Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Kỹ thuật trồng trồng cây cà phê”.
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức
giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với
điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình “Kỹ thuật Trồng cây cà phê” giới thiệu khái quát về nhân giống,
trồng mới, chăm sóc cây cà phê, quản lý sâu bệnh hại trên cây cà phê và thu hoạch,
sơ chế, bảo quản cà phê.
44 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng mới cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hố và giữ cây thẳng đứng
- Xé nhẹ túi PE và tránh làm vỡ bầu (có thể phá bỏ túi PE trước khi đặt
xuống hố)
- Lấp hố và dậm chặt đất xung quanh cây con mới trồng.
- Khi trồng xong, mặt bầu thấp hơn mặt đất chung quanh 10 - 15cm.
31
Hình 2.21: Mô hình trồng mới cà phê
a b
c d
e f
Hình 2.22: Hình các bước trồng cà phê
a: Cắt đáy bầu b: Loại bỏ túi PE c: Đặt cây xuống hố
d: Lấp hố e: Dậm hố f: Hoàn chỉnh hố sau khi trồng
32
Hình 2.23: Hình lô cà phê sau khi trồng
6. Trồng dặm
Sau khi trồng mới 15 – 20 ngày phải tiến hành thăm vườn kiểm tra số cây
chết, cây yếu để tiến hành trồng dặm. Trồng dặm càng sớm càng tốt và chấm dứt
trồng dặm trước khi kết thúc mùa mưa từ 1,5 – 2 tháng.
Chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố có cây chết.
7. Trồng xen
Mục đích của trồng xen:
- Hạn chế cỏ dại, giảm chi phí làm cỏ.
- Hạn chế sâu bệnh hại.
- Tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Các loại cây trồng xen thích hợp: Cây họ đậu (cây lạc, đậu tương, đậu đen...)
Tùy giống cây trồng xen ta bố trí khoảng cách mật độ cho thích hợp.
Trên các vườn cà phê có độ dốc lớn có thể trồng các băng cây xen theo
đường đồng mức để chống xói mòn và rửa trôi đất (dứa, cỏ vetiver, cốt khí).
33
Hình 2.24: Trồng xen trong vườn cà phê
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1.Tiêu chuẩn của cây ghép đem trồng?
2. Chuẩn bị hố trồng.
3. Kỹ thuật trồng.
4. Lợi ích của việc trồng xen ?
C. GHI NHỚ
- Chọn được cây đúng tiêu chuẩn để trồng.
- Các bước trồng cà phê
- Lợi ích của việc trồng dặm, cần tiến hành trồng dặm sớm và chăm sóc kỹ cây
trồng dặm
- Việc trồng xen cần tiến hành ngay sau khi trồng mới để tăng hiệu quả sử dụng
đất, hạn chế cỏ dại.
34
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I.Vị trí, tính chất của mô đun
- Mô đun trồng mới cây cà phê là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn
nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Kỹ thuật
trồng cây cà phê, được học sau mô đun nhân giống cà phê.
- Mô đun bao gồm các nội dung: Yêu cầu ngoại cảnh của cây cà phê, chuẩn
bị đất trồng cà phê, thiết kế vườn trồng cà phê, trồng mới cà phê.
II. Mục tiêu
- Trình bày được nội dung công việc của chọn đất trồng;
- Thực hiên được các bước thiết kế lô trồng cà phê;
- Trồng cây cà phê đúng quy trình kỹ thuật;
- Tuân thủ các tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động,
có ý thức bảo vệ môi trường
III. Nội dung chính của mô đun
Mã bài
Tên các bài trong
mô đun
Loại
bài
dạy
Địa điểm Thời gian(giờ)
Tổng số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ 02 -01 Điều kiện ngoại
cảnh ảnh hưởng
đến cây cà phê
Tích
hợp
Phòng học/
thực địa 8 1 7
MĐ 02 -02 Chuẩn bị đất trồng
cà phê
Tích
hợp
Phòng học/
thực địa 20 3 16 1
MĐ 02 -03 Thiết kế vườn
trồng cà phê
Tích
hợp
Phòng học/
thực địa
30 3 26 1
MĐ 02 -04 Trồng mới cà phê Tích
hợp
Phòng học/
thực địa 34 5 27 2
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Tổng cộng 96 12 76 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
35
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài 1. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây cà phê
Bài thực hành: Tham quan mô hình trồng cà phê
Nội dung:
- Nguồn lực: Lô cà phê của hộ gia đình
- Cách tổ chức: Giáo viên chuẩn bị trước lô cà phê khi dẩn học viên tham
quan, đánh giá sơ bộ tính hình sinh trưởng, phát triển và năng xuất
4.2. Bài 2: Chuẩn bị đất trồng cà phê
Bài thực hành số 1: Dọn đất trồng cà phê
Nội dung:
1 Tổ chức thực hiện
1.1. Chia nhóm
Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh
1.2. Tổ chức thực hiện
1.2.1. Công việc của giáo viên
Hướng dẫn
Làm mẫu
Kiểm tra nhắc nhở
1.2.2. Công việc học sinh
Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn.
2. Quy trình thực hiện
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Dọn tàn
dư cây
trồng
trước
- Chặt cây nhỏ còn sót. - Không để sót. Dao phát
2 Diệt cỏ - Dùng dao phát cỏ mọc
nổi.
- Dùng bình xịt thuốc
trừ cỏ
- Diệt cỏ triệt
để
Dao phát
Bình sịt
thuốc
36
3 Xử lý tàn
dư và cỏ
dại
- Thu gom tàn dư cây
trồng đưa ra khỏi lô hoặc
đốt
- Xử lý tàn dư
và cỏ dại sạch
sẽ
Cào,xe đẩy
3. Điều kiện thực hiện
Địa điểm: Thực hiện trên lô cà phê cải tạo trồng mới
Qui trình thực hiện
Phiếu thực hành
Phiếu đánh giá
Giấy bút ghi chép
Các loại dụng cụ
4. Rút kinh nghiệm
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.
5. Những lỗi thường gặp
- Loại bỏ cây không triệt để.
- Sót cỏ, tàn dư.
6. Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá thức hành
Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
- Tuân thủ các bước thực hiện.
- Thao tác cẩn thận, thuần thục.
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Phát dọn thực bì, chọn biện pháp
xử lý
Biện pháp xử lý phù hợp
- Dọn sạch tàn dư, cỏ dại Mức độ làm sạch đồng ruộng
4.3. Bài 3: Thiết kế vườn trồng cà phê
37
Bài tập1: Tính toán lượng cây giống cần thiết để đầu tư trồng mới 1hecta cà phê
với khoảng cách trồng xác định 3m × 3m.
Lời giải:
- Đổi 1 hecta ra mét vuông 1 hecta = 10.000 m2
- Diện tích một cây cà phê chiếm 3m x 3m = 9m2
- Số cây cà phê trồng trên 1 ha = 10.000m2: 9m2 = 1111 cây
- Dự phòng cây trồng dặm 10% = 1111cây × 10/100 = 111 cây
Vậy số cây cần chuẩn bị để trồng : 1111cây + 111cây =1222 cây
Bài tập2: Tính toán lượng phân bón lót trước khi trồng mới 1 ha cà phê với
khoảng cách trồng 3m × 3 m (bao gồm phân chuồng, phân lân)
Theo quy trình bón lót trước khí trồng: Phân chuồng bón 5-10kg/hố, phân lân
bón 0,3- 0,5 kg/hố
Lời giải: Theo cách tính số cây ở bài tập 1
- Số hố cần bón phân cho 1ha là 1111 hố
- Lượng phân chuồng tối thiểu cần bón: 1111 hố × 5 kg/hố = 5555 kg/ha
- Lượng phân bón mức cao cần bón: 1111hố × 10 kg /hố = 11110 kg/hố
- Lượng phân lân tối thiểu cần bón: 1111hố x 0.3 kg/hố = 333,3kg/hố
- Lượng lân tối đa cần bón: 1111 hố x 0,5kg = 555,5 kg/ha
Vây lượng phân chuồng bón cho 1ha là 5555kg -11110kg/ha (khoảng 5,5 -11 tấn
/ha), lượng phân lân bón 333,3 -555,5kg/ha
Bài thực hành số 1: Thiết kế lô, hàng trồng cà phê
Nội dung:
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Chia nhóm
Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh
1.2. Tổ chức thực hiện
1.2.1. Công việc của giáo viên
Hướng dẫn
Làm mẫu
Kiểm tra nhắc nhở
1.2.2. Công việc học sinh
38
Chú ý lắng nghe, thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn.
2.Quy trình thực hiện
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Thiết kế
lô (với
diện tích
lớn)
- Cắm mốc phân lô.
- Phân lô hợp
lý, tiện lợi cho
việc canh tác,
vận chuyển, thu
hoạch
- Dây, cọc,
thước, sổ
ghi chép
2 Xác định
hướng
trồng
- Dùng la bàn xác định
hướng Bắc – Nam.
- Dùng thước chữ A xác
định đường đồng mức
(với đất dốc)
- Chính xác - La bàn,
thước chữ
A
3 Xác định
mật độ,
khoảng
cách
- Cắm cọc, căng dây xác
định hàng và hố trên
hàng.
- Xác định
đúng khoảng
cách
- Cọc, dây.
3. Điều kiện thực hiện
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện
Phiếu thực hành
Phiếu đánh giá
Giấy bút ghi chép
Các loại dụng cụ
4. Rút kinh nghiệm
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.
5. Những lỗi thường gặp
- Cắm cọc không thẳng.
- Phân lô không phù hợp.
6. Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá thực hành
Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.
39
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
- Tuân thủ các bước thực hiện.
- Thao tác cẩn thận, thuần thục.
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Phân lô Phù hợp thực tế của diện tích
Xác định hướng trồng phù hợp Theo độ dốc thực tế của đất
Xác định khoảng cách trồng phù
hợp
Theo điều kiện thực tế đất đai
Bài thực hành số 2: Đào hố trồng cà phê, trộn phân lấp hố
Nội dung:
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Chia nhóm
Mỗi học viên đào từ 5-10 hố
1.2. Tổ chức thực hiện
1.2.1. Công việc của giáo viên
Hướng dẫn
Làm mẫu
Kiểm tra nhắc nhở
1.2.2. Công việc học sinh
Chú ý lắng nghe, thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn.
2. Quy trình thực hiện
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Xác định
vị trí đào
- Xác địch tâm hố Xác định đúng
tâm hố
Dây,hoặc
thước
2 Đào hố -Sâu 50cm, rộng 50cm
- Lớp đất mặt để riêng
Đúng kích
thước,lớp đất
mặt để riêng
Cuốc,
thuổng
3 Trộn
phân, lấp
- Trộn phân với đất - Phân trộn đều,
lấp cách mặt
Cuốc, phân
hữu cơ
40
hố - Đưa xuống hố
- Lấp đất mặt
đất 10cm và phân lân
3. Điều kiện thực hiện
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện
Phiếu thực hành
Phiếu đánh giá
Giấy bút ghi chép
Các loại dụng cụ, phân bón
4. Rút kinh nghiệm
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.
5. Những lỗi thường gặp
- Cắm cọc không thẳng.
- Phân lô không phù hợp.
6. Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá thực hành
Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
- Tuân thủ các bước thực hiện.
- Thao tác cẩn thận, thuần thục.
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Xác định vị trí Đúng vị trí
- Đào hố Theo kích thước quy định
- Trộn phân lấp hố Trộn đều phân, lấp đúng quy định
- Dọn vệ sinh đồng ruộng Không để sót rác, bao bì sau trồng
41
4.4. Bài 4: Trồng mới cà phê
Bài thực hành: Trồng mới cà phê
Nội dung:
1. Tổ chức thực hiện.
1.1. Chia nhóm
Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh
1.2. Tổ chức thực hiện
1.2.1. Công việc của giáo viên
Hướng dẫn
Làm mẫu
Kiểm tra nhắc nhở
1.2.2. Công việc học sinh
Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn.
2.Quy trình thực hiện
Thứ
tự
Nội dung
các bước
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Chuẩn bị
cây giống
- Chọn cây giống đúng
tiêu chuẩn.
- Vận chuyển cây đến hố
trồng
- Chọn cây
đúng tiêu chuẩn
và đủ số cây
- Phương
tiện vận
chuyển
2 Tạo lỗ - Dùng cuốc phá bồn,
đào 1 lỗ nhỏ ở chính
giữa hố
- Đủ độ sâu,
đúng chính
giữa hố, thẳng
hàng
- Cuốc
3 Loại bỏ
túi bầu
- Dùng dao sắc cắt bỏ 2
– 3 cm dưới đáy bầu.
- Đặt cây xuống chính
giữa hố.
- Dùng dao rạch 1
đường chiều dọc của bầu
và kéo túi nilon ra.
- Không làm vỡ
bầu.
- Dao,lưỡi
lam
4 Lấp đất - Lấp đất, nén chặt đất
xung quanh bầu.
- Không làm vỡ
bầu, gãy cây.
Cuốc
42
3. Điều kiện thực hiện
Địa điểm: Thực hiện trên lô trồng
Qui trình thực hiện
Phiếu thực hành
Phiếu đánh giá
Giấy bút ghi chép
Các loại dụng cụ, cây giống
4. Rút kinh nghiệm
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.
5. Những lỗi thường gặp
- Làm vỡ bầu.
- Nén đất không chặt.
- Trồng cây không thẳng hàng.
6. Cách thức và tiêu chuẩn đánh giá thực hành
Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
- Tuân thủ các bước thực hiện.
- Thao tác cẩn thận, thuần thục.
- Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Chuẩn bị cây giống Đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn
- Tạo lỗ trồng Đúng tâm hố, thẳng hàng
- Trồng cây Đúng độ sâu, cây không nghiêng ngả,
thẳng hàng
- Dọn vệ sinh đồng ruộng Không để sót rác, bao bì sau trồng
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chu Thi Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó “ Hướng dẫn trồng cây
trong trang trại”, NXBLĐ - 2005
[2]. Dave D’Haeze, Phan Huy Thông “Kỹ thuật sản xuất cà phê Rusbusta
bền vững”, Bộ NN-PTNT - 2008
[3]. Đoàn Triệu Nhạn, Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng “ Cây cà phê
Việt Nam”, NXBNN – 1999.
[4]. Phan Quốc Sủng “Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê”, NXBNN
– 1995
[5]. Nguyễn Sỹ Nghị “Trồng cà phê”, NXBNN -1982
44
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Tân - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
4. Các ủy viên:
- Ông Phan Quốc Hoàn, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc
- Bà Đặng Thị Hồng, Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo
Lộc
- Ông Phan Hải Triều, Quyền giám đốc Trung tâm thực nghiệm Cây ăn quả
và Cây công nghiệp tỉnh Lâm Đồng./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm
nghiệp Tây Nguyên
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng bộ môn Trường Trung học Lâm nghiệp
Tây Nguyên
- Ông Nguyễn Viết Thông - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc
- Ông Phan Văn Hạnh - Trưởng phòng Nông trường cà phê Chưprông, Công
ty Cà phê Iagrai./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_moi_ca_phe.pdf