Giáo trình Trồng cây trôm

Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng Trôm lấy nhựa, chúng tôi biên

soạn giáo trình mô đun: Trồng cây Trôm. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong

trong thời gian 132 giờ và gồm 05 bài:

Bài 1: Giới thiệu chung về cây Trôm

Bài 2: Sản xuất cây con Trôm

Bài 3: Trồng rừng Trôm

Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Trôm

Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm

pdf108 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây trôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính bề mặt hoặc các dung dịch muối nặng như muối axit photphoric (H3PO4) 15-20% ... Các chất đó có tác ụng giảm sức căng bề mặt và giảm nhiệt. Khi chữa cháy có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thùng, gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô. * Dập lửa bằng các chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới - Dập lửa bằng cát: Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác dụng cách ly vật liệu cháy với lửa và không khí. Những đám cháy xảy ra ở những nơi bằng phẳng có thể dùng máy cày, máy ủi vun đất cát thành từng đống, rồi dùng cuốc, xẻng quang gánh phủ lên vật liệu cháy, lớp cát cần phủ dầy 6-8 cm, rộng 40-60 cm. Cần phải nhanh và liên tục mới có kết qủa. - Dập lửa bằng chất hóa học: Các chất hóa học khi gặp lửa sẽ tạo một lượng khí nặng không cháy, ngăn oxy tiếp xúc với chỗ cháy, các chất này có tác dụng kìm hãm và tách ngọn lửa. Những chất hóa học thường dùng là: Bọt khí CO2 rất bền với nhiệt độ nên chỉ cần một lớp mỏng từ 7-10 cm là có khả năng ập lửa tắt. 2.1.2.2. Biện pháp gián tiếp Biện pháp chữa cháy gián tiếp là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, nó thường áp dụng cho đám cháy lớn, có phạm vi rộng S>1ha, diện tích còn lại của rừng rất lớn.(Làm băng cản lửa) 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ 2.2.1.1. Bệnh chảy nhựa Tên khoa học: Phytophthora spp Triệu chứng - Bệnh có nhiều ạng triệu chứng khác nhau trên lá, thân, trái và rễ, bệnh có thể phát triển nhanh lên ngọn hoặc quanh gốc thân. - Ở rễ, những vết thối màu nâu tối trên rễ inh ưỡng lan nhanh sang rễ lớn và rễ cái, gây biến màu hệ thống rễ, khi kéo lên vỏ rễ tuột ra ngoài. 77 - Trên thân, những khu vực sũng nước có màu tối với nhựa cây tiết ra xung quanh, bên trong vỏ bị chết, mô gỗ bị hóa nâu thành những sọc, cây bệnh có tán vàng, sinh trưởng kém, năng suất thấp và có thể chết sau đó. Hình 4.4.7: Bệnh chảy nhựa - Trên lá, vết bệnh là những khu vực có màu đen tối sũng nước, chồi non bị hóa đen và chết, lá bị bệnh bị rụng trong khi vẫn còn xanh. Trên quả đầu tiên là những vết có màu nâu tối lan rộng nhanh bên ngoài vỏ và vào sâu bên trong quả, quả bệnh có mùi đặc trưng và rụng sớm, trời ẩm có thể thấy một lớp nấm màu trắng xuất hiện trên vết thối. Tác nhân gây bệnh Do nấm Phytophthora spp. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh - Nấm nhiễm vào gốc qua vết thương mới ở gốc, cổ rễ. Nấm có thể tồn tại trong đất và lây lan rất nhanh qua rễ hoặc nhờ nước mưa. Điều kiện nóng ẩm, những bào tử tạo ra trên quả bệnh có thể lây lan lên tán cây cao hơn. - Đất bị úng nước hay thừa ẩm làm cho bệnh phát triển mạnh hơn Biện pháp phòng trừ - Tạo điều kiện thoát nước tốt rừng cây, tránh cho cây bị thừa nước. - Vệ sinh rừng, tỉa cành, tạo tán thông thoáng. - Không trồng quá sâu, nên trồng ở mật độ thích hợp. - Tránh gây vết thương trên rễ và cây khi chăm sóc. - Các biện pháp như bón thêm phân hữu cơ hoai mục, sử ụng nấm đối kháng Tricho erma spp có tác ụng khống chế nguồn bệnh trong đất. - Sử ụng thuốc trừ nấm như Mexyl-MZ, Ridomil-MZ, Topsin M, Aliette, ; có thể phun đều trên tán cây và đất xung quanh cây, hay cạo vết bệnh và quét ung ịch thuốc. 2.2.1.2. Bệnh thán thư Bệnh thán thư có những năm gặp điều kiện thời tiết phù hợp, bệnh phát triển thành ịch gây thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng và chất lượng, o yếu tố thâm 78 canh, tập trung nên sự lây lan rất lớn, kỹ thuật phòng trị bệnh là yếu tố không thể bỏ qua. Triệu chứng Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả. Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng. Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị teo tóp khô đi. Nụ hoa quả bị bệnh thì có màu nâu đen và bị rụng. Tác nhân gây bệnh Bệnh o nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nóng, ẩm, thiếu ánh nắng. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn Trôm ra lộc, ra nụ hoa quả, lại gặp mưa ẩm. Trong các rừng ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối và ư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, làm tăng ẩm độ của vườn và làm thiếu ánh nắng thì bệnh thường nặng.. Cách phòng trừ Vệ sinh rừng cây, trừ sạch cỏ ại, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu cho thông thoáng tán cây, nhằm hạn chế ẩm độ cao và làm ánh nắng chiếu vào ễ àng. Cắt tỉa hợp lý cũng giúp cho việc phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được thuận lợi. Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm. Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng cách phun qua lá loại phân bón lá: POLYFEED 15-15-30 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường phân sự hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng. Vào giai đoạn cây ra chồi non và nụ hoa quả, nếu gặp trời mưa ẩm thì phải kịp thời phun phòng ngừa bằng CARBENZIM 500FL + DIPOMATE 80WP, với liều lượng pha tương ứng: 0,3 lít + 0,5 kg /phuy 200 lit nước, hay 20ml + 50g/ bình phun loại 16 lít nước để phun ướt đều tán cây. Trong giai đoạn nụ hoa quả non, nếu phát hiện Trôm chớm bị bệnh, thì lần đầu phun bằng CARBENZIM 500FL với liều lượng như trên, sau đó 7-10 ngày phun tiếp bằng BENDAZOL 50WP, với liều lượng 0,5kg /phuy 200 lit nước, hay 50-60g/ bình 16 lít. 2.2.1.3. Bệnh bồ hóng Tác nhân gây bệnh Bệnh o nấm Capno ium mangifera phát triển thành từng mảng đen hoặc Meliola mangifera tạo thành những đốm nhỏ bám trên mặt lá, cành và các gié hoa. Triệu chứng Bệnh này được gọi là bệnh bồ hóng vì loại nấm này phát triển mạnh tạo thành một lớp bồ hóng trên mặt lá, trên quả non làm rụng hoa, rụng quả non, gây 79 trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt. Bệnh thường phát triển mạnh trên những cây có nhiều rệp muội, rệp sáp vì nấm bồ hóng này chỉ phát triển được khi có chất mật ngọt o rệp bài tiết ra. Cách phòng trừ -Phòng trị bằng cách không trồng ày ẫn đến thiếu ánh sáng, không trồng gần những cây ăn quả khác đang bị nhiễm bệnh bồ hóng; iệt trừ hết rầy, rệp bằng các loại thuốc trừ sâu, trừ rệp hóa học tự khắc sẽ hết bệnh bồ hóng. Trong các tháng khô nóng, các lớp nấm bồ hóng này cũng tự khô chết và bong ra. - Bón đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm giúp cây nhanh hồi phục và sinh trưởng, phát triển tốt nhằm tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây. Kết hợp với việc bón phân, làm cỏ thì cắt tỉa bớt những cành tăm, cành vượt trong tán, cành sâu bệnh cho rừng cây thông thoáng, có đủ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt, tránh được sự phát triển của địa y, nấm bệnh. Nếu trên cành nhỏ, tán lá mà bị nhiều muội đen, bồ hóng thì có thể pha nước xà phòng phun kỹ trên tán sẽ làm cho nấm bồ hóng bong và trôi đi hết, nhất là kết hợp với đợt mưa. Pha Boócđô 1% hoặc Oxýt clorua đồng 2% phun kỹ trong và ngoài tán, kể các cành nhỏ. Với địa y và nấm nhung, nấm hồng thì ùng chổi rơm, chổi đót quét thuốc Boócđô 3% hoặc Oxýt clorua đồng 3% từ các cành lớn xuống thân và gốc cây, nhất là vào những tháng cuối năm, trước khi vào mùa xuân ẩm ướt. Trước thời kỳ cây ra hoa cần phun phòng các loại thuốc chống nấm đặc hiệu như Aliette, Ridomil, Benomyl, Dithane M-45 pha nồng độ 0,15-0,2% để trị bệnh thán thư hại hoa và chống rụng quả non. 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ Cây Trôm rất ít khi bị sâu hại. Thường gặp là Rầy phấn trắng. Hình 4.4.8: Rầy phấn trắng Rầy phấn trắng thuộc bộ cánh đều (Homoptera), họ Aleyrodidae, cơ thể nhỏ, ài khoảng 1 – 3 mm, gân cánh trước là gân đơn hoặc phân một nhánh. Thành trùng là loài bướm nhỏ, cả con đực và cái đều có cánh, cánh được phủ một 80 lớp bụi sáp trắng mịn. Cả thành trùng và ấu trùng đều cư trú ở mặt ưới lá và chích hút nhựa lá. Sự biến thái của rầy phấn trắng có điểm khác với các họ khác thuộc bộHomoptera, giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động, nhưng tuổi 2, 3, 4 thì không hoạt động giống như vảy của rệp ính, cánh phát triển trong suốt giai đoạn biến thái sẽ lộ ra khi chúng vũ hoá thành con trưởng thành. Rầy phấn trắng gây hại ưới 3 hình thức: trực tiếp, gián tiếp, và có vai trò như một vector truyền bệnh. 2.2.2.1. Đặc điểm sinh học Mưa lớn và nhiệt độ hơi lạnh có thể tạm thời làm giảm mật số của rầy phấn trắng. Tỷ lệ tử vong gia tăng đáng kể giữa nhiệt độ từ 40 – 45 độ C đối với giai đoạn ấu trùng và ở giữa 35 – 40 độ C đối với rầy phấn trắng trưởng thành. Ấu trùng và thành trùng đều tấn công ở mặt ưới của lá, o cấu trúc ở mặt ưới lá có liên quan đến tính ưa thích ký chủ của loài rầy này. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút ịch của lá cây, tiết mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển trên lá. Chúng gây hại chủ yếu trong mùa nắng. * Trứng Trứng thường được đẻ ở mặt ưới của lá, ở góc phải đến gân lá. Giai đoạn ủ trứng khoảng 9 – 11 ngày trong điều kiện nhà kính ở nhiệt độ từ 20 – 39 độ. Thời gian ủ trứng ở nhiệt độ 28 – 33 độ C, ẩm độ không khí 65 - 75% là 7 ngày ( ao động từ 6 - 8 ngày). * Ấu trùng Rầy phấn trắng có 4 giai đoạn ấu trùng. Giai đoạn đầu tiên của ấu trùng đôi khi còn được gọi là “con rận”, là giai đoạn ấu trùng có chân bò và râu rõ rệt, giai đoạn đầu là giai đoạn uy nhất có khả năng i chuyển nhanh nhẹn. Tất cả các giai đoạn ấu trùng khác thì chúng bất động. Ấu trùng tuổi 1 mới nở i động, sớm tìm nơi phù hợp ở mặt lá để sống cố định. Ông ghi nhận thời gian tuổi 1 kéo ài 4,2 ngày ( ao động trong khoảng 3 – 5 ngày), tuổi 2 là 3,6 ngày ( ao động trong khoảng 2 - 7 ngày), tuổi 3 là 3,4 ngày ( ao động trong khoảng 3 - 7 ngày), tuổi 4 là 8,8 ngày ( ao động trong khoảng 8 - 14 ngày) ở nhiệt độ 28 – 33 độ C, ẩm độ không khí 65 - 75%. * Nhộng Ấu trùng tuổi cuối được xem như giai đoạn “nhộng”, kéo ài khoảng 1 tuần. Giai đoạn nhộng khoảng 10 – 11 ngày trong điều kiện nhà kính ở nhiệt độ 20 – 39 độ C. * Thành trùng Thành trùng cái đẻ trứng ngay trong ngày vũ hóa và tiếp tục đẻ trứng trong suốt vòng đời của chúng. 81 Nếu không giao phối con cái sẽ đẻ thế hệ con cháu toàn là con đực, nếu giao phối sẽ đẻ cả đực và cái. Chúng hoạt động linh hoạt nhất trong một vài giờ buổi sáng. Giao phối xảy ra trong khoảng thời gian buổi. Thời gian sống ở điều kiện thí nghiệm đối với con đực là 2,8 ngày ( ao động trong khoảng 2 – ngày), con cái là 2,8 ngày ( ao động trong khoảng 1 – 4 ngày). 2.2.2.2. Đặc điểm hình thái học * Trứng Con cái đẻ từ 14 – 26 trứng thành những vòng tròn xoắn ốc ngay trên biểu bì của mặt ưới lá. Đây cũng là điểm đặc trưng để nhận ạng loài rầy này. Ổ trứng gồm một hay nhiều trứng nhỏ, hình elip, vỏ bọc nhẵn, trứng màu vàng đến nâu vàng, cùng với nhiều chất sáp nhỏ, bám ở bề mặt của lá, thường là mặt ưới của lá cây, nó không theo một quy luật nào cả, sáp phủ theo đường, điển hình là tạo thành một mẫu hơi xoắn. Hình 4.4.9: Trứng Rầy phấn trắng * Ấu trùng Cơ thể ấu trùng tuổi 1 ài 0,25 mm, rộng 0,1 mm, chưa phủ lớp phấn sáp trắng, cơ thể ấu trùng tuổi 2 có chiều ài 0,6 mm, rộng 0,4 mm; tuổi 3 ài 1 mm, rộng 0,7 mm ; tuổi 4 ài 1,2 mm, rộng 0,9 mm. Hình 4.4.10: Ấu trùng Rầy phấn trắng * Nhộng 82 Trên cơ thể ấu trùng tuổi cuối của rầy phấn trắng có những sợi sáp trắng dài. Hình 4.4.11: Nhộng Rầy phấn trắng * Thành trùng Thành trùng có màu trắng và có kích thước nhỏ, chiều ài khoảng 2 – 3 mm và có phủ một lớp sáp mịn trên cơ thể. Chúng gần giống như loài bướm nhỏ, cả con đực và con cái đều có cánh. Mắt có màu đỏ nâu hơi sậm. Cánh của chúng trong suốt khi mới vũ hóa và sau khi vũ hoá một vài giờ thì phủ lên một lớp phấn. Thành trùng có hai cặp cánh trắng ài khoảng 1,5 mm. Râu đầu có 7 đốt. Hình 4.4.12: Rầy phấn trắng trưởng thành 2.2.2.3. Cách gây hại Rầy phấn trắng có thể gây hại theo 3 cách sau: gây hại trực tiếp, gây hại gián tiếp và truyền bệnh. Gây hại trực tiếp: bằng cách chích hút ịch của lá cây non lúc giai đoạn ấu trùng tuổi 1 và giai đoạn thành trùng của rầy phấn trắng. Điều này làm cho lá cây bị rụng sớm. Cách gây hại trực tiếp, ngay cả khi sự phá hại ở mức độ nặng, thường thì nó cũng không làm chết. Gây hại gián tiếp: Do sự bài tiết chất mật ngọt và lớp sáp trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, giảm khả năng quang hợp và làm giảm giá trị thương phẩm của sản. 83 Truyền bệnh virus: Rầy chích hút ở cây bệnh khảm o virus, sau đó bay sang chích hút ở cây khỏe thì sẽ truyền virus qua cây này, làm cho cây bị nhiễm virus với các triệu chứng thể hiện như: chùn đọt, ngừng sinh trưởng, cây yếu, thất thu năng suất trầm trọng. 2.2.2.4. Biện pháp phòng trị - Vệ sinh rừng, tỉa bỏ các lá ở gốc để rừng cây thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của rầy phấn trắng. - Rầy phấn trắng có rất nhiều loài thiên địch trong tự nhiên bao gồm các loài nấm kí sinh, ong kí sinh và cả các loài thiên địch ăn thịt. - Có thể sử ụng các loại thuốc hoá học để iệt rầy phấn trắng như Applau 10 WP, Baythroid 5 SL, Trebon 10 EC, Pegasus 500 SC kết hợp với ầu khoáng. 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại Giai đoạn còn nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu cấm chăn thả gia súc trong rừng nhằm ngăn chặn sự phá hoại của con người và gia súc. Tại các cửa rừng, thôn bản, UBND xã, cạnh đường quốc lộ, đường mòn cần treo các biển báo, biển cấm chăn thả gia súc và bảng nội qui BVR để mọi người chấp hành. Đồng thời tuyên truyền giáo dục phổ cập trong thôn bản về việc cấm chăn thả gia súc và rừng trong 3 năm đầu sau khi trồng bằng cách lồng ghép các hội nghị tuyên truyền pháp luật, các văn bản, quy trình BVR một cách thường xuyên liên tục. Tổ chức họp dân thôn bản hướng dẫn bà con chăn thả gia súc đúng biện pháp kỹ thuật. Khi chăn thả gia súc phải có người trông coi chăn ắt nhằm hạn chế gia súc phá hoại cây non, rừng mới trồng. Việc chăn thả gia súc với số lượng lớn hàng năm cũng có ý nghĩa làm giảm số lượng vật liệu cháy và tăng độ phì nhiêu cho đất rừng, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Đơn vị quản lý rừng phải chuẩn bị đầy đủ những trang thiết bị dụng cụ, nhân lực cần thiết phòng khi có cháy rừng thì kịp thời dập tắt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Các công việc khi chăm sóc rừng Trôm a. Dãy cỏ xung quanh gốc, bón phân b. Xới đất, tủ gốc c. Trồng dặm, sửa cây đổ ngã d. a, b và c Câu 2: Tiến hành dãy cỏ xung quanh gốc cây với bán kính a. 0,5 – 0,8 m 84 b. 0,8 - 1 m c. 1- 1,2 m Câu 3: Năm thứ 1 bón bổ sung a. 0,02 – 0,07 kg/gốc b. 0,05 – 0,1 kg/gốc c. 0,08 – 0,13 kg/gốc Câu 4: Năm thứ 3 bón bổ sung a. 0,1 kg/gốc b. 0,15 kg/gốc c. 0,2 kg/gốc Câu 5: Các biện pháp phòng cháy rừng a. Làm chòi canh phát hiện cháy rừng, xây dựng đường băng b. Đào kênh ngăn cản cháy rừng, vệ sinh rừng và làm giảm vật liệu cháy c. a và b Câu 6: Để tang tác dụng dập lửa của nước, người ta hòa tan muối axit phosphoric vào nước với nồng độ a. 10 – 15% b. 15 – 20% c. 20 – 25 % Câu 7: Bệnh chảy nhựa xuất hiện trên a. Lá, thân, rễ, quả b. Lá, thân, rễ c. Lá, rễ, quả Câu 8: Biện pháp phòng trừ bệnh chảy nhựa a. Vệ sinh rừng, tỉa cành, tạo tán thông thoáng. Tránh gây vết thương trên rễ và cây khi chăm sóc. b. Các biện pháp như bón thêm phân hữu cơ hoai mục, sử ụng nấm đối kháng Tricho erma spp có tác ụng khống chế nguồn bệnh trong đất. Sử ụng thuốc trừ nấm như Mexyl-MZ, Ridomil-MZ, Topsin M, Aliette d. a và b Câu 9: Bệnh thán thư phát sinh trong điều kiện a. Nóng, ẩm, thiếu ánh nằng b. Lạnh, ẩm, thiếu ánh nắng c. Lạnh, khô, thiếu ánh nắng Câu 10: Phun phòng ngừa bệnh thán thư bằng bằng CARBENZIM 500FL + DIPOMATE 80WP, với liều lượng pha 85 a. 0,3 lít + 0,5 kg /150 lit nước b. 0,3 lít + 0,5 kg /200 lit nước c. 0,5 lít + 0,7 kg /200 lit nước Câu 11: Triệu chứng của bệnh bồ hóng a. Tạo thành từng mảng đen hoặc đốm nhỏ bám trên bề mặt lá, cành và các gié hoa. b. Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng. c. Cây bệnh có tán vàng, sinh trưởng kém, năng suất thấp và có thể chết sau đó. Câu 12: Bệnh bồ hóng thường phát triển mạnh trên những cây có a. Nhện b. Rầy c. a và b Câu 13: Con đường gây hại của rầy phấn trắng a. Gây hại trực tiếp và gián tiếp b. Gây hại trực tiếp và truyền bệnh c. Gây hại trực tiếp, gián tiếp và truyền bệnh Câu 14: Biện pháp phòng trị rầy phấn trắng a. Vệ sinh rừng, tỉa bỏ các lá ở gốc để rừng cây thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của rầy phấn trắng. b. Sử ụng các loài nấm kí sinh, ong kí sinh và cả các loài thiên địch ăn thịt. c. Sử ụng các loại thuốc hoá học để iệt rầy phấn trắng như Applau 10 WP, Baythroid 5 SL, Trebon 10 EC, Pegasus 500 SC kết hợp với ầu khoáng. d. a, b và c Câu 15: Biện pháp ngăn chặn người và gia súc phá hoại a. Cấm chăn thả gia súc trong rừng, đặc biệt trong 3 năm đầu b. Tuyên truyền giáo ục cho người ân hiểu về bảo vệ rừng c. Hướng ẫn bà con cách chăn thả gia súc đúng biện pháp kỹ thuật d. a, b và c 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 4.1: Thực hiện chăm sóc 40 cây Trôm 1 tuổi C. Ghi nhớ Chăm sóc: Năm đầu sau khi trồng 2-3 tháng vun xới gốc rộng 1m và tủ cỏ rác giữ ẩm cho cây. Năm thứ 2 và 3, mỗi năm chăm sóc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, phát luỗng cây cỏ xâm lấn và vun xới, tủ gốc như năm thứ 1. 86 Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm MĐ: 04 - 05 Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm; - Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Trôm; - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. A. Nội dung 1. Khai thác nhựa Trôm 1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác Hình 4.5.1: Túi nilon trắng Hình 4.5.2: Kéo cắt cành Hình 4.5.3: Băng ính bản rộng 5cm Hình 4.5.4: Máy khoan cầm tay và mũi khoan loại 18ly 87 Hình 4.5.5: Đục loại mũi rộng 2cm Hình 4.5.6: Búa Hình 4.5.7: Dao cạo vỏ Hình 4.5.8: Khay đựng nhựa Trôm 1.2. Chọn thời điểm khai thác Khai thác vào mùa nắng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Thời gian còn lại để cho cây ưỡng sức. Với cây Trôm trên đất tốt, phát triển mạnh thì năm thứ 3- 4, cao 4-6 m, đường kính bình quân 10 - 15 cm bắt đầu tiến hành khai thác nhựa. Với cây Trôm trồng trên đất khô cằn, nắng hạn thì trồng khoảng 5-7 năm, cao 4-5m, đường kính bình quân trên 30cm mới bắt đầu khai thác. Trôm cho khai thác nhựa quanh năm, nhưng tháng 3-4 cây rụng lá nên ngừng khai thác. 88 Hình 4.5.9: Rừng Trôm bắt đầu cho khai thác 1.3. Khai thác nhựa 1.2.1. Khai thác trên thân Thực hiện khai thác nhựa Trôm trên thân theo các bước sau: Bước 1: Xử lý thực bì và làm sạch thân cây khai thác - Phát dọn thực bì toàn diện khu vựa khai thác nhựa. - Làm sạch thân cây cần khai thác. Hình 4.5.10: Khu vực khai thác đã được xử lý thực bì 89 Bước 2: Khai thác nhựa Trên thân cây Trôm, mở lỗ cách gốc 50cm đến nơi cây phân cành. Hình 4.5.11: Giới hạn đục lỗ trên thân cây Lỗ hình vuông hoặc tròn, có kích thước 2 cm x 2 cm, sâu vừa hết lớp vỏ, cách tượng tầng 1 - 1,3 mm. Hình 4.5.12: Lỗ đục đạt tiêu chuẩn Theo chiều thẳng đứng, lỗ cách lỗ 30 cm; theo chu vi, lỗ các lỗ 20 cm; sát lỗ chéo nhau. Số lượng lỗ nhiều hay ít tùy theo thân cây to hay nhỏ. Hình 4.5.13: Khoảng cách giữa các lỗ đục 90 Sau đó, từ các lỗ bị đục tiết ra nhựa (mủ). Nhựa Trôm tiết ra đông thành từng cục nhỏ tựu bám vào vỏ cây trên miệng lỗ đục. Hình 4.5.14: Các lỗ đục đang tiết nhựa Để đục lỗ trên thân cây Trôm có nhiều cách. Hiện nay sử dụng chủ yếu 2 cách sau: * Cách 1: Sử dụng dùi nhọn hoặc ống sắt đục vào thân cây - Trên thân cây rạch lớp vỏ mỏng bên ngoài theo chiều rộng 20cm, theo chiều dài 3cm. - Dùng ùi đục có miệng đục dài 2cm hoặc ống sắt có kích thước miệng 2x2 cm đục các lỗ hình tròn hoặc hình vuông lên thân cây, sâu vừa hết lớp vỏ. Loại bỏ hết lớp vỏ thừa. Hình 4.5.15: Khai thác nhựa bằng cách đục lên thân cây 91 Hình 4.5.16: Khai thác gần gốc cây, dùng nilon che vết đục Chú ý: Tại những vị trí khai thác gần gốc cây cần quấn nilon để chắn bụi bẩn ưới đất tiếp xúc lên nhựa. Làm theo cách này nhựa thường bị vàng, chất lượng nhựa kém và phải tốn công để làm sạch nhựa. * Cách 2: Sử dụng máy khoan cầm tay Cách làm này đỡ tốn công sức hơn so với cách ùng đục để đục. Cách làm này ít làm cây bị tổn thương, nhựa ra đều, nhanh lành vết a hơn Tuy nhiên cần vốn đầu tư về trang thiết bị cao hơn. Trước tiên, bên ngoài, gần chỗ khoan, ùng băng keo trắng quấn quanh thân cây khoảng 10 cm. Hình 4.5.17: Quấn băng ính 92 Sau đó ùng mũi khoan loại 18 ly khoan thẳng vào thân cây Hình 4.5.18: Khoan thẳng vào thân . Nhựa tiết ra sẽ tụ cục trên băng keo. Hình 4.5.19: Nhựa tiết ra 1.2.2. Khai thác trên cành Đây là phương pháp lấy nhựa bằng cách cắt ngọn đầu cành. Để khai thác, tiến hành lựa những cành trung bình không non cũng không già và cắt phần ngọn. Hình 4.5.20: Chọn cành cắt ngọn 93 Sau đó, ùng bao nilon bao lại, dùng dây buộc chặt. Với phương pháp này, chất lượng nhựa tốt nhất khi được lấy, vì không bị oxi hóa, mủ trong, không lẫn với tạp chất và không ảnh hưởng đến chất lượng của cây. Hình 4.5.21: Buộc bao nilon tại đầu vết cắt 1.2.3. Thu nhựa Trôm - Quy trình lấy nhựa quay vòng từ 2-3 ngày, thời gian hết là lấy nhựa từ 10- 15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại. Tiếp tục ”đục” các lỗ khác để lấy nhựa. - Nếu khai thác mùa mưa, nhựa Trôm phải lấy liên tục trong ngày, không được để nhựa ính nước mưa vì trong nước mưa có axit nên nhựa sẽ bị vàng và nở nhựa sẽ hư. Hình 4.5.22: Thu nhựa Trôm 94 *Chú ý: Sau khi khai thác mủ cần phải bón phân NPK cung cấp dinh dưỡng để bồi dưỡng cây ngằm khai thác bền vững nhựa Trôm hàng năm. 2. Sơ chế và bảo quản nhựa Trôm 2.1. Sơ chế nhựa Nhựa Trôm nguyên chất có nhiều dạng với kích thước khác nhau: Màu trắng đục, màu trắng hơi vàng, loại nhựa có sợi, loại vón cục vo tròn tùy thuộc vào vị trí và tuổi cây Trôm khi lấy nhựa. Khi lấy nhựa Trôm từ thân cây vào thì phải phân loại ngay: Mủ trắng là mủ loại 1. Mủ vàng là mủ loại 2, 3. Hình 4.5.23: Nhựa Trôm sau khi phân loại Sau khi phân loại cần phơi nhựa Trôm ưới nắng gắt trong thời gian 1-2 ngày. Hình 4.5.24: Phơi nhựa Trôm ưới nắng 95 2.2. Bảo quản nhựa Nhựa Trôm sau khi được phân loại và phơi khô cần được cất giữ trong túi bóng trắng, hộp nhựa sạch nơi thoáng mát để nhựa khô, không bị tiếp xúc với hơi nước và không khí bên ngoài. Hình 4.5.25: Bảo quản nhựa Trôm trong hộp nhựa và túi bóng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Thời điểm khai thác nhựa Trôm? Câu 2: Kỹ thuật khai thác Trôm bằng ùi đục lỗ? Câu 3: Kỹ thuật khai thác Trôm bằng máy khoan cầm tay? Câu 4: Chọn cành để khai thác nhựa Trôm? Câu 5: Sơ chế và bảo quản nhựa Trôm? 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 5.1: Thực hiện đục lỗ khai thác nhựa trên 5 cây Trôm 2.2. Bài thực hành số 5.2: Thực hiện thu nhựa, sơ chế và bảo quản nhựa trên 5 cây Trôm C. Ghi nhớ Cây trồng 4-5 năm cao 5-6m, đường kính 10-12cm bắt đầu khai thác nhựa. Dùng đục tạo lỗ trên thân, cỡ 2x2cm ở độ cao 0,5m trở lên. Các lỗ đục xen kẽ nhau, có chiều sâu qua lớp vỏ vừa chạm phần gỗ. Hoặc cắt phần ngọn của một số cành trung bình, không non cũng không già, buộc chặt túi nilông hứng nhựa vào đầu cành. Không khai thác nhựa vào tháng 3-4 khi cây rụng lá. 96 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Trồng cây Trôm ta là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình ạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, Thông, Trôm”; được giảng dạy sau mô đun Trồng cây Thông. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề “Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, Thông, Trôm”; các đặc điểm có tính đặc thù của mô đun như: Yêu cầu về địa điểm thực hiện (tại cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất hay tại thực địa, mô hình sản xuất cây Trôm); thời gian giảng dạy phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. II. Mục tiêu - Về kiến thức: + Trình bày được đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu sinh thái của cây Trôm; + Trình bày được quy trình sản xuất cây con Trôm; + Trình bày được kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa Trôm. - Về kỹ năng + Thực hiện được quy trình sản xuất cây con Trôm; + Thực hiện được kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác nhựa Trôm đúng kỹ thuật. - Về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_trom.pdf
Tài liệu liên quan