Mô đun 03 “Trồng sầu riêng, măng cụt” là một trong 7 mô đun của nghề
“Trồng sầu riêng, măng cụt” trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này hướng dẫn
kiểm tra cây giống trước khi trồng, đặt cây vào hố trồng, lấp đất, cố định cây,
tưới nước, phủ (tủ) gốc giữ ẩm và che nắng cho cây sau trồng. Ngoài ra còn
hướng dẫn trồng cây trồng xen trong những năm cơ bản để phục vụ cho quá
trình trồng sầu riêng, măng cụt. Nội dung cuốn giáo trình được phân bố giảng
dạy trong thời gian 60 giờ và bao gồm 04 bài như sau:
Bài 1: Đặc điểm của cây sầu riêng
Bài 2: Đặc điểm của cây măng cụt
Bài 3: Trồng cây sầu riêng, măng cụt
Bài 4: Trồng cây trồng xen (trong vườn sầu riêng, măng cụt)
65 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây sầu riêng, măng cụt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0% để khi thu hoạch nhổ không bị đứt trái.
b. Trồng dặm: Sau khi gieo hạt 3 -5 ngày, cây mọc đều, chỗ nào không có
cây mọc thì lấy hạt ủ đã nảy mầm để trồng dặm vào đó.
c. Làm cỏ: Trước hoặc sau khi gieo hạt từ 1- 3 ngày sử dụng Dual, Dual
Gold, Ronstar trên đất trồng đậu phộng.
+ Nếu cây cỏ đã nảy mầm và có 3-6 lá (14 - 18 ngày sau khi gieo), có thể
sử dụng các loại thuốc trừ cỏ như: Gallant Super, Onecide, Targa Super, Select.
+ Các giai đoạn sau đó chỉ làm cỏ bằng tay trên đất trồng đậu phộng.
54
d. Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng: 2.000 – 2.500
kg; Vôi: 200 – 250kg; Urê: 75kg; Super lân: 50 – 75kg; KCl: 50 – 60kg
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + Vôi + KCl + 25-35 kg Super Lân + 25
kg Urê + Thuốc trừ mối, kiến + dế.
- Bón thúc:
+ Lần 1: 10-15 ngày sau khi gieo (cây được 2-3 lá kép) bón 25 kg urê.
+ Lần 2: 25-30 ngày sau khi gieo (cây được 2-3 lá kép) bón 25 urê + 25-35
kg Super Lân. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá kết hợp với các lần phun
thuốc trừ sâu.
e. Phòng trừ sâu bệnh:
- Khi gieo hạt: Sau khi lấp hạt có thể rải thuốc xua đuổi kiến. mối, sâu đất
và sâu keo tấn công khi cây vừa mọc khỏi mặt đất. dùng 10 kg BAM hay
Basudincho rải đều cho diện tích đậu phộng trồng xen trên 1 ha.
- Giai đoạn cây con đến cây bắt đầu ra hoa:
+ Nhóm sâu ăn lá: Phòng trừ sâu keo, sâu xanh, sâu đục lá Ba loài này
nếu mật số dưới 2 con/cây thì không cần xử lý. Nếu mật số trên 5 con/m2 có thể
sử dụng các loại thuốc như: Match , Pegasus, Amate,
+ Nhóm chích hút: Có 3 loài thường gặp là bọ trĩ, nhện đỏ, rầy mềm. Để
phòng trừ nhóm này không để ruộng khô hạn, cần quan sát dưới mặt lá để phát
hiện sớm. Đối với nhện đỏ dùng thuốc trị như Nissorun, Comite, Nhện và bọ trĩ
có thể dùng Confidor, Admire, Actara, và phải luân phiên thuốc.
+ Nhóm bệnh cây:
* Đốm đen: Trên lá vết bệnh tròn màu đen thường nằm rìa ngoài mặt lá.
Bệnh có thể xuất hiện sớm 3-5 tuần sau khi gieo. Bệnh phát triển mạnh khi
nhiệt độ và ẩm độ cao. Khi bệnh chớm xuất hiện có thể phun các loại thuốc như
Benomyl, Carbendazim
* Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh là các mụn nhỏ màu vàng cam ở dưới các mặt lá.
Khi chớm bệnh có thể phun: Daconil, Dithane M45, Bavistin
* Bệnh đậu đực: Cây bị bệnh thường lùn, lá có màu vàng trong khi gân lá
còn xanh, lá dày, nhỏ, dòn, lá cong queo, đầu lá nhọn. Rầy, rệp là môi giới truyền
bệnh. Phòng trừ rầy và rệp bằng các loại thuốc Supracide, Mospilan 3EC,...
3.3. Thu hoạch
Khi lá trở màu, nhổ vài cây quan sát, nếu thấy 2/3 số quả đã già thì thu
hoạch ngay. Nếu bán ăn tươi nên thu hoạch sớm hơn 10-15 ngày.
4. Tính hiệu quả cây trồng xen
4.1. Tính chi phí trồng cây trồng xen
Bao gồm công lao động, hạt giống, phân bón .../1 ha trồng sầu riêng, măng
cụt ở giai đoạn cơ bản (bảng 3.4.1)
55
Công lao động để trồng, chăm sóc và thu hoạch cây trồng xen, ví dụ cây
trồng xen là cây lạc (tình cho đơn vị diện tích 1 ha) thời điểm năm 2012 (bảng
3.4.1) là 10 195 000 đồng như sau:
Bảng 3.4.1. Chi phí trồng cây trồng xen/1ha (giai đoạn cơ bản, năm 2012)
TT Nội dung Đơn vị Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
Công lao động 2 000 000
1 Công gieo Công 5 100 000 500 000
2 Công chăm sóc Công 10 100 000 1 000 000
3 Công thu hoạch Công 5 100 000 500 000
Hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phát sinh ... 8 195 000
Hạt giống Ha 1 2 000 000
Phân bón Ha 1 1 195 000
Thuốc bảo vệ thực vật Ha 1 500 000
Phát sinh Ha 1 500 000
Tổng 5 195 000
4.2. Phần thu: Sản phẩm cây trồng xen (cây lạc) là: 15 000 000 đồng
Sản phẩm cây trồng xen (cây lạc) là: 300 kg
Đơn giá bán là: 50 000 đồng/kg
Tổng giá trị thu được: 15 000 000 đồng
4.3. Tính chênh lệch thu - chi của 1 ha cây trồng xen/năm
Lấy thu trừ đi chi phí sẽ ra được phần chệnh lệch từ cây trồng xen:
15 000 000 đồng – 5 195 000 = 10 005 000 đồng
Như vậy, năm đầu và các năm kiến thiết cơ bản khác, sản phẩm thu được từ
cây trồng xen là 15 000 000 đồng. Chí phí mất 5 195 000 đồng. Chênh lệch thu-
chi = 15 000 000 – 5 195 000 = 10 005 000 đồng.
Mặc dù lợi nhuận của cây trồng xen không lớn nhưng nó còn có nhiều tác
dụng khác như: Phụ thêm tiền đầu tư cho vườn; Làm tăng độ phì của đất; Hạn
chế cỏ dại và chống xói mòn đất
56
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1 Câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào các đáp án cho là đúng của các câu hỏi sau
đây?
Câu hỏi 1: Cây trồng xen tác tác dụng nào sau đây
a. Che phủ đất, chống xói mòn.
b. Tăng dinh dưỡng (độ phì) cho đất.
c. Hạn chế cỏ dại và che nắng cho cây mới trồng.
d. Cả a, b và c
Câu hỏi 2: Người ta thường dùng những cây trồng nào sau đây để làm cây
trồng xen.
a. Cây họ đậu.
b. Cây chuối.
c. Cây cỏ có giá trị sử dụng.
d. Cả a, b và c.
Câu hỏi 3: Cây trồng xen nào sau đây có tác dụng che bóng cho cây sầu
riêng, măng cụt mới trồng?
a. Cây chuối.
b. Cây họ đậu.
c. Cả a, và b
Câu hỏi 4: Trồng xen cây họ đậu có tác dụng như thế nào như thế nào?
a. Tăng độ phì cho đất.
b. Che phủ đất, chống cỏ dại và chống xói mòn.
c. Tăng hiệu quả kinh tế
d. Cả a và b.
Câu hỏi 5: Cây trồng xen nào dưới đây có tác dụng làm tăng dinh dưỡng
(độ phì) cho đất?
a. Cây bắp.
b. Cây chuối.
c. Cây đậu nành
d. Cả a, b và c
57
2. Bài thực hành 3.4.2. Chọn và trồng cây trồng xen cây đậu phộng (cây
lạc) vào vườn sầu riêng ở giai đoạn cơ bản và tính hiệu quả cây trồng xen.
- Mục tiêu: Trồng được cây trồng xen (cây lạc (đậu phộng)) vào vườn sầu
riêng/măng cụt ở giai đoạn cơ bản và cây trồng xen cho thu hoạch đạt hiệu quả cao,
cây trồng xen không ảnh hưởng đến cây trồng chính là cây sầu riêng/măng cụt.
- Nguồn lực: 3000 m2 vườn sầu riêng/măng cụt ở giai đoạn cơ bản. 6 kg hạt
giống đậu xanh để trồng xen. Dụng cụ như 9 cuốc, 3 leng, 01 hệ thống tưới
(dùng chung cho 3 nhóm), dụng cụ phục vụ thu hoạch cây trồng xen như 03
thúng, 01 cân (dùng chung). 9 kg phân bón ure, 30 superlan, 9 kg phân hỗn NPK
và thuốc bảo vệ thực vật (cần thì mua, không cần thì thôi).
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm, mỗi 10 người, nhận 1000 m2 vườn sầu
riêng/măng cụt ở giai đoạn cơ bản. 2 kg hạt giống đậu xanh để trồng xen. Dụng
cụ để trồng cây trồng xen như 3 cuốc, 1 leng, hệ thống tưới (dùng chung), dụng
cụ phục vụ thu hoạch cây trồng xen như 01 thúng, cân (dùng chung). 3 kg phân
bón ure, 10 superlan, 3 kg phân hỗn NPK và thuốc bảo vệ thực vật (cần thì mua,
không cần thì thôi).
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm: Nhận dụng cụ, vật tư, vườn trồng và thực hiện
hiện trồng cây trồng xen là cây đậu xanh.
- Thời gian hoàn thành: 16 giờ/nhóm. Tuy nhiên, bài thực hành bài thực
hành phải kéo dài tới 65-70 ngày. Chính vậy, giáo viên phải bố trí cho học viên
học tập các phần học khác phù hợp xen kẽ với thời gian của bài thực hành này.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Trồng cây trồng xen đúng quy trình kỹ
thuật về mật độ, khoảng cách, hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến cây trồng
chính.
C. Ghi nhớ:
Chọn và trồng cây trồng xen thích hợp cho vườn sầu riêng, măng cụt ở giai
đoạn xây dựng cơ bản, không làm ảnh hưởng tới cây trồng chính.
58
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun 01: Trồng cây sầu riêng, măng cụt được bố trí học sau các
mô đun Chuẩn bị trước khi trồng, Chuẩn bị cây giống và học trước các mô đun
Chăm sóc sầu riêng, măng cụt, phòng trừ dịch hại, thu hoạch và tiêu thụ sầu
riêng, măng cụt của nghề Trồng sầu riêng, măng cụt.
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề
nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã, nơi có các vườn cây sầu riêng,
măng cụt.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Kiến thức:
+ Có hiểu biết về đặc điểm của cây sầu riêng, măng cụt, cây trồng xen trong
vườn và cách tính số cây giống sầu riêng, măng cụt cần để trồng;
+ Trình bày được kỹ thuật trồng sầu riêng, măng cụt
- Kỹ năng:
+ Tính đúng số cây giống sầu riêng, măng cụt cần trồng;
+ Trồng được cây giống sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật như đặt
cây vào hố trồng, lấp đất, tưới nước giữ ẩm, cắm cọc cho cây đứng vững, che
nắng và phủ gốc cho cây mới trồng.
+ Chọn và trồng được cây trồng xen phù hợp với vườn sầu riêng/măng cụt
trong điều kiện thực tế.
- Thái độ: Cẩn thận, chịu khó, nghiêm túc tuân thủ quy trình kỹ thuật.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa điểm
Thời lượng (Giờ chuẩn)
TS LT TH KT*
MĐ01- 01 Đặc điểm cây sầu
riêng
Tích
hợp
Lớp học
Hiện trường
12 4 8
MĐ01- 02 Đặc điểm cây măng
cụt
Tích
hợp
Lớp học
Hiện trường
10 2 8
MĐ01- 03 Trồng cây sầu riêng
(măng cụt)
Tích
hợp
Lớp học
Hiện trường
26 4 20 2
MĐ01- 04 Trồng cây trồng xen Tích
hợp
Lớp học
Hiện trường
14 2 10 2
Kiểm tra hết mô đun 6 6
Cộng 68 12 46 10
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành
59
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học;
thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết
của chương trình mô đun 3.
* Đối với các bài thực hành kỹ năng:
- Địa điểm thực tập: Vườn cây.
- Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở
đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ trồng sầu riêng, măng cụt.
* Các nguồn lực chính để thực hiện:
- Phòng học lý thuyết: 01
- Đất trồng sầu riêng/măng cụt đã chuẩn bị xong: 3000 m2
- Cây giống: 30 cây sầu riêng + 30 cây măng cụt
- Cọc cố định cây: 60 - 180 cái
- Dây buộc bằng nilon: 01 kg
- Dụng cụ lao động thủ công (cuốc, leng): 30 cái
- Vật liệu tủ gốc: 300 kg
- Thùng tưới : 5 cái
* Điều kiện khác:
- Bảo hộ lao động: 30 bộ (quần áo, ủng, găng tay bảo hộ).
* Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo
viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn
được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V).
60
V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
5.1. Đánh giá câu hỏi
5.1.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 1: Toàn bộ các câu hỏi của bài 1, đều có
tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nhận bảng câu hỏi. thái độ
nhận bảng câu hỏi và làm bài nghiêm túc
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (1 điểm)
Tiêu chí 2: Khoanh tròn được vào
Câu 1: a; Câu 2: a, Câu 3: c, Câu 4: b,
Câu 5: c, Câu 6: a, Câu 7: b, Câu 8: a, Câu
9: a, Câu 10: d
Giáo viên hướng dẫn học viên so
sánh với đáp án để kiểm tra chéo
kết quả của nhau. Sau đó giáo viên
nhận xét, dánh giá và ghi điểm (8
điểm)
Đánh giá chung: Thời gian làm bài là
50 phút.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (1 điểm)
5.1.2. Đánh giá các câu hỏi của bài 2: Toàn bộ các câu hỏi của bài 2, đều có
tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nhận bảng câu hỏi. thái độ
nhận bảng câu hỏi và làm bài nghiêm túc
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (1 điểm)
Tiêu chí 2: Khoanh tròn được vào
Câu 1: a; Câu 2: a, Câu 3: d, Câu 4: a,
Câu 5: a, Câu 6: d, Câu 7: d.
Giáo viên hướng dẫn học viên so
sánh với đáp án để kiểm tra chéo
kết quả của nhau. Sau đó giáo viên
nhận xét, dánh giá và ghi điểm (7
điểm)
Đánh giá chung: Thời gian làm bài là
20 phút.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (2 điểm)
5.1.3. Đánh giá câu hỏi bài 3:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
1. Trình bày các công việc cần làm
khi trồng sầu riêng, măng cụt.
Bài tự luận
Chấm điểm theo thang điểm 10.
61
5.1.4. Đánh giá các câu hỏi của bài 4: Toàn bộ các câu hỏi của bài 4, đều có
tiên chí và cách thức đánh giá như sau
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nhận bảng câu hỏi. thái độ
nhận bảng câu hỏi và làm bài nghiêm túc
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (1 điểm)
Tiêu chí 2: Khoanh tròn được vào
Câu 1: d; Câu 2: d, Câu 3: b, Câu 4: d,
Câu 5: c.
Giáo viên hướng dẫn học viên so
sánh với đáp án để kiểm tra chéo
kết quả của nhau. Sau đó giáo viên
nhận xét, dánh giá và ghi điểm
(7,5 điểm)
Đánh giá chung: Thời gian làm bài là
20 phút.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và
ghi điểm (1,5 điểm)
5.2. Đánh giá các bài tập/thực hành
5.2.1. Đánh giá bài thực hành 3.3.1: Trồng cây sầu riêng và măng cụt.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1. Đặt cây vào hố: Đặt đúng tâm
hố, đúng độ sâu, cây không nghiêng ngả.
Quan sát thao tác của học
viên, đối chiếu với phiếu đánh
giá kỹ năng (2 điểm)..
Tiêu chí 2. Lấp đất: Đất được lấp bằng
mặt bầu của gốc cây con, không ép gốc quá
chặt, không gây tổn thương gốc cây.
Quan sát thao tác của học
viên, đối chiếu với phiếu đánh
giá kỹ năng (2 điểm)..
Tiêu chí 3. Cắm cọc: Cọc được cắm theo
thế chân kiềng, giữ cây đứng thẳng, đứng
vững, hạn chế tổn thương bộ rễ còn non.
Quan sát thao tác của học
viên, đối chiếu với phiếu đánh
giá kỹ năng (2 điểm).
Tiêu chí 4. Tưới nước: Gốc cây mới
trồng được tưới đủ ẩm (ẩm độ 70 - 75%).
Quan sát thao tác của học
viên, đối chiếu với phiếu đánh
giá kỹ năng (2 điểm).
Tiêu chí 5. Che nắng: Cây con mới trồng
được che 35 - 40% ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Quan sát thao tác của học
viên, đối chiếu với phiếu đánh
giá kỹ năng (1 điểm)..
Tiêu chí 6. Tủ gốc: Gốc cây con mới
trồng được tủ bằng rơm, rạ, lá khô... quanh
gốc cây một lớp dày 5 - 10 cm và cách gốc 10 -
20 cm
Quan sát thao tác của học
viên, đối chiếu với phiếu đánh
giá kỹ năng (1 điểm).
62
5.2.2. Đánh giá bài thực hành 3.3.2: Chọn và trồng cây trồng xen cây đậu
phộng (cây lạc) vào vườn sầu riêng ở giai đoạn cơ bản và tính hiệu quả cây
trồng xen.
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1. Chuẩn bị hạt giống
của cây trồng xen (hạt lạc giống):
Đảm bảo đủ lượng hạt giống 10 kg
quả lạc, đạt chất lượng tốt, hạt đều và
tỉ lệ nảy mầm trên 90%.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (1 điểm)
Tiêu chí 2. Xử lý hạt giống
trước gieo: Ngâm hạt giống trong
nước 3 - 4 giờ ở nhiệt độ bình
thường, ủ 10 -12 giờ. Khi rễ mầm
nhú ra khỏi vỏ lụa đem trồng và đặt
rễ mầm hướng xuống đất. Xử lý hạt
nảy mầm trước khi gieo bằng BAM
5H hoặc Basudin 10H (0,5 kg/ha) +
Rovral.
Giáo viên hướng dẫn học viên so sánh
với đáp án để kiểm tra chéo kết quả
của nhau. Sau đó giáo viên nhận xét,
dánh giá và ghi điểm (2 điểm)
Tiêu chí 3. Gieo trồng cây đậu
phộng đúng mật độ cây x cây = 25
cm, hàng x hàng = 30 cm, lấp đất kín
hạt ở độ sâu từ 1-2 cm).
Giáo viên hướng dẫn học viên so sánh
với đáp án để kiểm tra chéo kết quả
của nhau. Sau đó giáo viên nhận xét,
dánh giá và ghi điểm (2 điểm)
Tiêu chí 4. Chăm sóc như xới
xáo, làm cỏ, vun gốc cho cây trồng
xen đúng yêu cầu ký thuật (mục
4.3.2) giáo trình mô đun 3.
Giáo viên hướng dẫn học viên so sánh
với đáp án để kiểm tra chéo kết quả
của nhau. Sau đó giáo viên nhận xét,
dánh giá và ghi điểm (2 điểm)
Tiêu chí 5. Thu cây trồng xen và
tính hiệu quả cây trồng xen. Tính
được hiệu quả của cây trồng xen
Giáo viên hướng dẫn học viên so sánh
với đáp án để kiểm tra chéo kết quả
của nhau. Sau đó giáo viên nhận xét,
dánh giá và ghi điểm (2 điểm)
Đánh giá chung: Thời gian thực
hiện bài thực hành 16 giờ. Bài thực
hành kéo dài 90-95 ngày. Học viên
phải tuân thủ học tập các nội dung phù
hợp khác vào thời gian thực hiện bài
thực hành dưới sự sắp xếp của giáo
viên.
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (1 điểm)
63
5.3. Đánh giá kết quả học tập toàn mô đun
5.3.1. Đánh giá kết quả kiểm tra lý thuyết nghề (thời gian 60 phút)
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Nêu đặc điểm của
cây sầu riêng/măng cụt
Giáo viên nhận xét, đánh giá và ghi
điểm (3 điểm)
Tiêu chí 2: Trình bày kỹ thuật
trồng, tưới nước, cố định cây, che
nắng, tủ gốc cho cây sầu riêng/măng
cụt mới trồng
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (4 điểm)
Tiêu chí 3: Nêu cách chọn cây
để trồng xen, kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây trồng xen
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (3 điểm)
Đánh giá chung: Tham dự đầu
đủ các bài kiểm tra lý thuyết của các
lần kiểm tra và đủ bài kiểm tra hết
mô đun.
Lấy điểm trung bình của các bài lý
thuyết cộng với điểm của bài thi chia đôi
được điểm lý thuyết của toàn mô đun.
5.3.2. Đánh giá kết quả rèn luyện kỹ năng nghề (thời gian 300 phút)
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1: Trồng cây sầu riêng,
măng cụt
Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (8 điểm)
Tiêu chí 2: Trồng cây trồng xen Giáo viên nhận xét, dánh giá và ghi
điểm (2 điểm)
Đánh giá chung: Tham dự đầu
đủ các bài kiểm tra thực hành của các
lần kiểm tra và đủ bài kiểm tra hết
mô đun.
Lấy điểm trung bình của các bài
kiểm tra thực hành toàn mô đun cộng
với điểm kiểm tra thực hành của bài thi,
sau đó chia đôi được điểm kiểm tra thực
hành của toàn mô đun.
4. Tài liệu cần tham khảo
1. Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng nghĩa, Trồng, chăm sóc và phòng trừ
sâu bệnh sầu riêng, Quyển 12, Nxb Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh 2012.
2. Nguyễn Mạnh Chinh, Chất điều hòa sinh trưởng thực vật ứng dụng trong
nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, 2001.
3. Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, Cây sầu riêng ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội 2004.
64
BAN CHỦ NHIỆM PHÂN TÍCH NGHỀ, PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC,
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CHO NGHỀ
“TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT”
(Kèm theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ
điện và Nông nghiệp Nam Bộ
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Thư ký: Bà Kiều Thị Ngọc, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và
Nông nghiệp Nam Bộ
4. Các ủy viên:
- Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông
nghiệp Nam Bộ
- Bà Đinh Thị Đào, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp
Nam Bộ
- Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
- Ông Nguyễn Văn Thinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chợ Gạo,
Tiền Giang./.
65
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
(Kèm theo Quyết định số 2033/QĐ-BNN-TCCB
ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
Nông nghiệp Nam Bộ
2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Các ủy viên:
- Ông Phan Duy Nghĩa, giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế
Bảo Lộc
- Ông Nguyễn Văn Dũng, giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
- Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_cay_sau_rieng_mang_cut.pdf