Giáo trình mô đun Trồng sả giới thiệu vai trò, tác dụng của cây sả, tình hình
sản xuất và lưu thông sả trên thế giới và ở Việt Nam, đặc điểm các giống sả đang
được trồng phổ biến hiện nay, các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch
và bảo quản sả. Nội dung giáo trình được phân bố giảng dạy trong 96 giờ và bao
gồm 03 bài như sau:
Bài 1: Nhân giống cây sả
Bài 2: Trồng cây
Bài 3: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm
57 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây sả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khi thực hiện.
+ Luống thẳng.
+ Mặt luống phẳng.
+ Rãnh ở đất được kéo hết lên mặt luống.
+ Độ cao của luống 20-25 cm và đều.
2.4. Bài tập 4.2.4. Thực hiện công việc rạch hàng để trồng sả.
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng rạch hàng để trồng sả.
- Các điều kiện thực hiện:
+ Ruộng sả đã được lên luống: 100m2.
+ Các dụng cụ: Cuốc 01 cái/học sinh.
+ Bảo hộ lao động: 01 bộ/học sinh.
- Các nhiệm vụ khi thực hiện: Thực hiện các công việc sau đạt yêu cầu kỹ
thuật:
+ Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động.
+ Xác định vị trí hàng.
+ Xác định độ sâu hàng.
+ Xác định chiều dài hàng.
+ Rạch hàng.
- Cách thức tiến hành: Từng cá nhân thực hiện.
- Thời gian thực hiện: 1 giờ.
- Kết quả đạt được:
+ Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ, bảo hộ lao động.
+ Xác định được vị trí hàng phù hợp: Mỗi hàng cách nhau 0,8-1,0m.
+ Xác định được độ sâu, rộng của hàng: Rộng 15cm, sâu 15 cm.
+ Xác định được chiều dài của hàng: Thường chiều dài của hàng dưới 20
m.
C. Ghi nhớ.
- Trồng sả vụ xuân hoặc vụ thu
39
- Đặt sâu, lấp nông, đặt nghiêng, nén chặt đất khi trồng sả.
- Bón lót vôi, phân chuồng và lân.
- Phải tưới nước sau khi trồng.
40
Bài 3. Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Mục tiêu
- Trình bày được các yêu cầu về chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản
sản phẩm cây sả.
- Nhận biết được một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây sả;
- Thực hiện được các công việc: làm cỏ, xới đất, bón phân, phòng trừ sâu
bệnh hại, thu hoạch và sơ chế sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật
liệu.
A. Nội dung.
1. Các biện pháp chăm sóc
1.1. Trồng dặm
- Mục đích:
+ Bổ sung kịp thời những vị trí bị khuyết cây nhằm đảm bảo năng suất trên
diện tích trồng.
+ Hạn chế cỏ dại mọc, hạn chế đóng váng bề mặt đất tại những vị trí bị
khuyết cây.
- Phương châm: Dặm sớm, kịp thời và dặm những cây có cùng sức sinh
trưởng.
- Thời điểm: Sau khi trồng 20 - 25 ngày cần tiến hành dặm những chỗ bị
khuyết cây.
1.2. Làm cỏ, xới đất
Hình 3.1: Làm cỏ bằng cuốc
Hình 3.2: Làm cỏ bằng tay
- Mục đích: Sau khi trồng, cần tiến hành làm cỏ để giảm cạnh tranh về dinh
dưỡng, ánh sáng, giảm nguồn cư trú của sâu, bệnh.
- Thời điểm làm cỏ: Thường xuyên nhổ cỏ. Sả trồng mới sau khi trồng 40-
50 ngày xới váng diệt cỏ kết hợp.
41
- Cách làm: Nhổ bằng tay, bằng cuốc. Chú ý: Năm đầu tiên không vun
gốc, các năm sau đẻ nhánh đến đâu thì vun đến đó. Để tránh rễ bị đứt, phải xới
xa gốc, sâu 6 - 7 cm.
1.3. Tưới tiêu.
- Thời kỳ còn nhỏ:
Sau khi trồng, tiến hành tưới
nước giữ ẩm để cây mau ra rễ và
mọc mầm nhanh (nhất là khi trồng
vào mùa khô).
Hình 3.3: Tưới nươc cho sả
- Thời kỳ cây đã lớn:
Với những thửa ruộng ở vùng đất thấp, cần có biện pháp thoát nước như
làm hệ thống mương, rãnh thoát nước
Với những nơi đất cao, cần chú ý tưới nước, tránh khô hạn, làm khô lá, dẫn
tới giảm năng suất và sản lượng tinh dầu.
Khi đất khô, cần chú ý cung cấp nước đầy đủ để duy trì ẩm độ, tăng năng
suất và chất lượng tinh dầu.
Phương pháp tưới: Có thể tưới phun mưa hoặc tưới tràn tùy thuộc địa hình.
1.4. Bón phân
1.4.1. Mục đích.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng tinh dầu cao.
- Giúp cho cây khỏe, sức đề kháng cao với sâu bệnh.
- Cải tạo đất.
1.4.2. Thời kỳ, loại phân, lượng phân và phương pháp bón.
Sau trồng nếu tưới đủ ẩm thì khoảng 10 - 15 ngày nhánh sả ra rễ, đâm lá
non, cần tưới đạm pha loãng 3-5% để tưới (cũng có thể dùng nước tiểu và nước
phân chuồng pha loãng tỷ lệ 1:3).
Sau khi trồng được 20-25 ngày, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, bón phân
thúc nhẹ khoảng 100 - 150 kg phân đạm cho 1 ha.
Khi cây mọc đều (35-40 ngày sau khi trồng) tiến hành làm cỏ, bón thúc urê
60kg/ha.
Sau khi thu hoạch lứa đầu (sau trồng 4 - 6 tháng ở miền Bắc, 4 - 5 tháng ở
các tỉnh miền Nam) tiến hành bón thúc lần 1 và lần 2 theo bảng quy trình dưới
đây:
42
Bảng 4.3.1. Lượng phân bón thúc cho sả
Lượng phân Loại phân
Phân
hữu cơ
(tấn/ha)
Đạm Ure
(kg/ha)
Supe
lân
(ka/ha)
Kali
sun phat
(kg/ha)
Tổng 10 100 150 100
Bón thúc lần 1(sau khi thu hoạch) 0 65 0 50
Bón thúc lần 2 (sau lần 1 từ 5-6
tháng)
10 35 150 50
Các năm tiếp theo, cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để duy trì năng
suất sả. Liều lượng và loại phân tương tự như bảng 4.3.1.
Trong vụ mưa, cây có thể bị thiếu sắt. Vì vậy, cần có biện pháp phun bổ
sung kịp thời bằng dung dịch sunphat sắt 0,25% khoảng 3-4 lần trong 10-15
ngày.
1.5. Phòng trừ sâu bệnh
Sả ít bị sâu bệnh hại, bệnh thường gặp và gây hại phổ biến nhất là bệnh gỉ
sắt.
a. Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Puccinia nakanishikii gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại
trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây từ khi mới mọc cho đến khi thu hoạch.
Bệnh gỉ sắt gây hại khá phổ biến ở các vùng trồng sả của nước ta.
b. Triệu chứng:
Hình 3.4: Lá sả bị bệnh gỉ sắt
Hình 3.5 : Bụi sả bị bệnh gỉ sắt
hại nặng
43
Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mầu vàng trong, sau đó lớn dần tạo
thành những ổ nổi có kích thước khoảng 1mm. Khi bệnh nặng sẽ thấy lấm tấm
những u nhỏ cỡ hạt tấm trên mặt lá, bên trong chứa đầy chất bột mầu nâu đỏ như
mầu gạch non. Những u này lớn dần và sẽ làm rách tế bào biểu bì phía ngoài lúc
đó sẽ để lộ ra khối bột mầu nâu đỏ giống mầu của gỉ sắt. Đến cuối giai đoạn sinh
trưởng của cây sả, trên lá bệnh có thể xuất hiện những ổ nổi màu đen. Nếu bị hại
nặng, nhiều vết bệnh dày đặc trên lá sẽ làm lá bị khô cháy, diện tích lá xanh có
thể quang hợp được bị giảm sẽ làm quá trình tổng hợp tinh dầu giảm.
c. Điều kiện phát sinh-phát triển:
Bệnh phát triển mạnh ở những nơi có khí hậu ấm, ẩm độ không khí cao,
lượng mưa lớn, thường xuyên có gió, ruộng bón thừa phân đạm, thiếu ánh sáng.
d. Biện pháp phòng trừ: Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.
- Biện pháp kỹ thuật canh tác:
+ Các biện pháp giảm ẩm độ dưới tán:
Không trồng sả với mật độ quá dầy: Trồng dầy làm cho ẩm độ không khí
trong tán sả cao.
Không tưới nước cho sả vào buổi chiều tối.
Định kỳ cắt tỉa lá sả.
Thường xuyên làm cỏ sạch sẽ cho ruộng sả.
+ Cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước khi trồng. Dọn sạch hết thân, lá sả
từ vụ trước bằng cách phơi khô và đốt. Cày xới đất chôn vùi gốc, thân lá sả còn
sót lại sẽ hạn chế được mầm bệnh cho vụ sau.
+ Chăm sóc chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây sả
giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống chịu với bệnh và hạn chế tác
hại.
+ Lựa chọn cây trồng xen và trồng gối không bị bệnh gỉ sắt.
+ Các biện pháp ngăn chặn đường lan truyền của bệnh:
Không nên tưới nước cho sả bằng phương pháp tưới phun mưa.
Sử dụng giống sạch bệnh.
* Biện pháp hóa học.
Khi ruộng bị bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Anvil
5SC; Sumi-Eight 12.5; WPBayfidan 25EC hoặc 250EC; Bamper 250EC. Liều
lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì, khi phun cần nâng cao cần để thuốc
thấm hết hai mặt của lá và từ trên ngọn xuống và nên phun vào những buổi
chiều mát.
Trường hợp ruộng bị bệnh nặng thì sau khi phun thuốc cần tăng cường bổ
sung phân bón và tưới đủ ẩm để ruộng sả phục hồi nhanh.
44
1.6. Phòng chống cháy:
Cây sả dễ bị hoả hoạn, nhất là khi trời hanh khô (vì sả chứa nhiều tinh dầu,
lại có nhiều lá khô). Cần có ý thức bảo vệ không hút thuốc lá hoặc đốt lửa gần.
Cần bố trí hệ thống nước và vòi phun gần khu vực trồng sả để đề phòng
hỏa hoạn xảy ra.
2. Thu hoạch, sơ chế, bảo quản
2.1. Thu hoạch.
Năng suất thu hoạch được từ lá sả trong mỗi lứa phụ thuộc vào những yếu
tố sau đây:
- Đất trồng tốt hay xấu.
- Khí hậu (mưa, nắng, gió) qua các tháng trước sau mỗi lứa.
- Tình hình chăm sóc ( làm cỏ, xáo, xới...), bón phân...
Tại các tỉnh miền Bắc từ cuối xuân sang hè tới cuối thu, thời tiết có mưa
nhiều, trời ấm phù hợp cho cây sả phát triển cho nên sau 40 - 50 ngày có thể thu
hoạch một lứa. Về mùa đông giá rét khô hanh thời gian 60 - 65 ngày mới thu
hoạch được một lứa.
Cũng như các hoa màu khác, lá sả phải thu hoạch đúng lứa thì mới được
sản lượng lá lớn và tỷ lệ, chất lượng tinh dầu cao. Thời gian đúng lứa ấy cũng
chỉ ở phạm vi một số ngày nhất định, cho nên cần bố trí nhân lực thu hoạch kịp
thời, nếu muốn có năng suất cao.
Sau đây là một số chỉ tiêu để tiến hành thu hoạch sả. Những chỉ tiêu này
mới dựa vào những kinh nghiệm nhiều năm tại nhiều cơ sở. Một số chỉ tiêu đã
là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu.
2.1.1. Thời điểm thu hoạch.
Thời điểm thu hoạch sả tốt nhất: Là lúc cây sả đã có từ 5 - 6 lá trưởng
thành. Ngọn lá tính từ ngoài vào trong dài khoảng 5 - 6 cm đã chớm khô, màu
lá từ xanh chuyển sang màu vàng.
Cây sả trồng sau 6 tháng, lá đã bắt đầu già, sản lượng tinh dầu cao, có thể
thu hoạch được lứa đầu. Nếu cắt sớm quá, hàm lượng tinh dầu trong lá thấp. Nếu
thu hoạch muộn quá, lá sả già quá, hàm lượng tinh dầu giảm.
Nếu chăm sóc tốt cứ sau 40 ngày thu hoạch 1 lần. Nên cắt tỉa thường kỳ vì
lá non chứa nhiều tinh dầu hơn lá già.
Từ năm thứ hai trở đi, số lần thu hoạch tăng lên (có thể thu từ 05 đến 06
lứa/năm), năng suất và hàm lượng tinh dầu cũng tăng
Sả trồng một lần có thể cho thu hoạch 5 - 6 năm. Năng suất cao nhất vào
năm thứ 2, 3 và thứ 4. Sau đó phải trồng lại, nếu không sả sẽ cho năng suất và
chất lượng tinh dầu kém.
Trồng một năm có thể thu một lượng tối thiểu là 15 - 18 tấn lá tươi /ha.
45
Năng suất lá, tỷ lệ tinh dầu của cây sả phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh,
đất đai, khí hậu, việc đầu tư chăm sóc bảo quản vườn cây tốt.
Chú ý: Nên thu hoạch sả lúc trời nắng. Thời gian thu hoạch lá sả tốt nhất
trong ngày là từ 9 - 10 giờ sáng đến 3 - 4 giờ chiều.
2.1.2. Cách thu hoạch.
Bộ phận thu hoạch là lá. Qua nghiên cứu đã khẳng định, lá vừa đúng lứa
chứa nhiều tinh dầu hơn lá già, lá phía trên của cây nhiều tinh dầu hơn lá mọc ở
phía dưới cây, phẩm chất tinh dầu của lá phía trên lại kém hơn. Bẹ lá chứa ít
tinh dầu hơn phiến lá, 1/3 của lá phía đầu lá chứa nhiều tinh dầu hơn 2/3 phiến
lá phía sát gốc. Ngày trời nắng sả có nhiều tinh dầu hơn ngày mưa. Lá héo chứa
nhiều tinh dầu hơn lá khô (héo còn 50 % nước).
Khi thu hái lá chú ý không nên cắt sâu quá, cắt cách gốc sả từ 20 cm trở
lên. Như trên đã xác định bẹ lá cũng như thân cây sả chưa rất ít tinh dầu. Nếu cắt
sâu quá vừa tốn công cắt, công vận chuyển, tốn nhiên liệu, chưng cất được ít
tinh dầu mà lại ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây sả. Cây sả bị cắt thâm vào
thân, khi bị mưa dễ ngậm nước và bị thối nơi bị cắt, gặp trời nắng cây cũng dễ bị
khô và có thể dễ sinh bệnh khô lá.
Hình 3.6. Cắt lá sả
2.2. Bảo quản.
2.2.1. Mục đích của bảo quản.
Lá sả có thể cất tươi hoặc cất khi héo khô. Do đó gần nơi chưng cất sả nên
có nhà kho để dự trữ thường xuyên để cất trong 1 - 2 ngày.
46
2.2.2. Kỹ thuật bảo quản.
Cất lá héo thì công vận chuyển có thể giảm 40 – 50 %, lượng lá cho vào
mỗi mẻ cất tăng được từ 20 – 40 %, lượng than củi đun giảm 35 %, thời gian
chưng cất giảm 27 % (Bộ môn tinh dầu, dầu béo - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
- Nguyễn Đăng Vinh, 1977).
Để lá nhanh héo khi thu hoạch nên trải mỏng lá trên ruộng (trời nắng), trên
nền phơi (trời mưa) hoặc bó thành bó nhỏ treo trên dây. Lá được phơi héo tới
thuỷ phần trong cây còn khoảng 50 % thì đem chưng cất là tốt nhất. Trong
trường hợp chưa kịp chưng cất ngay, lá sả héo có thể để được 3 - 5 ngày nhưng
không được chất đống. Những biểu hiện của khối nguyên liệu bị giảm phẩm
chất là có thể bị mất mùi thơm đặc trưng, màu lá chuyển từ xanh vàng sang bạc
xám.
Chưng cất tinh dầu sả cũng theo nguyên tắc chưng cất. Thường tính từ lúc
sôi đến khi hết tinh dầu khoảng 3 – 4 giờ.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
Khoanh tròn một đáp án đúng nhất.
1.1. Câu 1: Cây sả có khả năng chịu hạn tốt, vì vậy không cần tưới nước cho
ruộng sả mà vẫn có năng suất cao. Đúng hay sai:
a. Đúng;
b. Sai.
1.2. Câu 2: Sau khi trồng bao lâu thì có thể bắt đầu thu hoạch lá sả lứa đầu tiên?
a. 12 tháng;
b. 5-6 tháng;
c. 10 tháng.
1.3. Câu 3: Một số đặc điểm nhận dạng hình thái lá sả khi quyết định biện pháp
thu hoạch lá:
a. Lá chuyển từ màu xanh sang xanh vàng;
b. Có từ 5-6 lá trưởng thành trên cây.
c. Cả hai ý trên
1.4. Câu 4: Khi cắt lá sả, cắt cả phần bẹ lá và phiến lá nhưng cần chừa lại đoạn
gốc (thân) có chiều dài là:
a. 40 cm;
b. 30 cm;
c. 20 cm;
d. 10 cm.
47
2. Bài tập:
2.1. Thực hiện công việc trồng dặm cho sả.
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng trồng dặm cho sả.
- Điều kiện thực hiện:
+ Ruộng sả đã trồng được 20-25 ngày, diện tích 100m2.
+ Hom sả đã được chuẩn bị đầy đủ.1
+ Dụng cụ: 01 cuốc/học sinh, dụng cụ đựng hom.1
+ Bảo hộ lao động: 01 bộ/học sinh.
- Nhiệm vụ khi thực hiện: Thực hiện các công việc sau đạt yêu cầu kỹ
thuật:
+ Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động.
+ Xác định vị trí cần dặm.
+ Trồng cây.
- Cách thức thực hiện: Từng cá nhân thực hiện.
- Thời gian thực hiện: 1 giờ.
- Kết quả cần đạt được:
+ Lựa chọn được đúng vị trí trồng dặm: Những cây đã chết hoặc không
mọc.
+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu.
+ Cuốc hố đúng kỹ thuật: Sâu khoảng 20 cm, rộng 20 cm.
+ Trồng cây đúng kỹ thuật: Đặt cây nghiêng, lấp đất, nén chặt và tưới
nước.
2.2. Bài tập 4.3.2. Thực hiện công việc làm cỏ cho ruộng sả bằng cuốc.
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng làm cỏ cho ruộng sả bằng cách dùng cuốc.
- Điều kiện thực hiện:
+ Ruộng sả sau khi trồng được ít nhất 30 ngày, đã mọc cỏ, diện tích
100m2.
+ Bảo hộ lao động và cuốc: 01 bộ/học sinh.
- Nhiệm vụ khi thực hiện: Thực hiện các công việc sau đạt yêu cầu kỹ
thuật:
+ Chuẩn bị các dụng cụ, bảo hộ lao động.
+ làm cỏ bằng cuốc.
- Cách thức thực hiện: Từng cá nhân hoặc theo nhóm thực hiện.
- Thời gian thực hiện: 2 giờ.
48
- Kết quả cần đạt được:
+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, bảo hộ lao động.
+ Làm sạch cỏ.
+ Không gây tổn thương tới ruộng sả.
2.3. Bài tập 4.3.3: Thực hiện công việc cắt lá sả để lấy tinh dầu.
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng cắt lá sả
- Các điều kiện khi thực hiện:
+ Ruộng sả đã được thu hoạch, diện tích 1 sào.
+ Các dụng cụ để thu hoạch như liềm, quanh gánh, xe chở.
- Nhiệm vụ khi thực hiện bài tập: Thực hiện các công việc sau đạt yêu
cầu
kỹ thuật:
+ Cắt lá.
+ Xếp lá.
+ Chuyển lá.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và bảo hộ.
+ Cắt lá cách gốc khoảng 20 cm, không làm dập nát gốc.
+ Xếp gọn đống.
+ Vận chuyển không làm rơi vãi lá.
C. Ghi nhớ
- Các biện pháp trồng dặm, tưới nước, bón phân, phòng từ sâu bệnh và
phòng hỏa cho sả;
- Cách cắt lá sả, bảo quản lá sả sau khi thu cắt.
49
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun “Trồng cây Sả” là mô đun được bố trí giảng dạy sau các
mô đun: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; mô đun Trồng cây Quế và
mô đun Trồng cây Hồi trong chương trình dạy nghề “Trồng Quế, Hồi, Sả lấy
tinh dầu” trình độ sơ cấp. Mô đun cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc
lập trong các chương trình dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn
nhóm nghề Nông lâm nghiệp.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ
năng thực hành về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản
phẩm cây Sả. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện
trường thực hành để thực hiện các công việc: làm đất, nhân giống, trồng, chăm
sóc và thu hoạch sản phẩm. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời
vụ phù hợp với việc trồng cây Sả để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính
thực tế và chất lượng của cây trồng.
II. Mục tiêu mô đun:
Kết thúc mô đun này người học có khả năng:
- Trình bày được giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái và điều kiện gây trồng
cây Sả;
- Chuẩn bị và nhân được cây giống đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của sản
xuất;
- Thực hiện được các công việc: chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh và tiết kiệm nguyên vật liệu.
III. Nội dung mô đun:
Mã
bài
Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời lượng
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiể
m
Tra
MĐ
04-1
Bài 1: Nhân
giống cây sả Tích
hợp
Lớp
học.
hiện
trường
28 06 20 02
MĐ
04-2
Bài 2: Trồng
cây
Tích
hợp
Lớp
học,
Hiện
34 04 28 02
50
trường
MĐ
04-3
Bài 3: Chăm
sóc, thu hoạch,
bảo quản sản
phẩm
Tích
hợp
Lớp
học,
Hiện
trường
30 06 24 00
Kiểm tra kết
thúc mô đun
Thực
hành
Hiện
trường
04 04
Cộng 96 16 72 08
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ 04 giờ được tính vào thời gian thực
hành.
IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
4.1. Bài 01: Nhân giống cây sả
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Bài 4.1.1: Thu hoạch sả giống
- Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao
động.
- Kỹ thuật:
+ Cuốc gốc sả.
+ Tách nhánh sả.
+ Bóc bẹ khô và lá khô.
+ Cắt hom;
+ Chọn hom đủ tiêu chuẩn.
+ Xếp hom.
Thời gian thực hiện.
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Đánh giá khi thực hiện và sản
phẩm sau khi học viên thực hiện;
Sau khi thực hiện
Bài 4.1.2: Cắt hom sả giống.
Chuẩn bị các dụng cụ, bảo hộ.
Kỹ thuật cắt hom.
+ Chọn vị trí cắt hom.
+ Cắt hom.
- Thời gian thực hiện
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát thao tác và kết quả thực
hiện của học viên để đánh giá.
- Đánh giá sau thực hiện.
Bài 4.1.3.Chọn hom sả giống đủ tiêu
51
chuẩn.
- Chuẩn bì dụng cụ, bảo hộ.
- Kỹ thuật chọn.
+ Độ nguyên vẹn của hom.
+ Kích thước hom (chiều dài, đường
kính).
+ Đặt hom đã được chọn.
Thời gian thực hiện
- Đánh giá sau khi chuẩn bị.
- Đánh giá trong khi thực hiện và
kết quả thực hiện.
Đánh giá khi thực hiện
Bài 4.1.4. Pha dung dịch hồ rễ cho
hom sả
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng
cụ, vật tư.
- Kỹ thuật pha dung dịch hồ rễ sả.
+ Tính toán lượng nguyên liệu cần
sử dụng.
+ Chuẩn bị các nguyên liệu phối
trộn.
+ Trộn nguyên liệu.
Thời gian thực hiện.
- Đánh giá sau khi chuẩn bị.
- Đánh giá trong khi thực hiện và
kết quả thực hiện.
Đánh giá khi thực hiện
Bài 4.1.5. Hồ rễ cho hom sả.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng
cụ, vật tư.
- Kỹ thuật pha dung dịch hồ rễ sả.
+ Tính toán lượng nguyên liệu cần
sử dụng.
+ Chuẩn bị các nguyên liệu phối
trộn.
+ Trộn nguyên liệu.
+ Nhúng hom.
+ Xếp hom.
Thời gian thực hiện.
- Đánh giá sau khi chuẩn bị.
- Đánh giá trong khi thực hiện và
kết quả thực hiện.
Đánh giá khi thực hiện
Bài 4.1.6. Xếp hom sả giống sau khi
hồ rễ
52
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu, dụng
cụ, vật tư.
- Kỹ thuật xếp hom sả sau khi hồ rễ.
+ Lựa chọn vị trí xếp hom;
+ Sự chính xác về kỹ thuật xếp hom;
+ Hom được dứng thẳng đứng,
không nghiêng ngả, không lộn xộn.
Thời gian thực hiện.
- Đánh giá sau khi chuẩn bị.
- Đánh giá trong khi thực hiện và
kết quả thực hiện.
Đánh giá khi thực hiện
4.2. Bài 02. Trồng cây
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Bài 4.2.1: Bón lót cho ruộng sả:
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Kỹ thuật bón lót cho ruộng sả.
+ Chuẩn bị hom phân bón đủ.
+ Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao
động.
+ Bón phân
Thời gian thực hiện.
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát quá trình và kết quả
thực hiện của học viên để đánh giá.
- Đo thời gian từ đầu đến khi kết
thúc thực hiện.
Bài 4.2.2: Phát dọn thực bì
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Kỹ thuật phát dọn thực bì.
+ Xác định phương pháp phát dọn.
+ Chuẩn bị dụng cụ và bảo hộ
lao động.
+ Kỹ thuật phát dọn.
- Thời gian thực hiện..
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát quá trình và kết quả
thực hiện của học viên để đánh giá.
- Đo thời gian từ đầu đến khi kết
thúc thực hiện.
Bài 4.2.3: Lên luống trồng sả:
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
- Quan sát, đánh giá sau khi học
53
dụng cụ, vật tư.
- Thực hiện kỹ thuật:
+ Chuẩn bị các dụng cụ, bảo hộ lao
động.
+ Kéo đất lên luống để tạo
rãnh.
+ Tạo phẳng mặt luống.
+ Chỉnh sửa luống.
+ Xác định độ cao của luống và
mức độ đồng đều của độ cao.
- Thời gian thực hiện.
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát quá trình và kết quả
thực hiện của học viên để đánh giá.
- Đo thời gian từ đầu đến khi kết
thúc thực hiện.
Bài 4.2.4. Rạch hàng trồng sả.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Thực hiện kỹ thuật:
+ Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao
động.
+ Xác định vị trí hàng.
+ Xác định độ sâu hàng.
+ Xác định chiều dài hàng.
+ Rạch hàng.
- Thời gian thực hiện.
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát quá trình và kết quả
thực hiện của học viên để đánh giá.
- Đo thời gian từ đầu đến khi kết
thúc thực hiện.
Bài 4.2.5. Chuẩn bị phân bón cho
200m2 ruộng sả trước khi trồng.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Thực hiện kỹ thuật:
+ Chuẩn bị các dụng cụ.
+ Chuẩn bị các vật tư.
+ Chuẩn bị bảo hộ lao động.
+ Chuẩn bị bút, máy tính, giấy.
+ Tính toán.
- Thời gian thực hiện.
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát quá trình và kết quả
thực hiện của học viên để đánh giá.
- Đo thời gian từ đầu đến khi kết
54
thúc thực hiện.
Bài 4.2.6. Xác định mật độ, khoảng
cách trồng sả, cuốc hố trồng.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Thực hiện kỹ thuật:
+ Ước lượng khoảng cách trồng sả
trên thực tế căn cứ vào mật độ,
khoảng cách đã tính toán.
+ Xác định kích thước hố
trồng.
+ Cuốc hố.
- Thời gian thực hiện
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát quá trình và kết quả
thực hiện của học viên để đánh giá.
- Đo thời gian từ đầu đến khi kết
thúc thực hiện.
Bài 4.2.7. Trồng sả
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Thực hiện kỹ thuật:
+ Đặt hom sả.
+ Lấp hom sả.
- Thời gian thực hiện
- Quan sát, đánh giá sau khi học
viên chuẩn bị xong;
- Quan sát quá trình và kết quả
thực hiện của học viên để đánh giá.
- Đo thời gian từ đầu đến khi kết
thúc thực hiện.
4.3. Bài 03. Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Bài 4.3.1: Thực hiện công việc
trồng dặm cho sả:
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Kỹ thuật:
+ Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư,
bảo hộ lao động.
+ Xác định vị trí cần dặm.
+ Trồng cây.
- Thời gian thực hiện.
- Đánh giá sau khi chuẩn bị.
- Đánh giá trong khi thực hiện và
kết quả thực hiện.
- Đánh giá khi thực hiện
55
Bài 4.3.2: Làm cỏ cho ruộng sả
bằng cuốc.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Kỹ thuật:
+ Chuẩn bị các dụng cụ, bảo hộ
lao động.
+ làm cỏ bằng cuốc Thời gian
thực hiện.
- Thời gian thực hiện.
- Đánh giá sau khi chuẩn bị.
- Đánh giá trong khi thực hiện và
kết quả thực hiện.
- Đánh giá khi thực hiện
Bài 4.3.3: Cắt lá sả:
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu,
dụng cụ, vật tư.
- Kỹ thuật pha dung dịch hồ rễ sả.
+ Cắt lá.
+ Xếp lá.
+ Chuyển lá.
- Thời gian thực hiện.
- Đánh giá sau khi chuẩn bị.
- Đánh giá trong khi thực hiện và
kết quả thực hiện.
- Đánh giá khi thực hiện
V. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Năng Vinh - Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông
Nghiệp, 1978.
56
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: TRỒNG QUẾ, HỒI, SẢ LẤY TINH DẦU
(Theo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
2. Phó Chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3. Thư ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng
nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
4. Các ủy viên
- Ông Nguyễn Khắc Quang, Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Nguyễn Tiên Phong, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công
nghệ và Nông Lâm Đông Bắc
- Ông Trần Thế Hanh, Phó trưởng khoa Trường Đại học Nông - Lâm Bắc
Giang
- Bà Đỗ Thị Tĩnh, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hữu Lũng, Lạng
Sơn./.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: TRỒNG QUẾ, HỒI, SẢ LẤY TINH DẦU
(Kèm theo Quyết định số 2034 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Thực, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_trong_cay_sa.pdf