Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Sơn lấy nhựa, chúng tôi biên soạn
giáo trình mô đun: Trồng cây sơn ta. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong thời
gian 132 giờ và gồm 05 bài:
Bài 1: Giới thiệu chung về cây sơn ta
Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta
Bài 3: Trồng rừng Sơn ta
Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta
Bài 5: Khai thác, Sơ chế và bảo quản nhựa Sơn ta
112 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây sơn ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sát gốc và gỡ hết
dây leo.
- Kết hợp san băng theo đường đồng mức, lần
đầu san băng rộng 0,60m, các lần sau tiếp tục
san băng rộng dần đến 1m.
- Nếu có điều kiện bón thúc bằng phân NPK
Năm thứ 2
(giai đoạn
sơn rạ )
- Chăm sóc 2 lần,
lần 1 vào tháng
2-3, lần 2 vào
tháng 8-9
* Là cỏ, Xới đất xa gốc Sơn
* Bón Phân cho Sơn vào mùa xuân và mùa
thu. Bón làm 2 lần mỗi lần bón cho mỗi
gốc sơn từ 2 phân chuồng + 0,2 kg
NPK(5.10.3)
Từ Năm thứ
3
(giai đoạn
kinh doanh)
- Chăm sóc 2 lần,
lần 1 vào tháng
2-3, lần 2 vào
tháng 8-9
Bấm bỏ quả sơn
- Bón phân vào mùa xuân và mùa thu. Bón làm
2 lần mỗi lần bón cho mỗi gốc sơn từ 3-4 kg
phân chuồng + 0,2 kg NPK(5.10.3)
Hình 2.4.10: Sơn 1 năm tuổi
82
2. Bảo vệ rừng Sơn ta
2.1. Phòng và chữa cháy rừng
Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà
không nằm trong sự kiểm soát của con người.
2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng
* Dự báo cháy rừng.
Trước đây người ta thường dự báo cháy rừng theo kinh nghiệm dựa trên
thực tế các vật liệu cháy trong rừng theo mùa vụ, kết hợp với các nhân tố thời tiết
xảy ra ở từng địa phương. Nhưng việc quản lý bảo vệ rừng trên qui mô ngày càng
lớn thì việc dự báo theo kinh nghiệm không thể đáp ứng được nữa vì công tác dự
báo có liên quan đến việc phòng cháy, chữa cháy. Nếu dự báo không chính xác
gây ra lãng phí công, của ... hiệu quả thấp. Do đó công tác dự báo cháy rừng phải
dựa trên cơ sở khoa học.
* Xây dựng công trình phòng cháy.
Làm chòi canh phát hiện cháy rừng.
Hệ thống chòi canh lửa vừa có tác dụng ngăn chặn mọi người vào rừng
trong những ngày, tháng cao điểm của cháy rừng, đồng thời phát hiện được sớm
các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý.
Chòi canh phát hiện cháy rừng được làm ở vị trí cao, có tầm nhìn xa cao
hơn cây rừng tối thiểu chòi canh có chiều cao từ 15 -> 20m, chòi canh tốt nhất nên
đặt ở đỉnh đồi. Chòi làm phải chắc chắn, lên xuống sử dụng thuận tiện.
Xây dựng đường băng cản lửa:
- Đường băng trắng:
Là những dải đất trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và
được cuốc hay cày lật đất nhằm ngay cản lửa cháy.
- Đường băng xanh:
Là những đường băng được trồng cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng,
chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt ngăn , chia rừng thành các lô, nhằm
hạn chế cháy lớn.
Ngăn chặn cháy lan mặt đất và cháy tán những khu rừng dễ cháy, đồng thời
cũng là chỗ dựa để tiến hành vận chuyển lực lượng và các phương tiện dập tắt
đám cháy, vận chuyển cây giống, phân bón., làm đường tuần ta bảo vệ rừng,
phát hiện cháy rừng.
* Khi xây dựng đường băng cản lửa cần chú ý:
- Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông
góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
83
- Đối với địa hình dốc trên 150, đường băng phải bố trí trùng với đường
đồng mức hoặc theo đường dông.
* Vệ sinh rừng và làm giảm vật liệu cháy.
Vật liệu cháy trong rừng là lớp lá rụng, cành cây khô mục, cây chết do già
cỗi, sâu bệnh, do gió bão làm đổ.
- Rừng dễ cháy, vật liệu cháy dày, trước mùa khô hanh dễ cháy rừng cần
chặt những cây chết do già cỗi, sâu bệnh, gió bão làm đổ ra khỏi rừng. Thu gom
lớp lá rụng, cành khô mục đưa ra khỏi rừng hoặc tập trung thành đống nhỏ đem
đốt có sự kiểm soát ngọn lửa của con người.
- Rừng dễ cháy chiều cao bình quân của cây rừng lớn hơn 8m, rừng thưa lớp
vật liệu cháy trên mặt đất rừng mỏng và chưa thật khô có thể chia lớp vật liệu cháy
thành các dải để đốt làm giảm vật liệu cháy. Cần lợi dụng địa hình, địa vật làm
đường băng trắng bao quanh khu vực đốt vật liệu cháy ngăn chặn ngọn lửa cháy
lan. Trong dải bố trí hai người đốt từ giữa đốt ra. Khi lửa cháy được đến 2/3 dải
trước thì đốt dải tiếp theo. Cách làm đó được gọi là biện pháp đốt trước có điều
kiện.
- Thực hiện biện pháp này cần chú ý:
+ Cần có ít nhất 10 người tham gia, cử một người phụ trách chung.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy: Cuốc, cào, dao phát, bình chữa cháy,
đòn dập lửa
- Chuẩn bị được đầy đủ bảo hộ lao động, phương tiện, thuốc, bông băng..
để sơ cấp cứu.
- Đốt vật liệu cháy vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, không đốt vào buổi
trưa.
- Luôn theo dõi diễn biến đám cháy
2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng
Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:
- Dập tắt lửa phải kịp thời triệt để.
- Hạn chế ở mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện chữa cháy.
Kỹ thuật chữa cháy rừng được chia làm hai biện pháp trực tiếp và gián tiếp
* Biện pháp chữa cháy trực tiếp
Biện pháp này thường được áp dụng cho những đám cháy nhỏ dưới 1ha và
chủ yếu đối với đám cháy dưới mặt đất.
Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ
84
- Khi ngọn lửa lan chậm có xu hướng cháy cả về hai phía, chiều cao ngọn
lửa thấp, diện tích đám cháy nhỏ thì đội hình nên bố trí thành đội 8-10 người dùng
cành cây tươi hoặc bao tải ướt đập thẳng vào đám cháy.
Có thể làm băng ngăn lửa trước ngọn lửa với chiều rộng băng khoảng 3 m.
Trên băng bố trí người nọ cách người kia khoảng 3 m, dùng cào, cuốc kéo vật liệu
ra hoặc đẩy vào đám cháy.
- Khi gió mạnh đám cháy lan nhanh theo chiều gió thì đội hình sẽ bố trớ ở
hai bên đám cháy. Một lực lượng dùng các dụng cụ dập lửa vào hai bên gần sau
đám cháy, lực lượng còn lại tập trung làm băng như ở trên.
Cả hai cách này chỉ áp dụng cho những đám cháy mới bắt đầu và diện tích nhỏ.
Dập lửa bằng nước
Nếu nước được phun với áp lực mạnh sẽ thấm sâu vào vật liệu cháy, tách
thành các phần nhỏ và tách ngọn lửa khỏi vật liệu cháy.
Để làm tăng tác dụng dập lửa người ta hòa vào nước các chất hoạt tính bề
mặt hoặc các dung dịch muối nặng như muối axit photphoric (H3PO4) 15-20% ...
Các chất đó có tác dụng giảm sức căng bề mặt và giảm nhiệt.
Khi chữa cháy có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thùng, gầu tưới nước
đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô.
Dập lửa bằng các chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới
Các chất hóa học có tác dụng: Ngăn cho vật liệu cháy không tiếp xúc với
oxy, làm nguội vật liệu cháy xuống dưới nhiệt độ bị bốc cháy. Một số chất hóa
học như nước dung dịch muối, các hợp chất hóa học, các chất rắn như cát và một
số chất khác.
- Dập lửa bằng cát:Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác
dụng cách ly vật liệu cháy với lửa và không khí. Những đám cháy xảy ra ở những
nơi bằng phẳng có thể dùng máy cày, máy ủi vun đất cát thành từng đống, rồi
dùng cuốc, xẻng quang gánh phủ lên vật liệu cháy, lớp cát cần phủ dầy 6-8 cm,
rộng 40-60 cm. Cần phải nhanh và liên tục mới có kết qủa.
- Dập lửa bằng chất hóa học:
Các chất hóa học khi gặp lửa sẽ tạo một lượng khí nặng không cháy, ngăn
oxy tiếp xúc với chỗ cháy, các chất này có tác dụng kìm hãm và tách ngọn lửa.
Những chất hóa học thường dùng là: Bọt khí CO2 rất bền với nhiệt độ nên chỉ cần
một lớp mỏng từ 7-10 cm là có khả năng dập lửa tắt.
* Biện pháp chữa cháy gián tiếp
Là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, thường
áp dụng với đám cháy lớn với diện tích trên 1 ha và diện tích của rừng còn lại rất
lớn.
85
Chữa cháy bằng băng trắng cản lửa.
Băng trắng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy và có xu hướng
cong về hai phía của ngọn lửa tùy theo diện tích cháy, tốc độ gió và địa hình.
Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa với đám cháy tùy thuộc vào tốc độ
lan tràn của đám cháy, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi thi công xong thì đám
cháy mới tiến gần đến gần băng. Khi thiết kế băng phải biết lợi dụng địa hình như
sông, suối, đường giao thông hoặc các đường băng đó thiết kế trước đây Băng
trắng ngăn lửa thường có chiều rộng 15-20 m, nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan
tràn quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể lên tới 20-30m.
Trên băng được chặt trắng toàn bộ cây, dọn sạch cành nhánh, cỏ và các vật
liệu cháy khác, nếu có điều kiện thì cuốc hoặc dùng máy cầy lật đất toàn bộ. Khi
thi công tiến hành từ giữa đám cháy dần dần sang hai bên.
Chữa cháy bằng băng đốt trước
Ở phía trước đám cháy tiến hành thiết kế hai băng song song có xu hướng
bao quanh đám cháy, mỗi băng rộng 15-30m. Trên hai băng đó dọn vật liệu về
phía giữa hai băng rồi châm lửa đốt. Chiều rộng của tuyến lửa đốt trước phụ thuộc
vào khoảng cách giữa hai băng được dọn sạch vật liệu lúc đầu. Chiều rộng sẽ phụ
thuộc vào gió và khối lượng vật liệu cần đốt. Nếu tốc độ gió ≤5m/s, chiều rộng
tuyến lửa khoảng 2-30m; nếu >5m/s thì khoảng 30-50m. Khi thi công tiến hành từ
giữa cong về hai bên.
2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại
2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ
Cây Sơn hay có bệnh thối đen làm nứt vỏ làm cây chảy nhựa và chết, hiện
chưa có biện pháp phòng trừ, gây tác hại nhiều năm thường về mùa hanh
khô.Ngoài ra, cây sơn còn có hiện tượng chết xanh, thối ngọn.
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của các bệnh trên cây
Sơn. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh là chính. Phòng bệnh trên cây sơn bằng cách
chọn cây đúng tiêu chuẩn, cây khỏe để đem trồng; tiến hành chăm sóc đúng kỹ
thuật để cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tăng sức đề kháng với bệnh. Khi cây
bị bệnh cần loại bỏ ngay để tránh lây lan sang những cây khỏe, đồng thời cần tiến
hành trồng dặm cây để đảm bảo mật độ.
2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ
* Sâu ăn lá và hoa: xuất hiện vào mùa ra hoa và lá tức là từ tháng 2 – 3 gọi
là sâu nhớt không nguy hiểm. Sâu ăn lá non và già thường phá toàn bộ 1 cây rồi
mới lan sang cây khác xuất hiện suốt năm từ tháng 12 và 1 sơ bộ phân loại: họ
Noctuidae chưa xác định được tên loài cụ thể. Đối tượng sâu hại này phá hoại
nghiêm trọng cây Sơn.
86
Hình 2.4.11. Sâu ăn lá sơn
* Sâu đục gốc cây Sơn: xuất hiện mùa xuân tháng 3 đến tháng 4 gặm hết vỏ
ngoài của gốc cây chết loại sâu này rất khoẻ.
Biện pháp phòng trừ:
Hình 2.4.12. Sâu đục gốc Sơn
Ngoài ra, còn có bọ vòi hút nhựa, bọ nhớt cuốn lá làm tổ, bọ đỗ, bọ nét.
Biện pháp phòng trừ: Hiện tại đối với các loài sâu hại trên vẫn chưa có
những nghiên cứu cụ thể, vì vậy cần chăm sóc cây Sơn đúng kỹ thuật để cây sinh
trưởng phát triển thuận lợi, tăng sức chống chịu, tăng khả năng tự phục hồi khi bị
sâu hại, đồng thời cần thường xuyên theo dõi rừng Sơn để kịp thời phát hiện sâu
phá hại, sử dụng biện pháp diệt thủ công để giảm số lượng sâu hại ngay từ đầu.
Ngoài ra, khi mật độ sâu ăn lá quá nhiều cần sử dụng các loại thuốc hóa học tiếp
xúc hoặc vị độc nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng để phòng trừ kịp
thời, giảm thiệt hại do sâu hại gây ra.
87
Hình 2.4.13: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại rừng Sơn ta
* Các loài mối thuộc giống Odontotermes
Đặc điểm:
Thuộc bộ cánh bằng: Isoptera, là một trong những côn trùng gây hại
nguy hiểm ở rừng nhiệt đới, sống theo xã hội với những đẳng cấp khác nhau
như mối thợ, mối lính, mối chúa, mối vua và mối giống. Những tổn thất kinh
tế do mối gây ra trong vườn ươm và rừng trồng là rất lớn. Bạch đàn là loài cây
bị mối gây hại rất nặng. Ngoài ra thông, phi lao và một số cây trồng khác cũng
bị mối xâm nhập và phá hại.
Phân bố:
Mối phân bố ở vùng nhiệt đới của châu Phi, châu á, Thái Bình Dương và
Nam Mỹ. ở Việt Nam, từ Bắc đến Nam đều thấy mối xuất hiện. Trên những độ
cao 2000m vẫn gặp mối, ở độ sâu trong nền đất 5 - 10m vẫn gặp mối.
Tác hại:
Mối ăn tạo nên những đường hầm xung quanh thân làm mất vỏ cây. Phá
hại cắn rễ và gốc thân ở dưới đất làm cho cây chết. Nguyên nhân chủ yếu làm
cho cây chết do mối tấn công là vòng vỏ bị cắt và hệ thống mạch dẫn nhựa bị tắc.
Hình thái và chức năng chung của các dạng mối:
Mối trưởng thành có thể được chia thành 2 loại, căn cứ vào chức năng
sinh sản của chúng. Đó là loại có sinh sản và loại không sinh sản. Mối có sinh
sản khác với mối không sinh sản là mắt kép, mắt đơn và cơ quan sinh dục phát
triển.
88
Hình 2.4.14: Mối trưởng thành
Loại mối có sinh sản: Gồm có mối chúa, mối vua và mối giống
+ Mối chúa: Mối chúa có chức năng sinh sản để duy trì nòi giống. Phần
đầu và ngực ít bị thay đổi, nhưng phần bụng rất to và cơ thể gấp 250 - 300 lần
phần đầu. Thông thường trong 1 tổ mối chỉ có 1 mối chúa. Tuy vậy, ở tổ mối
macrotermes, odontotermes lại có tới 2 - 3 mối chúa.
+ Mối vua: Chức năng của mối vua là thụ tinh cho mối chúa. Mối vua
cũng được mối thợ chăm sóc chu đáo, nhưng hình dạng và kích thước vẫn giữ
nguyên hình thái mối cánh đực ban đầu. Thông thường trong 1 tổ mối, có một
mối vua, nhưng cũng có những loài có 2 - 3 mối vua tương ứng với 2 - 3 mối
chúa.
+ Mối giống: Một tổ mối thường có rất nhiều mồi giống có cánh để phân
đàn và duy trì nòi giống. Có 2 loại mối giống loại có cánh và loại không cánh.
Mối giống có cánh rất đông, với 2 đôi cánh màng bằng nhau, dài hơn thân thể.
Khi không bay, cánh xếp dọc trên thân. Lưng của loại mối này có màu nâu
đen, bụng màu trắng đục. Mối giống không cánh, có số lượng ít. Loại mối này
còn gọi là mối vua, mối chúa bổ sung. Nếu chẳng may trong tổ, mối vua, mối
chúa bị chết, những mối này được nuôi dưỡng đặc biệt để trở thành mối vua,
mối chúa.
Loại mối không sinh sản:
+ Mối lính: Có chức năng bảo vệ tổ chống kẻ thù. vì vậy đầu mối lính
rất to và hướng về phía trước. Hàm trên của mối lính rất phát triển để chống lại
kẻ thù.
+ Mối thợ: Mối thợ có chức năng xây tổ, kiếm thức ăn, ấp trứng, điều
tiết nhiệt độ trong tổ. Mối thợ cơ quan sinh dục không phát triển. Mối thợ có
số lượng đông nhất trong tổ. Về hình thái, mối thợ gần giống mối non, đặc
biệt miệng gặm nhai hướng xuống dưới, màu sắc thường sẫm hơn.
+ Trứng: Trứng mối có màu trắng, chiều dài 0,4 - 2mm. Tùy theo loài
mối, trứng có những dạng khác nhau.
+ Ấu trùng mối: ấu trùng nở ra được mối thợ nuôi dưỡng và chăm sóc chu
89
đáo. Mối non thường có màu trắng đục. Đầu to hơn ngực. Từ mối non qua
nhiều lần lột xác, biến thành mối thợ mối giống, mỗi lính trưởng thành.
Tập quán sinh hoạt chung của mối:
Sự chia đàn và hình thành tổ mối là hình thức phát triển của mối. ở
nước ta, mối thường chia đàn từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 8. Một mối chúa
có thể đẻ đến hàng triệu trứng 1 ngày đêm. Thời gian phát dục của trứng
khoảng 1 tháng. Nói chung mối thợ, mối lính có thể trải qua 4 - 5 lần lột xác. Tổ
mối có thể đậu là ở trong thân cây gỗ (Cototermes, Prototermes, matermes).
Tổ mối có thể là những ụ đất, thuộc những loài phá hại cây rừng
(Macrotermes, Odontotermes).
Mùa hại chính của mối:
Mùa hại chính của mối gắn chặt với mùa khô và cây non trồng dưới
12 tháng tuổi.
Các biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh rừng trước khi trồng: hố và xung quanh hố phải dọn sạch
cành nhánh, vì cành nhánh là mồi nhử mối tới.
- Sau khi trồng, nếu điều tra, thấy có nhiều mối đến xâm nhập, có thể
làm những hố nhử mối bằng cành lá. Mỗi hécta có thể đào 5 - 7 hố, sâu
khoảng 60cm và có đường kính 60cm. Cho cành nhánh, lá, mối thích ăn
xuống, lấp nhẹ đất tưới nước, nhử mồi. Khi mối đến, dùng thuốc trừ sâu diệt
cả bầy trong hố.
- Phá vỡ tổ mối, đường mối giữa tổ và nơi mối gây hại cây con, bằng
cách rắc thuốc Thiodan 35% có thể hạn chế mối phá hại từ 6 - 9 tháng.
- Xử lý trước đất bầu, cây con có bầu và hố trồng là rất quan trọng để
ngăn ngừa mối.
- Chọn loại cây trồng có tính đề kháng với mối. Qua quá trình thực tế
quan sát ở cơ sở, rút ra được loài cây nào có tính chống chịu cao với mối, tuy
năng suất có kém hơn một chút, cũng nên trồng.
- Trồng dày cố ý: Trong một số trường hợp, không thể tránh khỏi được
mối phá hại, có thể ứng dụng việc trồng dày cố ý. Sau khi cây trồng vừa qua
được giai đoạn nhiễm mối, lại tỉa thưa hợp lý.
- Lựa chọn cây con khỏe mạnh đem trồng. Chú ý không xén rễ vì xén rễ
làm tăng nguy cơ xâm nhiễm cơ giới và cây con (bởi nấm hoặc côn trùng thứ
sinh). Việc xén rễ phải lên lịch, cho phép cây con đủ thời gian phục hồi và liền các
vết thương.
- Có thời gian biểu trồng và tưới nước thích hợp cho cây con trước khi
bứng trồng để tránh gây tổn thương cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi cho mối xâm
nhập.
2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại
Giai đoạn sơn còn nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu cấm chăn thả gia súc
trong rừng nhằm ngăn chặn sự phá hoại của con người và gia súc.
90
Tại các cửa rừng, thôn bản, UBND xã, cạnh đường quốc lộ, đường mòn cần
treo các biển báo, biển cấm chăn thả gia súc và bảng nội qui bảo vệ rừng để mọi
người chấp hành. Đồng thời tuyên truyền giáo dục phổ cập trong thôn bản về việc
cấm chăn thả gia súc và rừng trong 3 năm đầu sau khi trồng bằng cách lồng ghép
các hội nghị tuyên truyền pháp luật, các văn bản, quy trình bảo vệ rừng một cách
thường xuyên liên tục.
Tổ chức họp dân thôn bản hướng dẫn bà con chăn thả gia súc đúng biện
pháp kỹ thuật. Khi chăn thả gia súc phải có người trông coi chăn dắt nhằm hạn chế
gia súc phá hoại cây non, rừng mới trồng.
Việc chăn thả gia súc với số lượng lớn hàng năm cũng có ý nghĩa làm giảm
số lượng vật liệu cháy và tăng độ phì nhiêu cho đất rừng, tạo điều kiện cho cây
rừng sinh trưởng phát triển tốt.
Hình 2.4.15: Biển cấm lửa
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: Mục đích của công việc chăm sóc cây Sơn?
Câu 2: Qui trình kỹ thuật chăm sóc cây Sơn?
2. Bài tập thực hành
Bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện chăm sóc 50 cây Sơn
C. Ghi nhớ
* Kiểm tra, trồng dặm
- Sau khi trồng 2-3 tuần và sau 3 tháng đầu tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống,
trồng dặm kịp thời những cây bị chết.
91
- Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển đồng đều, khi dặm phải tuyển
chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi nhất.
* Chăm sóc rừng Sơn ta
Chăm sóc từ 2-3 năm liên tục, mỗi năm từ 2-3 lần bao gồm:
- Phát dọn thực bì
- Xới đất, vun gốc
- Bón thúc
- Bấm ngọn, tỉa cành
- Bảo vệ rừng Sơn ta
92
Bài 5: Khai thác, bảo quản nhựa Sơn ta
MĐ 02-05
Thời gian: 18 giờ
Mục tiêu
- Trình bày được kỹ thuật khai thác và bảo quản nhựa Sơn ta.
- Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo quản nhựa Sơn ta.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
A.Nội dung
1. Khai thác nhựa Sơn ta
1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác
- Dao cắt sơn: lưỡi nhỏ, mỏng và sắc
Hình 2.5.1: Dao cắt sơn
- Chìa vét nhựa sơn
Hình 2.5.2: chìa vét sơn
- Chóc hứng nhựa: thường xử dụng vỏ con trai, hay vẹm
93
Hình 2.5.3: Chóc hứng nhựa sơn
- Nằn đựng nhựa sơn: Hộp hình trụ đan bằng tre trát kín đường kính khoảng
15 cm cao 15 – 20 cm
Hình 2.5.4: Nằn đựng nhựa sơn
- Thâu đựng sơn (sải đựng sơn): Làm bằng tre trát sơn kín dung tích khoảng
15 – 20 lít
94
Hình 2.5.5: Thâu đựng Sơn (Sải) Hình 2.5.6: Líp (nắp đậy thâu đựng)
Hình 2.5.7: Bộ dụng cụ khai thác nhựa Sơn ta
1.2. Thu hoạch nhựa sơn
1.2.2. Một số yêu cầu khi thu hoạch sơn.
- Cắt được nhiều nhựa nhưng phải đảm bảo kỹ thuật, điều hoà mâu thuẫn
giữa chất lượng, sản lượng và số lần khai thác/cây sơn.
- Mỗi lần cắt không được lãng phí vỏ, nếu cắt quá dày làm giảm số cữ, mặt
sơn dài rút ngắn chu kỳ khai thác.
- Để đảm bảo cây sơn sinh trưởng tốt chúng ta nên cắt nhựa vừa phải "Vừa
cắt vừa nuôi".
1.2.3. Thời vụ cắt
95
- Cây sơn có thể cho nhựa quanh năm nhưng tuỳ vào mùa vụ, tình hình sinh
trưởng và phát triển của cây mà số lần thu nhựa khác nhau. Các yếu tố nhiệt độ, độ
ẩm, ngày mưa, lượng mưa, gió, số giờ nắng và tuổi cây có tác động rất lớn đến
việc thu hoạch nhựa sơn.
- Đối với sơn mới thu nhựa năm đầu chỉ thu hoạch 9 tháng/năm vì 3 tháng
đầu tiên mới mở chóc chất lượng nhựa kém không cắt. Những năm sau có thể thu
hoạch nhựa 10- 11 tháng/năm.
1.2.4. Tuổi thu hoạch
- Tuổi thu hoạch: khi cây sơn có đường kính từ 6 - 8cm, vỏ cây chuyển sang
màu hồng, cành có những dấu hiệu nứt vỏ (vỡ mặt) nhựa chảy ra ngoài gặp không
khí bị ô xi hoá chuyển thành màu đen loang lổ, cây chậm lớn về chiều cao, tán
phát triển mạnh là vừa đến tuổi cắt.
- Không thu hoạch sơn quá sớm vỏ còn mỏng năng suất nhựa thấp, sơn mau
cỗi; cũng không nên thu hoạch muộn quá sẽ lãng phí.
Hình 2.5.8: Rừng Sơn đến tuổi khai thác
1.2.5. Thời điểm thu hoạch
Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào từng mùa trong năm và thời tiết trong
ngày nhưng dù ở mùa nào thì việc thu hoạch sơn cùng phải triển khai từ sáng sớm
và phải hoàn thành việc thu sơn trước khi trời nắng to nhiệt độ lên cao.
- Mùa xuân và mùa đông trời dâm mát, số ngày nắng ít, nhựa sơn chảy
chậm, lâu nên bắt đầu cắt từ 5-:-6 giờ sáng, thu nhựa từ 10 -:- 12 giờ.
- Mùa hè phải cắt sớm hơn từ 4 -:- 5 giờ sáng và khi nhiệt độ trên 30 0C, trời
nắng to thì bắt đầu thu sơn.
96
1.2.6. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch
Nên để khoảng cách từ 4-:-5 ngày thu hoạch một lần (được gọi là 1 cữ) tuỳ
thuộc vào tuổi sơn và mùa vụ thu hoạch. Mỗi người có thể thu hoạch 500 - 700
cây/lần thu (được gọi là 1 dao sơn). Một năm thu hoạch khoảng từ 70 – 80 lần/
cây.
1.2.7. Kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn
* Sơ đồ qui trình kỹ thuật
Sơ đồ quy trình kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn
* Qui trình kỹ thuật khai thác nhựa
Bước 1: Mở mặt Cắt
- Dùng dao nhỏ chuyên dùng khai thác sơn, cắt vỏ cây thành 4 nhát (hay gọi
là 4 miếng), 2 nhát trên và 2 nhát dưới tạo thành 2 lát cắt sao cho khi 2 lát cắt gặp
nhau tạo thành hình chữ V, tại vị trí giao nhau là đỉnh, lát cắt sâu hết bề dày lớp vỏ
đến gỗ, không được để sót vỏ trên miếng cắt.
Hình 2.5.9: Mở mặt cắt - lát cắt nhát dưới
Mở mặt cắt Cắm chóc Thu nhựa
97
Hình 2.5.10: Mở mặt cắt - lát cắt nhát trên
Bước 2: Cắm chóc
Sau khi nhựa ứa ra phải dùng dụng cụ hứng nhựa (còn gọi là chóc hứng,
được sử dụng bằng vỏ con trai trai ,) cắm ngay phía dưới của đỉnh hình chữ V.
Chóc cắm phải chắc, sâu vào vỏ sơn, đảm bảo khi nhựa đầy không chảy tràn
xuống đất.
Hình 2.5.11: Cắm chóc
Hình 2.5.12: Hứng nhựa
Bước 3: Thu nhựa
98
Những lần thu hoạch sau cũng làm tương tự như vậy nhưng lát cắt càng
mỏng càng tốt (khoảng 1mm) Lần thu hoạch đầu tiên cắt cách mặt đất khoảng 10
cm.
Sau khoảng 3 tháng lại mở một mặt cắt mới, mặt cắt sơn phải chiếm ít nhất
1/2 đến 2/3 đường kính cây, phần để lại không cắt gọi là gáy. Bề rộng mặt cắt từ
5- 8 cm, mặt cắt lần sau cao hơn mặt cắt lần trước đó từ 0,8 – 1cm tạo thành hình
xoáy ốc trên thân cây.
Trong quá trình thu hoạch phải chú ý không được để nhựa tràn trên mặt cắt,
phải cắt úp dao, không được ngửa dao, miếng cắt phải mỏng.
Hình 2.5.13: Thu nhựa sơn Hình 2.5.14: Vét sơn vào nằn
Sử dụng ethephon làm tăng khả năng tiết nhựa của cây, với nồng độ sử
dụng 0,1% bôi trực tiếp lên mặt cạo, khoảng cách bôi mỗi tháng 1 lần cho sơn 6
tuổi trở lên, kết hợp với tăng cường chăm sóc, bón phân cho cây để kéo dài thời
gian thu hoạch.
2. Bảo quản sơn
- Sử dụng âu, sải đan bằng tre, túi nilon, can nhựa để chứa khi bảo quản và
vận chuyển nhựa sơn (không sử dụng dụng cụ bằng kim loại để đựng sơn vì nhựa
sơn sẽ bị phản ứng), dụng cụ chứa sơn phải có nắp đậy.
- Sơn thu hoạch được để tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí trong thời
gian dài (vì sơn dễ bị ô xi hoá, đóng váng đen bề mặt làm hao sơn), ta đậy một
miếng nilon vừa bằng bề mặt lớp sơn trên cùng, trước khi đậy nắp.
- Bảo quản sơn ở chỗ râm mát, không có ánh mặt trời chiếu trực tiếp.
- Thời gian bảo quản sơn có thể từ 1- 2 năm, trong quá trình bảo quản
không nên lắc nhiều, sơn sẽ đặc lại, chất lượng giảm đi./.
99
Hình 2.5.15: Bảo quản nhựa trong nằn (thâu to)
Hình 2.5.126: Vét nhựa Sơn trên nắp (líp) thâu đựng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi
Câu 1: Thời điểm khai thác nhựa Sơn ta?
Câu 2: Kỹ thuật khai thác Sơn ta?
Câu 3: Bảo quản nhựa Sơn ta?
2. Bài tập thực hành
2.1. Bài thực hành số 5.1: Thực hiện khai thác nhựa trên 30 cây Sơn ta
2.2. Bài thực hành số 5.2: Thực hiện thu nhựa và bảo quản nhựa trên 30
cây Sơn
100
C. Ghi nhớ
* Một số yêu cầu khi thu hoạch nhựa sơn
- Cắt được nhiều nhựa nhưng phải đảm bảo kỹ thuật, điều hoà mâu thuẫn
giữa chất lượng, sản lượng và số lần khai thác/cây sơn.
- Mỗi lần cắt không được lãng phí vỏ, nếu cắt quá dày làm giảm số cữ, mặt
sơn dài rút ngắn chu kỳ khai thác.
- Để đảm bảo cây sơn sinh trưởng tốt chúng ta nên cắt nhựa vừa phải "Vừa
cắt vừa nuôi".
* Thời vụ cắt
- Thời vụ cắt:
+ Thu nhựa năm đầu chỉ thu hoạch 9 tháng/năm vì 3 tháng đầu tiên mới mở
chóc chất lượng nhựa kém không cắt.
+ Những năm sau có thể thu hoạch nhựa 10- 11 tháng/năm.
- Thời điểm thu hoạch:
+ Mùa xuân và mùa đông trời dâm mát, số ngày nắng ít, nhựa sơn chảy
chậm, lâu nên bắt đầu cắt từ 5-:-6 giờ sáng, thu nhựa từ 10 -:- 12 giờ.
+ Mùa hè phải cắt sớm hơn từ 4 -:- 5 giờ sáng và khi nhiệt độ trên 30 0C,
trời nắng to thì bắt đầu thu sơn.
* Tuổi thu hoạch
- Tuổi thu hoạch: khi cây sơn có đường kính từ 6 - 8cm, vỏ cây chuyển sang
màu hồng, cành có những dấu hiệu nứt vỏ, cây chậm lớn về chiều cao, tán phát
triển mạnh.
* Sơ đồ qui trình kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn
* Bảo quản nhựa sơn
- Sử dụn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_cay_son_ta.pdf