Giáo trình Trồng cây bời lời

Giáo trình đào tạo nghề “Trồng cây bời lời” cùng với bộ giáo trình được

biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những

tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất Bời lời tại các địa phương trong

cả nước và trên thế giới. Do vậy, giáo trình này là một tài liệu hết sức quan trọng và

cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ trồng Bời lời. Mô đun trồng cây Bời

lời là mô đun thứ ba, mô đun này được giảng dạy sau các mô đun khác và có thể

tiến hành dạy độc lập. Mô đun trồng cây Bời lời cung cấp những kiến thức cơ bản

về kỹ thuật chuẩn bị đất trồng, xác đinh mật độ trồng và kỹ thuật trồng sao cho có

hiệu quả nhất để qua đó bà con nông dân hoặc các tổ chức có thể tham khảo, học

tập vận dụng vào trong công việc sản xuất Bời lời của gia đình hoặc của đơn vị

mình

pdf69 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Trồng cây bời lời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bầu Chú ý: Trồng đến đâu rạch và xé bỏ t i bầu đến đó; Sau khi rạch xong phải tiến hành đặt vào hốc trồng ngay; Xé bỏ túi bầu nhẹ tay tránh làm vỡ bầu cây con. 51 6. Đặt cây vào hốc và lấp đất Bước 1 : Đặt cây vào hốc Đặt bầu cây xuống hốc theo phương thẳng đứng (đối với đất bằng); nơi đất dốc đặt cây xuống hố sao cho ngọn cây hướng lên trên Đặt cây vào chính giữa hốc đã tạo. Cây được đặt ngay ngắn, thẳng . Hình 3.3.7. Đặt cây vào hốc Bước 2: Lấp đất Vun đất phủ kín mặt bầu theo hình mâm xôi Chọn đất tơi mịn bao ủ quanh bầu cây Hình 3.3.8. Lấp đất hình mâm xôi 52 7. Tủ gốc giữ ẩm cho cây Mục đích: Giúp cho cây trồng hạn chế được quá trình thoát hơi nước trên mặt đất, giữ ẩm được cho cây,hạn chế cỏ dại mọc gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng Thời điểm tủ gốc: Nếu có điều kiện thì tiến hành tủ ngay sau khi trồng hoặc không đến đầu mùa khô kế tiếp phải tiến hành tủ ngay. Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu và tập hợp ra khu vực tủ gốc cho cây Vật liệu được chuẩn bị bao gồm : rơm, lá khô.vv . Hình 3.3.8. Lấp đất 53 Bước 2 : Vận chuyển vật liệu ra gốc tủ Yêu cầu gọn gàng không để vật liệu tủ bay. Bước 3: Đưa vật liệu tủ đến gốc cây cần tủ Hình 3.3.9. ơm được chuẩn bị để làm vật liệu tủ Hình 3.3.10 . Vận chuyển vật liệu tủ Hình 3.3.10. ơm được vận chuyển ra vị trí để tủ gốc 54 Bước 4 : Tiến hành tủ gốc Yêu cầu vật liệu tủ phải được tủ kín gốc một lớp mỏng 1-2cm, rộng ≥ 45 cm; Không để vật liệu tủ chùm lên ngọn cây Sau khi tủ xong phải lấp một lớp đất mỏng khoảng 2cm, tránh tình trạng vật liệu tủ bay hoặc cháy. Hình 3.3.11. Vật liệu tủ được đưa đến gốc cây cần tủ Hình 3.3.12.Tiến hành tủ gốc 55 B. Các bài thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1.1: Trình bày các bước trồng cây bời lời, trong khi trồng cần ch ý những gì? Câu hỏi 1.2: Trình bày các dụng cụ cần chuẩn bị cho quá trình trồng bời lời 2. Thực hành 2.1. Bài thực hành 3. 3. 1: Trồng cây bời lời 2.2. Bài thực hành 3.3.2: Tủ gốc sau khi trồng C. Ghi nhớ Kích thước của hốc trồng cây bời lời Hình 3.3.13. Gốc cây được tủ lúc cây nhỏ và lúc cây lớn Hình 3.3.12. Tủ gốc cây 56 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. ị trí tính chất của mô đun 1. Vị trí: Mô đun trồng cây bời lời được học sau mô đun sản xuất cây giống và trước các mô chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có đất để trồng bời lời. Thời gian giảng dạy nên bố trí vào khoảng tháng 01 đến tháng 4 hàng năm để phù hợp với thời vụ trồng. II. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được cách quan sát đất theo từng chỉ tiêu cụ thể. - Trình bày được các loại phân bón phù hợp với cây bời lời. - Nêu được khoảng cách trồng bời lời với các hình thức trồng khác nhau. - Trình bày được kỹ thuật trồng bời lời. 2. Kỹ năng - Chọn được loại đất trồng bời lời phù hợp. - Xử lý sạch tàn dư thực vật trên đất. - Chọn được loại phân bón lót phù hợp cho bời lời. - Vận hành được một số loại máy như: Máy cày, máy khoan hố. - Xác định được khoảng cách, mật độ trồng bời lời trên diện tích cụ thể. - Trồng bời lời đúng kỹ thuật. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn giao thông. - Có trách nhiệm với công việc. 57 III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 03-01 Chuẩn bị đất và phân bón lót Tích hợp Vườn nhà, rừng trồng, nương rẫy 28 8 19 1 MĐ 03-02 Đào hố và bón lót Tích hợp Vườn nhà, rừng trồng, nương rẫy 44 8 34 2 MĐ 03-03 Trồng cây Tích hợp Vườn nhà, rừng trồng, nương rẫy 16 4 11 1 Kiểm tra kết th c mô đun 4 4 Cộng 92 20 64 8 Chú ý: * Tổng số thời gian kiểm tra 8 giờ gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 4 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. - Tổng số thời gian của bài gồm số giờ dạy lý thuyết, số giờ dạy thực hành và số giờ kiểm tra định kỳ. Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun tính riêng. - Tổng thời gian thực hiện mô đun 92 giờ gồm thời gian lý thuyết 20 giờ, thời gian thực hành 64+4=68 giờ và thời gian kiểm tra kết thúc mô đun 4 giờ. I . Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành Nguồn lực cần thiết cho các bài thực hành TT Tên Vật tư Số Lượng Ghi chú 1 Cưa xăng ≥ 05 cái 2 Dao phát ≥ 05 cái 58 3 Cuốc ≥ 05 cái 4 Máy khoan hố ≥05 cái 5 Dao nhỏ ≥ 10 cái 6 Rổ sắt ≥ 10 chiếc 7 Thước dây 30 m ≥ 05 cái 8 Tiêu cắm ≥ 100 cái 9 Bút viết ≥ 12 cái 10 Vỏ cà phê khô ≥ 500 kg 11 Bạt tủ 01 miếng Rộng 20 m 12 Phân lân ≥ 50kg 13 Vôi bột ≥ 10 kg 14 Diện tích đất trống ≥ 500m2 15 Cây giống ≥ 200 cây 16 ơm khô ≥ 500kg * Bài thực hành số 3.1.1. Nhận biết mô tả thực bì Cách tổ chức thực hiện: Bước 1: Giáo viên gọi 3-5 học viên nêu các đặc điểm nhận biết thực bì và các bước cần thiết để xử lý thực bì . Các học viên còn lại quan sát và phát biểu ý kiến. Giáo viên nhận xét. Bước 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao cho mỗi nhóm 1 một khu vực . Giao nhiệm vụ cho nhóm: xử lý sạch thực bì . Bước 3: 59 Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc. Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ Bước 5: Chọn địa điểm Tại nương rẫy bỏ hoang Bước 6: Tiêu chuẩn của sản phẩm. Xử lý sạch thực bì. * Bài thực hành số 3.1.2 Ủ phân hữu cơ vi sinh. Cách tổ chức thực hiện: Bước 1: Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên trình bày các bước ủ phân hữu cơ vi sinh. Các học viên lắng nghe, ghi chép và bổ sung ý kiến. Bước 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên. Giao nhiệm vụ: ủ phân hữu cơ Bước 3: Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ,vật liệu và phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc. Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. Bước 5 : Thời gian và địa điểm Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 16 giờ Địa điểm: Tại nhà hộ gia đình hoặc lớp học Bước 6: Tiêu chuẩn của sản phẩm: Phân hữu cơ được ủ xong và đ ng qui trình * Bài thực hành số 3.2.1. Cắm tiêu hố Bước 1: Giáo viên gọi 3 - 5 học viên nhắc lại các bước cần thực hiện khi cắm tiêu. 60 Gọi 3 - 5 học viên lên làm mẫu. Giáo viên và các học viên còn lại quan sát cách làm, ghi chép. Khi nhóm làm mẫu kết thúc, giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh nghiệm. Bước 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao cho mỗi nhóm 1 khu vực diện tích đã trình bày ở trên Bước 3: Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc. Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. Bước 5 : Thời gian và địa điểm . Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ Địa điểm: Tại vườn hộ gia đình hoặc nương rẫy Bước 6 : Tiêu chuẩn của sản phẩm Tiêu cắm đ ng vị trí thiết kế * Bài thực hành số 3.2.2. Đào hố trồng Bời lời Cách tổ chức thực hiện: Bước 1: Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên trình bày yêu cầu kích thước hố và các bước tiến hành đào hố . Giáo viên và các học viện còn lại nghe . Giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh nghiệm. Bước 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao cho mỗi nhóm đào hố tại các vị trí đã cắm tiêu. Bước 3: Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc. Bước 4: 61 Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. Bước 5 : Thời gian và địa điểm Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 28 giờ Địa điểm: Tại vùng đã tiến hành cắm tiêu Bước 6 : Tiêu chuẩn của sản phẩm: Hố trồng được đào đ ng kích thước * Bài thực hành số 3.3.1. Trồng cây Bời lời Cách tổ chức thực hiện: Bước 1: Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên nhắc lại các bước tiến hành trồng Bời lời. Học viên còn lại ghi chép và bổ sung ý kiến. Gọi 3-5 học viên lên làm mẫu Khi nhóm làm mẫu kết thúc, giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh nghiệm. Bước 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao cho mỗi nhóm 10 bầu cây Bời lời để trồng . Bước 3: Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc. Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. Bước 5 : Thời gian và địa điểm Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ Địa điểm: Tại khu vực đã đào hố Bước 6 :Tiêu chuẩn của sản phẩm. Cây Bời lời phải được trồng thẳng đứng, không nghiêng, gốc vun hình mâm xôi * Bài thực hành số 3.3.2. Tủ gốc giữ ẩm Cách tổ chức thực hiện: 62 Bước 1: Giáo viên gọi 3 - 5 học viên lên làm mẫu tủ gốc . Học viên còn lại quan sát cách làm và cho nhận xét Khi nhóm làm mẫu kết thúc, giáo viên và học viên cho nhận xét, rút kinh nghiệm. Bước 2 Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, nhóm mỗi nhóm 5-6 học viên, giao cho mỗi nhóm tủ 10 gốc Bời lời . Bước 3: Mỗi nhóm tổ chức nhận dụng cụ, vật dụng, phân công nhiệm vụ và thực hiện công việc. Bước 4 Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả của các nhóm. Bước 5 : Thời gian và địa điểm Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ Địa điểm: Tại các hố đã trồng Bời lời Bước 6: Tiêu chuẩn của sản phẩm. Gốc được tủ kín dày 2- 3cm; bán kính ≥ 45cm Vật tủ được lấp đất dày 1-2cm . Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 1. Đối với phần lý thuyết Câu hỏi 1.1. Trình bày các tiêu chuẩn của vùng đất trồng bời lời Đáp án: Chỉ tiêu Nơi thích hợp Nhiệt độ trung bình hàng năm (oC) 22 - 25 Lượng mưa hàng năm (mm/năm) 1.500 – 2.000 Số tháng có lượng mưa trên 100 mm (tháng) >5 Gió Không gió xoáy Độ cao trên mặt biển (m): 400 – 500 Độ dốc (độ) ≤ 25 Loại đất đất xám, đất feralit 63 Thành phần cơ giới Thịt nhẹ đến thịt nặng Độ dày tầng đất (cm) ≥ 70 Độ pHKcl 4,5 - 6,5 Thực bì Đất trống, Ia,Ib,Ic Câu hỏi 1.2: Nêu các bước làm đất trồng bời lời Đáp án : Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Bước 2: Phát dọn và xử lý thực bì Bước 3: Cày đất Câu hỏi 2.1: Trình bày cơ sở để xác định mật độ và khoảng cách cho cây Bời lời? Đáp án : Diện tích thực trồng; Khoảng cách trồng theo cự li hàng và cự li cây đã xác định; Tỉ lệ cây trồng dự phòng (10 -15%). Câu hỏi 2.2:Trình bày các bước tiến hành đào hố trồng Bời lời Đáp án Bước 1: Cuốc lớp đất mặt để sang một bên Bước 2: Cuốc lớp đất dưới để sang một bên Câu hỏi 3.1: Trình bày các bước trồng cây bời lời, trong khi trồng cần ch ý những gì. Đáp án Bước 1: Xác định thời điểm trồng Bước 2 : Chuẩn bị dụng cụ Bước 3 : Vận chuyển cây giống Bước 4 : Tạo hốc trồng Bước 5 : ải cây ra hố Bước 6 : ạch t i bầu Bước 7: Trồng cây 64 Câu hỏi 3.2: Trình bày các dụng cụ cần chuẩn bị cho quá trình trồng bời lời Đáp án STT Dụng cụ , vật tư Số lượng 1 Cuốc bàn ≥ 6 cái 2 Rổ sắt vận chuyển cây ≥ 10 cái 3 Xe chở cây giống ( 3 tấn ) ≥ 1 xe 4 Xe rùa ( vận chuyển cây trong lô) ≥ 6 cái 5 Dao nhỏ rạch túi bầu ≥ 6 cái 6 Cây giống ≥ 2200 cây 7 Các vật dụng phụ khác và nhân công 2. Đối với phần thực hành Bài tập thực hành số 3.1.1: Phát dọn và xử lý thực bì STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ (đủ, đ ng) Đếm, quan sát 2 Các bước thực hiện Quan sát qua sản phẩm 3 Thái độ, trách nhiệm, cẩn thận Quan sát quá trình thực hiện 4 An toàn lao động Theo dõi Bài thực hành số 3.1.2: Ủ phân hữu cơ vi sinh STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị vật tư, dụng cụ Kiểm tra, cân, đếm 2 Pha trộn tỷ lệ các hỗn hợp để ủ phân Quan sát, kiểm tra 3 Đảo phân trộn Theo dõi, quan sát xem phân trộn có đều không 65 4 Phân vun thành đống ủ và phải tủ kín không hở Quan sát qua sản phẩm Bài thực hành số 3.2.1: Cắm tiêu STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị tiêu căm Quan sát, kiểm tra, đếm 2 Tiêu cắm chính xác vị trí hố Kiểm tra, theo dõi 3 Tiêu cắm ngay thẳng, dễ nhận biết Quan sát qua sản phẩm 4 Đảm bảo đ ng mật độ Đo, đếm Bài thực hành số 3.2.2: Đào hố trồng bời lời STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ Quan sát, kiểm tra, đếm 2 Đào đ ng vị trí Kiểm tra, theo dõi 3 Đào đ ng kích thước hố Quan sát qua sản phẩm, đo kích thước 4 An toàn lao động Quan sát, kiểm tra Bài thực hành số 3.3.1: Trồng cây Bời lời STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ Quan sát, kiểm tra, đếm 2 Tiêu chuẩn cây trồng Kiểm tra cây: Đo, quan sát 3 Móc hốc trồng cây Quan sát, đo kích thước 4 Rạch túi bầu Quan sát đất bầu xem có vỡ hay không 5 Cây trồng ngay, thẳng, chặt gốc, chính hốc Kiểm tra, quan sát 66 Bài thực hành số 3.3.2: Tủ gốc cho cây STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị vật liệu Quan sát, kiểm tra. 2 Đưa vật liệu ra gốc tủ Quan sát 3 Tủ gốc cho cây Quan sát xem có đảm bảo đ ng yêu cầu kỹ thuật không 4 Lấp đất lên vật liệu tủ Quan sát, kiểm tra đảm bảo được yêu cầu chưa, đ ng kích thước I. Tài liệu tham khảo [1] Cục Lâm nghiệp. Kỹ thuật trồng một số cây thực phẩm và cây dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2008. [2] Cục Khuyến nông và khuyến lâm. Kỹ thuật vườn ươm cây rừng ở hộ gia đình. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2009. [3] Viện Nghiên cứu sinh thái Chính sách xã hội, 2012. Chương trình đào tạo thực hành nông dân nông nghiệp sinh thái- Xây dựng vườn ươm. [4] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm. [5] Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai, 2003. Cẩm nang khuyến nông tập 2- cây trồng lâm nghiệp. [6] Dự án FLITCH, 2010. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. [7] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình kỹ thuật trồng bời lời đỏ (Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006). [8] Bộ NN và PTNT - Ban quản lý dự án Flitch. Kỹ thuật và hiệu quả trồng mô hình Nông lâm kết hợp bời lời đỏ xen mì (bắp) và dứa Cayen trên đất dốc ở huyện Krông Bông – Đắc Lắc. [9] Th.sỹ Ngô Văn Toại. Hiệu quả tài chính và giá trị môi trường trong sản xuất bời lời của nông hộ tại huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. [10] Trần Ngọc Hải, Nguyễn Việt Khoa. Cây bời lời đỏ-Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản lao động, 2007. 67 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 4. Các ủy viên: - Ông Ngô Văn Long, Trưởng bộ môn Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Bà Lê Thị Nga, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện, Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ - Ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai./. 68 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCBNgày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Nguyễn Viết Thông, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Bà Ngô Thị Hồng Ngát, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Trần Văn Cần, Cán bộ Công ty giống và tư vấn kỹ thuật Nông Lâm nghiệp PMT./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_boi_loi.pdf