Giáo trình Trồng mới cây nho

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài

liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho”. Các thông tin

trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy

các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều

kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Giáo trình mô đun“Trồng mới” giới thiệu những kiến thức cơ bản về các

yêu cầu chọn đất để trồng nho, chuẩn bị phân bón lót cho nho, thực hiện trồng

nho theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chăm sóc sau trồng; bên cạnh đó giáo trình sẽ

giúp người học rèn luyện các kỹ năng thực hiện đúng các bước, dọn đất, đào hố,

bón phân lót, trồng mới và chăm sóc sau trồng.

pdf93 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng mới cây nho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mạnh hơn. Hiện tượng thiếu kali do vậy xuất hiện ở lá già trước. Khi tỷ lệ kali trong cây giảm xuống đến 2 – 3 lần so với lượng bình thường mới thấy triệu chứng thiếu kali biểu hiện trên lá. Khi hiện tượng thiếu kali thể hiện rõ trên lá thì việc thiếu kali đã có thể làm giảm năng suất. Do vậy, không nên đợi xuất hiện triệu chứng thiếu kali mới bón kali cho cây. 3.2.2. Vai trò của Kali đối với đời sống cây trồng Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa của cây. Kali xúc tiến quá trình quang hợp bằng cách thúc đẩy sự vận chuyển các chất gluxit từ lá về các cơ quan khác. Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp tích lũy các chất: tinh bột, đường bột, chất béo... thúc đẩy sự xâm nhập đạm vào trong cây và tích lũy các hợp chất hữu cơ chứa đạm. Kali kích thích sự hoạt động của các men nên thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cây, đồng thời kali còn tham gia trung hòa các axit hữu cơ có trong quá trình trao đổi chất, góp phần tạo nên prôtít. Kali tăng cường sự tạo thành các bó mạch, tăng cường bề dày mô cơ giới, tăng độ dài sợi và số lượng sợi, làm cho cây cứng cáp, tăng tính chống sâu bệnh, chống đổ ngã. Kali tăng cường độ chứa nước của chất nguyên sinh, tăng khả năng giữ nước và tính thấm của nó, giảm sự thoát hơi nước của cây giúp cho cây chịu hạn. Kali giúp tăng cường hàm lượng khoáng trong nhựa cây, giúp cho cây chịu lạnh tốt. Kali làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản: làm hạt chắc, mẩy, sáng vỏ, màu sắc quả đẹp, chất lượng quả cao: tăng lượng đường trong quả, quả có hương thơm, dễ bảo quản. 3.2.3. Sự đồng hóa kali của cây Cây hút kali dưới dạng ion K+ trao đổi hay hòa tan. Các dạng cây khác nhau có nhu cầu K khác nhau. 63 Quan hệ giữa Kali với bón vôi: Khi bón vôi vào đất thì nhu cầu về Kali của cây nhiều hơn. Khi K có nhiều trong dung dịch đất thì vai trò của Canxi trong cây không rõ. 3.2.4. Biểu hiện của cây khi thiếu kali - Cây sinh trưởng kém, đầu và 2 mép lá vàng, phiến lá xuất hiện nhiều đốm nâu. Biểu hiện này xuất hiện ở lá già trước, lá non sau. - Mô nâng đỡ kém phát triển, cây mềm yếu dễ đổ ngã, sức đề kháng chống chịu giảm sút. - Các mô có thể bị chết, mép lá cong xuống phía dưới, lá nhăn. - Năng suất, phẩm chất nông sản giảm rõ rệt, hạt lép nhiều, củ nhỏ, quả chín chậm, quả chín khống đều, mẫu mã xấu. 3.3. Phân kali và cách sử dụng 3.3.1. Kali sunphat K2SO4 Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50%. Ngoài ra trong phân còn chứa lưu huỳnh 18%. Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng. Dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục. Phân sunphat kali thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Sử dụng có hiệu quả cao đối với cây có dầu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê. Phân chứa yếu tố S cần thiết cho các loại cây có nhu cầu S cao như: đậu, lạc Sunphat kali là loại phân chua sinh lý. Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất. Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trên các loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất. Đối với đất kiềm [KĐ]Ca2+ + K2SO4 ---> [KĐ]2K + + CaSO4. Đối với đất chua [KĐ]2H+2Al3+ + K2SO4---> [KĐ]8K + + H2SO4 +Al2(SO4)3. 3.3.2. Kali clorua KCl Hiện nay, phân clorua kali được sản xuất với khối lượng lớn trên thế giới và chiếm đến 93% tổng lượng phân kali. Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 58 – 62%. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl). Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết tinh thành hạt nhỏ. Hoà tan mạnh trong nước. Khi để khô có độ rời tốt, dễ bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng. Đây là loại phân chua sinh lý, nhưng gốc Cl- dễ bị rửa trôi nên chỉ làm chua đất tạm thời. 64 Có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Bón thúc lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản. Clorua kali rất thích hợp với cây dừa vì dừa là cây ưa clo. Không nên dùng phân này để bón vào đất mặn, là loại đất có nhiều clo, và không bón cho thuốc lá là loại cây không ưa clo. Cũng không nên dùng bón cho một số loài cây như: chè, cà phê, vì phân ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản (làm giảm hương vị). 3.3.3. Tro thực vật (tro bếp) Trong tro có kali, lân, vôi và các nguyên tố vi lượng. Tùy nguyên liệu đem đốt mà tỷ lệ các chất khoáng trong tro có khác nhau. Bảng 1: Tỷ lệ các chất khoáng trong một số tro thực vật K2O (%) P2O5 (%) K2O (%) Tro cây ngũ cốc 16,2 – 35,3 2,5 – 4,7 8,5 – 15 Tro gỗ cây lá rộng 10 3,5 30 Tro gỗ cây lá kim 6 2,5 35 Tro cây hướng dương 36,3 2,5 18,5 Tro phân chuồng 11 5 9 Tro than bùn 1 1,2 29 Tro than đá 2 1 Trong tro kali tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước. Đây là dạng kali thích hợp với tất cả các loại cây trồng, đặc biệt là cây mẫn cảm với clo. Tro phải được bảo quản ở chỗ khô ráo vì nước sẽ hòa tan kali, do vậy chất lượng phân bón giảm. Tro có tính kiềm nên phát huy tác dụng tốt trên các loại đất chua. Mặc dù có tính kiềm có thể làm mất đạm ở dạng NH3, nhưng do trong tro có tỷ lệ SiO2 cao nên có khả năng giữ đạm tốt, có thể dùng tro bếp để ủ với phân chuồng mà không bị mất đạm. SiO2 + H2O +2NH4OH ---> (NH4)2SiO3 +2H2O. Tro các loại được sử dụng làm phân bón rất có hiệu quả ở những loại đất thiếu kali hoặc trong trường hợp bón quá nhiều phân đạm. 65 4. Phân phức hợp 4.1. Khái niệm Các loại phân hóa học đang được sử dụng phổ biến hiện nay thường chỉ chứa 1 yếu tố dinh dưỡng. Nếu không có sự hiểu biết nhất định về yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, về đất đai và sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật rất có thể gây tình trạng bón mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Nhằm tăng hiệu quả của phân bón, đồng thời cung cấp liền một lúc nhiều yếu tố dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng về dinh dưỡng của cây trồng, người ta tiến hành sản xuất và sử dụng các loại phân chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng, thậm chí cả chất kích thích sinh trưởng. Các loại phân đó được gọi là phân phức hợp. Phân phức hợp là loại phân chứa ít nhất 2 yếu tố dinh dưỡng trong thành phần của chúng. Còn được gọi là phân bón đa nguyên tố. 4.2. Phân loại và cách gọi tên phân phức hợp Căn cứ vào đặc điểm của phân, quá trình chế biến. Người ta phân chia ra 2 loại phân phức hợp: Phân hỗn hợp và phân hóa hợp. 4.2.1. Phân hỗn hợp Phân hỗn hợp là các loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với nhau một cách cơ giới và đều đặn. Phân hỗn hợp có các tỷ lệ N:P:K ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Ngoài các yếu tố đa lượng rất cần thiết cho cây, phân hỗn hợp còn có thể có thêm cả các nguyên tố trung lượng: Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác. Nguyên tắc và những điều cần lưu ý khi trộn phân: Có những loại phân trộn được với nhau và khi bón cho cây các nguyên tố dinh dưỡng trong hỗn hợp đều phát huy được tác dụng tốt. Tuy vậy, có những loại phân không trộn lẫn với nhau được, bởi vì khi trộn, loại phân này có thể làm mất hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong loại phân kia, hoặc tạo thành các chất có hại cho cây, làm xấu đất (xem bảng khả năng trộn các loại phân với nhau) . 4.2.2. Phân hóa hợp Phân hóa hợp hay phân tổng hợp là các loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hóa học để tạo thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Trong quá trình tạo thành phân hóa hợp các nguyên tố dinh dưỡng tác động với nhau theo các phản ứng hóa học để tạo thành hợp chất mới. Ví dụ: NH3+ H3 PO4 ---> NH4H2PO4 Phân amônphôtphat (Amôphot). 2NH3 + H3PO4 ---> (NH4)2HPO4 Phân DAP hay Diamônphotphat. 66 NaNO3 + KCl ---> KNO3 + NaCl. Cũng như phân hỗn hợp, trong thành phần phân hóa hợp ngoài các yếu tố đa lượng rất cần thiết cho cây còn có thể có thêm cả các nguyên tố trung lượng vi lượng khác. Phân hóa hợp được sản xuất với các tỷ lệ N:P:K khác nhau phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. 4.3. Các loại phân phức hợp 4.3.1. Phân NP Là loại phân chứa 2 yếu tố dinh dưỡng N và P. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân NP khác nhau. * Phân amophor: Thành phần của phân này gồm: 18% N, 18% P2O5. Phân có dạng viên rời, khô. Phân có khả năng hoà tan hoàn toàn trong nước. Phân được sản xuất bằng cách trộn supe lân với sunphat amôn. Phân này được sử dụng để bón trên đất có hàm lượng kali cao như các loại đất phù sa, đất phèn * Phân diamophos (DAP): Phân có thành phần P2O5 – 40%, N – 18%. Phân có hàm lượng lân cao, cho nên sử dụng thích hợp cho các vùng đất phèn, đất bazan. Diamophos có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Diamophos thường được dùng để bón cho đất có hàm lượng NPK trung bình hoặc các loại đất có N, K2O lớn hơn P2O5. Người ta ít dùng phân này để bón cho đất thiếu kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ, đất xám, đất trung tính. Phân này ít được dùng để bón cho cây lấy củ, bón cho lúa gieo khô. Phân DAP có chứa đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất. * Phân hỗn hợp N-P: bao gồm nhiều loại phân hỗn hợp với tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau như: 20:20:0; 23:23:0 và 10:10:0 được sản xuất ra chuyên sử dụng để bón lót vào đất. 4.3.2. Phân NK * Phân kali nitrat: Dạng phân 2 yếu tố chứa 13% N và 45% K2O. Phân này được dùng để bón cho đất nghèo kali. Thường được dùng để bón cho cây ăn quả, cây lấy củ. * Phân hỗn hợp N-K: 30:0:10; 20:0:20 và 20:0:10. Các dạng phân này có chứa N; K và một số nguyên tố trung lượng. Trong các dạng phân này không có lân. Các dạng phân này được dùng để bón vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, vì vào thời kỳ này cây không còn yêu cầu đối với lân. 4.3.3. Phân PK * Phân PK 0:1:3 67 Được sản xuất phân bằng cách trộn 55% supe lân với 45% KCl. Phân được dùng để bón cho đất quá nghèo kali như đất bạc màu, đất cát nhẹ v.v.. Phân cũng được dùng chủ yếu để bón cho các loài cây cần nhiều kali như khoai tây, khoai lang, v.v.. * Phân PK 0:1:2 Được sản xuất bằng cách trộn 65% supe phôtphat với 35% KCl. * Phân PK 0:1:2 Có chứa 5,8% P2O5 và 11,75% KCl. Phân này được dùng để bón cho các loại đất nghèo kali và dùng chủ yếu để bón cho các loại ngũ cốc. 4.3.4. Phân NPK. Loại phân có tỷ lệ: N: P: K 12: 6: 9 20: 20: 15 15: 15: 15 16: 16: 8 15: 10: 15 15:15:20 68 BÀI 5: PHÂN TRUNG LƯỢNG VÀ VI LƯỢNG 1. Phân trung lượng 1.1. Lưu huỳnh 1.1.1. Lưu huỳnh trong đất và sự chyển hóa lưu huỳnh Tỷ lệ S trong đất biến động lớn, trung bình nằm trong khoảng 0,05-0,1%. Đất than bùn giàu hàm lượng hữu cơ, đất phèn, đất xung quanh khu công nghiệp và đo thị có tỷ lệ S cao hơn các loại đất khác. Trong đất S tồn tại ở 4 dạng: - Các muối sulphua: như FeS, CuS. - Các muối sulphat: như CaSO4, Na2SO4. - Các hợp chất hữu cơ trong đất. Khi chất hữu cơ chứa S bị phân giải trong điều kiện yếm khí tạo ra khí H2S còn trong điều kiện háo khí tạo ra S và SO4 2. - Dạng nguyên tố S. Sự chuyển hóa lưu huỳnh trong đất bao gồm các quá trình sau: - Quá trình phân giải chất hữu cơ, giải phóng S thành dạng S vô cơ: Bao gồm các muối sulphat, sulphua, H2S... Quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm đất, độ thóang khí của đất, pH đất, bản chất chất hữu cơ và loại cây trồng trên đất đó. - Ngược lại S vô cơ có thể được tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ, hoặc từ S vô cơ thành các hợp chất vô cơ khác (tương tự quá trình chuyển hóa đạm trong đất) dưới tác động của các vi sinh vật trong đất. 1.1.2. Lưu huỳnh trong cây và vai trò của lưu huỳnh đối với đời sống cây trồng a. Lưu huỳnh trong cây Tỷ lệ S trong cây khác nhau tuỳ loại cây trồng. Cây họ đậu có tỷ lệ S 0,25- 0,3% Cây họ hoà thảo: 0,18- 0,29%. Trong cây S tồn tại ở dạng ion SO4 2- (kết hợp với các ion như K+, Ca2+ ), hoặc trong các hợp chất hữu cơ như các axit amin, protein, vitamin. Cây trồng hút S dưới dạng ion SO4 2-, nhưng khi vào trong cây S bị khử tạo thành dạng SH (sulhydrin) nằm trong các axit amin. Ngoài ra cây còn có thể hút S dưới dạng khí SO2 qua lá, do vậy có tác dụng làm trong sạch môi trường không khí. b. Vai trò của lưu huỳnh đối với đời sống cây trồng 69 - Trong cây lưu huỳnh đóng vai trò chất cấu tạo vì lưu huỳnh là thành phần của axit amin và protein. - Lưu huỳnh có trong thành phần của coenzym A, nên lưu huỳnh cần cho nhiều phản ứng trong mọi tế bào sống. Lưu huỳnh có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình trao đổi chất trong cây: quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, sự cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh. - Lưu huỳnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành tritecpen, erogosterol, lansterol... Do vậy ảnh hưởng nhiều đến mùi vị của rau quả như hành tỏi, mù tạt... - Lưu huỳnh không có trong diệp lục nhưng lại rất cần thiết cho hình thành diệp lục. Biểu hiện của cây khi thiếu lưu huỳnh: Cây sinh trưởng phát triển kém, các lá non có màu xanh lục nhạt đến vàng sáng, cây bộ đậu thiếu lưu huỳnh thì nốt sần hình thành kém. Các loại phân bón có chứa S 1. S nguyên tố : 85 - 100% S 2. Ammonium Sulfate: 24% S 3. Ammonium Thiosulfate: 26% S 4. Sul-Po-Mag: 22% S 5. Potassium sulfate : 18% S 6. Thạch cao (Gypsum): 19 % S 7. Super lân đơn-OSP: 14%S 8. NPK 16-16-8-13S 9. Phân chuồng trung bình chứa: 1kg S/tấn 1.2. Canxi 1.2.1. Canxi trong đất Canxi được cây trồng hấp thụ dưới dạng Ca2+ từ dung dịch đất. Ca được di chuyển đến bề mặt rễ do cơ chế dòng chảy khối lượng và tiếp xúc trực tiếp. Nồng độ Ca2+ trong đất thường cao hơn nhu cầu sinh trưởng của cây trồng. Sự hấp thu Ca2+ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của cây trồng. Hàm lượng canxi trong đất khoảng 3,64%. Hàm lượng này thay đổi tùy theo từng loại đất. 1.2.2. Vai trò của canxi đối với đời sống cây trồng Canxi cần cho việc hình thành hệ thống rễ. Canxi được xem là nguyên tố có tác động giải độc cho cây, giúp cây đồng hóa nitrat. Cây được bón đủ canxi quá trình trao đổi chất tiến hành được. 70 Biểu hiện của cây khi thiếu Canxi: Cây sinh trưởng còi cọc, nhăn nheo. Mép lá bị hoại tử. Chồi non ngừng sinh trưởng. Cánh hoa và thân cây hoa bị gãy đổ. Rễ ngắn, dày đặc, phân cành nhánh. Lá già trở nên dày và giòn. Các loại phân bón có chứa Ca 1. Phân chuồng: chứa 2 - 5% Ca trọng lượng khô 2. Calcium nitrate: dạng hạt, 19% Ca 3. Superphosphate kép :dạng hạt, 14% Ca 4. CAN-17: dạng dung dịch, 8% Ca 5. Ca-EDTA (chelate Ca): 3-5% Ca. 1.3. Magiê 1.3.1. Magiê trong đất Trong đất tỷ lệ magiê biến động trong khoảng 0,1-3%. Đất Việt Nam tỷ lệ magiê thường dao động trong khoảng 0,1-0,6%. Trong đất magiê tồn tại trong thành phần của các khóang vật silicat, các ion Mg2+ trên bề mặt hấp phụ của keo đất, các muối magiê hoà tan trong dung dịch đất, dạng này rất dễ bị mất đi do quá trình rửa trôi. Sự chuyển hóa magiê trong đất chịu sự ảnh hưởng của các ion đối kháng. Đất nhiều magiê thường có biểu hiện thiếu S. Đánh giá khả năng cung cấp magiê cho cây của đất dựa vào hàm lượng magiê trao đổi. Tỷ lệ này phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất: Đất có thành phần cơ giới nhẹ hàm lượng và khả năng cung cấp magiê kém. 1.3.2. Magiê trong cây Trong cây tỷ lệ magiê thấp, tỷ lệ này phụ thuộc vào loại và bộ phận của cây.Một số loại cây như: Bông, hướng dương, cao lương có hàm lượng magiê cao hơn. Trong hạt hàm lượng magiê cao hơn trong thân, lá. Trong cây magiê tồn tại dưới dạng muối oxalat, ion Mg2+, ngoài ra còn có trong thành phần của diệp lục tố. Vai trò của magiê đối với đời sống cây trồng - Có trong thành phần của diệp lục, quyết định hoạt động quang hợp tạo ra chất hữu cơ. - Điều chỉnh pH của dịch bào trong phạm vi thích hợp cho các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. - Đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein, tham gia vào hoạt hóa các men. - Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và đồng hóa lân của cây, thiếu magiê cây trồng thường biểu hiện kèm triệu chứng thiếu lân. 71 - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các hợp chất lipit nên rất quan trọng đối với cây lấy dầu. Tạo nên sức trương tế bào, ổn định cân bằng nước trong cây. Biểu hiện của cây khi thiếu magiê - Triệu chứng thiếu magiê thường xuất hiện trước ở các lá già. Thiếu magiê dẫn đến bệnh úa vàng ở phần thịt lá, chỉ còn các gân lá là còn màu xanh. Dần dần, mô lá trở nên vàng tối đồng nhất, sau đó chuyển sang nâu và chết. - Trong một số cây khác, các lá bên dưới có màu đỏ tía, dần dần biến thành nâu và chết. Các loại phân có chứa magiê 1. Paten kali: Là hỗn hợp bao gồm MgSO4 và K2SO4. 2. Phân chuồng. 3. Tro thực vật. 4. Dolomit. 5. Phân lân nung chảy. 2. Nguyên tố vi lượng 2.1. Sắt (Fe) Rễ cây hấp thu dạng Fe2+ và Fe3+, nhưng Fe3+ thường được khử thành Fe2+ trước khi rễ hấp thu. Sư hấp thu Fe3+ quan trọng đối với cây họ hòa bản. Vai trò của sắt đối với đời sống cây trồng: - Sắt cần thiết cho quá trình quang hợp, vận chuyển electron, liên quan đến sự cố định đạm. Sắt đóng vai trò mang điện tích trong quá trình oxy hóa khử và là thành phần cấu trúc của các chất trong phản ứng. - Sắt tổng hợp diệp lục tố và là thành phần của cytochromes, ferredoxin, leghemoglobin. Biểu hiện của cây khi thiếu sắt: cây dừng sinh trưởng, vàng thịt lá non, lá bạc trắng khi thiếu nghiêm trọng. Các loại phân có chứa Fe: 1. Phân chuồng và các phân hữu cơ khác, cung cấp yếu tố tạo chelate với Fe. 2. Nguồn phân vô cơ: (FeSO4, FeO); Fe chelates. 2.2. Kẽm (Zn) Vai trò của kẽm đối với đời sống cây trồng - Vai trò chính của Zn là họat hóa Enzyme, thành phần của cấu trúc và điều hòa cofactor, trao đổi chất Carbohydrate. 72 - Kẽm tham gia tổng hợp Protein như tryptophan và các chất điều hòa sinh trưởng cây trồng Auxins (IAA). - Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn và phát triển phôi. Biểu hiện của cây khi thiếu kẽm: Lá có màu xanh sáng, vàng hoặc trắng, lóng ngắn, cây sinh trưởng kém. Các loại phân kẽm: 1. Phân chuồng và các nguồn phân hữu cơ khá. 2. Phân vô cơ: Zn-sulfate, ZnO, Chelate Zn. 2.3. Đồng (Cu) Vai trò của đồng đối với đời sống cây trồng - Đồng tham gia hình thành các hệ thống enzym. - Đồng tham gia cấu tạo vách tế bào, tác động đến sự hóa gỗ, tham gia vận chuyển electron và các phản ứng oxi hóa. - Đồng có trong men oxydaza, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và trao đổi protein. Biểu hiện của cây khi thiếu đồng: - Triệu chứng thiếu xảy ra trước ở điểm sinh trưởng, lá non. - Các triệu chứng thiếu như lá non có màu xanh sáng, xanh lục, vàng. Đuôi lá bị xoắn, khô đuôi lá, lá rũ. Hình thành hạt và phát triển quả kém. Các loại phân đồng: 1. Phân chuồng và các loai phân hữu cơ khác, tạo chelate Cu. 2. Nguồn phân vô cơ: Cu-sulfate, Chelate Cu. 2.4. Manganese (Mn) Vai trò của Mn đối với đời sống cây trồng - Mn tham gia vào quá trình phóng thích Oxy trong quá trình quang hợp. - Mn có trong thành phần các enzym điều hòa sinh trưởng cây trồng. - Mn tham gia các phản ứng oxi hóa khử (Mn2+ / Mn3+), khử carboxyl hóa, các phản ứng thủy phân. Mn2+ cũng có thể thay thế Mg2+ trong phosphoryl hóa và 1 số phản ứng khác. Biểu hiện của cây khi thiếu Mn: Vàng phần thịt lá non. Tương tự như thiếu Fe. Lá mất màu từng đốm. Các loại phân bón chứa Mn: 1. Phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác. 2. Mn-sulfate, Chelate Mn. 73 2.5. Boron (B) Vai trò của B đối với đời sống cây trồng: - Vai trò chủ yếu của B là vận chuyển đường, tăng tính thấm của màng tế bào, thành phần của vách tế bào, nẩy mầm của hạt phấn, và phát triển ống phấn, kéo dài tế bào, phân chia tế bào - Phần lớn nhu cầu B là các ngoại bào như vách tế bào, hóa gỗ, mach dẫntương tự như vai trò của Ca, nhưng B có vai trò trong trao đổi chất. Triệu chứng thiếu B: dừng sinh trưởng mầm non, đầu rễ, vàng và chất lá non nhất. Lá biến dạng, đốt ngắn. Thân và cuống lá dày, không thụ phấn, hạn chế hình thành hạt và phát triển quả. Các loại phân B: 1. Phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác. 2. Phân vô cơ: Borax, Sodium borate, Solubor 2.6. Chlorine (Cl) Vai trò của Cl đối với đời sống cây trồng: Vai trò chính của Cl đều quan hệ với nước trong cây, như áp suất thẩm thấu, sức trương của lá, trung hòa điện tích K+. Triệu chứng thiếu Cl: héo, vàng khô lá, thường xảy ra trên lá non măc dù là ion rất di chuyển trong cây. Ức chế sinh trưởng rễ, lá có màu đồng xỉn. Các loại phân có chứa Cl: 1. Phân hữu cơ, phân chuồng. 2. Phân KCl. 3. Các loại muối chloride khác. 2.7. Molybdenum (Mo) Vai trò của Mo đối với đời sống cây trồng: Mo có thể khử NO3 - thành NH4 +, từ đó làm giảm hàm lượng NO3 - trong rau. Mo là thành phần cấu trúc của enzyme. Biểu hiện của cây khi thiếu Mo: cây có biểu hiện sinh trưởng kém, cây họ đậu hình thành ít nốt sần, khả năng cố định N kém. Lá có biểu hiện vàng, mép lá cuốn vào trong. Các loại phân Mo: 1. Phân chuồng và các phân hữu cơ khác. 2. Phân vô cơ:.Ammonium và sodium molybdates. 74 PHẦN PHỤ LỤC BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHỤ LỤC 02: DANH MỤC CÁC LOẠI PHÂN BÓN THAY THẾ CÁC LOẠI PHÂN BÓN ĐÃ CÓ TRONG DANH MỤC ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số /2012/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT) A. Danh mục phân bón đã có trong DMPB được phép SXKD & SD Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2007/QĐ-BNN ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT) nhưng có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân đăng ký gồm: VI- PHÂN BÓN LÁ TT Tên phân bón Đơn vị Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký Tổ chức, cá nhân đăng ký Cũ Mới Cũ Mới Cũ Mới 1 1 Algifert-K % N - P2O5 - K2O: 1 - 0,04 - 12; Alanine: 0,08; Arginine: 0,01; Asparagine: 0,01; Axit Aspatic: 0,4; Cysteine: 0,01; Glutamine: 0,01; Axit Glutamic: 0,33; Glycine: 0,03; Histidine: 0,01; Isoleucine: 0,01; Leucine: 0,01; Lysine: 0,01; Methionine: 0,01; Phenyalanine: 0,01; Proline: 0,06; Serine: 0,01; Threonine: 0,01; Tritophan: 0,01; Tyrosine: 0,01; Valine: 0,02; Độ ẩm: 8 CT TNHH XNK An Thịnh CT TNHH MTV ĐT & SX An Thịnh (NK từ Bỉ, Đức, Ý, Tây ban Nha, Hà Lan, Mỹ, NewZealand, Úc, Israel, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Anh, Trung Quốc) 2 2 Wuxal Ferro % N: 5; Fe: 5; S: 3; Cl: 0,1: Na: 27 pH: 6,5; Tỷ trọng: 1,38 3 3 Wuxal Macromix % N - P2O5 - K2O: 16 - 16 - 12; Cl: 1,7 ppm B: 200; Cu: 500; Mn: 500; Mo: 10; Zn: 500; Fe: 1000 pH: 6-7; Tỷ trọng: 1,5 4 4 Wuxal Microplant % N - K2O: 5 - 10; Fe: 1; MgO: 3; S: 5; B: 0,3; Cu: 0,5; Mn: 1,5 Mo: 0,01; Zn: 1; Cl: 0,5 75 pH: 6,4; Tỷ trọng: 1,57 5 5 Wuxal Polymicro % N - K2O: 10 - 10; Fe: 0,5; MgO: 3; S: 3; Cu: 0,5; Mn: 1 Zn: 0,5; Cl: 0,2 ppm B: 200; Mo: 10 pH: 7; Tỷ trọng: 1,51 6 6 Wuxal Boron % N - P2O5: 8 - 10; S: 0,2; Cl: 0,1; B: 7 ppm Cu: 500; Mn: 500; Mo: 10; Zn: 500; Fe: 1000 pH: 6,8; Tỷ trọng: 1,37 7 7 GLA- BLUE(2) 18-33- 18+TE AT-18-33- 18+TE(AT BLUE (2) 18- 33-18+TE) % N - P2O5 - K2O: 18 - 33 - 18; Fe: 0,015; Mn: 0,01; Zn: 0,02; Mo: 0,001; Cu: 0,01; B: 0,01; Độ ẩm: 9 CT TNHH XNK An Thịnh CT TNHH MTV ĐT & SX An Thịnh (NK từ Bỉ, Đức, Ý, Tây ban Nha, Hà Lan, Mỹ, NewZealand, Úc, Israel, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Anh, Trung Quốc) 8 8 GLA- PURPLE 15-5-40+TE AT-15-5- 40+TE (AT - PURPLE 18- 33-18+TE) % N - P2O5 - K2O: 15 - 5 - 40; Fe: 0,015; Mn: 0,01; Zn: 0,02; Mo: 0,001; Cu: 0,01; B: 0,01; Độ ẩm: 9 9 9 GLA- YELLOW 22-22-10- 1+TE AT- 22-22- 10-1+TE (AT- YELLOW 22-22-10- 1+TE) % N - P2O5 - K2O: 22 - 22 - 10; MgO: 1; Fe: 0,015; Mn: 0,01; Zn: 0,02; Mo: 0,001; Cu: 0,01; B: 0,01; Độ ẩm: 9 10 10 GLA- GREEN 21- 21-21+TE AT-21-21- 21+TE (AT- Green 21-21- 21+TE) % N - P2O5 - K2O: 21 - 21 - 21; Fe: 0,015; Mn: 0,01; Zn: 0,02; Mo: 0,001; Cu: 0,01; B: 0,01; Độ ẩm: 9 76 B. Danh mục phân bón đã có trong DMPB được phép SXKD & SD Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 17//2009/TT-BNN ngày 27/3/2009 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT) nhưng có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân đăng ký gồm: II. PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC TT Tên phân bón Đơn vị Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký Tổ chức, cá nhân đăng ký Cũ Mới Cũ Mới Cũ Mới 3 11 Công Thành Phát Việt Úc Xanh % HC: 23; Axit humic: 2,5; N-P2O5-K2O: 2,5-1-1; CaO: 2; MgO: 2; Độ ẩm: 20 CT TNHH Công Thành Phát CT TNHH TMXD XNK Việt Úc Xanh ppm B: 150; Zn: 100; Cu: 100; Mn: 100 pH: 6,5 III. PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG TT Tên phân bón Đơn vị Thành phần, hàm lượng các chất đăng ký Tổ chức, cá nhân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_moi_cay_nho.pdf