Giáo trình Trồng rau nhóm ăn củ

Giáo trình “Trồng rau nhóm ăn củ” giới thiệu khái quát về kỹ thuật tạo cây

giống, trồng ra ruộng sản xuất với các kỹ thuật làm đất, xử lý hạt giống, gieo

hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch

hại.

pdf77 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng rau nhóm ăn củ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cây đem ra trồng + Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, + Không bị sâu bệnh và dập nát - Huấn luyện cây con trước khi đem trồng + Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất + Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây 48 4. Trồng ra ruộng sản xuất 4.1. Chuẩn bị đất trồng - Cày đất: - Dùng các dụng cụ làm đất để tách đất, lật đất thành tảng, cục đất to - Làm đất nhỏ: - Đất nhỏ, vụn, tơi xốp, - Đường kính viên đất ở lớp đất mặt thích hợp từ 2 – 3 cm, - Lên luống + Vụ mưa làm luống cao: + Độ cao của luống: 20- 25 cm + Mặt luống: 0,8 – 0,9 m + Rãnh: 30 - 35 cm + Vụ khô lên làm luống vừa phải: + Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 0,8 – 0,9 m + Rãnh: 25 - 30 cm Mặt luống 0,8 – 0,9 m Độ cao 25 – 30 cm Rãnh( 25- 30 cm) Hình 3.8: Kích thƣớc luống trồng su hào - Cuốc hố bón phân lót + Khoảng cách hố + Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm + Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm + Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm 49 Bƣớc 3.9: Cuốc hố bón phân lót - Loại phân được dùng để bón lót Bảng 1.1. Lƣợng phân bón lót cho cây su hào Lần bón Loại phân Lƣợng ( kg/360 m2) Cách bón Bón lót ( trước khi trồng 3 -7 ngày) - Phân chuồng ủ - Lân lâm thao - Kali` 250 – 300 20 - 25 7 – 9 Trộn đều bón hốc hoặc bón rãnh Hình 3.10: Bón phân lót cho cây su hào 50 Lưu ý: - Đất trồng rau tốt nhất phải được để ải 5- 7 ngày - Cần bón vôi xử lý đất để trừ các nguồn bệnh 4.2. Mật độ, khoảng cách trồng - Dọc tăm trồng với khoảng cách 20 x 25 cm (5.500 cây/sào). - Dọc nhỡ với khoảng cách 30 x 35 cm (2.700 - 2.800 cây/sào). - Dọc đại trồng với khoảng cách 35 x 40 cm (2.000 - 2.100 cây/sào). Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha. 4.3. Trồng cây - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc buổi tối - Sau khi trồng cần tưới nước đẫm nước Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được. Hình 3.11: Trồng cây su hào 51 4.4. Phân bón Lượng phân bón cho cây su hào Bảng 1.2. Lƣợng phân bón thúc cho cây su hào ( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m2) Lần bón Loại phân Lƣợng ( kg/Bắc bộ) Cách bón Bón thúc lần 1 ( Sau khi cấy 7 - 10 ngày) Phân đạm Kali 1 2 Hòa với nước tưới vào gốc Bón thúc lần 2 ( Sau khi trồng 20 – 25 ngày) Đạm Kali 2 – 3 1,5 - 2 Hòa với nước rồi tưới vào gốc Bón thúc lần 4 ( Sau khi trông 35 – 40 ngày) Phân đạm Kali 3 1,5 – 2 Hòa với nước rồi tưới vào gốc Bón thúc bằng phân vi sinh Biogro qua lá Sau trồng 5 ngày, 20 ngày, 35 ngày Liều lượng theo hướng dẫn Chú ý: - Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch 4.5. Chăm sóc Chăm sóc theo thời kỳ sinh trưởng của cây 4.5.1. Chăm sóc thời kỳ trồng – hồi xanh ( sau trồng 7 – 10 ngày) Các công việc thực hiện: - Tưới nước: Tưới ngay và duy trì đến khi cây hồi xanh - Xới phá váng: Khi xuất hiện trên mặt luống rau thành váng gặp khi trời mưa, tưới nhiều nước cho cây rau - Dặm cây chết: Sau 3 ngày thấy cây nào bị chết cần bổ xung cây su hào khác - Xới sâu và giộng để làm tơi xốp và trừ cỏ dại - Bón thúc phân lần 1 52 Hình 3.12: Cây su hào ở thời kỳ hồi xanh 4.5.2. Chăm sóc thời kỳ hồi xanh – trải lá ( 20 – 25 ngày sau trồng) Thời kỳ này cây cần nhiều nước, dinh dưỡng, Các công việc cần phải làm: - Tưới nước: Tưới rãnh: 7 – 10 ngày tưới 1 lần Tưới phun mưa: 2 lần/ngày vào mùa khô, 1 lần/ngày vào mùa mưa Lưu ý: Việc tưới nước phụ thuộc vào thời tiết nếu trời mưa nhiều không cần phải tưới nước - Bón phân: Bón phân kai cho cây, hòa tan với nước, tưới vào gốc cây - Xới đất: Xới hẹp, xới nông, vun nhẹ đất vào gốc Hình 3.13: Cây su hào ở thời kỳ trải lá 53 4.5.3. Chăm sóc thời kỳ trải lá – hình thành củ - Đây là thời kỳ quan trọng cây su hào yêu cầu cao về + Nước + Phân bón - Công việc phải thực hiện: + Tưới nước: tưới thường xuyên luôn duy trì độ ẩm cho đất, có 2 hình thức tưới phổ biến thường được áp dụng - Tưới rãnh: Những nơi trồng chủ động được nước tưới - Tưới phun mưa: bằng hệ thống máy bơm + Vun gốc: Vun cao để tạo diện tích dinh dưỡng, chống cỏ dại cạnh tranh + Phủ ni long chống côn trùng gây hại rau + Bón phân thúc lần 3: chủ yếu là phân kaly lượng bón 3 -5 kg/sào + Kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh Hình 3.14: Cây su hào vào thời kỳ hình thành củ 54 4.5.4. Chăm sóc thời kỳ hình thành củ – Thu hoạch - Công việc phải làm: + Tưới nước + Tưới phân thúc bằng phân đạm 1,5 kg/sào Bắc bộ hòa với nước rồi tưới vào gốc + Vun gốc kết hợp với làm cỏ Hình 3.15: Cây su hào vào thời kỳ thu hoạch 4.6. Quản lý dịch hại 4.6.1. Quản lý cỏ dại a, Các loại cỏ thường gặp ở trên ruộng - Cỏ gấu - Cỏ tranh - Cỏ gà - Cỏ mần trầu - Cỏ xấu hổ b, Phương pháp diệt cỏ - Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau: + Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển + Trồng xen, trồng lẫn 55 4.6.2. Quản lý bệnh hại a. Bệnh lở cổ rễ Tác nhân gây bệnh: nấm Rhizoctonia solani Dấu hiệu và triệu chứng Những vết lõm màu hơi sẫm phát triển trên các lá phía dưới gần đất. Cây bị bệnh yếu, bắp nhỏ, đôi khi héo và chết. Trong điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bắp. Toàn bộ bắp có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài Hình 3.16: Triệu chứng bệnh nở cổ rễ trên cây su hào Điều kiện phát triển bệnh Nấm Rhizoctonia solani thường tồn tại trong đất. Chúng có thể sống sót trên các vật liệu hữu cơ chết hoặc thối ở trong đất Bệnh lở cổ rễ ( và bệnh chết cây con) xuất hiện ở những vùng thoát nước kém hoặc đã từng bị bệnh. Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ trong đất cao. Thiệt hại rễ do đất chặt và mặn có thể dẫn tới thất thu nhiều hơn vì bệnh lở cổ rễ. Biện pháp phòng trừ và quản lí - Phòng bệnh: Chọn nơi đất tốt, cao ráo, dễ thoát nước để làm vườn ươm sản xuất cây giống. Không nên làm vườn ươm ở những nơi trước đây đã từng bị bệnh lở cổ rễ và các loại nấm bệnh khác. Khử trùng đất bằng vôi bột (30kg/sào Bắc bộ) hoặc các loại thuốc như: Regent 0,3 G, Basudin 5G, 10 G/H (0,3-0,5 kg/sào Bắc bộ) trước khi trồng. Chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi (có chứa nhiều nấm bệnh) để bón lót hoặc làm bầu ươm. 56 Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, trồng đúng mật độ, khoảng cách nhằm tạo độ thông thoáng, giảm độ ẩm, hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển. Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng hoặc để đất quá ẩm. Sử dụng chế phẩm TRICHODERMA trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 4-5kg/sào Bắc bộ. - Khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng: Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện. Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL, Antracol pha nồng độ 0,2-0,3% (20-30 g hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát. Phun nhắc lại lần 2 sau 5 ngày. Xới xáo mặt luống nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan b. Đốm vòng su hào Tác nhân gây bệnh: Alterania brassicae Dấu hiệu và triệu chứng - Xuất hiện trên những lá già của su hào. - Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, có đường kính khoảng 1-2cm đôi khi xung quanh có những vùng màu vàng. Hình 3.17: Triệu chứng bệnh đốm vòng su hào 57 Điều kiện phát triển bệnh - Nấm đốm vòng lan truyền thông qua hạt giống cây trồng và tàn dư cây trống. Thậm chí là các lá già khô, chết vẫn có thể chứa các bào tử nấm sống. - Các bào tử bệnh đốm vòng có thể dễ dàng lan truyền nhờ gió, bị bắn đi cùng nước mưa hoặc bám vào các nông cụ, máy móc, người, khi cây ướt. - Mưa và thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho bào tử phát triển. Bệnh có thể xuất hiện khi lá cây bị ẩm quá 9 tiếng. Biện pháp phòng trừ - Dùng giống sạch bệnh, hạt giống được phơi sấy ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ, xử lý khô bằng hoá chất Granozan, Falizan 4g/kg hạt. - Tồn trữ hạt ở T0 thấp, lạnh và ở nơi khô có H% < 65%. - Xử lý hạt bằng nước nóng trước khi gieo ở T0 = 48 - 50 thời gian 20-25 phút. - Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tỉa bỏ lá già. Luân canh với cây lúa nước. - Dùng thuốc hoá học: Dithan, Copperzin, Kasuran. c. Bệnh sương mai – Peronospora parasitica Tác nhân gây bệnh: Nấm Peronospora parasitica Triệu chứng Vết bệnh xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen. Giữa mô bệnh và mô khoẻ không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh có 1 lớp mốc xám bao phủ lên. Hình 3.18: Triệu chứng bệnh sƣơng mai trên lá su hào 58 Điều kiện phát sinh bệnh Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ > 80%, bào tử nẫy mầm. Nhiệt độ thích hợp 24- 30 0 C, tối thiểu 10 -13 0 C đây là khoảng nhiệt độ cần thiết để cho động bào tử nang nẫy mầm Khi nhiệt độ thấp bệnh phát triển mạnh vì nó phóng ra động bào nang nhiều. Ẩm độ càng cao cây sinh trưởng tốt, động bào nang phóng ra nhiều động bào tử và nó xâm nhập gây hại cho cây trồng (T0 thích hợp 18-220C, tối thiểu= 120C). Đêm mát và nhiệt độ ngày vừa phải ( nhiệt độ tối thích là 15-180C) kèm theo độ ẩm không khí cao thuận lợi cho bệnh phát triển. Ẩm độ cao thường xuất hiện trong mùa mưa, trong thời gian có nhiều sương, hoặc khi áp dụng biện pháp thưới phun mưa và khi mật độ trồng dày. Màng sương hay màng nước do mưa phùn tạo ra trên các tán lá cho phép các bào tử nảy mầm, xâm nhập và sản sinh ra nhiều bào tử nữa trên cây chủ mẫn cảm trong vòng 4 ngày. Biện pháp phòng trừ - Chọn giống kháng bệnh, cây khoẻ. - Tiến hành các biện pháp vệ sinh đồng ruộng như dung luống ươm sạch, không trồng các cây họ hoa thập tự khác, huỷ bỏ các tàn dư cây trồng và cây dại họ hoa thập tự. - Chọn địa điểm trồng và mật độ trồng phù hợp để cây có thể tiếp xúc với ánh sang mặt trời trong cả ngày. - Tỉa bớt cây con để khoảng cách 2-3 cm. Các cây con trồng quá dày sẽ làm độ ẩm không khí cao và tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bệnh. - Để giảm sự lan truyền của bệnh qua tay người hoặc máy móc, hạn chế làm việc trên ruộng khi cây ướt. - Không cần đến các biện pháp phòng trừ khi các triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây lớn ở cuối giai đoạn sinh trưởng. - Xử lý hạt trước khi gieo (Zineb 0,05%). - Dùng thuốc: Mancozeb 80 WP, Ridomil MZ 72WP 59 4.6.3. Quản lý sâu hại a, Sâu xanh Triệu chứng gây hại: Sâu xanh chỉ gây hại các cây thuộc họ cải. Sâu non ăn lá, khi mật số sâu tơ cao ăn tạo các lỗ thủng lá, làm lá cải xơ xác. E Hình 3.19: Triệu chứng sâu xanh hại trên lá su hào Đối tượng gây hại Sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 - 2 màu trắng lợt, tuổi 3 trở đi chuyển dần sang màu xanh Mới nở sâu ăn biểu bì lá chừa lại lớp màng mỏng, tuổi lớn sâu có thể ăn thủng lá chỉ chừa gân chính nên với mật độ cao lá bị hại rỗ có dạng như lưới Điều kiện phát triển Ở nước ta sâu phát triển quanh năm ở tất cả các vùng trồng rau cải, sâu gây hại nặng cho mùa khô ở các tỉnh phía nam Mỗi năm sâu có nhiều lứa gối nhau liên tục và gây hại cải từ lúc cây con còn trong vườn ươm đến khi thu hoạch 60 Trên su hào có hai thời gian phát sinh rộ vào lúc cải trải lá bàng chuẩn bị cuốn và sau đó khoảng 15 – 20 ngày. Cần phát hiện kịp thời nếu thấy mật độ hơi cao cần phun thuốc phong trừ. Biện pháp quản lý * Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi, nhóm ong ký sinh, nhóm vi sinh vật gây bệnh khi mật số sâu trên ruộng ít rất có ý nghĩa là thức ăn cho thiên địch. Dùng bẫy pheromone có hiệu quả diệt trưởng thành sâu xanh. * Biện pháp canh tác: - Bố trí thời vụ thích hợp; nếu trồng muộn trong vụ đông xuân, sâu xanh hại nhiều. - Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa bắp nên trồng xen với cây họ cà sẽ đuổi được bướm sâu xanh. - Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng hủy bỏ tàn dư cây trồng. - Việc tưới phun mưa vào buổi chiều ngăn cản việc giao phối và đẻ trứng của sâu xanh, sâu con có thể bị rửa trôi, tuy nhiên nếu cây bị bệnh, bệnh sẽ dễ lây lan hơn. * Biện pháp hóa học: - Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện: Match, Pegasus, Proclaim, Kuraba, Marshan Hình 3.20 . Thuốc trừ sâu xanh hại su hào 61 b, Rệp Triệu chứng : Rệp chích hút dịch cây tạo thành những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen làm cho cây bị mất dinh dưỡng, cây còi cọc, sùi ngọn, xoăn ngọn, lá biến dạng, mầm hoa không vươn lên được, Hình 3. 21: Triệu chứng rệp gây hại trên cây su hào Đối tượng gây hại: Rệp cả ấu trùng và thành trùng đều nhỏ dài khoảng 1- 2 mm, màu xanh lục đến xanh vàng, sống quần tụ ở dưới phiến lá non Hình 3.22: Rệp gây hại lá su hào Thiên địch Thiên địch của rầy mềm có bọ rùa, dòi ăn thịt, kiến, nhện, ong ký sinh Biện pháp phòng trừ * Biện pháp canh tác: - Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư cây trồng. - Bón phân cân đối - Trong phạm vi hẹp rầy mềm có thể bị nước rửa trôi. * Biện pháp cơ học: Bị ít ngắt bỏ những lá bị rầy mềm và hủy chúng đi. Biện pháp sinh học: Sử dụng các thiên địch như bọ rùa, kiến, dòi ăn thịt, nhện để tiêu diệt rệp * Biện pháp hóa học: Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun các loại thuốc như: Actara, TP – Pentin, Sokupi, HCD 2-4%. 62 5. Thu hoạch su hào 5.1. Giai đoạn thu hoạch thích hợp Thu hoạch khi su hào hình thành củ to + Giống sớm sau trồng 50 - 60 ngày, + Giống trung 65 - 80 ngày + Giống muộn sau 85 - 90 ngày thì thu hoạch. Đối với su hào nên thu hoạch non hơn một chút sẽ đảm bảo chất lượng. Hình 3.23: Thu hoạch su hào 5.2. Phương pháp thu hoạch - Nhổ củ khỏi mặt đất - Dùng dao sắc cắt bỏ gốc, loại bỏ các lá bị sâu bệnh, là già - Xếp vào thùng, sọt sạch đưa về nơi râm mát, sạch sẽ để sơ chế, đóng gói trước khi đưa đi tiêu thụ. Không được ngâm nước, không làm giập nát dễ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, gây thối. 63 Hình 3.24. Vận chuyển xu hào đến nơi sơ chế 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng bắp - Củ tươi, màu trắng nhạt đến đậm, - Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt củ. Hình 3.25. Su hào đạt tiêu chuẩn thu hoạch 64 C. Sản phẩm thực hành của học viên Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, - Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tạo được luống vườn ươm, + Bón phân lót Bài tập 2: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống su hào. - Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ. rơm, cuốc - Địa điểm: Khu nhân giống cây con - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ + Bón phân lót trên luống vườn ươm + Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ Bài tập 3: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất. 65 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lên luống đúng kích thước + Xử lý đất Bài tập 4: Bón phân hữu cơ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng - Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ Bài tập 5: Bón phân hóa học - Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau. - Nguồn lực cần thiết: 2 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau. Bài tập 6: Làm cỏ - Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2. - Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ - Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: + Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau + Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay 66 Bài tập 7: Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50 m 2 . - Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong, - Địa điểm: Vườn sản xuất rau - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ + Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau + Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít 67 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun sản xuất nhóm rau ăn củ là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy sau mô đun sản xuất nhóm rau ăn quả và trước mô đun thu hái và tiêu thụ sản phẩm, Mô đun sản xuất nhóm rau ăn củ cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Đây là một trong những mô đun chuyên môn nghề trồng rau an toàn, được thực hiện chủ yếu ở ruộng sản xuất rau. II. Mục tiêu: - Biết được các kỹ thuật cơ bản sản xuất nhóm rau ăn củ; - Nhận biết đúng tên các loại sâu, bênh hại trên cây rau nhóm ăn củ và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn; - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật trong việc trồng và chăm sóc cây cây rau nhóm ăn củ; - Áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất, phẩm chất nhóm rau ăn củ; - Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong việc trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn củ; - Tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá trình trồng và chăm sóc cây rau nhóm ăn củ; III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 05-01 Sản xuất củ cải an toàn Tích hợp Lớp học + Vườn rau 24 4 19 1 MĐ 05-02 Sản xuất cà rốt an toàn Tích hợp Lớp học + Vườn rau 24 4 20 MĐ 05-03 Sản xuất su hào an toàn Tích hợp Lớp học + Vườn rau 28 8 19 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 16 60 4 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 68 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực cần thiết: Dụng cụ, nguyên vật liệu trồng rau ăn củ Giấy A4 , bút Bảng mẫu ghi chép - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm: Sản phẩm củ cà rốt, bắp cải, xu hào an toàn V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Sản xuất cà rốt an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Quan sát thao tác thực hiện của học viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Theo dõi và quan sát quá trình thực hiện của người học 5.2. Bài 2: Sản xuất củ cải an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Quan sát thao tác thực hiện của học viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng 69 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Theo dõi và quan sát quá trình thực hiện của người học 5.3. Bài 3: Sản xuất su hào an toàn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt - Quan sát thao tác thực hiện của học viên. - Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất - Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng - Bón phân hữu cơ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Bón phân hóa học - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Làm cỏ - Quan sát quá trình thực hiện của học viên - Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau - Theo dõi và quan sát quá trình thực hiện của người học 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp [2] Kỹ thuật trồng cà rốt. Agriviet.com/. [3] Tiến sỹ Lê Đình Sơn, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải dương. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà rốt theo hướng an toàn. [4]. Kỹ thuật trồng giống cà rốt lai F1 PS 3496. [5]. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà rốt . [6]. Kỹ thuật trồng cải củ. [7]. Kỹ thuật trồng cải củ. [8]. Kỹ thuật trồng cải ngọt . [9]. Kỹ thuật trồng su hào . [10]. Kỹ thuật trồng su hào. 71 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Phạm Văn Hiếu - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Cù Xuân Phương, Trại trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cộng đồng Hà Nội - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 11. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thƣ ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phạm Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp Lâm Đồng - Bà Nguyễn Thị Huyền - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_rau_nhom_an_cu.pdf
Tài liệu liên quan