Giáo trình Trồng rau nhóm ăn lá

Giáo trình “Trồng rau nhóm ăn lá” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây

giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo

hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch

hại

pdf88 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng rau nhóm ăn lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 trở đi chuyển dần sang màu xanh Mới nở sâu ăn biểu bì lá chừa lại lớp màng mỏng, tuổi lớn sâu có thể ăn thủng lá chỉ chừa gân chính nên với mật độ cao lá bị hại rỗ có dạng như lưới Hình 2.23: Sâu tơ tuổi 2 58 Điều kiện phát triển Ở nước ta sâu phát triển quanh năm ở tất cả các vùng trồng rau cải, sâu gây hại nặng cho mùa khô ở các tỉnh phía nam Mỗi năm sâu có nhiều lứa gối nhau liên tục và gây hại cải từ lúc cây con còn trong vườn ươm đến khi thu hoạch Trên bắp cải có hai thời gian phát sinh rộ vào lúc cải trải lá bàng chuẩn bị cuốn và sau đó khoảng 15 – 20 ngày. Cần phát hiện kịp thời nếu thấy mật độ hơi cao cần phun thuốc phong trừ. Biện pháp quản lý * Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn cho thiên địch. Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu tơ. * Biện pháp canh tác: - Bố trí thời vụ thích hợp; nếu trồng muộn trong vụ đông xuân, sâu tơ hại nhiều. - Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa bắp nên trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu tơ. - Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng. - Việc tưới phun mưa vào buổi chiều ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của sâu tơ, sâu con có thể bị rửa trôi, tuy nhiên nếu cây bị bệnh, bệnh sẽ dễ lây lan hơn. * Biện pháp hóa học: - Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện: Match, Pegasus, Proclaim, Kuraba, Marshan Hình 2.24. Thuốc trừ sâu tơ hại rau 59 5. Thu hoạch cải xanh, cải chíp 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp Thu hoạch khi cải xanh, cải chíp, sau khi trồng 28 – 32 ngày sau gieo Loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, không ngâm nước, không làm giập nát. Hình 2.25: Thu hoạch cải xanh 5.2. Phương pháp thu hoạch - Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su. khi thu dùng dao cắt sát gốc, tránh dập nát 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng bắp - Bắp tươi, màu trắng nhạt đến đậm, - Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái. Hình 2.26. Bắp cải đạt tiêu chuẩn thu hoạch 60 C. Sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, - Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống cải xanh - Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc - Địa điểm: Khu nhân giống cây con - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất. 61 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lên luống đúng kích thước + Xử lý đất Bài tập 4: Bón phân hữu cơ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 5: Bón phân hóa học - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: 0,6 kg phân đạm, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau. Bài tập 6: Làm cỏ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay 62 Bài tập 7: Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m 2 . - Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau + Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít 63 BÀI 3: SẢN XUẤT RAU MỒNG TƠI AN TOÀN Mã bài: MĐ3 – 03 Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc mồng tơi; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây mồng tơi và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc mồng tơi; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Giới thiệu về quy trình - Chuẩn bị hạt giống - Chuẩn bị cây giống - Chuẩn bị đất trồng - Lên luống vườn ươm, vườn trồng - Bót lót vườn ươm, vườn trồng - Gieo hạt - Trồng cây - Tưới nước giữ ẩm - Dặm cây - Bón phân - Tưới nước - Làm cỏ - Phòng trừ sâu bệnh - Thời điểm thu hoạch - Phương pháp thu hoạch - Tiêu chuẩn chất Hình 3.1. Sơ đồ quy trình sản xuất mồng tơi an toàn CHUẨN BỊ TRỔNG TIẾN HÀNH TRỒNG THU HOẠCH CHĂM SÓC 64 B. Các bƣớc tiến hành 1. Thời vụ trồng ( dƣơng lịch) Miền Bắc mồng tơi trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suất vụ hè. Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 Ở Miền nam cây mồng tới có thể trồng được quanh năm, tốt nhất đầu mùa mưa 2. Các giống mồng tơi 2.1. Mồng tơi trắng Phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt Hình 3.2. Cây mồng tơi trắng 2.2 Mồng tơi tía Phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ Hình 3.3. Cây mồng tơi tía 2.3. Mồng tơi lá to Phiến lá to, là dày, màu xanh đậm, thân mập Hình 3.4. Mồng tơi lá to 65 3. Tạo cây giống 3.1. Chuẩn bị đất a, Chọn đất làn vườn ươm - Trồng được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, thoát nước và giữ ẩm tốt - Độ PH thích hợp 6 – 6,5 b, Làm đất và lên luống + Làm đất - Dùng bừa, máy phay, cào cuốc... làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp - Làm đất nhỏ 1- 5 cm ở trên mặt luống Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới - Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước - Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ - Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm + Lên luống trồng - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 25- 30 cm + Mặt luống: 1- 1,2 m + Rãnh: 35 – 50 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 1 – 1,2m + Rãnh: 30 – 40 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 15 – 20 cm Rãnh( 30- 40 cm) Hình 3.5: Kích thƣớc luống ƣơm cây giống vụ khô 66 Lưu ý: - Vườn ươn nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc - Chiều dài của luống phụ thuộc vào địa hình, không nên làm luống dài quá 100 m - Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm c: Bón lót phân - 0,1 kg vôi bột/m2 - 10 – 15 kg/ 36m2 phân chuồng ủ - 3 – 7 kg /36 m2 phân NPK - 5 – 7 kg/36 m2 phân vi sinh - 7 kg/36 m 2 . tro bếp Chú ý: - Rắc phân chuồng, tro bếp, phân NPK đều lên mặt luống sau đó phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 – 1 cm lên trên mặt luống. - Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt 3.2. Xử lý hạt giống a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp - Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống - Hạt không có màu nâu đỏ, vỏ hạt không nhẵn - Hạt không có mầm mống sâu bệnh - Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại - Lượng hạt gieo 150 g/36 m2 Hình 3.6. Hạt giống mồng tơi b, Xử lý hạt giống trước khi gieo - Thời điểm xử lý: Trước khi gieo hạt - Cách xử lý: Bước 1: Thúc mầm hạt giống - Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh) Bước 2: Thời gian ngâm:3 – 4 giờ Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép Bước 4: Để giáo nước rồi mới đem gieo 67 Lƣu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước tưới thì không nên xử lý 3.3. Gieo hạt Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 150 g/ 36 m2 Bước 2: Gieo hạt - Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng Bước 3: Lấp hạt - Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm - Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt Bước 4: Phủ luống - Sau khi lấp hạt xong dùng + Trấu + Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống Bước 5: Tưới nước - Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm - Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát Hình 3.7: Tƣới nƣớc cho rau Lƣu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài - Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu - Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột) 68 3.4. Chăm sóc cây giống a, Tưới nước - Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống - Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm - Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh + Tưới 2 lần/ngày + Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát - Trời rét tùy độ ẩm đất + Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày + Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều b, Làm cỏ - Tiến hành thường xuyên bằng tay, cuốc, dằm.. - Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, .... - Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước c, Bón phân thúc - Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc - Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém: - Sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày bón phâm đạm 0,3 kg/100 m2 Lƣu ý: - Khi trời nắng quá dùng lưới đen phủ trên mặt luống 3.5. Tiêu chuẩn cây xuất vườn Cây sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh Cây có từ 3 – 4 lá Hình: 3.8. Cây mồng tơi 69 4. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất 4.1. Chuẩn bị đất trồng a, Cày đất - Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to b, Làm đất nhỏ - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, c, Lên luống - Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20 cm + Mặt luống: 1- 1,2 cm + Rãnh: 35 – 40 cm - Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 cm + Mặt luống: 1 – 1,2 cm + Rãnh: 30 cm Mặt luống 1 – 1,2 m Độ cao 20 cm Rãnh(35 – 40 cm) Hình 3.9: Kích thuốc luống trồng rau mồng tơi vụ mƣa b, San phẳng mặt luống - Tạo cho mặt luống được phẳng để tránh đọng nước khi trời mưa - Tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng phát triển tốt c, Cuốc hố bón phân lót - Khoảng cách hố + Hố cách hốc 20 cm x hàng cách hàng 25 cm 70 Bƣớc 3.10: Cuốc hố bón phân lót - Loại phân được dùng để bón lót Bảng 1.1. Lƣợng phân bón lót cho cây mồng tơi Lần bón Loại phân Lƣợng ( kg/1000 m2) Cách bón Bón lót ( trước khi trồng 3 -7 ngày) - Phân chuồng ủ - NPK 200 – 300 50 Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh Hình 3.11: Bón phân lót Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh 71 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng Khoảng cách cây và hàng: - Cây cách cây 20 cm – Hàng cách hàng 25 cm 4.3. Trồng cây a. Gieo trực tiếp trên luống: Lượng hạt gieo cho 1000 m2 từ 2,5 – 3 kg Gieo hạt theo 2 hình thức - Rạch hàng ( hàng cách hàng 25 cm) - Dùng que nhỏ chọc lỗ để bỏ hạt b, Trồng hạt bằng cây con - Trồng cây con theo khoảng cách cây cách cây 20 cm - Sau khi trồng tưới nước đẫm 4.4. Phân bón: 4.4.1. Các loại phân dùng để bón cho rau mồng tơi - Phân hữu cơ: phân chuồng ( Phân bò, trâu, gà.. đã được ủ xử lý) - Phân hóa học: + Phân đạm: Thường sử dụng phân đạm Ure có hàm lượng đạm nguyên chất 46 % - Phân hữu cơ vi sinh: BioGro có 2 loại: - BioGro bón qua rễ: + Có khả năng thay thế ít nhất 50% phân đạm và lân hóa học + Làm cây khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh + Làm giảm lượng nitrat (chất gây ung thư) tồn tại trong rau + Cải tạo đất - BioGro bón qua lá: được chiết rút từ sản phẩm do vi sinh vật tạo ra: + Có tác dụng nhanh hơn bón qua rễ ( 5 -7 ngày) + Có khả năng cung cấp vitamin, các chất kích thích sinh trưởng mà rễ không hấp thụ +Không gây độc hại 72 4.4.2. Lượng phân bón cho cây mồng tơi Bảng 3.2. Lƣợng phân bón thúc cho cây mồng tơi Lần bón Loại phân Lƣợng ( kg/36 m 2 ) Cách bón Bón thúc lần 1 ( Cây có 2 – 3 lá thật) Vi sinh qua lá 5 ml pha với 1,5 lít nước Pha phân vi sinh với nước, dùng bình phun đều trên mặt lá Bón thúc lần 2 ( Nếu cây sinh trưởng kém) Phân đạm ure 0,05 kg Hòa với nước tưới vào gốc Lƣu ý: - Sau mỗi lần cắt cần bón thêm mỗi miếng khoảng 0,3 kg NPK - Sau khi thu hoạch được 3 lứa thì bón thêm 1 tải tro và 5 kg lân - Chỉ thu hoạch sau khi tưới thúc 10 – 15 ngày 4.6. Quản lý dịch hại 4.6.1. Quản lý cỏ dại a, Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng b, Phương pháp diệt cỏ - Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau: + Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển - Làm cỏ: Thường xuyên làm cỏ, xới xáo. 73 4.6.2. Quản lý bệnh hại Các loại bệnh hại mồng tơi quan trọng hơn sâu hại. Bệnh phổ biến đốm mắt cua ( đốm lá) Triệu chứng - Xuất hiện trên những lá già của mồng tơi. - Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, xung quanh có những vùng màu vàng. Điều kiện phát triển bệnh - Nấm đốm vòng lan truyền thông qua hạt giống cây trồng và tàn dư cây trống. Thậm chí là các lá già khô, chết vẫn có thể chứa các bào tử nấm sống. - Các bào tử bệnh đốm vòng có thể dễ dàng lan truyền nhờ gió, bị bắn đi cùng nước mưa hoặc bám vào các nông cụ, máy móc, người, khi cây ướt. - Mưa và thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho bào tử phát triển. Bệnh có thể xuất hiện khi lá cây bị ẩm quá 9 tiếng. Biện pháp phòng trừ - Dùng giống sạch bệnh, hạt giống được phơi sấy ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ, xử lý khô bằng hoá chất Granozan, Falizan 4g/kg hạt. - Tồn trữ hạt ở T0 thấp, lạnh và ở nơi khô có H% < 65%. - Xử lý hạt bằng nước nóng trước khi gieo ở T0 = 48 - 50 thời gian 20-25 phút. - Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tỉa bỏ lá già. Luân canh với cây lúa nước. - Dùng thuốc hoá học: Dithan, Copperzin, Kasuran. - Xuất hiện trên những lá già của bắp cải. - Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, có đường kính khoảng 1-2cm đôi khi xung quanh có những vùng màu vàng. 4.6.3. Sâu hại Trên cây mồng tơi sâu gây hại ít chủ yếu là ở giai đoạn cây con Một số sâu gây hại: Sâu khoang, một số sâu ăn lá Biện pháp trừ: Khi sâu xuất hiện ít thì bắt bằng tay, chỉ khi nào thật nghiêm trọng mới dùng một số loại thuốc như: Match, Pegasus, Vitarco 74 5. Thu hoạch mồng tơi 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp - Sau trồng khoảng 1 tháng thì thu hoạch, Hình 3.12: Thời điểm thu hoạch mồng tơi 5.2. Phương pháp thu hoạch - Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su. - Dùng dao sắc cắt gốc cách mặt đất 5-10cm. Từ đó trở đi khoảng 12-15 ngày lại thu được một lứa. Nên thu vào buổi sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi, kém phẩm chất. 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng - Cây, màu trắng nhạt đến đậm, - Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái Hình 3.13. Rau mồng tơi 75 C. Sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, - Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,6 kg hạt giống mồng tơi - Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống mồng tơi, giá,. rơm, cuốc - Địa điểm: Khu nhân giống cây con - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất. 76 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lên luống đúng kích thước + Xử lý đất Bài tập 4: Bón phân hữu cơ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng, phân vi sinh, phân lân - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 5: Bón phân hóa học - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: 0,3 kg phân đạm, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau. Bài tập 6: Làm cỏ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay 77 Bài tập 7: Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m 2 . - Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau + Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít 78 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun sản xuất nhóm rau ăn lá là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy sau mô đun chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn và trước mô đun sản xuất nhóm rau ăn quả, Mô đun sản xuất nhóm rau ăn lá cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau an toàn, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất rau. II. Mục tiêu: - Biết được các kỹ thuật cơ bản sản xuất nhóm rau ăn lá; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây rau nhóm ăn lá và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật trong việc trồng và chăm sóc cây cây rau nhóm ăn lá; - Áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất, phẩm chất nhóm rau ăn lá; - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn lá; - Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn lá; III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiể m tra* MĐ03-1 Sản xuất bắp cải an toàn Tích hợp Lớp học + Vườn rau 30 6 23 1 MĐ03-2 Sản xuất cải xanh, cải chíp Tích hợp Lớp học + Vườn rau 28 6 21 1 MĐ03-3 Sản xuất cây rau mồng tơi an toàn Tích hợp Lớp học + Vườn rau 20 4 16 Kiểm tra hết mô đun 6 6 Cộng 84 16 64 4 79 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực cần thiết: Dụng cụ, nguyên vật liệu trồng rau ăn lá Giấy A4 , bút Bảng mẫu ghi chép - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Cây bắp cải, cải xanh, cải chíp, mồng tơi an toàn V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Sản xuất bắp cải an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Quan sát thao tác thực hiện của học viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Theo dõi và quan sát quá trình thực hiện của người học 5.2. Bài 2: Sản xuất bắp cải xanh, cải chíp an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây - Quan sát thực hiện của học viên, dựa 80 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá con theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Quan sát thao tác thực hiện của học viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Theo dõi và quan sát quá trình thực hiện của người học 5.3. Bài 3: Sản xuất mồng tơi an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Quan sát thực hiện của học viên, dựa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_rau_nhom_an_la.pdf
Tài liệu liên quan