Để phục vụ công tác đào tạo công nhân trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
cho các công ty, Nông trường cao su Quốc doanh cũng như các hộ làm cao su tiểu
điền. Chúng tôi đã biên soạn và cho phát hành giáo trình “Trồng và chăm sóc cây cao
su” theo mô đun. Mô đun này gồm có 12 bài:4
Bài mở đầu
Bài 1: Chuẩn bị cây giống
Bài 2: Trồng cây
Bài 3: Chăm sóc cây cao su
Bài 4: Trị bệnh phấn trắng hại cao su
Bài 5: Trị bệnh héo đen đầu lá
Bài 6: Trị bệnh Corynespora
Bài 7: Trị bệnh loét sọc mặt cạo
Bài 8: Trị bệnh nấm hồng hại cao su
Bài 9: Trị bệnh Botryodiploidia hại cao su
Bài 10: Trị nhện, mối, sùng hại cao su
Bài 11: Pha chế thuốc Boocdo 1%, 5%
87 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng, chăm sóc cây cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây còn ướt, bôi thuốc
Ridomil hoặc Mexyl MZ72 ngay trên đường cạo rộng 2cm của mặt cạo ngửa hoặc cạo
úp.
Bài 8: TRỊ BỆNH NẤM HỒNG HẠI CAO SU
Mã bài: MB3-09
Mục tiêu:
- Nhận biết được triệu chứng của bệnh nấm hồng gây hại trên cao su
- Lựa chọn được phương pháp và loại thuốc phòng trừ bệnh hiệu quả
- Thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ để phòng trừ
A. Nội dung:
1. Triệu chứng gây hại của bệnh nấm hồng
Khi bệnh nhẹ, vỏ có giọt mủ chảy ra, tiếp theo những khuẩn ty giống như mạng nhện
phát triển xung quanh.
Gặp điều kiện, thuận lợi vết bệnh chuyển sang hồng nhạt và lan rộng, khuẩn ty phân
bố dày đặc và nấm xâm nhập sâu vào vỏ, mủ chảy nhiều thành vệt dài và hóa đen.
Nếu gặp điều kiện bất lợi nấm sẽ ngừng phát triển và sẽ hoạt động trở lại vào mùa mưa
năm tới.
Đây là thời đểm phòng trị hiệu quả nhất khi phát hiện các triệu chứng này trên vườn
cây cao su.
67
Triệu chứng bệnh nhẹ
Khi bệnh nặng, vết bệnh chuyển sang mầu hồng đậm, phần tán lá phíatrên chuyển qua
vàng và héo rũ sau đó chết khô. Ngay dưới vết bệnh xuất hiện chồi bất định, lúc này
vỏ đã hoàn toàn bị hủy hoại và nứt từng mảng.
Thời điểm này phun thuốc bệnh không bị tiêu diệt mà chúng bị ngừng phát sinh phát
triển, tạm thời không phát bệnh ra mà ẩn vào trong thân cây, khi gặp điều kiện thời tiết
thuận lợi bệnh lại xuất hiện trở lại.
Bệnh nhẹ thường phổ biến vào đầu mùa mưa (tháng 6-7) và bệnh nặng vào những
tháng mưa dầm (tháng 9-10).
Triệu chứng bệnh nặng
68
2. Phòng trị bệnh nấm hồng
Dọn sạch tàn dư thực vật trong vườn (lô), phát thấp cỏ giữa hai hàng cao su, kéo các
cành cây cao su bị bệnh ra ngoài bìa lô đem đốt.
Bón phân đầy đủ và cân đối, sử dụng phân hữu cơ (phân gà) cần xử lý trước khi bón.
Sử dụng thuốc Validacin 5L nồng độ 2%, hoặc Anvil 5SC nồng độ 0,5% phun thuốc
phủ trùm lên vết bệnh, rộng 20-30 cm, với chu kỳ 7-10 ngày/lần cho đến khi vết bệnh
không phát triển. Phát hiện và xử lý khi vết bệnh còn nhẹ sẽ đạt hiệu quả cao và chi
phí thấp, cũng như tránh lây lan.
Thuốc Validan 5DD, có chứa hoạt
chất Validamycine A.
69
Thuốc Anvil 5SC, chứa hoạt chất
Hexaconazole
Phun trị bệnh nấm hồng trên cây cao
su
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Bài tập: Mỗi học viên điều tra 01 điểm, ghi nhận số cây bị bệnh, ở cấp bẹnh nào, sau
đó hướng dẫn tính tỷ lệ bệnh, và chỉ số bệnh, đánh giá tình trạng bệnh và đề xuất
hướng giải quyết hiệu quả.
- Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, vườn cây cao su kiến thiết cơ bản,
vườn cây cao su kinh doanh
70
- Nguồn lực thực hiện:
+ Kéo bấm cành: 02 cái/ nhóm 05 học viên; cuốc : 3 cái/nhóm 05 học viên
+ Thúng: 2 cái/ nhóm 05 học viên; phân, thuốc BVTV
C. Ghi nhớ
Bệnh nấm hồng gây hại nặng vào mùa mưa trên cây cao su tuổi 3 – 10, vị trí
thường gây hại ở chảng ba giữa thân chính và cành cấp 1.
Ban đầu vết bệnh xì mủ ở vỏ thân, sau đó xuất hiện tơ nấm màu trắng nhạt, sau
phát triển thành màu hồng, khi hại nặng tại vết bệnh vỏ thân rộp, nứt vỏ, chồi bất định
phía dưới vết bệnh mọc ra, ngọn héo vàng và khô.
Phòng trị hiệu quả, vào mùa mưa thường xuyên thăm vườn, quan sát thấy vết
bệnh ở giai đoạn đầu xì mủ hay tơ nấm màu trắng nhạt dùng thuốc Validacine 5L phun
trùm kín vết bệnh, phun định kỳ 2-4 tuần/lần, phun 2-3 lần/năm.
Bài 9: TRỊ BỆNH Botryodiploidia HẠI CAO SU
Mã bài: MB3-10
Mục tiêu:
- Nhận biết được triệu chứng của bệnh Botryodiploidia
- Lựa chọn được phương pháp và loại thuốc phòng trừ bệnh hiệu quả
- Thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ để phòng trừ
A. Nội dung:
1. Triệu chứng gây hại của bệnh Botryodiploidia trên cây cao su
Xuất hiện trên phần vỏ nguyên sinh đã hóa nâu của cây cao su từ 3 năm tuổi trở lên,
nhất là vùng cao su tái canh.
Ban đầu xuất hiện các mụn nhỏ kích thước 1 - 2 mm trên vỏ hóa nâu. Sau đó các mụn
này phát triển toàn bộ thân cành. Cuối cùng toàn bộ thân cành bị nứt và có màu nâu
71
đặc trưng với mủ rỉ ra từ những vết nứt. Lớp biểu bì bên ngoài dày do nhiều lớp tạo
thành.
Trên thân đôi khi xuất hiện chồi, những cây bị nhiễm bệnh nặng hầu như sinh trưởng
bị chựng lại, đôi khi chết cả cây.
Triệu chứng bệnh nhẹ
Triệu chứng bệnh nặng
2. Phòng trị bệnh Botryodiploidia
Khi phát hiện trên vườn cây cao su có những triệu chứng trên cần xử lý ngay bằng
cách sử dụng thuốc có chứa hoạt chất carbendazim, pha nồng độ 0,5%, phun phủ trùm
ướt toàn bộ vết bệnh, phun 2 -3 lần với chu kỳ 10 – 14 ngày/lần.
72
Thuốc trị bệnh có chứa hoạt chất
carbendazim như Carban 50SC hoặc
Appencarb supper 50FL.
Pha thuốc với nồng độ 0,5%, phun
phủ trùm lên vết bệnh, ướt toàn bộ
thân chính của cây.
Phun thuốc trị bệnh Botryodiploidia
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Bài tập: Mỗi học viên điều tra 01 điểm, ghi nhận số cây bị bệnh, ở cấp bệnh nào, sau
đó hướng dẫn tính tỷ lệ bệnh, và chỉ số bệnh, đánh giá tình trạng bệnh và đề xuất
hướng giải quyết hiệu quả.
73
- Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, vườn cây cao su kiến thiết cơ bản,
vườn cây cao su kinh doanh
- Nguồn lực thực hiện:
+ Kéo bấm cành: 02 cái/ nhóm 05 học viên; cuốc : 3 cái/nhóm 05 học viên
+ Thúng: 2 cái/ nhóm 05 học viên; phân, thuốc BVTV
C. Ghi nhớ
Bệnh nứt vỏ thân Botryodiploidia gây hại quanh năm, ban đầu vết bệnh xuất
hiện những mụn nhỏ sau đó lớn dần, vỏ thân rộp và nứt, cây sinh trưởng chậm, bệnh
hại nặng có thể làm cho chết cả cây.
Dùng thuốc có hoạt chất carbendazim, pha với nồng độ 0,5% phun phủ trùm lên
vết bệnh, ướt toàn bộ thân chính của cây.
Bài 10: TRỪ NHỆN, MỐI, SÙNG HẠI CAO SU
Mã bài: MB3-11
Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm hình thái của nhện, mối gây hại trên cao su
- Lựa chọn được phương pháp và loại thuốc phòng trừ nhện, mối hiệu quả
- Thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ để phòng trừ
A. Nội dung:
1. Nhện gây hại trên cây cao su
Loài Hemitarsonemus latus Banks gây hại cho cây cao su trong mọi giai đoạn sinh
trưởng và xảy ra quanh năm.
Nhện vàng gây hại cùng thời điểm với bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá nên mức độ
thiệt hại tăng lên đáng kể.
Lá cây cao su non bị nhện hại sẽ đổi màu xanh nhạt và biến dạng, quăn, sau đó rụng
từng lá chét một cuối cùng đến cuống lá.
74
Nhện vàng gây hại trên lá và chồi non
Nhện đỏ gây hại trên lá và chồi non
* Phòng trị nhện gây hại cây cao su
Hiện nay thường dùng thuốc Sulox 80 WP trừ nhện và bệnh hại cây. Dùng thuốc theo
khuyến cáo ghi trên bao bì của thuốc.
Thuốc trừ nhện Sulox 80 WP
75
2. Mối gây hại trên vƣờn cây cao su
Là loại côn trùng sống thành xã hội riêng biệt và có phân công cụ thể gồm: mối chúa,
mối đực, mối lính và mối thợ.
Trong vườn cao su, Coptotermes curvignathus không những tấn công các bộ phận đã
chết như phần thân cây gốc ghép của cây giống stump trần hay bầu cắt ngọn khi tủ gốc
bị lấp kín của vườn cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản hay chúng ăn lớp biểu bì ngoài
của vỏ thân cây cao su kinh doanh mà còn có khả năng gây hại cho các bộ phận còn
sống như cắn rễ, thân ngầm của cây cao su hút nước trong mùa khô.
Gia đình nhà mối
Mối gây hại lớp biểu bì ngoài của vỏ
thân cây cao su kinh doanh
76
Cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản bị
mối tấn công bộ rễ làm cho cây sinh
trưởng chậm.
3. Sùng gây hại cây cao su
Thông thường bệnh xuất hiện ở vườn cây tái canh, trồng mới đã có một, hai tầng lá
(sau khi trồng 2-3 tháng).
Cây cao su bị sùng hại thì sẽ có triệu chứng lá bị vàng toàn bộ, dần dần dẫn đến chết
cây hàng loạt với tốc độ rất nhanh.
Khi đào các hố có cây vàng lá, cây chết sâu khoảng 0,5m, thấy rễ bên và rễ đuôi
chuột cây cao su bị gặm mòn gần hết.
Trong mỗi hố có nhiều con sùng màu vàng sữa, thân cong hình chữ S đang ôm lấy rễ
đuôi chuột và rễ bên để ăn gây ra hiện tượng vàng lá, chết cây.
Ngoài ra, ấu trùng là nguồn thức ăn hợp khẩu vị cho heo rừng, nên những vườn cao su
gần rừng còn bị heo rừng phá hại.
Sùng hại cây cao su đã trở thành món ăn
bổ dưỡng của con người.
77
* Phòng trị mối và sùng gây hại cao su
Lớp đất trên (0 – 5 cm): khoanh tròn cách gốc từ 5 - 7 cm, rãi thuốc Sago Super 3G
(chlorpyrifos methyl) đều với liều lượng 10g/cây.
Lớp đất (5 – 15 cm): dùng cây xiên, xăm xiên vào phía rễ, cho thuốc vào lỗ xăm với
liều lượng 10g.
Lớp đất (15 – 30 cm): dùng cây xiên, xăm xiên vào phía rễ, cho thuốc vào lỗ xăm với
liều lượng 10g.
Cần xử lý 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 – 30 ngày
Thuốc Sago Super 3G trị mối và sùng
gây hại cao su
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Bài tập: Mỗi học viên điều tra 01 điểm, ghi nhận số cây bị bệnh, ở cấp bẹnh nào, sau
đó hướng dẫn tính tỷ lệ bệnh, và chỉ số bệnh, đánh giá tình trạng bệnh và đề xuất
hướng giải quyết hiệu quả.
- Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, vườn cây cao su kiến thiết cơ bản,
vườn cây cao su kinh doanh
- Nguồn lực thực hiện:
+ Kéo bấm cành: 02 cái/ nhóm 05 học viên; cuốc : 3 cái/nhóm 05 học viên
+ Thúng: 2 cái/ nhóm 05 học viên; phân, thuốc BVTV
78
C. Ghi nhớ
Nhện gây hại quanh năm, thường gây hại mạnh vào thời kỳ cao su thay lá, trên lá non.
Mối và sùng gây hại quanh năm, thường gây hại mạnh vào mùa khô trên vườn cây cao
su kiến thiết cơ bản, đặc biệt vườn cây dọn tàn dư cây trồng trước không kỹ.
Dùng các loại thuốc Sulox 80WP để trị nhện và thuốc Sago super 3G để trị mối và
sùng với liều lượng 20-30 gram/cây.
Bài 11: PHA CHẾ THUỐC BOOCDO 1%, 5%
Mã bài: MB3-12
Mục tiêu:
- Nhận biết được đặc điểm của thuốc Boocđo
- Thành thạo trong việc pha chế thuốc và sử dụng các dụng cụ để phòng trừ
A. Nội dung:
1. Nguyên tắc pha chế
Thuốc gốc vô cơ, có tác dụng tiếp xúc, do Millardet (Pháp) phát hiện năm 1882.
Thuốc tạo thành bằng cách pha sulfat đồng (CuSO4) và vôi (Ca(OH)2), dung dịch đã
pha có mầu xanh nhạt không mùi và pH kiềm, ít độc với người và động vật nhưng ít
bền.
Tùy theo liều lượng, kỹ thuật pha chế thuốc có nồng độ khác nhau. Trong cao su hai
nồng độ 1 và 5% thường được dùng.
Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha hay sử dụng dung dịch Bordeaux. Tốt
nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ. Thuốc pha và sử dụng trong ngày,
không lưu trữ.
Pha dung dịch Bóoc-đô 1% hay Bóoc-đô 5% đều phải tuân thủ nguyên tắc
“Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch vôi đặc”
79
2. Pha Bóoc-đô 1% (1: 1: 100)
- 1 kg sunphát đồng (có màu xanh da trời) pha trong 80 lít nước.
- 1 kg vôi bột pha trong 20 lít nước sau đó đổ nước đồng loãng vào nước vôi đặc, vừa
đổ vừa khuấy (không được đổ ngược nước vôi vào đồng).
Thử chất lượng dung dịch Bóoc-đô bằng cách dùng một que sắt mài sáng nhúng vào
dung dịch đã pha khoảng 3 phút. Nếu đầu que sắt bị rỉ vàng thì phải thêm nước vôi vào
từ từ đến khi que sắt không đổi màu. Dung dịch Bóoc-đô 1% chỉ pha đủ dùng trong
ngày. Không pha dung dịch trong thùng chứa bằng nhôm hoặc sắt.
3. Cách pha Boóc-đô đặc 5% (1: 4: 20)
- 1 kg sunphát đồng, 4 kg vôi bột, 20 lít nước.
- Pha 1 kg sunphát đồng trong 10 lít nước sạch, lọc bỏ cặn.
- 4 kg vôi bột trong 10 lít nước, lọc bỏ đá sỏi.
- Đổ nước đồng vào nước vôi khuấy đều.
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
- Bài tập: Mỗi học viên pha 01lít dung dịch Boóc-đô 1% hoặc 01lít dung dịch Boóc-đô
5% điểm, sau đó hướng dẫn cách tính toán lượng hóa chất cần dùng, pha dung dịch
Boóc-đô 1% hay Boóc-đô 5%
- Bối cảnh: Hội trường UBND Xã, cơ sở Dạy nghề, vườn cây cao su kiến thiết cơ bản,
vườn cây cao su kinh doanh
- Nguồn lực thực hiện: Hóa chất: CuSO4.5H2O, vôi tôi Ca(OH)2, cuốc 1 cái/nhóm 05
học viên, thùng 20 lít: 2 cái/ nhóm 05 học viên;
C. Ghi nhớ
Pha dung dịch Boocdo 1%: 1 kg đồng sunphate, 1 kg vôi, 100 lít nước
Pha dung dịch Boocdo 5%: 1 kg đồng sunphate, 4 kg vôi, 20 lít nước
Nguyên tắc pha: Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch vôi đặc.
80
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAO SU
1. Vị trí, tính chất của mô đun
Là một môn chuyên ngành đề cập tới kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, đặc
điểm, tác hại và biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh gây hại chủ yếu trên cao su.
2. Mục tiêu
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su.
- Nhận biết được các loài dịch hại gây hại trên cao su
- Phòng trừ được các loài dịch hại gây hại trên cao su trong thực tế
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
3. Nội dung chính của mô đun
Mã bài
Tên các bài trong Mô
đun
Loại
bài
dạy
Địa điểm THỜI GIAN (giờ)
TS LT TH KT
MĐ03-01 Bài mở đầu Lý
thuyết
Phòng
học, vườn
thực địa
2 2
MĐ03-02 Chuẩn bị cây giống Tích
hợp
Vườn thực
địa
4 1 3
MĐ03-03 Trồng cao su Tích
hợp
Vườn thực
địa
14 2 11 1
MĐ03-04 Chăm sóc cây cao su Tích
hợp
Vườn thực
địa
16 3 12 1
MĐ03-05 Trị bệnh phấn trắng Tích
hợp
Vườn thực
địa
10 1 9 1
MĐ03-06 Trị bệnh héo đen đầu lá Tích
hợp
Vườn thực
địa
10 1 9
MĐ03-07 Trị bệnh Corynespora Tích
hợp
Vườn thực
địa
10 1 9
81
Mã bài
Tên các bài trong Mô
đun
Loại
bài
dạy
Địa điểm THỜI GIAN (giờ)
TS LT TH KT
MĐ03-08 Trị bệnh loét sọc mặt cạo Tích
hợp
Vườn thực
địa
10 1 9
MĐ03-09 Trị bệnh nấm hồng Tích
hợp
Vườn thực
địa
8 1 9
MĐ03-10 Trị bệnh nứt vỏ
Botryodiploidia
Tích
hợp
Vườn thực
địa
8 1 9
MĐ03-11 Trị nhện, mối, sùng hại
cao su
Tích
hợp
Vườn thực
địa
14 1 12 1
MĐ03-12 Pha chế thuốc Boocdo
1%, 5 %
Tích
hợp
Vườn thực
địa
8 1 7
Kiểm tra hết mô đun 6 6
Tổng cộng 116 16 94 6
4. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Nguồn lực cần thiết: các dụng cụ (thước, dây, dao, kéo, cuốc, ...), vườn thực địa, vật
liệu (cây giống, phân bón, thuốc kiến, ...)
Cách tổ chức thực hiện: lớp chia thành các nhóm từ 5 – 7 học viên, sau khi quan sát
giảng viên hướng dẫn ban đầu, giảng viên giao việc cụ thể cho từng nhóm, với số
lượng và thời lượng cụ thể sau mỗi bài học.
Đánh giá kết quả học tập dựa vào sản phẩm của nhóm học viên.
5. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập
Bài 1: Chuẩn bị cây giống
82
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Tiêu chuẩn cây stump: đường kính thân
≥ 14mm, rễ cọc thẳng, dài 40-45 cm, mắt
ghép có màu xanh/xanh nâu, điểm sinh
trưởng cương hạt gạo.
- Tiêu chuẩn bầu hạt mắt ngủ: đường kính
thân ≥ 12mm, bầu không bị gãy, vỡ; mắt
ghép có màu xanh/xanh nâu, điểm sinh
trưởng cương hạt gạo.
- Tiêu chuẩn bầu hạt có tầng lá: đường
kính thân ≥ 12mm, bầu không bị gãy, vỡ;
tầng lá trên cùng của chồi ghép ổn định.
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu với
định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu với
quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 2: Trồng cao su
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Trồng cao su bằng cây stump/bầu hạt
mắt ngủ: mắt ghép đối diện hướng gió
chính, cây stump thẳng hàng ngang,
hàng dọc, mí dưới mắt ghép ngang
bằng mặt đất, cắm máng bảo vệ.
- Trồng cao su bằng bầu hạt có tầng lá:
chồi ghép đối diện hướng gió chính,
cây thẳng hàng ngang hàng dọc, chồi
ghép ngang bằng mặt đất, cắm que cố
định chồi ghép
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 3: Chăm sóc cây cao su
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
83
- Tỉa chồi dại, cắt chồi ngang có kiểm
soát vườn cây cao su kiến thiết cơ bản
năm thứ 2.
- Trồng xen cây họ đậu trong vườn cây
cao su kiến thiết cơ bản năm thứ 1 & 2,
kích thước cách mỗi bên gốc tổi thiểu 1
mét.
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 4: Trị bệnh phấn trắng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Bệnh hại vào mùa cao su thay lá, gây
hại trên lá non 1-2 tuần tuổi, vết bệnh
có lớp phấn màu trắng, sau chuyển
xám tro, lá quăn, rụng xuống.
- Phun phòng bằng thuốc Kumulus
trong giai đoạn vườn ươm.
- Tăng cường bón phân trong vườn cây
cao su đang khai thác
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 5: Trị bệnh héo đen đầu lá
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Bệnh hại vào mùa mưa, gây hại trên lá
non 1-2 tuần tuổi hay chồi non, vết bệnh bị
thối, màu đen ở đầu lá.
- Phun phòng trị bằng thuốc Anvil 5SC
hoặc Carbendazim
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 6: Trị bệnh Corynespora
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
84
- Bệnh hại vào mùa mưa, gây hại trên lá
chồi, thân.
- Lá bị bệnh phiến lá có màu đặc trưng
màu đỏ cam, gân lá có đốm nâu đen.
- Phun phòng trị bằng hỗn hợp thuốc 3
trong 1: Hexacolazone + Carbendazim +
Validacine với tỷ lệ 1 : 1 : 1, phun ướt toàn
bộ tán lá
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 7: Trị bệnh loét sọc mặt cạo
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Bệnh hại vào mùa mưa, gây hại trên mặt
cạo tái sinh.
- Vết bệnh là những sọc nhỏ dọc theo thân
cây, bệnh nặng thối nhũn có nước vàng rỉ
ra, có mùi hôi thối.
- Phun phòng trị bằng cách bôi thuốc
Ridomil 2% hoặc Metyl MZ72 3% ngay
trên đường cạo
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 8: Trị bệnh nấm hồng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Bệnh hại vào mùa mưa, gây hại ở chảng
ba vỏ thân cây cao su
- Vết bệnh xì mủ, tơ nấm màu trắng, màu
hồng, rộp vỏ và phát sinh chồi bất định,
chồi ngọn héo khô.
- Phun phòng trị bằng thuốc Validacine 5L
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 9: Trị bệnh nứt vỏ Botryodiploidia
85
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Bệnh hại quanh năm, gây hại ở vỏ thân
cây cao su
- Vết bệnh là những mụn nhỏ, bệnh nặng
vỏ rộp và nứt, cây sinh trưởng chậm, khô
vỏ, có thể chết cả cây.
- Phun phòng trị bằng thuốc Carbendazim
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và VSMT
Bài 10: Trị nhện, mối, sùng hại cao su
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Nhện, mối, sùng gây hại quanh năm, gây hại
nặng cho vườn cây giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Bệnh nặng, cây sinh trưởng chậm, lá vàng.
- Dùng thuốc Sulox 80WP trị nhện và Sago
super trị mối, sùng.
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và
VSMT
Bài 11: Pha chế thuốc Boocdo 1%, 5 %
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Dung dịch Boocdo 1%: 1kg đồng sunphate,
1kg vôi, 100 lít nước.
- Dung dịch Boocdo 5%: 1kg đồng sunphate,
4kg vôi, 20 lít nước.
- Nguyên tắc pha chế: Đổ dung dịch đồng
loãng vào dung dịch vôi đặc.
- Quan sát, kiểm tra thực tế
- Theo dõi thời gian và đối chiếu
với định mức
- Kiểm tra, giám sát và đối chiếu
với quy định về ATLĐ và
VSMT
6. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Huệ, 2004. Cây cao su. NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
86
2. Trang web chuyên về cao su. www.caosu.net
3. Nvv
4. Afag
5. gsgh
87
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Đăng Bổng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và
Nông Lâm Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phạm Văn Nha - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp
Cao su
3. Thư ký: Bà Lưu Thị Thanh Thất - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao
su
4. Các ủy viên:
- Ông Bùi Đình Ninh, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su
- Ông Nguyễn Thành Công, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su
- Ông Nguyễn Văn Cường, Kỹ sư Nông trường Thuận Phú, Công ty Cao su Đồng
Phú
- Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Lê Văn Kích - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su
2. Thư ký: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Các ủy viên:
- Bà Lâm Thị Xô - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su
- Ông Đỗ Quang Vịnh - Giám đốc nông trường Công ty Cao su Đồng Phú -
Ông Nguyễn Hùng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_cham_soc_cay_cao_su.pdf