Đối với những ruộng lúa non, cạn nước, khi mật số bọ trĩ cao cần điều
tra số lượng thiên địch trước khi quyết định xử lý thuốc.
- Khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc Imidacloprid
(Confidor, Gaucho,), Fipronil (Regent) để phòng trừ.
c. Sâu đục quả
Triệu chứng:
Sâu non đục thẳng vào nụ và hoa ăn phá nhụy và các cánh hoa bên trong
hoặc đục khoét vỏ qủa chui vào trong ăn thịt quả và hạt. Ngoài ra, sâu còn có
thể đục vào mắt thân làm cây chậm phát triển hoặc héo khô. Sâu gây hại đến
đâu thải chất bài tiết đến đó làm cho các bộ phận bị hại rất dễ thối và rụng.
Hình 3.18: Triệu chứng sâu đục ở trên quả đậu
84
Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: cơ thể dài 11-13 mm, sải cánh rộng 21-25 mm. Cánh
trước màu sám đen có 1 vệt trắng ở khoảng 1/3 gốc cánh đến mép cánh. Mép
ngoài 2 cánh có mầu xám đen đậm.
Hình 3.19: Trƣởng thành sâu đục quả
Trưởng thành đực có có 3 túm lông dài ở đốt bụng cuối cùng.
Trứng: hình bầu dục, dài 0,5-0,6 mm. Mới đẻ có màu trắng sữa, sắp nở
màu vàng nâu.
Sâu non: dài 12-16 mm. Ở mặt lưng của mỗi đốt cơ thể có các hàng
chấm màu nâu.
Nhộng: dài 10-12mm. Có màu xanh lúc mới hoá nhộng. Khi sắp vũ hóa
có màu nâu thẵm.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: 24 - 43 ngày
- Trứng: 2 - 3 ngày.
- Sâu non: 13 -15 ngày.
- Nhộng: 6 - 9 ngày.
- Trưởng thành: 5 - 7 ngày
Trưởng thành hoạt động giao phối và đẻ trứng từ nửa đêm về sáng. Ban
ngày ẩn nấp rất khó phát hiện.
Trưởng thành cái sau giao phối 1-2 ngày mới đẻ trứng, trứng được đẻ rải
rác hay thành cụm 2-4 trứng trên lá đài, nụ hoa, cuống hoa, đôi khi còn thấy
trứng ở mặt dưới lá non hay trên qủa mới tượng. Một trưởng thành cái đẻ được
khoảng 50-120 trứng, thời gian đẻ trứng kéo dài 5-7 ngày.
85
Vòng đời của sâu phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài như ẩm độ, nhiệt
độ. Sâu gây hại khi cây bắt đầu có nụ hoa, nụ quả cho tới khi cây hết cho trái.
Sâu non tuổi 1-2 thường gây hại nụ, hoa và quả mới tượng. Sâu tuổi 3-5
thường gây hại trên trái đang lớn. Sâu non đục thẳng vào trong quả ăn thịt quả
hoặc hạt, thải luôn phân trong qủa làm cho quả rất dễ bị thối. Trung bình 1 sâu
non phá 1-3 quả. Sâu non thường ăn phá về đêm. Khi đẫy sức sâu non gặm 1 lổ
trên qủa chui ra ngoài để xuống đất hóa nhộng.
Nhộng thường có kén đất bao bọc. Trong các vụ đậu, vụ hè thu thường bị
sâu đục quả đậu gây hại nặng nhất.
Thiên địch
Thiên địch của sâu đục quả đậu có một số ong ký sinh sâu non như
Cotesia sp., Baeognatha sp.
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại, ký chủ phụ, thu gom tàn dư cây
trồng đem đốt hay chôn sâu.
- Luân canh với cây trồng không cùng họ ký chủ. Có thể dùng thuốc (khi đã
có 50% hoa của đợt 1 đã đậu quả) các loại thuốc gốc BT như Biocin, Dipelluân
phiên với thuốc có gốc Pyrethroid như Summicidin, Shepa, Decis, Cyperin
d. Sâu khoang ( Sâu ăn tạp)
Triệu chứng
Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là
đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm
trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng
làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất.
Hình 3.20: Triệu chứng sâu khoang hại ở trên lá
86
Đặc điểm hình thái
Sâu khoang có nhiều loại, trưởng thành là loại ngài có màu xám hoặc nâu
xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh
sau màu hơi trắng.
Trứng hình bán cầu, mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nh au
thành ổ, có phủ một lớp lông màu vàng rơm.
Sâu non mới nở có màu xanh sáng, Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến
nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to
bao quanh, trên mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết.
Nhộng màu đỏ sẫm, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
Hình 3.21: Sâu non và trƣởng thành sâu khoang
Hình 3.22: Trứng và nhộng của sâu khoang
87
Đặc điểm sinh học và sinh thái
* Vòng đời: 25 - 48 ngày
- Trứng: 3 - 7 ngày - Sâu non: 12 - 27 ngày - Nhộng: 8-10 ngày
- Trưởng thành: 2 - 4 ngày
Ngài hoạt động mạnh vào ban đêm, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh
sáng bước sóng ngắn.
Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50 - 200 trứng. Một con cái có thể
đẻ từ 500 – 2.000 trứng.
Sâu tuổi nhỏ sống tập trung ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3
– 4 sâu phân tán và ăn khuyết lá hoặc có khi ăn trụi lá. Sâu non có 6 tuổi, khi
đẫy sức ở tuổi 6 dài từ 35 - 50 mm. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng
nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự
đền bù của cây. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày
thì vũ hoá.
Thiên địch
- Các loài ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng.
- Ong kí sinh: Cotesia prodeniae, Telenomus remus.
- Vi khuẩn BT, virus nhân đa diện.
Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay.
* Biện pháp sinh học:
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch thường xuất hiện
trên ruộng như nhện, bọ rùa, ong kí sinh...
- Dùng bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả.
* Biện pháp hóa học:
Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Tập kỳ
1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có
nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV
như Vicin- S hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng
thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC /.
88
4. Thu hoạch
4.1. Thời điểm thu hoạch
- Đậu lùn cho thu hoạch 40 -
45 ngày và đậu leo cho thu
hoạch 45 - 50 ngày sau khi
gieo.
- Sau trồng từ 50 - 60 ngày
cây sẽ cho thu hoạch lứa quả
đầu tiên, nếu chăm sóc tốt có
thể thu được 10 - 11 đợt quả.
Thu hái khi quả còn non,
mới hình thành hạt
- Lứa thứ 4 - 5 thu rộ, cách
ngày thu 1 lần, mỗi lần thu
khoảng 1 -1.5 tấn/ha.
- Đậu cho thu hoạch kéo dài
30 - 40 ngày với 12 -15 lứa.
Hình 3.23: Cây đậu đũa vào giai đoạn thu hoạch
4.2. Phương pháp thu hoạch
- Thu hái dùng dao cắt hay
dùng tay vặn nhẹ trái, không
giật mạnh làm rụng nụ hoa các
lứa sau.
Hình 3.24: Thu hoạch đậu đũa
- Tiêu chuẩn chất lượng củ
Thu theo từng bó, bảo quản
nơi râm mát vận chuyển ngay đến
nơi tiêu thụ hoặc nơi chế biến.
Hình 3.25: Quả đậu đỗ đạt tiêu chuẩn đem bán
89
C. Sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2.
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng,
- Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Tạo được luống vườn ươm,
+ Bón phân lót
Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống đậu đũa.
- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt
giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc
- Địa điểm: Khu nhân giống cây con
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ
+ Bón phân lót trên luống vườn ươm
+ Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ
Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2.
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.
90
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Lên luống đúng kích thước
+ Xử lý đất
Bài tập 4: Bón phân hữu cơ
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2.
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ
Bài tập 5: Bón phân hóa học
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân
hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau.
- Nguồn lực cần thiết: 2 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa
học
- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều
vào gốc cây rau.
Bài tập 6: Làm cỏ
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2.
- Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc,
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_rau_nhom_an_qua.pdf