Giáo trình Triết học - Tô Thành Lê

1. Khái niệm triết học và đối tƣợng nghiên cứu của triết học

a) Khái niệm triết học.

Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thức VI trước

công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ

và Hy Lạp cổ đại.

Triết học, theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng,

là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến đạo lý của sự vật.

Theo người Ấn Độ, triết học là darshana. Điều đó có nghĩa là sự

chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người

đến với lẽ p

pdf457 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Triết học - Tô Thành Lê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của con người. Từ bản năng con người chuyển sang hoạt động tự giác - tự ý thức về hoạt động của mình. Khi có ý thức tham gia vào hoạt động, mỗi sự tác động của con người vào tự nhiên đều mang tính mục đích. Những hoạt động đó không chỉ thoả mãn nhu cầu trực tiếp, thiết thực của con người mà còn bảo đảm phát triển nói chung. Khai thác tự nhiên, chinh phục tự nhiên, bảo vệ tự nhiên, tái tạo tự nhiên là quá trình đan xen, ảnh hưởng, chi phối, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động của con người. Quá trình đó giúp con người biết chung sống với tự nhiên. Trong lịch sử nhận thức, không phải lúc nào cũng được hiểu một cách nghiêm túc chức năng của thực tiễn, chính vì vậy, Ph. Ăngghen nhận xét rằng: “Từ trước tới nay, khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy, một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư tưởng. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta học cải biến tự nhiên”(1). Cải tạo tự nhiên đồng thời cải tạo chính bản thân chủ thể hoạt động là chức năng của hoạt động thực tiễn. Bằng hoạt động của mình, con người vừa khai thác tự nhiên vừa nhận thức tự nhiên để cùng chung sống và tái tạo tự nhiên theo nguyên tắc cân bằng, hài hoà giữa tự nhiên, xã hội và con người. 2. Phạm trù lý luận “Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc (1) C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tập 20, tr. 720. Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 318 lập của các tri thức có tác dụng tái hiện trong lôgíc của các khái niệm cái lôgíc khách quan của các sự vật”(1). Nói cách khác, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan. Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối liên hệ với thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, trong đó, thực tiễn giữ vai trò quyết định. Lý luận được hình thành trên cơ sở của quá trình nhận thức, nhưng không phải là quá trình nhận thức trực tiếp đối tượng mà nó mang tính gián tiếp. Tức là quá trình hình thành lý luận chỉ thông qua quá trình trừu tượng hoá, khái quát hoá. Quá trình đó diễn ra trên cơ sở kết quả của tri thức khoa học. Để hình thành tri thức khoa học, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức kinh nhiệm là quá trình quan sát sự lặp đi, lặp lại diễn biến của các sự, vật hiện tượng để vận dụng vào hoạt động khi các yếu tố và điều kiện chưa thay đổi hay trong những quan hệ đơn giản. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nhiệm bao gồm tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nhiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được thông qua quá trình quan sát trực quan quá trình sinh hoạt và lao động hàng ngày của con người. Nó giúp con người giải quyết nhanh một số vấn đề cụ thể, đơn giản trong quá trình tác động trực tiếp đối tượng. Tri thức kinh nghiệm khoa học là kết quả của quá trình thực nghiệm khoa học. Nó đòi hỏi chủ thể phải tích luỹ một lượng tri thức cơ bản trong hoạt động sản xuất cũng như hoạt động khoa học mới có thể hình thành tri thức kinh nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm khoa học giúp các nhà khoa học hoặc những hoạt động khoa học hợp lí hoá thí nghiệm, thực nghiệm, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm tuy là thành tố của tri thức nhưng ở trình độ thấp. Thế nhưng, nó là cơ sở để hình thành tri thức khoa học. Nhận thức khoa học là quá trình phân tích cấu trúc, chức năng, tính chất, mối quan hệ giữa các yếu tố trong những điều kiện cụ thể để khái quát (1) Từ điển triết học, Nxb. Tiến Bộ, Matxcơva 1986, tr. 342-243. Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 319 thành tri thức khoa học. Nhận thức khoa học bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính. Giai đoạn nhận thức cảm tính có các hình thức: cảm giác, tri gác và biểu tượng. Ở giai đoạn này tri thức mang tính hiện tượng, bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng nhưng là cơ sở cho giai đoạn nhận thức cao hơn. Giai đoạn nhận thức lí tính là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức. Giai đoạn này có các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy lí. Nhờ các thao tác này mà quá trình nhận thức tách khỏi đối tượng nhưng vẫn bảo đảm tính chân lí của tri thức. Kết quả của quá trình nhận thức khoa học là tri thức khoa học. Tri thức khoa học bao gồm tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học xã hội. Tri thức khoa học được biểu thị bằng các quy luật. Tri thức khoa học phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố trong những điều kiện nhất định để khái quát khuynh hướng tồn tại, vận động, phát triển và biến đổi cơ bản của các sự vật, hiện tượng, của các trạng thái vật chất. Tri thức khoa học cung cấp cho con người phương pháp hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan một cách khoa học. Về bản chất, lý luận cũng là tri thức khoa học. Nhận thức lý luận là quá trình trừu tượng hoá, khái quát hoá cái hiện tượng, cái bề ngoài của các sự vật, hiện tượng, của thực tiễn để hình thành những nguyên lí, những quy luật mang tính phương pháp. Nhận thức lý luận mang tính gián tiếp; tính trừu tượng; tính khái quát; tri thức sâu sắc hơn, hệ thống hơn. Tri thức lý luận định hướng hình thành tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm; tuyển chọn kinh nghiệm hợp lí vận dụng vào hoạt động thực tiễn; khẳng định giá trị của kinh nhiệm để khái quát thành cái phổ biến. Lý luận có những cấp độ khác nhau tuỳ phạm vi phản ánh và vai trò phương pháp luận của nó để có thể phân chia thành các cấp độ. Sự phân chia này mang tính tương đối. Theo lịch sử hình thành của nó, lý luận cũng có thể được quan niệm là lí thuyết để phân biệt với thực hành. Ở cấp độ này, lý luận thuần tuý ghi chép lại kết quả thực hành; do đó, lý luận mang nặng tri thức kinh nghiệm. Lý luận ngành là lý luận được khái quát từ những quy luật hình thành và phát triển của một ngành. Nó là cơ sở để sáng tạo tri thức cũng như phương pháp luận cho hoạt động của ngành đó. Như lý luận toán học, lý luận sinh học, v.v.. Lý luận triết học là thông qua tri thức khoa học về hiện thực khách quan để hình thành lý luận chung nhất - tri thức triết học làm cơ sở cho thế Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 320 giới quan và phương pháp của cá nhân hoặc cộng đồng. Nhưng không phải mọi hệ thống triết học đều đạt đến tri thức lý luận hay tri thức chung nhất. Những hệ thống triết học phản ánh sai hiện thực khách quan thì không thể đồng nhất tri thức triết học đó với tri thức lý luận chung nhất. Lý luận chung nhất chỉ đạt được trong phép biện chứng duy vật, trong triết học duy vật biện chứng. Do quá trình hình thành và bản chất của nó, lý luận có hai chức năng cơ bản là chức năng phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp cho hoạt động thực tiễn. Lý luận phản ánh hiện thực khách quan bằng những quy luật chung hay chung nhất. Nó lược bỏ những yếu tố ngẫu nhiên hoặc cái riêng để hình thành những quy luật chung về quá trình tồn tại, vận động, phát triển và biến đổi của hiện thực khách quan. Tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học cũng như tri thức lý luận đều phản ánh hiện thực khách quan nhưng ở những trình độ khác nhau. Tri thức lý luận phản ánh hiện thực khách quan để làm phương pháp luận nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan. Chức năng phương pháp luận của lý luận (hay tri thức lý luận) cho quá trình hoạt động thực tiễn ở trình độ chung hay chung nhất. Đó vừa là chức năng phương pháp luận cho hoạt động nhận thức, vừa là chức năng cho hoạt động cải tạo hiện thực khách quan. Có phương pháp luận chung nhất, phương pháp luận chung và phương pháp luận chuyên ngành. Mỗi cấp độ phương pháp luận có vai trò và hiệu quả khác nhau trong quá trình hoạt động. Mỗi lĩnh vực cụ thể đều có phương pháp luận cụ thể. Phương pháp luận cụ thể chỉ đúng khi không đối lập với phương pháp luận chung hay chung nhất. II - N ỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC T ỐNG N ẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ T ỰC TIỄN 1. Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở của lý luận. Xét một cách trực tiếp, lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy. Nhưng những tri thức được khái quát thành lý luận là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các mối quan hệ của Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 321 các trạng thái vật chất để hình thành tri thức về đối tượng. Quá trình hoạt động thực tiễn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Mặt khác, hoạt động thực tiễn của con người làm nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi quá trình nhận thức phải tiếp tục giải quyết. Thông qua đó, tri thức về đối tượng được bổ sung, mở rộng. Chính vì vậy, V. I. Lênin nói: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó và vì nó”(1). Thực tiễn là động lực của lý luận. Hoạt động của con người không chỉ là nguồn gốc để hoàn thiện các cá nhân mà còn góp phần hoàn thiện các mối quan hệ của con người với tự nhiên, với xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn mà các cơ quan cảm giác được hoàn thiện hơn, tạo khả năng phản ánh nhạy bén hơn, chính xác hơn, nhanh hơn; hoạt động thực tiễn còn tạo ra những phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với đối tượng. Lý luận làm phương pháp của quá trình hoạt động đã đưa lại hiệu quả hơn, kích thích quá trình nhận thức hình thành lý luận. Nhờ vậy mà con người nhận thức bản chất của thế giới ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Thực tiễn là mục đích của lý luận. Mặc dù lý luận cung cấp những tri thức khái quát về thế giới để làm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của con người nhưng mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng lực hoạt động của con người trước hiện thực khách quan để đưa lại lợi ích cao hơn, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và xã hội. Tự thân lý luận không thể tạo nên những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Nhu cầu đó chỉ được thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Đó thực chất là mục đích của lý luận. Lý luận phải đáp ứng năng lực hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là tiêu chuẩn của lý luận. Tính chân lí của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với hiện thực khách quan, với thực tiễn; là giá trị của lý luận đối với hoạt động, sinh hoạt của con người. Do đó, mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm. Chính vì thế mà C. Mác nói: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến chân lí khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề (1) V. I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva 1981, tập 29, tr. 227. Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 322 thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí”(1). Thông qua thực tiễn, những tri thức đạt đến chân lí sẽ được bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại. Những kết luận chưa phù hợp thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sung hoặc nhận thức lại. Giá trị của các tri thức nhất thiết phải được chứng minh trong hoạt động thực tiễn. Lý luận tuy được khái quát từ tri thức khoa học nhưng sự khái quát đó có phù hợp hay không phải thông qua thực tiễn để chứng minh. Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn của lý luận, V.I. Lênin giải thích điều này như sau: "Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằng những hình tượng lôgíc. Những hình tượng này có tính vững chắc của một thiên kiến, có một tính chất công lí, chính vì (và chỉ vì) sự lặp đi, lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy”(2). Tuy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí, nhưng không phải mọi thực tiễn đều là tiêu chuẩn của chân kí. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí của lý luận khi thực tiễn đạt đến tính toàn vẹn của nó. Tính toàn vẹn của thực tiễn là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, vận động, phát triển và chuyển hoá. Đó là chu kì tất yếu của thực tiễn. Thực tiễn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nếu lý luận chỉ khái quát một giai đoạn nào đó, một bộ phận nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa rời thực tiễn. Do đó chỉ những lý luận nào phản ánh được tính toàn vẹn của thực tiễn thì mới đạt đến chân lí. Chính vì vậy, không phải bất kì thực tiễn nào cũng có thể là tiêu chuẩn của lý luận. Quá trình thăng trầm của chủ nghĩa xã hội thế giới cho chúng ta thấy rõ điều đó. Sau khi giành được chính quyền, những người vô sản tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội với cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp thông qua hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể. Tương ứng với hai hình thức sở hữu đó là hai thành phần kinh tế: quốc doanh và tập thể. Thời kì đầu, chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Từ đây, chúng ta cho rằng, cơ chế đó, hai thành phần kinh tế đó và những lý luận ra đời trên nền tảng ấy vừa khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, vừa khẳng định lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn khoa học. Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội từ những năm 70 dẫn đến sụp đổ một loạt nước xã hội chủ nghĩa vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX chứng tỏ (1) C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.10. (2) V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1981, t.29, tr.234. Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 323 thực tiễn của chủ nghĩa xã hội chưa bộc lộ hết, chưa phát triển toàn vẹn nên lý luận chưa phản ánh đúng hiện thực khách quan. Tuy xét đến cùng, thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lí, của lý luận. Nhưng vì thực tiễn vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối, do đó ngoài tiêu chuẩn thực tiễn còn có thể có những tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn lôgíc, tiêu chuẩn giá trị ... Song các tiêu chuẩn đó vẫn phải trên nền tảng của thực tiễn. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói khái quát, thực tiễn là tiêu chuẩn của lý luận. Quá trình phát triển nhận thức của con người nhất thiết dẫn đến sự hình thành lý luận. Đó không chỉ là sự tổng kết, khái quát từ lịch sử nhận thức mà do nhu cầu của thực tiễn. Thực tiễn phong phú, đa dạng, luôn vận động và biến đổi. Trong sự biến đổi bất tận đó, chúng đều có mối liên hệ, thống nhất và ảnh hưởng lẫn nhau, đều có cái chung. Lý luận chính là khái quát cái chung đó. Theo bản chất của nó, không phải hoạt động nào cũng được bắt đầu bằng lý luận. Có những thực tiễn phải trải qua thời gian lâu dài mới có thể khái quát bằng lý luận. Thực trạng đó có thể do thực tiễn phức tạp, chưa bộc lộ bản chất của chúng; cũng có thể do con người chưa đủ năng lực nắm bắt, phản ánh chúng; hoặc có thể do thực tiễn chưa đáp ứng lợi ích của con người nên chưa hình thành lý luận. Có thể nói rằng, để hình thành lý luận, trước hết, lý luận phải đáp ứng thực tiễn. Con người nhận thức hiện thực khách quan để giải quyết những vấn đề con người quan tâm. Năng lực của con người ngày càng được nâng cao chính nhờ khả năng thông qua hoạt động phản ánh, khái quát thành tri thức lý luận. Trong sự vô cùng, vô tận của hiện thực khách quan, con người không hề choáng ngợp mà bằng mọi biện pháp để nhận thức theo định hướng mục đích. Thông qua tính mục đích đó mà lý luận được hình thành. Loài người có khả năng trở thành chủ thể nhận thức để phản ánh sự vô tận của hiện thực khách quan, nhưng để đáp ứng hoạt động thực tiễn, con người tích luỹ lý luận, mà trước hết là những lý luận phù hợp với nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người. Đó là những lý luận mang tính phương pháp cho hoạt động cải tạo hiện thực khách quan. Mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt hiệu quả cao. Lý luận, trước hết phải đáp ứng nhu cầu đó. Quan hệ trong quá trình tồn tại giữa người với người, giữa người với tự nhiên đòi hỏi con người phải có lý luận sâu sắc về chúng. Lý luận sáng tạo là trình độ lý luận cao của lý luận. Con người hình thành lý luận chủ yếu để làm phương pháp cho hoạt động trong đó có hoạt động sáng tạo tri thức, phát minh, sáng chế Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 324 những tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt nhằm nâng cao năng lực sáng tạo của con người. Mọi lý luận đều hữu ích đối với con người. Nhưng lý luận nào góp phần giải quyết đúng đắn, phù hợp mục đích của con người thì được con người quan tâm nhất. Do đó, lý luận phải đáp ứng nhu cầu phát triển của thực tiễn. 2. Thực tiễn phải đƣợc chỉ đạo bởi lý luận; ngƣợc lại, lý luận phải đƣợc vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn. C. Mác đã từng nói, người thợ xây không bao gì tinh xảo như con ong xây tổ, nhưng người thợ xây hơn hẳn con ong ở chỗ, trước khi xây dựng một công trình, họ đã hình thành được hình tượng của công trình ấy trong đầu họ. Tức là, hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Ban đầu, hoạt động của con người chưa có lý luận làm phương pháp. Song, con người phải hoạt động để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Thông qua đó, con người khái quát thành lý luận. Từ đó, những hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận. Tuy lý luận chưa thể đầy đủ, nhưng quá trình hoạt động để cải tạo hiện thực khách quan cũng như bổ sung lý luận đều phải biết vận dụng lý luận đã có cho quá trình hoạt động của con người. Bản chất của lý luận vừa mang tính tri thức, vừa mang tính phương pháp. Nghĩa là, lý luận vừa thoả mãn nhu cầu nhận thức, vừa thoả mãn nhu cầu hoạt động của con người. Lý luận là phương pháp của thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu, xác định lực lượng, phương pháp, biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xẩy ra, những hạn chế, những thất bại có thể có trong quá trình hoạt động, Như vậy, lý luận không chỉ là phương pháp để mang lại hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu của con người, mà còn là phương pháp để khắc phục những hạn chế và tăng năng lực hoạt động của con người. Mặt khác, lý luận còn có vai trò giác ngộ mục tiêu, lí tưởng, liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạnh vô địch. Chính vì vậy, C. Mác đã cho rằng: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”(1). (1) C. Mác và Ph. Ăngghen: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Lời nói đầu, Toàn tập, Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 325 Do lý luận là cái phản ánh nên hoạt động ban đầu của con người chưa có lý luận làm phương pháp. Ngày nay, những lĩnh vực mới trong hoạt động của con người cũng chưa có lý luận làm phương pháp. Hoạt động sáng tạo không chỉ để phát minh tri thức mới mà còn góp phần bổ sung, khái quát lý luận mới. Ngay trong những hoạt động đó, mặc dù chưa có lý luận làm phương pháp nhưng con người vẫn dựa vào những tri thức, những lý luận tiền đề làm phương pháp cho quá trình hình thành tri thức, hình thành lý luận mới. Tuy lý luận mang tính phương pháp, nhưng lý luận còn mang tính lịch sử, cụ thể. Do đó khi vận dụng lý luận, chúng ta cần phân tích lý luận, nhận thức thực tiễn để lý luận thực sự là phương pháp cho hoạt động của con người. Nếu vận dụng lý luận máy móc, giáo điều, kinh viện thì chẳng những hiểu sai giá trị của lý luận mà còn làm phương hại đến thực tiễn, làm sai lệch sự thống nhất tất yếu giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài và khó khăn của con người. Kết quả của tư duy không phụ thuộc vào tư duy mà thuộc về thực tiễn. Vì hoạt động thực tiễn mà con người khái quát thành lý luận. Tuy hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng nhưng không phải không có tính quy luật. Tính quy luật của thực tiễn được khái quát dưới hình thức lý luận. Mục đích của lý luận không chỉ làm phương pháp cho hoạt động thực tiễn mà còn định hướng cho hoạt động thực tiễn. Đó là định hướng mục tiêu, biện pháp sử dụng lực lượng, định hướng giải quyết các mối quan hệ trong hoạt động thực tiễn. Không những thế, lý luận còn định hướng mô hình của hoạt động thực tiễn. Vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn, trước hết, từ lý luận để xây dựng mô hình thực tiễn theo những mục đích khác nhau của quá trình hoạt động, dự báo các diễn biến, các mối quan hệ, lực lượng tiến hành và những phái sinh của nó trong quá trình phát triển để phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực nhằm đạt kết quả cao hơn. Lý luận tuy là lôgíc của thực tiễn, song, lý luận có thể lạc hậu so với thực tiễn. Vận dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải bám sát diễn biến của thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết của lý luận, hoặc giả có thể thay đổi lý luận cho phù hợp với thực tiễn. Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn, chúng có thể mang lại hiệu quả hoặc có thể Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1, tr.580. Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 326 không, hoặc kết quả chưa rõ ràng. Trong trường hợp đó, giá trị của lý luận phải do thực tiễn quy định. Tính năng động của lý luận chính là điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Lênin nhận xét rằng: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến, mà cả tính hiện thực trực tiếp”(1). III - Ý NG ĨA P ƢƠNG P ÁP LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC T ỐNG N ẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ T ỰC TIỄN TRONG GIAI ĐOẠN CÁC MẠNG IỆN NAY Ở NƢỚC TA 1. Để phát triển lý luận phải luôn luôn bám sát thực tiễn, phản ánh đƣợc yêu cầu của thực tiễn, khái quát đƣợc những kinh nghiệm của thực tiễn. Thực tiễn là cái được phản ánh, lý luận là cái phản ánh. Để hiểu được thực tiễn dưới dạng hình tượng lôgic nhất thiết phải hình thành lý luận. Bản thân thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển và biến đổi. Quá trình đó diễn ra có lúc tuân theo quy luật, có lúc không, có lúc khá phức tạp. Để hình thành lý luận, nhận thức phải bám sát quá trình đó. Thực tiễn lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần (Lênin), bám sát thực tiễn không chỉ đơn giản phản ánh phù hợp thực tiễn đương đại mà còn phải so sánh, đối chiếu, phân tích để chọn lọc thực tiễn mang tính khách quan, mang tính quy luật làm cơ sở cho quá trình hình thành lý luận. Không phải mọi thực đều là tiêu chuẩn của chân lí, của lý luận, mà chỉ những thực tiễn nào vừa mang tính điển hình, vừa mang tính trực tiếp mới thực sự là cơ sở của lý luận. Có thể nói, mọi hoạt động của con người có thể khái quát thành lý luận. Thế nhưng, có những thực tiễn bản thân nó đã mang tính lý luận nên nó không đòi hỏi phải khái quát thành lý luận. Khả năng nhận thức của con người vừa vô hạn, vừa hữu hạn (Ph. Ăngghen); do đó, con người không thể và không nên khái quát tất cả thực tiễn thành lý luận. Lý luận vừa mang tính tuyệt đối, vừa mang tính tương đối, một trong những tính tương đối của lý luận là khái quát thực tiễn thiết thực, trực tiếp. Chính từ tính tương đối này để hình thành lý luận tuyệt đối. Nếu lý luận không phản ánh nhu cầu của thực tiễn, không đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thì lý luận trước sau cũng bị lãng quên, hoặc chí ít cũng không được tôn trọng hoặc coi thường lý luận. (1) V.I. Lênin: Bút ký triết học, Toàn tập, NXB. Matxcơva, 1981, tr..230. Sƣu tập Tô Thành Lê Email: lethanhto@gmail.com 327 Kinh nghiệm hoạt động của con người là cơ sở để hình thành lý luận. Đó là tri thức trực tiếp góp phần tích cực vào quá trình tồn tại của loài người. Lý luận phải phản ánh khái quát được kinh nghiệm của loài người thì vừa đạt được tính khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chính là thể hiện cụ thể tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế thừa tư tưởng của các nhà lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỉ XVIII - XIX, C. Mác - Ph. Ăngghen đã dần dần hình thành lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_triet_hoc_to_thanh_le.pdf
Tài liệu liên quan