Giáo trình Trồng mía giới thiệu khái quát về mật độ, hom giống, kỹ thuật đặt
hom, xử lý mía lưu gốc và trồng dặm. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời
gian 122 tiết và bao gồm 8 bài:
Bài 01. Tìm hiểu đăc̣ điểm sinh học của cây mía
Bài 02. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để trồng mía
Bài 03. Chuẩn bị đất trồng mía
Bài 04. Xác định mật độ trồng mía
Bài 05. Chuẩn bị hom mía giống
Bài 06. Đặt hom, lấp đất
Bài 07. Xử lý mía lưu gốc
Bài 08. Trồng dặm
99 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6.2: Bừa đất
+ Cày rạch hàng sâu 35 – 40cm
(nếu trồng trên đồi, cần cày rãnh theo
đường đồng mức để tránh xói mòn)
(Hình 6.3)
Hình 6.3: Cày rạch hàng
6.2.1. Xác định điều kiện đất giàu dinh dưỡng
Đối với đất giàu dinh dưỡng thì rất thuận lợi cho cây trồng nói chung và cây
mía nói riêng. Tuy nhiên, để mía đạt năng suất cao thì cần bón thêm phân theo các
giai đoạn sinh trưởng.
6.2.2. Xác định điều kiện đất nghèo dinh dưỡng
Đối với đất nghèo dinh dưỡng, cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ để tạo độ tơi
xốp cho đất. Sử dụng phân hóa học để bón lót và bón theo từng thời kỳ sinh trưởng
của cây mía.
6.2.3. Xác định điều kiện ẩm độ đất
Cung cấp nước cho đất trồng để tạo độ ẩm cần thiết trước khi đặt hom. Đồng
thời, trong giai đoạn đầu sinh trưởng cũng cần cung cấp nước đầy đủ.
6.3. Đặt hom
6.3.1. Chọn kiểu đặt hom
Dưới đây là một số kiểu đặt hom mía được áp dụng phổ biến. Một hàng nối
tiếp nhau (hom nọ giáp hom kia). Hai hàng đặt so le kiểu nanh sấu (hom nọ giao
73
một phần với hom kia). Hai hàng song song nối tiếp nhau. Thông thường, khi chất
lượng hom tốt người ta đặt hom theo 2 kiểu trên, trường hợp đặt hai hàng song
song chỉ nên áp dụng ở các vụ trồng vào mùa khô. Đặt mầm mía nằm ở 2 phía, tỷ lệ
nẩy mầm tốt hơn (Hình 6.4).
Hình 6.4: Các kiểu đặt hom
6.3.2. Tiến hành đặt hom
Các bước tiếnh hành đặt hom
mía:
Bước 1: Phân phối hom mía rải
đều khắp ruộng (Hình 6.5)
Hình 6.5: Phân phối hom mía
Bước 2: Đặt hom mía dọc theo
các rãnh (Hình 6.6)
Hình 6.6: Đặt hom mía dọc theo rãnh
74
Bước 3: Xếp hom mía theo cách đặt hom đã chọn (Hình 6.7)
+ Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom để
giữ ẩm cho mầm và rễ phát triển.
+ Đối với nền đất khô đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó không để phơi
hom. Đất lấp có độ dày khoảng 3 – 5cm để cố định hom và giữ ẩm.
Hình 6.7: Đặt hom mía theo kiểu nanh sấu
6.4. Lấp đất
6.4.1. Xác định độ sâu lấp đất
Lấp đất là công việc cuối cùng của khâu trồng mía. Việc làm tuy đơn giản
nhưng không kém phần quan trọng. Đôi khi chỉ vì chủ quan hoặc không nắm vững
kỹ thuật, lấp đất không cẩn thận đã làm cho mầm chết, ruộng mía mọc kém dẫn đến
năng suất cuối cùng bị giảm. Không những thế còn ảnh hưởng xấu đến cả vụ mía
gốc tiếp theo.
Độ sâu tùy thuộc vào tầng đất canh tác: thường độ sâu từ 15 – 20 cm, rãnh
rộng 20 – 30cm.
6.4.2. Tiến hành lấp đất
Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật lấp đất hom mía trồng:
+ Đất hom giống đến đâu lấp kín đất ngay đến đó, không được để phơi hom
mía giống trên rãnh trồng.
+ Đất lấp chỉ cần phủ kín hom mía với độ dày 3 – 5cm là được
+ Đối với khu vực đất cao, khô hạn hoặc trồng mía vào mùa nắng cũng không
được lấp đất quá dày mà chỉ cần lấp đất vừa kín hom như đã hướng dẫn rồi dậm
75
(nén) chặt trên mặt rãnh trồng để giúp cho hom mía tiếp xúc với đất, với các mạch
mao dẫn, mầm không bị chết khô và mọc tốt.
+ Đối với khu vực đất thấp, đất phèn không đặt hom mía quá sâu và khi lấp đất
chỉ cần kín hom là được. Đất lấp quá dày mầm dễ bị úng thối không mọc, trường
hợp đất rãnh trồng bị sình bùn hoặc quá ướt, có thể đặt hom theo chiều gốc cắm
xuống đất, ngọn hướng lên trên và lấp mỏng. Khi mầm mía mọc sẽ xuống đất dần
trong quá trình thực hiện các công việc chăm sóc, bón phân và vun vồng cho mía.
Điều cần lưu ý là đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó, không được để phơi
hom mía trên rãnh. Độ sâu lấp đất chỉ cần đủ kín hom với độ dày 3 – 5cm. Vùng
cao (khô hạn) nên nén chặt trên mặt để đất tiếp xúc với hom mía (Hình 6.8).
Hình 6.8: Lấp đất
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Cho biết điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để trồng mía.
Bài tập 2: Thực hành các kiểu đặt hom.
Bài tập 3: Thực hành cách lấp đất.
C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm:
- Điều kiện đất đai và thời tiết thích hợp cho cây mía
- Cách thức đặt hom và lấp đất
76
Bài 07. XỬ LÝ MÍA LƢU GỐC
Giới thiệu:
Mía đường là cây hàng năm. Tuy nhiên, xét về khả năng để gốc thì lại là cây
nhiều năm. Người ta trồng mía 1 lần nhưng thu hoạch nhiều vụ (năm). Một ruộng
mía tốt chu kỳ kinh tế có khi kéo dài đến hàng chục năm. Ở Việt Nam, chu kỳ kinh
tế trung bình 3 năm (1 mía tơ, 2 mía gốc). Mía lưu gốc mang lại nhiều lợi ích cho
người dân trồng mía nếu như chúng ta biết chăm sóc đúng kỹ thuật. Bài học “Xử lý
mía lưu gốc” giúp người học hiểu về lợi ích và đặc điểm của mía lưu gốc, các nhân
tố ảnh hưởng đến mía lưu gốc, cũng như các bước tiến hành xử lý mía lưu gốc.
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Trình bày được đặc điểm và lợi ích của mía lưu gốc.
- Nêu được cách xử lý mía lưu gốc.
- Xử lý được mía lưu đúng yêu cầu kỹ thuật.
A. Nội dung:
7.1. Tìm hiểu mía lƣu gốc và lợi ích của mía lƣu gốc
7.1.1. Khái niệm
Mía gốc là mía tái sinh từ bộ gốc của mía vụ trước, sau khi thu hoạch thân làm
nguyên liệu chế biến đường. Mía gốc sau khi thu hoạch mía tơ gọi là mía gốc vụ
một. Các vụ mía gốc tiếp theo gọi là mía gốc vụ 2, vụ 3,
Thông thường, mía gốc vụ 1, năng suất bằng hoặc cao hơn năng suất vụ mía tơ
một ít. Năng suất các vụ gốc 2, gốc vụ 3, bắt đầu giảm dần. Càng về sau, năng
suất giảm càng nhanh.
Tốc độ giảm năng suất và số năm có thể để gốc phụ thuộc vào giống, đất đai,
thời tiết, sâu bệnh, kỹ thuật canh tác.
7.1.2. Lợi ích của mía lưu gốc
Mía gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ 15 – 30 ngày, do đó có thể cung cấp
nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ đường đầu vụ ép.
Mía gốc giảm 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào gốc, làm đất,
đánh rãnh, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5 – 6 tấn giống/ha).
Mầm mía gốc mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía gốc cũng mọc nhanh
và dày đặc, chịu ngập chịu hạn tốt hơn mía tơ.
Mía gốc có nhiều mầm (1 khóm khoảng 60 mầm), do đó khả năng tăng số cây
hữu hiệu trên một đơn vị diện tích rất lớn, các mầm nằm sâu trong đất có sức sống
cao; mầm mía gốc to hơn mầm mía tơ nhiều lần.
77
7.2. Đặc điểm của mía gốc
7.2.1. Giai đoạn mọc mầm
Mía gốc có số mầm nhiều và khỏe. Tùy theo cách trồng (sâu, nông), công cụ
thu hoạch và cách xử lý gốc, với đoạn gốc còn lại, mỗi khóm có từ 15 – 25 mầm,
bình quân có khoảng trên dưới 20 năm. Trong đó, số mầm tốt chiếm từ 60 – 80%.
Nhìn chung, càng gần mặt đất mầm càng thấp, vì đoạn này các lóng tương đối
dài và hầu hết mầm ở trạng thái ngủ. Ngược lại càng xuống sâu, mầm càng to khỏe
và mật độ mầm càng cao, vì càng xuống gần dưới cùng các lóng càng ngắn, nên số
mầm càng tập trung. Các mầm dưới cùng phần lớn đã phát động sinh trưởng và
thường to hơn nhiều lần so với mầm mía tơ mọc từ hom giống, vì các mầm này
hình thành từ khi cây mẹ chưa thu hoạch, được cây mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, vì vậy
cùng một đoạn dài bằng nhau, thì trọng lượng mầm ngầm của mía gốc có thể nặng
gấp 3 – 4 lần mầm mía tơ. Đây chính là tiềm năng tăng sản của mía gốc.
7.2.2. Tốc độ sinh trưởng và phát triển
Mía gốc có bộ rễ nhiều và ăn sâu. Nếu vụ trước chăm sóc tốt, sau khi thu
hoạch, bộ phận gốc còn lại sẵn có một bộ rễ rất nhiều, phân bố rộng và rất sâu.
Nhìn chung bộ rễ sâu đến 50 – 60cm. Bộ rễ này phần lớn còn khả năng hút nước và
các chất dinh dưỡng.
Ngoài bộ rễ già, đoạn gốc nằm dưới mặt đất, có khá nhiều đai rễ, ở đó có một
số điểm rễ ở trạng thái ngr, vụ trước chưa mọc hết, nó tạo thành một lực lượng hậu
bị quan trọng, nó sẽ tiếp tục mọc để hút chất dinh dưỡng cung cấp cho mầm.
Từ các điểm rễ ở chân các mầm ngầm (mầm gốc đã phát động sinh trưởng
trước khi thu hoạch cây mẹ). Tuy các mầm này chưa mọc ra khỏi mặt đất, nhưng
chúng đã có nhiều rễ vĩnh cửu rất khỏe, vừa to, vừa nhiều, vừa ăn sâu. Đây là điều
khác hẳn với mía tơ, vì mía tơ phải có 4 – 5 lá thật mới có rễ vĩnh cửu.
Với 3 hệ thống rễ: Rễ già và các nhánh mới sinh của chúng, rễ mới mọc từ các
điểm rễ hậu bị ở các đai rễ phần gốc, rễ vĩnh cửu ở các mầm ngầm (chưa mọc ra
khỏi đất) tạo thành một bô rễ hết sức phong phú và vững mạnh. Đây là một ưu thế
rất lớn của mía gốc. Nó giải thích tại sao các mầm gốc rất khỏe và tốc độ tăng
trưởng rất nhanh so với mía tơ. Nhìn chung trong 3 – 4 tháng đầu, mía gốc vươn
cao nhanh hơn mía tơ nhiều.
7.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mía gốc
a. Độ phì nhiêu của đất và chất đất
Sự chăm sóc và độ phì nhiêu của đất đai không những có ảnh hưởng quyết
định đến năng suất của vụ mía trước mắt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến vụ mía gốc
tiếp theo.
78
Đất được bón nhiều phân hữu cơ, đất có tỷ lệ mùn cao, có cấu tượng tốt, sẽ
điều hòa được chế độ nước và chế độ khí hậu ở khu vực bộ rễ và gốc mía nên tỷ lệ
mầm tốt, mầm ngầm (mầm đã phát động sinh trưởng) trước khi thu hoạch cao. Sau
khi thu hoạch, tốc độ nẩy mầm và tỷ lệ nẩy mầm tái sinh cao, tỷ lệ mầm hữu hiệu
cao dẫn đến năng suất mía gốc tốt.
Đất có nguồn gốc núi lửa (đất đỏ) thường có độ xốp cao, tầng canh tác dày,
khả năng giữ nước ở tầng đất 40 – 50cm tốt nên có ảnh hưởng tốt đến việc để gốc.
Các loại đất bị nén quá chặt, không có cấu tượng tốt, do thiếu mùn, đất có tỷ lệ
cát cao, đất cao hạn, thiếu ẩm nghiêm trọng, đất quá thiếu không khí hoặc quá thiếu
nước đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh của mía gốc.
Ở các loại đất này, sau khi thu hoạch, nếu đào đất lên, chúng ta sẽ thấy các
mầm không cương (không phát động sinh trưởng), bên ngoài mầm có màu đen và
tương đối cứng. Đó là biểu hiện của mầm bị thiếu không khí nghiêm trọng, đang đe
dọa vụ mía gốc một cách đáng lo ngại.
Với những lẻ trên, việc chọn đất và việc cải tạo bồi dưỡng đất có một ý nghĩa
rất quan trọng đối với kỹ thuật để gốc, thời gian lưu gốc và năng suất mía gốc.
b. Giống mía: Giống mía cũng là một trong những nhân tố chi phối khá quyết
định đến khả năng và niên hạn để gốc. Cùng một điều kiện thời tiết, đất đai và kỹ
thuật canh tác như nhau, giống này có thể kéo dài thời gian để gốc gấp hai, ba lần
giống kia. Do đó, phải tùy theo đất đai, tùy giống mía đang dùng mà xác định thời
gian để gốc tương ứng.
c. Điều kiện thời tiết lúc thu hoạch
Điều kiện thời tiết lúc thu hoạch có ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề để gốc.
Thu hoạch vào lúc trời ấm áp, độ ẩm đất vừa phải thì khả năng tái sinh sẽ được nâng
cao, tỷ lệ nẩy mầm cao, thời gian nẩy mầm được rút ngắn, tỷ lệ mầm hữu hiệu nhiều.
Thu hoạch vào lúc quá rét hoặc thời tiết quá khô hạn đều ảnh hưởng xấu đến
khả năng tái sinh.
Thu hoạch vào lúc trời mưa, đất ướt, quá thừa ẩm, đất sẽ bị nén chặt do các
thao tác thu hoạch do các thao tác thu hoạch và vận chuyển gây nên, các vết chặt dễ
nhiễm nấm khuẩn có ảnh hưởng xấu đến vấn đề tái sinh của mía gốc.
Các ruộng mía cần để gốc, nên cố gắng bố trí thu hoạch vào lúc thời tiết thuận
lợi. Lúc thời tiết bất thuận nên thu hoạch các ruộng mía hết chu kỳ, cần phá gốc.
d. Tình trạng sâu bệnh, rệp
Tình trạng sâu bệnh cũng có ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lưu gốc:
Mía bị rệp nặng sẽ mất khả năng tái sinh, không nên lưu gốc mà nên phá đi để
trồng lại mía tơ.
79
Mía bị bệnh than nặng cũng không nên lưu gốc.
Mía có nhiều bọ hung, ấu trùng bọ hung hoặc mối hại gốc phải phạt sớm để xử
lý diệt trừ kịp thời, nếu chưa xử lý xong, không nên lưu gốc, vì nếu để gốc sẽ bị
thiếu mầm nghiêm trọng, năng suất thấp.
7.2.4. Các đặt trưng thường gặp đối với mía gốc và hướng khắc phục
a. Hiện tượng trồi gốc (gốc cao dần)
Cứ sau một vụ tái sinh, bộ gốc mía bị cao dần lên một ít so với vị trí đặt hom
ban đầu (Hình 7.1). Mức độ trồi gốc phụ thuộc vào cách xử lý và số năm lưu gốc.
- Độ dài (độ cao) của đoạn để lại càng cao thì tốc độ trồi gốc càng nhanh,
ngược lại, đoạn gốc để lại càng ngắn thì mức độ trồi gốc càng chậm, càng ít.
- Số năm để gốc càng dài thì mức độ trồi gốc càng cao.
- Gốc trồi càng cao thì số đai rễ nằm lại dưới mặt đất càng ít nên bộ rễ phát
triển càng kém và mía dễ bị đổ ngã khi có gió to, ảnh hưởng xấu đến năng suất và
chất lượng mía nguyên liệu. Khắc phục bằng cách vun đất cho mía.
Hình 7.1: Vun đất
b. Hiện tượng mía bị ít cây và phân bố không đều
Thường từ vụ gốc thứ 2 về sau, nếu xử lý kỹ thuật không tốt, không chính xác, thì
các ruộng mía gốc thường xuất hiện tình trạng không đều, chỗ dày chỗ thưa, mật độ
cây hữu hiệu thấp (Hình 7.2). Đây là nguyên nhân làm cho năng suất mía gốc giảm
dần, nhất là từ vụ thứ 3 về sau. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:
+ Sâu bọ hại gốc
+ Tình trạng hỏng mầm, hỏng gốc do công cụ thu hoạch kém
80
+ Do thu hoạch vào lúc thời tiết bất thuận
+ Xử lý gốc không đúng kỹ thuật
Hình 7.2: Hiện tượng mía bị ít cây và phân bố không đều
c. Hiện tượng ngắn cây, sớm đình chỉ sinh trưởng
Mía gốc thường có hiện tượng lão hóa so với mía tơ. Kỹ thuật xử lý gốc càng
kém thì hiện tượng lão hóa càng nhanh càng mạnh.
Hiện tượng lão hóa thường biểu hiện ở chỗ tốc độ sinh trưởng kém, dóng ngắn
và bé dần, lá ngắn và bé hơn lá tơ, số lá xanh tồn tại ít. Mía sớm bước vào thời kỳ
tích lũy đường và đình chỉ thời kỳ sinh trưởng làm cho mía ngắn cây, trọng lượng
cây giảm, năng suất thấp.
Tình trạng lão hóa phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:
+ Đất bị nén chặt, không được xốp thoáng như đất trồng mía tơ, chế độ nước
và chế độ không khí không điều hòa tốt.
+ Độ phì nhiêu của đất bị giảm dần.
+ Bộ rễ cũ tồn tại quá nhiều, cản trở sự phát triển của bộ rễ mới.
7.3. Thực hiện xử lý mía lƣu gốc
Qua các phần trên, chúng ta thấy mía gốc có nhiều tiềm năng tăng sản, có một
số ưu điểm, nhưng cũng có nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến năng suất. Từ các đặc
điểm trên, quy trình kỹ thuật xử lý mía gốc phải nhằm phát huy các ưu điểm và
khắc phục các nhược điểm vốn có của nó, để có thể nâng cao năng suất và kéo dài
thời gian lưu gốc. Nội dung cơ bản của quy trình kỹ thuật xử lý mía gốc bao gồm
các điểm sau đây:
81
7.3.1. Tủ lá (vùi lá)
Sau khi thu hoạch, không nên đốt lá, xếp tất cả lá mía vào giữa hàng vì: Khi
thu hoạch 50 tấn mía/ha, trong ruộng sẽ còn lại 22 tấn ngọn và lá mía. Từ 22 tấn
ngọn và lá này, cho ra 8 tấn chất hữu cơ và đã cung cấp lượng dưỡng chất tương
đương với 100 kg urê, 50 kg lân và 75 kg kali. Ngoài lwọng dưỡng chất, tủ lá còn
có các lợi ích như sau:
- Tủ lá để bảo vệ mặt đất, chống xói mòn.
- Giữ độ ẩm có trong đất.
- Bảo vệ sinh vật có ích trong ruộng mía.
- Tăng lượng mùn để cải tạo cấu trúc đất.
- Tăng khả năng giữ phân va nước của đất
Đối với cày chăm sóc bằng máy: Dùng cào cỏ để cào lá tủ xen kẽ từng hàng
(một hàng tủ, một hàng không, luân phiên thay đổi giữa các vụ), mục đích có hàng
trống để cày, bón phân, lấp phân được dễ dàng.
Đối với cày chăm sóc bằng bò: Cách tủ như trên nhưng một hàng tủ, hai hàng
không và luân phiên giữa các vụ.
7.3.2. Tề gốc
Nếu đốn mía thật sát gốc thì tề gốc là việc làm không cần thiết. Nếu việc đốn
chặt không được thực hiện tốt, mía không được đốn sát gốc thì việc tề gốc mới cần
thiết. Mục đích của việc tề gốc là :
- Thúc đẩy sự phát triển của các mắt mầm dưới mặt đất
- Có được những cây mía con mạnh khoẻ, mập mạnh hơn
Sau khi thu hoạch xong, một ruộng mía để gốc phải được xử lý ngay. Dùng
cuốc hoặc dao thật sắc phát ngang mặt đất theo hàng mía, loại bỏ những gốc chặt
còn cao, những cây chết và những mầm non chưa chặt. Tiếp đó băm gom những lá
già để làm phân bón.
Sau khi thu hoạch xong cần phải tề gốc ngay. Dùng cuốc bén chặt sát mặt đất
những gốc còn cao, đồng thời loại bỏ những bụi mía chết để sau này có điều kiện
trồng dặm.
7.3.3. Cày ra (tách lớp đất khỏi gốc mía)
Việc cày ra giúp cây mía gốc tái sinh mạnh khoẻ vì những tác dụng kể sau:
Tạo rãnh để bón và lấp phân sát gần gốc mía
Cây mía con hấp thụ được phân và chất cải tạo dễ dàng.
Cải thiện tầng đất canh tác thêm thông thoáng, tơi xốp
82
Cắt bỏ những rễ cũ, tạo điều kiện cho hệ thống rễ non phát triển.
Khống chế cỏ dại trong ruộng mía
Loại bỏ những mầm, chồi mía mọc bừa bãi.
Dùng máy canh tác, trâu bò kéo hoặc lao động thủ công cày (hoặc cuốc) xả hai
bên gốc theo chiều dài hàng mía, làm đứt những rễ già và những gốc đâm quá ra
ngoài hàng giúp đất tơi xốp, có tác dụng diệt cỏ, kết hợp với bón phân, lấp phân.
7.3.4. Bón phân cho mía gốc
Khi mầm gốc đã mọc đều, kiểm tra ruộng mía để dặm lại cho đều.
Những công việc chăm sóc tiếp theo như: Làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu
bệnh, phải được tiến hành đầy đủ như đối với những ruộng mía trồng mới. Riêng về
phân bón, thường vụ gốc lượng đạm cần tăng từ 15 – 20% so với vụ tơ.
Sau khi thu hoạch, một lượng lớn dưỡng chất trong đất bị lấy đi, cần bón cho
đất những chất khoáng cần thiết để bù lại phần dưỡng chất đã mất. Hàng năm cần
bón bổ sung những chất cải tạo đất, như bã vôi nhà máy, vôi nông nghiệp,
dolomite ( 1–2 tấn/ha ) để cung cấp Ca, Mg và giãm độ chua của đất, nâng cao
hiệu quả của việc sử dụng phân bón.
Phương pháp bón phân
Bón phân bằng lao động thủ công hoặc bằng máy rải phân.
Bón phân cho mía gốc lần thứ nhất
Thời gian thực hiện việc bón phân được xác định tùy thuộc vào độ ẩm của đất.
Trên những vùng đất ẩm :
Thực hiện việc cày ra,bón phân, cày vô ngay sau khi đốn chặt.
Với mức phân bón
Urê 200 kg/ha
Kali 100 kg/ha
Lân Văn Điển 500 kg/ha
Trên những vùng đất khô:
Thực hiện việc bón phân cho mía gốc ngay khi đất có đủ độ ẩm cần thiết, từ
nước mưa hay nước tưới.
Bón phân cho mía gốc lần thứ hai
30 ngày sau lần bón đầu, người ta thực hiện bón phân lần thứ hai .
Mức phân bón: 150 kg Urê + 100kg Kali hoặc 250 kg USPK3
83
7.3.5 Cày vô
Sau khi bón phân theo quy trình rồi cày hoặc cuốc lấp lại cho kín gốc.
Vô chân: kết hợp với các lần bón phân làm cỏ.
+ Lần 1: vun nhẹ vào gốc khi mía 7 – 8 lá (30 – 5 ngày) hoặc xới xáo để phá
váng làm cho đất tơi xốp để giữ ẩm, mía ra rễ tốt.
+ Lần 2: vun khi mía đẻ nhảy chồi rộ (60 – 70 ngày), bóc lá vun cao 10cm
khống chế chồi muộn.
+ Lần 3: vun khi mía 3 – 4 lóng (100 – 120 ngày) lên vồng cao 20 – 25cm kết
hợp thúc phân lân 2.
7.3.6. Tưới nước sau khi xử lý
Nơi nào có điều kiện tưới thì dẫn nước vào cho đủ ẩm để mầm gốc mọc thuận lợi.
7.3.7. Chăm sóc mía gốc
Mía gốc sau khi xử lý và dặm mầm xong, thì các khâu chăm sóc tiếp theo phải
tiến hành tương tự như quá trình chăm sóc mía tơ (Hình 7.3). Chỉ cần lưu ý thêm
các vấn đề sau đây:
+ Đối với mía lưu gốc, thường các loại sâu hại ở dưới đất như bọ hung, ấu
trùng bọ hung, mối hại gốc, được tích lũy lại nhiều hơn ở mía tơ, nên phải
thường xuyên kiểm tra, phát hiện, nếu chúng phát sinh nhiều đến ngưỡng phải dùng
thuốc, thì phải tiến hành diệt trừ kịp thời.
+ Ở giai đoạn đầu, mía gốc thường sinh trưởng nhanh hơn mía tơ, nhưng lại
đình chỉ sinh trưởng sớm hơn mía tơ, do đó phải kết thúc việc bón phân sớm hơn
mía tơ khoảng 1 tháng.
+ Mía gốc thường bị trồi gốc dẫn đến dễ đổ ngã hơn mía tơ, nên phải vun vồng
sớm hơn, cao hơn và kỹ hơn mía tơ, phải bảo đảm tròn đỉnh kín cổ, nên vun làm 2
lần để tạo thành 2 tầng rễ, tăng cường khả năng chống đổ cho mía gốc.
+ Mía gốc thường nhiễm bệnh than nặng hơn mía tơ (đối với giống nhiễm
bệnh) do đó cần tăng cường kiểm tra, cắt bỏ sớm các cây bị bệnh, để chúng khỏi
tung bào tử bệnh ra ngoài, gây lây lan ra diện rộng.
84
Hình 7.3: Chăm sóc mía lưu gốc
Một số điểm cần chú ý về mía gốc
Giống mía để gốc phải chọn loại có khả năng tái sinh mạnh. Ruộng mía để gốc
phải chọn ruộng tốt, đồng đều, không bị mất quảng quá 20%, ít bị sâu bệnh, phải
chọn thời điểm thích hợp để thu hoạch tạo điều kiện cho gốc tái sinh thuận lợi. Sau
khi thu hoạch xong ruộng mía gốc phải được xử lý, chăm sóc kịp thời tạo điều kiện
cho mầm mọc và phát triển.
Tốc độ cỏ dại mọc sớm hoặc trễ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mưa nhiều
hay ít.
Bằng phương pháp giữ lá,tủ lá, che phủ mặt đất, chúng ta có thể giới hạn cỏ
dại một phần.
Chăm sóc mía gốc, bón phân đầy đủ, giúp mía phát triển nhanh, lá mía mau
giao tán, là một biện pháp khống chế cỏ dại hữu hiệu.
Sau khi thu hoạch, nếu đất có đủ độ ẩm, sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm.
Sử dụng cơ giới xới xáo để khống chế cỏ non giữa hàng.
Khi mía đã có lóng, có thể sử dụng những loại thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm gốc
Paraquat (Gramoxone ) phun diệt cỏ dại lá rộng và hẹp trong hàng mía.
Khi mía đã giao tán, những loại dây leo có trong ruộng vẫn tiếp tục phát triển,
leo bò quấn mía. Nên lưu ý phun thuốc diệt cỏ gốc 2,4D sớm khi dây leo còn nhỏ
chưa ra hoa, tạo hạt. Thuốc diệt cỏ gốc 2,4D diệt các loài dây leo và cỏ lá rộng
trong ruộng mía rất hiệu quả.
85
Xử lý mía gốc trong vụ hạn nặng
Trong điều kiện thời tiết khô hạn, độ ẩm của đất quá thấp sẽ có ảnh hưởng xấu đến
khả năng tái sinh của mía gốc. Để khắc phục cần áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Đối với các vùng có nguồn nước, trước khi thu hoạch một tháng phải tiến
hành tưới nước, tạo điều kiện cho mầm gốc phát động sinh trưởng và tăng thêm
hàm lượng đạm trong đất. Chú ý không tưới gần ngày thu hoạch quá, có ảnh hưởng
xấu đến hàm lượng đường. Khi thu hoạch xong, có thể tưới ngấm một đêm rồi tháo
kiệt nước, vừa có tác dụng chống hạn, vừa diệt trừ được một số sâu hại ở dưới đất.
+ Đối với các vùng hạn gay gắt kéo dài có tính quy luật nhưng không có điều
kiện tưới thì khi thu hoạch cần giữ lại toàn bộ các cây vô hiệu và các cây mầm. Các
mầm có lá xanh này sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ gốc, bộ rễ vĩnh cửu của các mầm này
sẽ tiếp tục đâm xuống các lớp đất dưới để hút nước nuôi mầm và gốc. Mặt khác,
các mầm này không bị chặt sẽ làm giảm được lượng nước tiết ra từ các vết cắt, làm
tăng thêm khả năng chịu hạn của gốc.
Trong trường hợp này, sau khi thu hoạch, không nên bạt gốc và lọng gốc ngay,
vì đất quá khô, mía không thể nẩy mầm được.
Phải giữ lại toàn bộ số lá tồn dư sau khi thu hoạch để che phủ đất, giảm bớt
lượng nước bốc hơi mặt đất.
Khi nào có trận mưa đầu tiên, đất đủ ẩm thì chặt bỏ các mầm quá cao và tiến
hành xử lý gốc như đã trình bày ở phần trên.
Xử lý gốc trong lúc quá rét
Thời tiết quá rét cũng có ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh. Tốt nhất là
không nên thu hoạch mía cần lưu gốc vào lúc quá rét. Trường hợp bắt buộc không
thể tránh được phải thu hoạch mía vào lúc rét dưới 7oC thì không nên xử lý gốc
ngay, vì nhiệt độ quá thấp, các mầm ở vào trạng thái ngủ, hoạt động rất kém, chưa
cần nhiều dưỡng khí. Trường hợp này phải giữ lại toàn bộ số lá và số mầm chưa
thành cây để bảo vệ gốc, chờ đến khi nào thời tiết chuyển ấm, nhiệt độ lên đến 12 –
15
oC mới tiến hành xử lý như đã trình bày ở phần trên.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Nêu lợi ích của mía lưu gốc.
Bài tập 2: Thực hành cách xử lý mía lưu gốc.
Bài tập 3: Nêu những vấn đề cần chú ý khi xử lý mía lưu gốc và cách xử lý
như thế nào?
C. Ghi nhớ: Đặc điểm của mía lưu gốc và các bước xử lý mía lưu gốc
86
Bài 08. TRỒNG DẶM
Giới thiệu:
Từ giai đoạn đầu, từ nẩy mầm đến cây con, các hom giống không mọc mầm
hoặc phát triển không đồng đều. Để đảm bảo mật độ trong ruộng mía, chúng ta cần
phải trồng dặm những chỗ quá thưa. Do mía được trồng dặm sau đó, nên cần chú ý
các biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật để phát triển kịp thời với những cây trước
đó. Bài học “Trồng dặm” giúp người học biết được giai đoạn tiến hành trồng dặm,
cách trồng dặm và chăm sóc mía sau khi dặm.
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Xác định được diện tích ruộng mía cần dặm
- Chuẩn bị đủ hom để dặm
- Dặm mía đúng yêu cầu kỹ thuật
A. Nội dung:
8.1. Xác định diện tích cần dặm
Khi mía có từ 3 - 5 lá thật, kiểm tra thấy chỗ nào quá thưa thì tiến hành trồng dặm.
8.2. Chuẩn bị hom để dặm
Số lượng hom mía giống cần để trồng cho 1ha tùy thuộc vào mật độ trồng,
chất lượng hom giống và khoảng cách hàng mía.
Về mật độ trồng: Người ta có thể trồng 1 hàng hom nối đuôi nhau, 2 hàng hom
từng đôi một, 2 hàng hom đặt theo kiểu nanh sấu. Cũng có nơi người ta đặt xiên
theo kiểu xương cá. Nếu chất lượng hom giống tốt chỉ cần trồng một hàng hom nối
đuôi nhau hoặc 2 hàng hom đặt theo kiểu nanh sấu là được.
Dưới đây là số lượng hom giống trồng cho 1ha (hom đặt 2 hàng theo kiểu
nanh sấu) tương ứng với các khoảng cách trồng:
+ Khoảng cách hàng mía trên 1,4m cần 28 – 30 ngàn hom
+ Khoảng cách hàng mía 1,3 – 1,4m cần 30 – 32 ngàn hom
+ Khoảng cách hàng mía 1,0 – 1,2m cần 34 – 36 ngàn hom
+ Khoảng cách hàng mía dưới 1,0m cần 38 – 40 ngàn hom
8.3. Dặm mía
8.3.1. Xác định mật độ, khoảng cách dặm
Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện trên hàng có chết hom (dài hơn
50cm) tiến hành trồng giặm để đảm bảo mật độ.
87
8.3.2. Tiến hành dặm
Sau khi trồng 25 – 30 ngày nếu trên hàng có khoảng trống 50 cm trở lên thì
bứng nơi trồng dày hoặc hom giâm sẵn dự phòng trồng dặm lại ngay.
Khi mầm gốc đã mọc 4 tuần, lúc này cây con cao khoảng 10 – 15 cm và có 1 –
2 lá thật thì tiến hành trồng dặm những chỗ mất quãng để đảm bảo độ đồng đều và
mật độ cây cần thiết lúc thu hoạch đạt 70.000 – 82.000 cây/ha. Ngay khi thu hoạch
cần giâm sẵn một số hom cùng giống mía với ruộng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_mia.pdf