Giáo trình Trồng cây thông

Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Thông lấy nhựa, chúng tôi biên

soạn giáo trình mô đun: Trồng cây Thông. Giáo trình được bố trí giảng dạy

trong thời gian 136 giờ và gồm 05 bài:

Bài 1: Giới thiệu chung về cây Thông

Bài 2: Sản xuất cây con Thông

Bài 3: Trồng rừng Thông

Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Thông

Bài 5: Khai thác, sơ chế và bảo quản nhựa Thông

pdf166 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhẹ, dễ sử dụng và dễ vận động; Khi chữa cháy rừng, việc kết hợp giữa sử dụng phương tiện cơ giới với dụng cụ thô sơ và giữa các dụng cụ thô sơ với nhau một cách hợp lý sẽ phát huy hết tác dụng của từng loại dụng cụ, có sự hỗ trợ nhau dẫn đến hiệu quả chữa cháy rừng đạt cao. - Dụng cụ chữa cháy rừng thô sơ 111 + Dùng cành lá hoặc bàn dập: Khi tiếp cận đám cháy cần nhanh chóng tìm mọi cách để dập lửa, ở trong rừng cành lá là dụng cụ phổ thông nhất để chữa cháy khi gặp cháy rừng. Chọn cành vừa phải (dài 2/3 chiều cao của người chữa cháy là phù hợp); nhiều là, tán lá rộng. Chú ý, Cần chặt bẻ cành nhánh, cành phụ không chặt cành chính gây chết cây non tái sinh. Bàn dập lửa là bàn làm bằng các thanh thép đàn hồi ghép lại thành một tấm hoặc một tấm vải bạt chịu lửa được nối với cán dập (cán dài khoảng từ 1,2m -:- 1,5m). Hình 3.4.7: Dụng cụ chữa cháy rừng + Bình chữa cháy đeo vai: Bao gồm: bình bơm nước đeo vai hoặc bình bọt (hóa chất) đeo vai. Loại bình này được sử dụng để chữa các đám cháy vừa và nhỏ, xa nguồn nước, địa hình phức tạp Để dễ ràng tiếp cận đám cháy khống chế ngọn lửa, cùng với các công cụ khác khống chế ngọn lửa. Hình 3.4.8: Bình chữa cháy đeo vai 112 + Một số dụng cụ khác như: cuốc, cào Sử dụng vào việc cuốc đất, dọn cỏ, cây bụi để làm đường băng cách ly vật liệu cháy khi chữa cháy rừng Nước được dùng phổ biến để chữa cháy rừng và nó có tác dụng cao trong chữa cháy. b) Nguyên tắc chữa cháy - Chỉ huy tại chỗ; - Lực lượng tại chỗ; - Phương tiện tại chỗ; - Hậu cần tại chỗ. c) Các biện pháp chữa cháy rừng Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yêu cầu sau: - Dập tắt lửa phải kịp thời triệt để. - Hạn chế ở mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện chữa cháy. Kỹ thuật chữa cháy rừng được chia làm hai biện pháp trực tiếp và gián tiếp: Biện pháp chữa cháy trực tiếp Biện pháp này thường được áp dụng cho những đám cháy nhỏ dưới 1ha và chủ yếu đối với đám cháy dưới mặt đất. * Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ - Khi ngọn lửa lan chậm có xu hướng cháy cả về hai phía, chiều cao ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy nhỏ thì đội hình nên bố trí thành đội 8-10 người dùng cành cây tươi hoặc bao tải ướt đập thẳng vào đám cháy. Có thể làm băng ngăn lửa trước ngọn lửa với chiều rộng băng khoảng 3 m. Trên băng bố trí người nọ cách người kia khoảng 3 m, dùng cào, cuốc kéo vật liệu ra hoặc đẩy vào đám cháy. - Khi gió mạnh đám cháy lan nhanh theo chiều gió thì đội hình sẽ bố trớ ở hai bên đám cháy. Một lực lượng dùng các dụng cụ dập lửa vào hai bên gần sau đám cháy, lực lượng còn lại tập trung làm băng như ở trên. Cả hai cách này chỉ áp dụng cho những đám cháy mới bắt đầu và diện tích nhỏ. 113 Hình 3.4.9: Dập lửa bằng dụng cụ thô sơ * Dập lửa bằng nước Nếu nước được phun với áp lực mạnh sẽ thấm sâu vào vật liệu cháy, tách thành các phần nhỏ và tách ngọn lửa khỏi vật liệu cháy. Để làm tăng tác dụng dập lửa người ta hòa vào nước các chất hoạt tính bề mặt hoặc các dung dịch muối nặng như muối axit photphoric (H3PO4) 15- 20% ... Các chất đó có tác dụng giảm sức căng bề mặt và giảm nhiệt. Khi chữa cháy có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thùng, gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô. Hình 3.4.10: Dập lửa bằng nước 114 * Dập lửa bằng các chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới - Dập lửa bằng cát: Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác dụng cách ly vật liệu cháy với lửa và không khí. Những đám cháy xảy ra ở những nơi bằng phẳng có thể dùng máy cày, máy ủi vun đất cát thành từng đống, rồi dùng cuốc, xẻng quang gánh phủ lên vật liệu cháy, lớp cát cần phủ dầy 6-8 cm, rộng 40-60 cm. Cần phải nhanh và liên tục mới có kết qủa. - Dập lửa bằng chất hóa học: Các chất hóa học khi gặp lửa sẽ tạo một lượng khí nặng không cháy, ngăn oxy tiếp xúc với chỗ cháy, các chất này có tác dụng kìm hãm và tách ngọn lửa. Những chất hóa học thường dùng là: Bọt khí CO2 rất bền với nhiệt độ nên chỉ cần một lớp mỏng từ 7-10 cm là có khả năng dập lửa tắt. Hình 3.4.11: Dập lửa bằng chất hóa học Biện pháp chữa cháy gián tiếp * Chữa cháy bằng băng trắng cản lửa. Băng trắng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy và có xu hướng cong về hai phía của ngọn lửa tùy theo diện tích cháy, tốc độ gió và địa hình. 115 Hình 3.4.12 : Chữa cháy bằng băng trắng cản lửa Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa với đám cháy tùy thuộc vào tốc độ lan tràn của đám cháy, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi thi công xong thì đám cháy mới tiến gần đến gần băng. Khi thiết kế băng phải biết lợi dụng địa hình như sông, suối, đường giao thông hoặc các đường băng đó thiết kế trước đây Băng trắng ngăn lửa thường có chiều rộng 15-20 m, nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan tràn quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể lên tới 20- 30 m. Trên băng được chặt trắng toàn bộ cây, dọn sạch cành nhánh, cỏ và các vật liệu cháy khác, nếu có điều kiện thì cuốc hoặc dùng máy cầy lật đất toàn bộ. * Chữa cháy bằng băng đốt trước Ở phía trước đám cháy tiến hành thiết kế hai băng song song có xu hướng bao quanh đám cháy, mỗi băng rộng 15-30m. Trên hai băng đó dọn vật liệu về phía giữa hai băng rồi châm lửa đốt. Chiều rộng của tuyến lửa đốt trước phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai băng được dọn sạch vật liệu lúc đầu. Chiều rộng sẽ phụ thuộc vào gió và khối lượng vật liệu cần đốt. Nếu tốc độ gió ≤5m/s, chiều rộng tuyến lửa khoảng 2-30m; nếu >5m/s thì khoảng 30-50m. Khi thi công tiến hành từ giữa cong về hai bên. d) Quy tắc phòng chữa cháy Người phòng cháy, chữa cháy cần nắm vững 10 điều quy định sau 1. Mỗi người cần nắm vững thông tin về tình hình thời tiết và dự báo cháy rừng hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần. 2. Mọi người phải thường xuyên theo dõi quan sát và thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng một cách nghiêm ngặt ở địa phương. 3. Tất cả các hoạt động ở cơ sở trong mùa cháy rừng phải luôn luôn suy nghĩ xử lý kịp thời những thay đổi về chiều gió. Các đội tình nguyện chữa 116 cháy phải thuyên chuyển lực lượng, phương tiện kịp thời, đảm bảo an toàn khi chữa cháy. 4. Trong suốt mùa cháy các chòi quan sát phải thường xuyên có người theo dõi phát hiện kịp thời mức độ nguy hiểm có thể sảy ra cháy. 5. Phải cảnh giác, bình tĩnh và hành động kiên quyết dứt khoát khi lửa xuất hiện. 6. Duy trì thông tin nhắc nhở mọi người từ thủ trưởng các đơn vị đến người dân trong rừng và ven rừng bằng các phương tiện thông tin đại chúng, luôn cảnh giác với lửa rừng. 7. Những mệnh lệnh chỉ thị đưa ra phải rõ ràng, chắc chắn, mọi người dễ hiểu để thực hiện. 8. Trong suốt mùa cháy rừng các đội hình phòng, chữa cháy rừng phải duy trì việc tiếp xúc với mọi người dân. Mỗi đội chữa cháy rừng không được phép cho bất kỳ một ai lơ là nhiệm vụ được giao. Ai rời bỏ đơn vị gây tổn hại đến lợi ích chung đều bị xử lý nghiêm minh. 9. Mỗi đơn vị phải xây dựng những tuyến đường giao thông để khi có tình huống cháy rừng nguy hiểm tràn đến phải thông tin kịp thời cho nhân dân, dân địa phương sơ tán, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản của nhân dân. 10. Chữa cháy rừng phải khẩn trươm nhưng điều tiên quyết là phải đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối cho người và các phương tiện mang theo. đ) An toàn trong phòng cháy và chữa cháy rừng Cần phải nắm vững một số quy định đảm bảo an toàn cho người chữa cháy: * Nắm vững đặc điểm vùng rừng dễ cháy, điều động lực lượng và phương tiện thích hợp. - Cán bộ kiểm lâm phải nắm vững tình hình rừng, đường, suối, dân sinh, nghề sản xuất ở địa phương. - Khi cháy rừng phải nắm được tọa độ đám cháy, mức độ, quy mô của đám cháy để huy động lực lượng, phương tịên chính xác tránh lãng phí. - Nếu cường độ đám cháy rất cao trên (400m/giờ) thì việc tiến hành chữa cháy phải tiến hành vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm. - Mọi người tham gia chữa cháy cần hiểu luật phòng cháy và kỹ thuật an toàn khi chữa cháy, không để người bệnh tật, sức khỏe yếu đi chữa cháy. * An toàn lao động khi sử dụng phương tiện. Trước mùa cháy cần chuẩn bị phương tiện đầy đủ đảm bảo sử dụng tốt. Các dụng cụ thủ công phải được mài, dũa, nêm chắc chắn và sắp xếp có thứ tự. 117 Các máy móc phải được lau chùi, sửa chữa đảm bảo vận hành tốt. Khi sử dụng máy móc hóa chất cần phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật. * Bố trí lực lượng chữa cháy. - Lực lượng chữa cháy phải được phân chia thành tổ có người chỉ huy. Khi đi chữa cháy cần phải chuẩn bị đủ nước từ 5-6 lít/người, lươm thực ít nhất 1 ngày. - Quần áo chữa cháy phải bền chắc, vận động dễ dàng. Phải đi giầy kín kiểu ủng, có mũ cứng che đầu, vải mềm che mũi. - Chuẩn bị đủ thuốc thang nhất là thuốc bỏng, bông, băng. - Nơi tập kết người chữa cháy phải cách xa phía sau đám cháy 100 m, xung quanh là băng trắng để tránh lửa lan đến. - Khi chữa cháy trong trường hợp cháy ngầm hay dùng phương pháp đốt trước người chữa cháy không được đi lại trong các băng cản lửa để tránh bị cháy hoặc bị sụt xuống hố lửa. - Khi dập lửa ở sườn dốc >200 không được đi lại ở phía cao hơn ngọn lửa đang cháy để phũng trượt chân ngó xuống đám cháy. - Những trường hợp bị thươm phải được sơ cứu kịp thời rồi đưa ngay về tuyến sau để cấp cứu. - Khi người chữa cháy bị thươm nặng hay chết đều phải lập biên bản tại chỗ để sau này tiện việc xét giải quyết chế độ chính sách cho người chữa cháy. 3.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại Với phương châm: + Phòng sâu bệnh là chính. + Trừ sâu bệnh phải kịp thời. + Phải kết hợp chặt chẽ phòng và trừ sâu bệnh trên cơ sở sinh thái học tạo thành hệ thống điều khiển quản lý bệnh hại tổng hợp, để hạn chế bệnh ở mức thấp nhất dưới ngưỡng gây hại kinh tế. + Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” 3.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ a) Bệnh rơm lá (Cercospore Fres) * Triệu chứng Qua các quá trình điều tra, có thể khẳng định là đại bộ phận rừng non bị bệnh là do mang những cây con đã bị nhiễm bệnh từ vườn ươm đi trồng, và sự phát triển của bệnh cũng mang những biểu hiện như ở vườn. - Bệnh xuất hiện từ những cây riêng lẻ. 118 - Lan dần thành từng đám, dĩ nhiên tốc độ lây lan ở đồi không thể nhanh bằng ở vườn vì cự ly từng cây xa hơn và sức sống của cây non cũng cao hơn cây ươm. Ngay sau thời gian trồng Năm đầu tiên là năm mà bệnh rơm lá thể hiện sự gây hại lớn nhất. Theo những số liệu điều tra đầu tiên trên những ô tiêu chuẩn định vị cho thấy tốc độ lây lan và mức độ bị hại của bệnh rơm lá như sau: - Tốc độ lây lan: của bệnh rơm lá rất cao, chỉ sau 1 tháng trồng 20% số cây đã bị bệnh, 2 tháng là 30%, 3 tháng tới 60%. - Mức độ bị hại: (số cây chết do bệnh rơm lá) Trong năm đầu chỉ 15 ngày sau khi trồng đã bắt đầu có cây chết và sau 1,5 tháng, hiện tượng cây chết trên đồi trở thành phổ biến. Sau 3 tháng tỷ lệ cây sống là 85% (tức là chết 15%) sau 1 năm chỉ còn 25% (chết 75%). Từ tình hình này cho thấy thời vụ trồng có tác dụng lớn đến sức đề kháng của cây: Cây trồng vào vụ thu, bệnh không có điều kiện hoạt động ngay, tức là cây có thời gian dài hơn để ổn định với môi trường sống, chuẩn bị sức chống chịu khi có bệnh xảy ra - ít nhất là 6-7 tháng. Nếu trồng vào vụ xuân thì ngay khi cây chưa bám chắc vào đất đã đến mùa hoạt động của bệnh, gặp điều kiện thuận lợi, bệnh hoạt động mạnh thì chắc chắn cây sẽ dễ dàng bị bệnh xâm nhiễm, và dễ chết. Khi rừng bắt đầu vào năm thứ hai Rừng đã đạt được mức ổn định tươm đối với môi trường sống, cây ươm đã có sức đề kháng khá hơn đối với bệnh rơm lá cũng như đối với các loại tác động có hại khác. - Cây đã phát triển tươm đối hoàn chỉnh, nếu được chăm sóc tốt thì cành lá, búp ngọn... sẽ phát triển mạnh. Đặc biệt Thông đuôi ngựa phát triển rất mạnh về chiều cao, ở Thông nhựa, chiều cao cũng phát triển mạnh hơn năm đầu, vì vậy nhìn chung, bệnh chỉ thấy ở phần lá già và các cành phía dưới, không còn hiện tượng cây chết hàng loạt. Quan hệ giữa chiều cao của cây với sự hoạt động của bệnh Tổng hợp các tài liệu thống kê về quan hệ giữa chiều cao của cây với hoạt động của bệnh, cho thấy: - Trước khi cây non đạt đến chiều cao 50-60 cm thì phần lá bệnh chiếm đa số trên cây, phần lá nhỏ chiếm tỷ lệ nhỏ. Rõ ràng tình hình đó làm cho cây suy yếu và chết. - Sau khi vượt được mức chiều cao 50-60cm thì số lượng lá bệnh chỉ chiếm phần nhỏ trên cây (ở tầng dưới - lá già - không ảnh hưởng gì tới sinh trưởng của cây). Phần lá không bệnh và búp non chiếm đa số (tới khoảng 80%) - 72,6% ở Thông đuôi ngựa và 79,1% ở Thông nhựa - nghĩa là, dù hiện tượng 119 bệnh ở cây có phổ biến (tỷ lệ cây bị bệnh cao) nhưng cũng không thể đe dọa đời sống của cây (mức độ bị bệnh không cao). Như vậy là, sự phát triển về chiều cao của cây có ảnh hưởng quan trọng đến mức gây hại của bệnh, đến tỷ lệ sống của cây trên đồi và có thể kết luận đối với Thông đuôi ngựa trên 2 năm tuổi, và Thông nhựa trên 4 năm tuổi thì bệnh rơm lá không còn là một loại bệnh nguy hiểm nữa. Thúc đẩy sự tăng trưởng chiều cao của Thông là một trong những biện pháp có tầm quan trọng quyết định đến kết quả trồng rừng Thông. * Biện pháp phòng trừ - Tìm cách kích thích sự phát triển chiều cao của cây là rất quan trọng đối với việc kháng bệnh của cây (bón Lân). .- Để đảm bảo kết quả trồng rừng, nên đặt vấn đề kiểm dịch cây trước khi đem trồng, nên qui định thành "tiêu chuẩn cây trồng" trong đó bệnh rơm lá phải là yếu tố quan trọng được xét đến. Tuyệt đối không được trồng cây có bệnh, nếu là bệnh nhẹ thì phải cắt bỏ hết lá bệnh. - Chế độ kiểm tra theo dõi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời - Bệnh xuất hiện từ từng lá, từng cây riêng lẻ, rồi lan dần ra từng đám, từng luống, từng khoảng..., thực tế mỗi cây bệnh đã trở thành ổ bệnh tự nhiên. Nếu loại trừ kịp thời và triệt để sẽ hạn chế được sự lây lan của bệnh. Tốt nhất là nên nhổ bỏ cây đã có bệnh kết hợp với việc phun thuốc phòng trừ cho những cây xung quanh. Đối với cây non mới trồng ở trên đồi cần phải cân nhắc kỹ để chọn biện pháp xử lý thích hợp, không thể áp dụng nguyên vẹn những biện pháp đã áp dụng ở vườn ươm, cũng không thể loại bỏ hết những cây có bệnh càng không thể phun thuốc hết toàn bộ diện tích rừng. - Hiện nay, ta đã ban hành qui trình phòng trừ bệnh rơm lá bằng thuốc Booc-đo. Đối với nấm Cercospora, thuốc Booc-đo đã được xác định là loại thuốc có hiệu quả nhất, với chu kỳ phun thuốc là 2 tuần 1 lần. b) Bệnh khô lá Thông * Triệu chứng - Bệnh xuất hiện trên những lá thông già, ở giữa và dưới tán cây, lá khô vàng từ gốc đến ngọn và hình thành những đốm vàng nâu. - Bệnh khô lá thông là một loại bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, bệnh nặng dễ làm chết cây. 120 Hình 3.4.13: Bệnh khô lá Thông * Biện pháp phòng trừ - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh: Trồng cây đúng lập địa, không trồng những lập địa thoát nước kém, bị úng ngập cục bộ trong mùa mưa. Không trồng cây với mật độ quá dày ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Không trồng thông nhựa, thông Mã vĩ trên các lập địa khô hạn lượng mưa bình quân thấp dưới 1.200mm/năm. - Biện pháp kiểm dịch: Đối với những vùng bị nhiễm nặng, có thể chặt toàn bộ cây bị bệnh và tiêu huỷ để tiêu diệt nguồn bệnh. Không thu và hái hạt giống từ những cây mẹ ở vùng có bệnh. - Tổ chức chăm sóc những cây thông khoẻ mạnh để tăng cường sức chống chịu bệnh. - Chọn và trồng các xuất xứ có tính chống chịu bệnh cao là một hướng đi cần được quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới. - Trên các đai keo phát triển kém cần trồng bổ sung các loài cây bản địa như: trẩu, sau sau vừa có tính chống chịu bệnh cao, sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện lập địa đồng thời tạo đai xanh phòng cháy rất tốt. - Biện pháp hóa học: Phun Booc đô 1% hoặc Benlat 0,05%, Tuzet 0,2%.... 3.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ a) Sâu róm hại thông * Đặc điểm hình thái - Sâu trưởng thành ở dạng này có đặc điểm trên cánh trước có một đốm lông màu trắng, gần mép cánh có 3 chấm đen tạo hình số 3. Loài sâu róm này bay ngoài đường cứ có ánh sáng đèn là tự tìm đến, thời gian sâu đậu nhiều nhất từ khoảng 19 giờ tối đến 4 giờ sáng. 121 - Sâu non có 6 tuổi với những chùm long trên lưng nên gọi là sâu róm. Các tuổi khác nhau về hình thái, kích thước, màu sắc và vị trí lông như sau: + Tuổi 1: màu xám, lưng có 2 đường chỉ đen, ở giữa vạch vàng, có chiều dài thân 5-9mm + Tuổi 2: mầu nâu hoặc đen. Đốt 2 có 2 dãy lông đen nằm vắt ngang. Phía đuôi có túm lông mọc dày, chiều dài thân 10-14mm. + Tuổi 3: mầu nâu đen, lông màu nâu bạc. Hai giải lông đen ở đốt 1 và 3. Phía đuôi có lông dài ở đốt 6-8 và 10. Chiều dài thân 15-20mm. + Tuổi 4-6: Tuổi 4 trở đi, màu sắc thường đen sẫm hoặc đen nhạt. Chiều dài 21-23mm. - Nhộng: thuộc loại nhộng màng được bao bọc bằng kén do kết tơ thành. - Trứng hình tròng cứng được đẻ thành từng ổ với nhiều hàng trên lá thông. Lúc mới đẻ có màu xanh xám, lúc sắp nở có màu tìm hồng. Mỗi năm sâu sinh trưởng, đẻ trứng từ 3 đến 4 lứa, một lứa có khoảng trên dưới 400 quả trứng, sau một tuần đẻ trứng là sâu tự chết... Hình 3.4.14: Sâu róm hại Thông * Đặc điểm gây hại đến tuổi thọ cây thông, giảm năng suất, chất lượng nhựa. Cây thông khô dễ xảy ra cháy rừng. - Thời tiết đang còn nắng nóng và độ ẩm cao, thuận lợi cho sâu róm hại thông thông phát triển mạnh. Thời kỳ phát sinh mạnh nhất của sâu róm thông thường vào tháng 3, tháng 4 và tháng 10, tháng 11 hàng năm, * Biện pháp phòng trừ - Biện pháp thủ công: + Khoanh vùng kịp thời và khống chế không để lây lan; 122 + Huy động nhân lực thu bắt sâu non; dùng đèn bẫy diệt bướm vào ban đêm. - Biện pháp canh tác: + Không nên trồng thuần loài mà trồng hỗn giao, có thể là trầu, keo lá tràm... + Chọn cây có tính chống chịu sâu hại cao và sau đó nhân ra trồng. + Chọn loài thông phù hợp với vùng sinh thái. - Biện pháp hóa học: sử dụng các loại thuốc sau đây: thuốc Dylan 2EC, pha 20ml thuốc với 10 lít nước; thuốc Angun 5WDG, pha 5gram thuốc với 8 lít nước; thuốc Proclaim 1.9EC pha 10ml thuốc với 10 lít nước. Dùng máy có động cơ phun các dung dịch thuốc trên lên ướt đẫm lá. - Thường xuyên kiểm tra rừng thông để sớm phát hiện sâu bệnh và áp dụng các biện pháp phòng trừ. - Khai thác và bảo vệ những côn trùng có ích bằng cách bảo vệ thực bì cây lá rộng, cây có hoa vì chúng là nơi trú ngụ và là nguồn thức ăn của những loài ký sinh, ăn thịt sâu róm thông, đồng thời không phun thuốc bừa bãi. Hình 3.4.15: Phun thuốc diệt trừ sâu hại b) Ong cắn lá thông * Đặc điểm hình thái - Sâu trưởng thành thuộc dạng ong, màu vàng, mắt nâu. Con cái có kích thước 4x9mm; con đực 2,9x6,3mm. Râu đầu nhiều hơn 9 đốt. Râu đầu con cái hình răng lược ngắn, con đực dạng lông chim. Cánh trước không có mạch. Chỗ nối ngực và vụng không thắt lại, các đốt chân có 2 cựa ở cuối. Cánh màu trong suốt, mắt cánh màu nâu đen. Sâu trưởng thành đực nhỏ hơn ong cái. Toàn thân màu đen bóng. 123 Hình 3.4.16: Ong cắn lá trưởng thành cái Hinh 3.4.17: Ong cắn lá trưởng thành đực - Trứng có kích thước 0,4x1,9mm, hình bầu dục hơi cong, xếp dọc theo chiều dài của lá Thông. Màu sắc của trứng thường thay đổi từ màu trắng đục đến màu trắng sữa rồi đến màu xám hay vàng nhạt. Ong cắn lá thông đẻ trên những lá hơi non. - Sâu non có từ 5-6 tuổi. Màu sắc hơi xanh của sâu non tuổi 1 giống màu lá. Ở tuổi cuối màu sắc cơ thể sâu non trở nên vàng hơn. Hình 3.4.18: Sâu non ong ăn lá - Nhộng thuộc loại nhộng trần màu vàng nâu. Nhộng nằm trong kén mỏng kết bằng tơ gắn vào lá hoặc ở phần cuống lá sát cánh và thân. * Đặc điểm gây hại 124 - Sâu non ngừng ăn 1-3 ngày trước khi lột xác sang tuổi 6. Sâu non tuổi 1-2 ăn mô biểu bì và thịt lá, nhưng để lại những bó mạch ở tâm. Ở tuổi 3 trở đi, toàn bộ lá bị ăn hại. * Biện pháp phòng trừ - Biện pháp canh tác: + Chọn loài thông ít bị nhiễm loài sâu này, chọn loài phù hợp với sinh thái vùng. + Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng rừng để tạo rừng thông khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt. + Nên chọn giống từ rừng thông địa phương để tăng khả năng chống chịu với loài ong này - Biện pháp thủ công: + Khoanh vùng kịp thời và khống chế không để lây lan; + Huy động nhân lực thu bắt sâu non; dùng đèn bẫy diệt bướm vào ban đêm. - Thường xuyên kiểm tra rừng thông để sớm phát hiện sâu bệnh và áp dụng các biện pháp phòng trừ. c) Xén tóc đục thân * Đặc điểm hình thái - Sâu trưởng thành có chiều dài 17-22mm, chiều rộng 0,6-0,8mm. Con cái thường nhỏ hơn con đực. Toàn bộ đầu, ngục và các chân có màu nâu. Phần đầu cà lưng ngực có những đốm nâu vàng. Phần cánh có những lông màu trắng tạo thành hàng xen kẽ lẫn 6 hàng lông nâu chạy từ đầu cánh đến cuối cánh. Râu đầu dài hơn thân, gồm 10 đốt gốc. Phần ngực có 2 gai nhọn ở 2 bên - Sâu non màu trắng ngà, đầu lớn hơn thân, không có chân ngực. Kích thước sâu tuổi cuối dài 3,5-4cm. Hình 3.4.19: Sâu non xén tóc 125 - Nhộng dạng trần, màu trắng ngà, kích thước 3,2-3,6cm - Trừng màu trắng nhạt sau chuyển sang màu hơi vàng, kích thước dài khoảng 1mm. * Đặc điểm gây hại - Sâu trưởng thành thường khoét những lỗ có đường kính 1-2mm trên lớp vỏ của thân các cây yếu hoặc chết do bệnh héo thông để đẻ trứng. Sâu non tuổi 1 nở từ trứng, sống và ăn phần dưới của lớp vỏ. Sâu 1 giai đoạn phát triển sâu non đục và phần thượng tầng nơi dẫn nhự của cây và tiếp tục đục vào phần gỗ, ăn và sống tại đó đến khi hóa nhộng. - Sau khi sâu non đẫy sức (cuối tuổi 4 hoặc 5). Chúng làm thành buồng nhộng, cuối đường hầm và nằm bất động để hóa nhộng. Đây là thời gian tuyến trùng tập trung quanh trong buồng nhọng và xâm nhập và các lỗ thở của nhộng vad sâu trưởng thành khi vũ hóa. - Thời gian hại chính: tháng 4, cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9. * Biện pháp phòng trừ - Sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy xén tóc trưởng thành vào các thời điểm vũ hóa. Thời gian thích hợp nhất tháng 4, cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9. - Chặt toàn bộ cây bị bệnh, đốt, ngâm nước hoặc phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu non và xén tóc, tuyến trùng trong thân cây. - Chặt cây tươi để làm bẫy dẫn dụ xén tóc đến đẻ trừng, thu bẫy, đốt hoặc ngâm nước để diệt trứng và sâu non xén tóc. d) Sâu đục ngọn thông * Đặc điểm hình thái - Con trưởng thành: Cánh trước màu nâu đỏ có những mảng màu trắng tạo thành những vùng trắng và nâu đỏ, sải cánh dài từ 1,2-1,7cm. Cánh sau màu vàng nhạt, râu hình sợi chỉ. Con trưởng thành đẻ trứng xung quanh gốc lá, dưới những vẩy lá kim. Sâu non nở ra đục vào ngọn theo hướng đi lên, đến lúc gần thành thục quay xuống gần lỗ chui vào để hoá nhộng. - Trứng: màu vàng nhạt, vỏ trứng không nhẵn, kích thước dài 0,8-1mm, rộng 0,4-0,8 mm. - Sâu non: có màu nâu sẫm, thân màu trắng sữa có khi hơi vàng. Có 3 đôi chân ngực, 5 đôi chân bụng. Sâu non thành thục dài 0,7-1,0 cm. - Nhộng: màu vàng đến nâu sẫm, mỗi đốt có một đôi lỗ thở, mép đốt có hình răng cưa, kích thước dài 0,8-1,3cm. 126 Hình 3.4.20: Trưởng thành sâu đục ngọn thông * Đặc điểm gây hại - Trên rừng thông non mới trồng từ 3-5 tuổi, thường thấy ngọn chính, ngọn cành bị héo vàng gục xuống, có nhựa chảy ra khô trắng ở khoảng cách 20-30cm từ ngọn. - Một cây thông có thể có một ngọn hoặc nhiều ngọn cành bị hại. Khi ngọn bị sâu hại, do vết đục, gió to làm ngọn bị gãy gục và héo vàng. Tỷ lệ hại do sâu đục ngọn thông gây ra ở loài thông 3 lá có nơi trên 30%. - Thời gian gây hại chính của sâu đục ngọn vào tháng 4-5, trên rừng thông non 5-7 tuổi ngọn bị úa vàng và héo nhiều nhất, trong điều kiện mưa phùn kéo dài. * Biện pháp phòng trừ - Phòng trừ bằng cách bẫy đèn, phun thuốc hóa học vào ngọn cây hay đầu cành. 127 Hình 3.4.21: Cành Thông bị sâu đục ngọn 3.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại Tại các cửa rừng, thôn bản, UBND xã, cạnh đường quốc lộ, đường mòn cần xây dựng áp phích tuyên truyền bảo vệ rừng, treo các biển báo cấm lửa, biển cấm chăn thả gia súc và bảng nội qui bảo vệ rừng để mọi người chấp hành. Đồng thời tuyên truyền giáo dục phổ cập trong thôn bản về việc cấm chăn thả gia súc và rừng trong 3 năm đầu sau khi trồng bằng cách lồng ghép các hội nghị tuyên truyền pháp luật, các văn bản, quy trình BVR một cách thường xuyên liên tục. Hình 3.4.22: Biển báo cấm lửa 128 Hình 3.4.23: Biển báo cấm chặt cây Giai đoạn còn nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu cấm chăn thả gia súc trong rừng để tránh gia súc làm gãy, chết cây con, đồng thời làm cho bô máng khỏi vỡ và nhựa khỏi mấy. Tổ chức họp dân thôn bản hướng dẫn bà con chăn thả gia súc đúng biện pháp kỹ thuật. Khi chăn thả gia súc phải có người trông coi chăn dắt nhằm hạn chế gia súc phá hoại cây non, rừng mới trồng. Việc chăn thả gia súc với số lượng lớn hàng năm cũng có ý nghĩa làm giảm số lượng vật liệu cháy và tăng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_thong.pdf
Tài liệu liên quan