Phát triển nghề trồng cây làm gia vị có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đầy sản xuất nông nghiệp, phân bố sắp xếp lực lượng lao động ở khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người trồng.
Giáo trình mô đun MĐ04: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi được biên soạn theo chương trình khung của nghề trồng cây làm gia vị trình độ sơ cấp, giáo trình này được chia làm 6 bài: Trồng tỏi. Chăm sóc tỏi. Phòng trừ dịch hại tỏi. Thu hoạch, làm sạch và phân loại tỏi. Sơ chế và bảo quản tỏi. Tiêu thụ tỏi và hạch toán thu chi.
Giáo trình mô đun MĐ04 kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành về kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, vun xới và phòng trừ sâu bệnh hại, nhằm củng cố và ứng dụng cụ thể phần lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng tay nghề về trồng, chăm sóc, thu hoạch bảo quản, và hạch toán thu chi cho tỏi. Nhận biết được sâu bệnh hại chủ yếu và thực hiện được các biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại tỏi nhằm đảm bảo năng suất cao và chất lượng củ tốt.
101 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tỏi Việt nam để cạnh tranh với thị trường thể giới, tạo ra chỗ đứng cho sản phẩm cây tỏi ở trong nước và trên thị trường quốc tế.
Hình 4.6.3: Thương hiệu tỏi của huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
1.1.3. Xây dựng hệ thống chế biến sản phẩm thích hợp:
Tăng cường việc quy hoạch, xây dựng các cơ sở chế biến với nhiều quy mô thích hợp, sản xuất ra nhiều sản phẩm chế biến từ tỏi có giá trị xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giải quyết việc phân bổ lại lao động, đưa công nghiệp về nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - Nông thôn.
Hình số 4.6.4 a: Sơ chế tỏi để chế biến
Hình số 4.6.4.b: Cơ sở chế biến tỏi
Hình số 4.6.5: Dây truyền bào chế tỏi làm dược liệu
1.1.4. Đẩy mạnh công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm:
Để tiêu thụ sản phẩm tỏi và các sản phẩm chế biến từ tỏi, ngoài việc sản xuất ra sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao, cần quan tâm đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm một cách rộng rãi đến người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Do vậy, cần có chiến lược Marketing hợp lý để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, ổn định và đạt hiệu quả tốt.
Một số hình ảnh về giới thiệu, quảng bá sản phẩm tỏi ở một số địa danh
Hình số 4.6.6 a: Quảng bá tỏi Lý Sơn
Hình số 4.6.6 b: Quảng bá tỏi ở miền núi Tây Bắc.
Hình số 4.6.6 c: Quảng bá tỏi ở Ninh Thuận
1.2. Các phương thức tiêu thụ tỏi tươi
1.2.1. Vận chuyển tỏi
Vận chuyển là một trong những công đoạn đòi hỏi chi phí cao trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ cước vận chuyển sản phẩm xuất khẩu bằng đường hàng không đôi khi còn cao hơn chi phí sản xuất. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển nông sản tuỳ thuộc vào quãng đường, đặc điểm và giá trị của sản phẩm.
Hình 4.6.7: Vận chuyển tỏi bằng xe thô sơ
Tuy nhiên, lựa chọn phương tiện vận chuyển nào thì việc chuyên chở sản phẩm vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:
- Việc xếp, bốc dỡ nông sản phải được tiến tỏi cẩn thận.
- Thời gian vận chuyển càng ngắn càng tốt để hạn chế tổn thất sản phẩm.
- Sản phẩm cần phải được bảo vệ để tránh tổn thương cơ giới.
- Hạn chế sự chuyển động (nhồi, lắc) của sản phẩm trên đường đi.
- Tránh hiện tượng tích nhiệt trong khối sản phẩm.
- Hạn chế sự thoát hơi nước, đặc biệt với các loại tỏi ăn lá.
- Các điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm phải được duy trì ổn định như nhiệt độ, ẩm độ, sự thông thoáng, ánh sáng,.
1.2.2. Quản lý tỏi trong quá trình vận chuyển
Trong quá trình bốc xếp và vận chuyển tỏi, khó tránh khỏi những tổn thương cơ giới cũng như tác động của môi trường bên ngoài đến nông sản. Tuy nhiên, những tổn thất dạng này có thể được hạn chế nếu làm tốt những công việc sau:
- Khối lượng và thiết kế bao gói phải phù hợp với từng loại nông sản và phương tiện vận chuyển. Không xếp hàng quá nhiều vượt quá trọng tải của phương tiện vận chuyển cũng như xếp chồng các kiện sản phẩm quá cao trong xe để tránh làm tổn thương sản phẩm và các dụng cụ chứa ở phía dưới.
- Sắp xếp sản phẩm trên xe thật hợp lý để tránh sự di chuyển trong quá trình vận chuyển cũng như tiết kiệm diện tích. Tuy vậy cũng cần có những khoảng không gian trong khối hàng để không khí lưu thông.
Nếu trên xe có nhiều loại sản phẩm khác nhau, hoặc có những loại cần phải quan tâm đặc biệt thì việc sắp xếp phải đảm bảo để khi bốc dỡ được khẩn trương. Cần giám sát và quản lý việc bốc xếp, dỡ nông sản để tránh những bất cẩn trong thao tác.
- Cơ giới hoá việc bốc xếp, di chuyển sản phẩm (sử dụng đường trượt, băng tải, xe đẩy, xe nâng hạ).
- Sản phẩm cần được che phủ để tránh nắng, mưa và các tác động khác của ngoại cảnh.
- Phương tiện vận chuyển và người điều khiển phải được chuẩn bị tốt để không gặp trục trặc trên đường đi.
1.2.3. Các dạng phương tiện vận chuyển tỏi lá, tỏi củ
* Vận chuyển đường bộ:
Đây là phương tiện vận chuyển phổ biến và thông dụng nhất trong việc phân phối và tiêu thụ nông sản ở nội địa và xuất khẩu ở thị trường gần (Trung Quốc, Thái Lan ). Ưu điểm của loại phương tiện vận chuyển này là thuận tiện, cơ động, hạn chế được thao tác bốc xếp, chi phí hợp lý.
Các phương tiện vận chuyển đường bộ bao gồm các dạng sau:
Xe thùng nhỏ: Chỉ thích hợp để chuyên chở nông sản trong một phạm vi nhỏ, chủ yếu để phân phối nông sản phục vụ cho bán lẻ tại ttỏi phố. Nông sản ít bị tổn thương, giập nát, nhưng sản phẩm trên xe có thể bị giảm chất lượng rất nhanh nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi.
Hình số 4.6.8: Vận chuyển trên xe tải nhỏ
Xe tải, xe thùng: Là dạng phổ biến nhất của phương tiện vận chuyển đường bộ. Loại xe này có mui che, cố định hoặc cơ động để bảo vệ nông sản, tránh tác động của bức xạ mặt trời và các yếu tố môi trường khác. Sản phẩm được thông gió tự nhiên để hạn chế sự tích nhiệt.
- Xe lạnh: Thường dùng để chuyên chở những sản phẩm dễ hư hỏng, có giá trị cao, hoặc sản phẩm này trước đó được bảo quản lạnh. Trên xe có trang bị hệ thống máy lạnh để duy trì nhiệt độ và hệ thống thông gió. Ở các nước đang phát triển, loại xe này chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hoá đến các thị trường ở xa, hoặc để phục vụ xuất khẩu.
Hình số 4.6.10: Vận chuyển trên xe lạnh
- Vận chuyển bằng tàu hỏa: Cũng có hai dạng là tàu thường và tàu có máy lạnh. Nếu vận chuyển bằng tàu không máy lạnh thì rất khó quản lý được chất lượng nông sản. Nhược điểm của dạng vận chuyển này là thời gian chở hàng thường bị kéo dài và phải thực hiện việc bốc dỡ nhiều lần.
* Vận chuyển đường thủy:
Đây là phương thức vận chuyển hàng hoá nông sản theo đường sông, đường biển, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng nông sản. Có 2 loại phương tiện vận chuyển đường thủy chính là tàu thường và tàu có máy lạnh.
Tàu vận tải nhỏ, không có máy lạnh rất ít khi được sử dụng để vận chuyển đường xa. Do không điều chỉnh được chế độ bảo quản (nhiệt độ, ẩm độ, khí quyển bảo quản) nên nông sản dễ bị hư hỏng.
Thông thường, vận chuyển đường biển gắn với việc xuất khẩu nông sản nên yêu cầu hệ thống làm lạnh trên tàu. Nhiều loại tàu mà mỗi ngăn kho hàng có một hệ thống máy lạnh riêng, có thể đáp ứng nhiều chế độ nhiệt cho nhiều đối tượng nông sản khác nhau.
Hình số 4.6.11: Bốc tỏi lên tàu
Hình 4.6.12: Vận chuyển tỏi bằng đường thủy
Ưu điểm của phương tiện vận chuyển này là có thể chuyên chở một khối lượng lớn hàng hoá, đáp ứng nhiều chủng loại nông sản trong một lần vận chuyển. Ở một số tàu hiện đại, nhiệt độ, ẩm độ và khí quyển bảo quản được điều khiển tự động nên bảm bảo chất lượng nông sản và hạn chế đáng kể những tổn thất trong quá trình vận chuyển.
Tuy nhiên, chi phí vận chuyển nông sản bằng con đường này cũng khá cao, đòi hỏi các hệ thống thiết bị bốc dỡ tại các bến cảng. Hơn nữa thời gian bảo quản nông sản có thể bị kéo dài nếu tỏi trình không thuận lợi. Sau đây là một số cách xếp hàng hoá nông sản trên tàu biển vận chuyển đường dài:
- Xếp hàng rời trên tấm kê có sẵn trên khoang hàng hoá:
Đơn giản, chi phí thấp, hạn chế được hư hỏng.
- Dùng container lạnh riêng biệt và contener lạnh không riêng biệt.
* Vận chuyển đường hàng không:
- Ưu nhược điểm:
Đây là một phương tiện vận chuyển đòi hỏi chi phí rất cao, thường chỉ đáp ứng cho các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao đến các thị trường cao cấp.
Xuất khẩu nông sản theo con đường hàng không đòi hỏi một sự nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý thật tốt mới thu được lợi nhuận. Ngoài ra, yêu cầu kỹ thuật và thiết bị cho cả quá trình chăm sóc nông sản từ sau khi thu hoạch cho đến phi cảng đòi hỏi đồng bộ và tốn kém.
- Kiểm soát nhiệt độ sản phẩm: Ngoài ra, việc điều chỉnh nhiệt độ và áp suất trong các kho hàng trên máy bay trong suốt tỏi trình dài cũng có thể gặp khó khăn.
- Bảo hiểm quốc tế cần được tiến tỏi để đề phòng những rủi ro trên đường vận chuyển có thể dẫn đến hư hỏng hoặc thất lạc, mất sản phẩm.
- Việc dán nhãn hiệu hàng hoá trên phương tiện vận chuyển hàng không cần được tiến tỏi theo thông lệ quốc tế và những yêu cầu riêng của nước nhập khẩu.
1.3. Phân phối và tiêu thụ tỏi
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp thị tỏi
Tiếp thị là các hoạt động liên quan đến việc di chuyển sản phẩm tỏi, các sản phẩm chế biến từ tỏi đến tay người tiêu dùng. Có 2 định nghĩa về tiếp thị theo Dixie (1989):
- Một loạt các dịch vụ liên quan đến việc đưa sản phẩm (hàng hoá) từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ.
- Tiếp thị có liên quan đến việc tìm hiểu người tiêu dùng muốn gì và sự cung cấp có hiệu quả cái mà họ muốn.
Tiếp thị sản phẩm tỏi ngày càng trở nên quan trọng khi mức sống của con người được nâng cao và sản lượng nông sản nói chung và tỏi nói riêng ngày càng tăng.
Ở các nước đang phát triển, nhất là ở những nơi sản xuất tự cung, tự cấp, tiếp thị nông sản không quan trọng lắm vì cung không đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm nhưng ở các nước phát triển, do năng suất và sản lượng nông sản rất cao nên cung vượt quá nhu cầu.
Thay vì hạ giá bản sản phẩm, người ta chọn giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và người nông dân cần có hiểu biết ngày càng cao hơn về tiếp thị để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Dòng chảy của tỏi và các sản phẩm chế biến từ tỏi trên thị trường không đơn giản chỉ là vấn đề giải quyết cung cầu sản phẩm mà còn là một loạt các vấn đề có liên quan khác như chính sách xuất nhập khẩu và đặc biệt là hàng rào hạn ngạch khi xuất nhập khẩu sản phẩm.
Hệ thống tiếp thị sản phẩm là một vấn đề tối quan trọng mà cần được xây dựng bởi từng quốc gia trong mối liên hệ với các hệ thống tiếp thị của các quốc gia khác.
1.3.2. Các hệ thống tiếp thị trong nước
a. Cấu trúc của hệ thống tiếp thị:
- Kích thước của hệ thống.
- Các tỏi viên (cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp) tham gia hệ thống
- Chức năng của mỗi tỏi viên trong hệ thống.
b. Sự điều khiển hệ thống:
- Vai trò của nhà nước.
- Mức độ cạnh tranh của các tỏi viên trong hệ thống về sản phẩm, giá cả và chiến lược phát triển sản phẩm.
c. Sự thể hiện của hệ thống: có thể đo bằng nhiều cách nhưng phổ biến là tính hiệu quả. Tính hiệu quả có thể xác định bằng: Lợi nhuận; Sự đổi mới; Doanh thu. Ở nước ta, hệ thống tiếp thị chưa phát triển mạnh và đầy đủ. Nó mới thể hiện hệ thống một cách đơn giản .
1.3.3. Phân tích thị trường
Hiện có 2 hệ thống cơ bản được áp dụng cho tiếp thị sản phẩm.
a. Khảo sát thị trường:
Hệ thống này rất phát triển ở các nước đang phát triển. Cung cầu sản phẩm luôn luôn không cân bằng và thường xuyên có biến động về số lượng và giá cả sản phẩm.
Có nhiều cách có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này như thiết lập hệ thống kho tồn trữ hàng dư thừa và xúc tiến thương mại (quảng cáo, khuyến mãi ...) để làm tăng nhu cầu lúc đó lên.
b. Sự lựa chọn định hướng:
Hệ thống này có liên quan đến việc dự đoán nhu cầu của thị trường, tìm kiếm thị trường mới và sản xuất để cung cấp sản phẩm đầy đủ một cách có hệ thống cho thị trường.
Việc nghiên cứu thị trường cần phải được làm hết sức chi tiết để xác định loại sản phẩm, sản lượng, chất lượng, thời điểm thu hoạch, giá cả của sản phẩm biến động trong thời gian thu hoạch ... để từ đó mà có biện pháp điều chỉnh dòng chảy của sản phẩm, sản xuất sản phẩm trái vụ, tồn trữ ngắn sản phẩm,...
c. Các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm:
Trong hệ thống phân phối và tiêu thụ nông sản, những người bán hàng tại các chợ cũng đóng vai trò nhất định trong việc quản lý chất lượng, đặc biệt là các nông sản dễ hư hỏng như tỏi lá, tỏi củ khi mới thu hoạch.
Ở các nước phát triển, khoảng 70-75% rau được vận chuyển trực tiếp đến trung tâm phân phối của hệ thống các cửa hàng thực phẩm, còn lại là tiêu thụ nhỏ, lẻ.
- Các đối tượng tham gia phân phối và tiêu thụ nông sản:
+ Hoạt động của các chợ đầu mối, chợ bán buôn:
Mua, tích lũy hàng tỏi để cung cấp cho người bán lẻ, người cung cấp hàng hoá và các cửa hàng tiêu thụ.
Hình số 4.6.13: Thu gom tỏi và đóng vào bao tải
Phân loại và bảo quản tỏi để cung cấp dần cho thị trường.
Chuẩn bị, chuyên chở sản phẩm đến các chợ xa, chợ nhỏ.
Phân loại, xử lý, đóng gói lại sản phẩm với số lượng phù hợp để cung cấp cho các cửa hàng và các đối tượng phân phối khác.
Hình số 4.6.14: Đóng gói sản phẩm thành túi nhỏ để tiêu thụ
+ Hoạt động của các chợ bán lẻ:
Thu gom các loại mặt hàng quả, chuẩn bị (xộn tỉa, phân loại, bao gói) và trình bày sản phẩm để tiêu thụ.
- Quản lý chất lượng tỏi trong quá trình phân phối và tiêu thụ:
Chất lượng tỏi thay đổi đáng kể trong quá trình phân phối và tiêu thụ. Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và các thiết bị bảo quản khác đóng vai trò quan trọng để duy trì trạng thái của tỏi, đảm bảo cung cấp những hàng hoá nông sản có chất lượng đến người tiêu dùng.
Tuy nhiên chế độ nhiệt độ tồn trữ sản phẩm đôi khi không đảm bảo, lúc thì quá cao, khi thì quá thấp gây nên những tổn thương sinh lý cho sản phẩm.
Thao tác vận chuyển thiếu cẩn thận thường gây nên những tổn thương cơ giới cho quả. Nguyên nhân là do các thiết bị quá cũ thường không đảm bảo chất lượng kỹ thuật, trình độ hiểu biết và thao tác của nhân viên.
Các yếu tố này càng ảnh hưởng khi vận chuyển, phân phối tỏi đi tiêu thụ ở các thị trường xa. Yếu tố vệ sinh rất cần được duy trì ở cả hai giai đoạn bán buôn và bán lẻ. Việc loại bỏ những loại sản phẩm tỏi có dấu hiệu hư hỏng, làm vệ sinh môi trường và thiết bị bảo quản, bố trí các khối nông sản hợp lý giúp phần duy trì chất lượng sản phẩm và giảm tổn thất trong quá trình tiêu thụ.
+ Quản lý ở chợ bán buôn:
Những người bán buôn thường phải quản lý một khối lượng lớn hàng hoá. Họ cần có hệ thống kho lạnh thích hợp để bảo quản các sản phẩm tươi sống, đặc biệt là các nông sản dễ hư hỏng như tỏi củ tươi, tỏi để ăn lá.
Ví dụ như kho lạnh ẩm với nhiệt độ 1,7 - 4,4oC để bảo quản rau ăn lá và ăn củ, kho lạnh khô với nhiệt độ 0oC để bảo quản rau á nhiệt đới. Đôi khi còn cần kho lạnh ở nhiệt độ cao hơn từ 10 - 13oC để bảo quản những loại quả dễ bị tổn thương ở nhiệt độ thấp hoặc kho thông gió không làm lạnh.
Ở các trung tâm phân phối như chợ đầu mối, chợ bán buôn và các dịch vụ cung cấp nông sản, thiết bị bảo quản thường tốt hơn và được thiết kế phù hợp hơn so với các chợ bán lẻ.
Còn các chợ nhỏ bán lẻ nông sản thường là cũ, không đảm bảo vệ sinh, không có chỗ bày hàng thích hợp. Tỏi để ăn lá, tỏi củ tươi và tỏi củ khô thường được bày bán trong điều kiện nhiệt độ thường (đôi khi rất lạnh hoặc rất nóng) trong thời gian dài nên thường bị giảm tuổi thọ và giá trị sử dụng.
+ Quản lý ở chợ bán lẻ:
Chất lượng tỏi ở chợ bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý, bảo quản trước đó tại chợ bán buôn.
Người bán lẻ thường phải quản lý nhiều loại mặt hàng rau làm gia vị có tính chất khác nhau, nhưng cũng chỉ có một kho lạnh nhỏ nên chỉ duy trì được một ngưỡng nhiệt độ và rất khó ổn định nhiệt độ nếu kho quá nhỏ.
Việc điều khiển nhiệt độ của rau làm gia vị ở các chợ bán lẻ rất khó thực hiện, đặc biệt là các chợ nông thôn.
Hình số 4.6.15: Chợ bán buôn
+ Một số khó khăn trong quá trình phân phối, tiêu thụ tỏi lá và tỏi củ:
Các phương tiện vận chuyển tại các nhà kho, khu chợ (xe vận chuyển, thiết bị nâng, hạ) cũng là nguồn sinh khí propane và làm tăng nhiệt độ trong hệ thống kho lạnh, kho mát.
* Quản lý container hàng nông sản:
Việc sắp xếp, bố trí các container hàng hoá vốn đa dạng về kích thước, hình dáng để vận chuyển nông sản đến nơi tiêu thụ cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Ở Mỹ hiện nay có hơn 500 loại container có kích thước, hình dáng khác nhau được sử dụng để chứa hàng nông sản. Điều này có thể gây khó khăn cho việc sắp xếp và quản lý việc phân phối, tiêu thụ nông sản.
Do đó, một chương trình kinh doanh đang được thực hiện nhằm giảm bớt số lượng các container có kích thước, hình dáng khác nhau xuống chỉ còn khoảng 12 - 14 loại container thống nhất về kích thước, hình dáng để thuận tiện cho việc xếp hàng hoá khi vận chuyển. Sự thay đổi này đó đem lại những lợi ích kinh tế và làm giảm tổn thất nông sản trong quá trình tiêu thụ.
Ngoài ra các giá, kệ để xếp hàng hoá cũng có những yêu cầu nhất định. Việc sử dụng các giá xếp hàng không đóng tiêu chuẩn cũng gây trở ngại cho việc sắp đặt hàng hoá và tốn kém cho người tiếp nhận hàng hoá.
+ Khó khăn của người bán buôn nông sản:
* Các nhân viên quản lý kho bảo quản, phụ trách việc bốc xếp hàng hoá thiếu những kiến thức cần thiết về nông sản để phục vụ cho công việc.
* Sự không đồng đều về chất lượng nông sản. Nông sản được mua hoặc thu gom về chợ đầu mối thường có nhiều độ già khác nhau nên yêu cầu nhiều sự đầu tư, không gian và thời gian. Những yếu tố trên góp phần gây nên tổn thất trong tiêu thụ nông sản.
* Chất lượng nông sản cần được đảm bảo trong quá trình vận chuyển cũng như trong thời gian tồn trữ tại chợ đầu mối. Tổn thương cơ giới rất dễ xảy ra trong quá trình vận chuyển và trung chuyển hàng hoá.
* Cần có đủ những trang thiết bị, phương tiện cần thiết để duy trì chất lượng nông sản như quản lý nhiệt độ, ẩm độ, sự thông thoáng, đảm bảo vệ sinh trong môi trường bảo quản.
* Những yêu cầu phát sinh khi tiếp nhận quả trên các giá hàng không đúng tiêu chuẩn. Khi việc bốc xếp hàng hoá được cơ giới hoá thì đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm của các nước phát triển. Còn việc bốc xếp hàng hoá do con người tiến tỏi như ở các nước kém phát triển thì có thể xử lý dễ dàng.
+ Khó khăn của người bán lẻ nông sản:
* Rất khó đảm bảo sự đồng bộ về chất lượng, độ già của nhiều loại rau làm gia vị khác nhau.
* Chất lượng rau làm gia vị bán lẻ phụ thuộc rất nhiều vào các thao tác xử lý, quản lý của quá trình phân phối, tiêu thụ trước đó.
* Ít có các điều kiện thích hợp để quản lý chất lượng rau làm gia vị trong quá trình tiêu thụ.
* Thiếu sự liên kết, cộng tác giữa những người kinh doanh rau làm gia vị với nhau.
1.3.4. Tiêu thụ tỏi
Vấn đề then chốt của việc tiêu thụ nông sản, đặc biệt với các sản phẩm tươi sống, là chúng cần phải được xử lý, bảo quản, sau đó được vận chuyển dưới dạng thích hợp, đến địa điểm và thời gian phù hợp mà người tiêu dùng có nhu cầu mua chúng. Những yêu cầu này được đặt ra không phải cho người sản xuất mà chính là cho các chuyên gia về công nghệ sau thu hoạch.
Để tiêu thụ được tỏi ăn lá và tỏi củ thì mọi vấn đề cần được bắt đầu từ khâu sản xuất, sau đó là hàng loạt các công đoạn kỹ thuật khác như thu gom nông sản, vận chuyển, xử lý, bảo quản, rồi đến các vấn đề khác như sự thay đổi của thị trường, các rủi ro, vấn đề giá cả, bán buôn, bán lẻ
a. Lựa chọn phương thức tiêu thụ tỏi
Tìm kiếm và nắm bắt sở thích của người tiêu dùng thông qua hoạt động mua hàng là một trong những khâu quan trọng để tiếp thị sản phẩm. Nếu người tiêu dùng không mua loại sản phẩm đó được làm ra thì đó là sự thất bại của người trồng trọt, người bán hàng, người chế biến và bao gói sản phẩm.
Do đó, người sản xuất, người bảo quản tỏi, người bán hàng và người chế biến cần phải nhận thức được tầm quan trọng của thị hiếu người tiêu dùng: họ mong muốn loại sản phẩm nào, kích thước ra sao, cần phải bao gói thế nào, và chất lượng dinh dưỡng cũng như chất lượng cảm quan của sản phẩm phải đạt đến mức nào để thỏa mãn nhu cầu của họ.
b. Các phương thức bán buôn, bán lẻ
Bán buôn là các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa và dịch vụ cho những người mua hàng để bán lẻ hoặc để sử dụng cho kinh doanh. Nhà bán buôn là những công ty mà hoạt động của họ chủ yếu liên quan đến hoạt động bán buôn mua hàng chủ yếu từ các nhà sản xuất và bán hàng chủ yếu cho các nhà bán lẻ, người tiêu dùng.
Đại lý là nhà bán buôn đại diện cho người mua hoặc người bán trên cơ sở tương đối thường xuyên và lâu dài. Đại lý cũng không có quyền sở hữu hàng hóa mua bán và chỉ thực hiện một số nhiệm vụ trong dây chuyền phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Bán lẻ là bán những hàng hóa hữu hình thẳng đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Có 2 loại đại diện bán hàng ở lớp người này, đó là: Những đại diện bán hàng hoạt động tại một địa điểm cố định, chủ yếu dựa vào số khách hàng đến với của hàng của họ và những người bán lẻ đến gặp gỡ khách hàng trực tiếp tại nhà của họ.
Một số hình ảnh về hoạt động của các chợ bán buôn và bán lẻ tỏi
Hình 4.6.16: Hoạt động của các chợ bán lẻ tỏi
2. Hạch toán thu chi trong sản xuất tỏi
Để tính toán một cách trung thực, chính xác hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất tỏi là một việc cần phải tỷ mỷ trong ghi chép. Một số các định mức cho các công việc cũng chưa được thống nhất, kèm theo đó là sự biến động rất lớn về thị trường tài chính
Trong tài liệu này chỉ giới thiệu cách tính toán sơ bộ các khoản thu, chi và lợi nhuận thuần tuý mà thôi.
2.1. Công thức tính
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi.
2.2. Cách tính các chỉ tiêu
2.2.1. Chi phí:
Lập bảng tính toán các khoản chi theo bảng sau:
Bảng 2. Chi phí sản xuất tỏi tươi, tính trên 1 ha
STT
Nguyên liệu, vật tư
Đơn vị tính
Số lượng (kg)
Đơn giá (ngàn đồng)
Tổng tiền (ngàn đồng)
Ghi chú
1
Giống
20.000
2
Phân hữu cơ
Tấn
30
500
15.000
3
Đạm urê
Kg
200
13
2.600
4
Lân vi sinh
Kg
800
3
2.400
5
Kali sun phát
Kg
250
13
3.250
6
Thuốc bảo vệ thực vật
Kg
1
150
150
7
Công lao động
50
150
7.500
8
Chi khác
2.000
Cộng
52.900
2.2.2. Doanh thu:
Tính theo năng suất sản lượng thu hoạch được và giá bán tại thời điểm cụ thể cho đơn vị diện tích 1ha.
Doanh thu = Khối lượng sản phẩm bán được*Giá bán. Đơn vị tính đ/1ha.
Ví dụ: Một vườn tỏi có diện tích 10.000 mét vuông, năng suất thu được là 6800 kg tỏi khô/ha. Giá bán là 25.000 đồng/kg. Tính doanh thu của vườn tỏi?
Giải:
- Ta có khối lượng sản phẩm tỏi thu được thực tế là: 6800 kg.
- Giá bán: 25000 đồng/kg
- Doanh thu = Khối lượng sản phẩm bán được*Giá bán
= 6800 x 25000 = 170.000.000 đồng/ha
2.2.3. Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi = 170.000.000 – 52.900.000 = 117.100.000 đ.
* Chú ý: Để có được số liệu hạch toán thu chi chính xác, người sản xuất cần phải có sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin về các khoản thu chi trong suốt chu kỳ sản xuất.
B. Câu hỏi và bài tập thực tỏi
1. Câu hỏi
Câu 1: Liệt kê các bước công việc tiêu thụ và hạch toán thu chi tỏi
Câu 2: Nêu những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ tỏi.
Câu 3: Nêu các phương thức tiêu thụ tỏi.
Câu 4: Trình bày các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Câu 5: Trình bày các bước tiến tỏi hạch toán thu chi tỏi
2. Thực hành
2.1. Bài thực hành số 4.6: Tham quan học tập tại cơ sở bán tỏi lá, tỏi củ
*Mục tiêu:
- Giúp học viên có thêm kinh nghiệm và cách thức bán hàng
- Hiểu rõ về kỹ thuật bảo quản tỏi, cách bố trí, sắp xếp tỏi lá, tỏi củ trong quầy hàng và cách ghi chép, thống kê hàng.
* Nguồn lực cần thiết:
Phương tiện chở học viên (xe ôtô chở khách)
Tài liệu, sổ sách học tập
Tư trang cá nhân.
* Nội dung: Thăm quan cơ sở bán tỏi lá và tỏi củ
- Nghe cán bộ bán hàng giới thiệu toàn bộ quy trình, các bước cần thực hiện
trong cửa hàng bán sản phẩm quả và kinh nghiệm trong việc bán hàng.
- Thăm quan các khâu công việc trong cửa hàng:
+ Tại nơi bảo quản sản phẩm tỏi: Xem xét cách bố trí, sắp xếp sản phẩm; các phương pháp bảo quản sản phẩm tỏi lá, tỏi củ
+ Tại nơi bán hàng: Thăm quan cách sắp xếp và trưng bày sản phẩm trong quầy hàng, hình thức niêm yết giá, giới thiệu quảng cáo sản phẩm, phương pháp giao tiếp với khách hàng, cách thống kê ghi chép sổ sách, viết hoá đơn, phương pháp cân đo, cách gói sản phẩm cho khách, các khâu công việc khi kết thúc buổi bán hàng.
- Viết thu hoạch: Nêu nhận xét qua bài thực tỏi về tất cả các nội dung, những nội dung học tập được, nêu các đề xuất, kiến nghị cụ thể.
* Địa điểm:
Tại cửa hàng bán tỏi lá, tỏi củ.
*Kết quả sản phẩm:
+ Củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả toàn bài thực hành, qua kết quả thực hành học sinh phải có được các nội dung của việc tiêu thụ hành tại cửa hàng bán tỏi lá và tỏi củ.
+ Học viên viết bài thu hoạch, giáo viên căn cứ kết quả theo dõi, hướng dẫn học viên thực hiện bài thực hành và kết quả bài thu hoạch để cho điểm đối với từng học viên.
* Hình thức tổ chức:
+ Học sinh tập trung nghe giới thiệu, hướng dẫn chung tại nơi thăm quan.
+ Chia học sinh ttỏi các nhóm (mỗi nhóm 5 - 6 người) thăm quan các khâu (công đoạn) cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ của cơ sở.
C. Ghi nhớ:
Sản phẩm tỏi lá, tỏi củ tươi rất nhanh bị hư hỏng sau khi thu hoạch. Để tiêu thụ được sản phẩm tỏi lá, tỏi củ tươi thì cần phải tăng cường đầu tư các dịch vụ sơ chế và bảo quản.
Để có được số liệu hạch toán thu chi chính xác, người sản xuất cần phải có sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin về các khoản thu chi trong suốt chu kỳ sản xuất.
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. VỊ TRÍ , TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng cây làm gia vị; được giảng dạy sau mô đun 02: Chuẩn bị đất và phân bón. Mô đun 04 cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp và cũng là mô đun bắt buộc của nghề Trồng cây làm gia vị; nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có trồng và kinh doanh tỏi trong thời gian thích hợp theo mùa vụ. Mô đun 03 có thể dạy độc lập cho các học viên và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành mô đun cho người học.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Kiến thức:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_cham_soc_thu_hoach_va_tieu_thu_toi.doc