Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học) - Phần 2

Trong đời sống xã hội, thế giới quan giữ vai trò rất quan trọng, vì nó

định hướng cho mọi hoạt động của con người. Chính vì vậy mà từ quá trình

hình thành thế giới quan một cách tự phát, con người đã chủ động để hình

thành thế giới quan một cách tự giác. Một trong những khâu quan trọng

nhất của quá trình này là xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống tư

tưởng cơ bản mang tính chỉ đạo cho các quan điểm, quan niệm về thế giới.

Trên cơ sở một số vấn đề chung nhất về thế giới quan, chương “Chủ

nghĩa duy vật mác-xít – Cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học” sẽ khái

quát nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hệ

tư tưởng cơ bản mang tính chỉ đạo cũng như những yêu cầu có tính nguyên

tắc mà nó đòi hỏi đối với việc hình thành một thế giới quan khoa học.

pdf223 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không chuyên ngành Triết học) - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch nghi, đổi mới để phát triển. Chủ nghĩa xã hội bị suy yếu nhưng không bị tiêu diệt, mà có điều kiện, khả năng đổi mới và phát triển. Thứ tư: ưu thế của cơ chế thị trường trên toàn thế giới và sự phát triển vô cùng nhanh chóng quá trình toàn cầu hoá. Các quốc gia dân tộc hiện đều trở thành yếu tố thị trường thế giới thống nhất và duy nhất, Tuy nhiên cơ cấu kinh tế toàn cầu hiện nay là cơ cấu tư bản chủ nghĩa, do vậy lực lương chi phối cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay là các cường quốc, các trung tâm tư bản lớn, các công ty xuyên quốc gia. Lợi ích mà kinh tế thị trường đưa lại chủ yếu là cho các cường quốc, các công ty tư bản lớn. Điều đó làm cho mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản trầm trọng thêm. Những biến đổi trên đây không làm mất tính chất thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mà chỉ làm cho những mâu thuẫn của thời đại có những biểu hiện mới gay gắt hơn. Điều đó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề dân tộc và quan hệ giữa dân tộc với giai cấp trong thời đại ngày nay. Hiện nay, do sự phát triển của cách mạng thế giới, của phong trào giải phóng dân tộc, hầu hết các dân tộc đã giành được độc lập về chính trị. Chủ nghĩa đế quốc không thể thống trị các dân tộc theo kiểu cũ nữa. Nhưng phần lớn các dân tộc trên thế giới vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, mà vẫn lệ thuộc nặng nề về kinh tế, chính trị vào các nước tư bản phát triển. Điều đó cho thấy chủ nghĩa tư bản vẫn duy trì sự bất bình đẳng dân tộc và áp bức dân tộc, chỉ có hình thức áp bức là thay đổi tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Hiện nay chủ nghĩa tư bản vẫn là nguồn gốc áp bức giai cấp và áp bức dân tộc. Muốn xoá bỏ triệt để nạn áp bức dân tộc phải xoá bỏ nguồn gốc của nó là chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa đế quốc), là chế độ người bóc lột người. 379 Nội dung vấn đề giai cấp hiện nay quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân tộc độc lập, thực chất là đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, của các tập đoàn tư bản lớn. Ngược lại vấn đề dân tộc, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc, phong trào giải phóng dân tộc tác động mạnh mẽ đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trên thế giới, vì sự nghiệp giải phóng người lao động, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong thời đại ngày nay, vai trò nhân tố dân tộc trong sự phát triển xã hội nói chung và trong quan hệ với vấn đề giai cấp vận động theo hai hướng: Thứ nhất là xu hướng giảm tương đối vai trò nhân tố dân tộc và sự khác biệt giữa các dân tộc, tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, sự giao lưu giữa các dân tộc. Thứ hai, là xu hướng khẳng định và tăng cường nhân tố dân tộc, bản sắc của các dân tộc. Mỗi một trong hai xu hướng này đều có mặt tích cực và mặt hạn chế của nó. Xu hướng tăng cường sự giao lưu, hoà nhập giữa các dân tộc có mặt tích cực là mở rộng sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, thúc đẩy sự hỗ trợ nhau phát triển. Nhưng cũng có mặt trái là tư tưởng coi thường bản sắc văn hoá dân tộc, xem thường yêu cầu độc lập, chủ quyền dân tộc và trong điều kiện hiện nay dễ dàng áp đặt "giá trị phương tây", hay "giá trị" của một quốc gia nào đó lên các dân tộc khác, hoặc lên toàn thế giới, thực hiện chủ nghĩa đế quốc mới v.v… Trong xu hướng thứ hai khẳng định tăng cường nhân tố bản sắc dân tộc, có mặt tích cực là coi trọng độc lập dân tộc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển, thúc đẩy chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc tiến bộ. Tuy nhiên xu hướng này có mặt trái là dễ rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, chủ nghĩa bài ngoại..., do vậy cần khẳng định mặt tích cực và đấu tranh chống các yếu tố tiêu cực trong cả hai xu hướng đó. Tóm lại trong giai đoạn hiện nay quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có nhiều biểu hiện phức tạp. Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ này, các Đảng của giai cấp công nhân cần nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu rõ xu hướng vận động của nhân tố dân tộc trong sự phát triển xã hội để vận dụng vào điều kiện cụ thể cho thích hợp, bảo vệ lợi ích chân chính của dân tộc và của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động. 2. Nhân loại và quan hệ giai cấp với nhân loại Nhân loại là khái niệm chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đất từ hàng triệu năm nay, không phân biệt thuộc dân tộc, chủng tộc, giai cấp, tôn giáo nào. 380 Nhân loại, mặc dù phân chia thành các bộ phận khác nhau như giai cấp, tầng lớp xã hội, các cộng đồng dân tộc, tộc người, nhưng vẫn là một thể thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất đó là những nhân tố tồn tại khách quan quy định đến lợi ích chung của mỗi cá thể và của cả cộng đồng. Lợi ích nhân loại là những quá trình, những mối liên hệ khách quan, những nhân tố quy định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi người và của cả loài người. Chẳng hạn quá trình bảo vệ môi trường, quá trình dân số v.v.. Lợi ích nhân loại và lợi ích cá nhân thống nhất với nhau, nhưng không hoàn toàn đồng nhất. Những thời tiền sử các cộng đồng người với qui mô nhỏ, sống còn biệt lập nhau, nên chưa hình thành những mối liên hệ toàn nhân loại, con người chưa có ý thức về loài của mình. Chỉ đến giai đoạn phát triển nhất định của xã hội con người mới đặt ra cho mình câu hỏi con ngươì là gì, mỗi cá nhân con người quan hệ với đồng loại, với cả cộng đồng như thế nào? loài người có vận mệnh chung hay không? v.v. Đó chính là những nội dung của vấn đề nhân loại. Trong xã hội có giai cấp, giữa nhân loại và giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: mỗi giai cấp do địa vị xã hội khác nhau sẽ nhìn nhận và giải quyết vấn đề nhân loại theo cách thức khác nhau. Giai cấp tiên tiến, cách mạng có lợi ích phù hợp với lợi ích nhân loại, do vậy giải quyết vấn đề nhân loại theo xu hướng tích cực, tiến bộ. Ngược lại, giai cấp bảo thủ phản động có lợi ích đối lập với lợi ích của nhân loại sẽ kìm hãm sự phát triển nhân loại. Trong lịch sử đã tồn tại một số nhà tư tưởng bảo thủ, một số tập đoàn đặc quyền, đặc lợi đã phủ nhận sự thống nhất trên bản chất loài của cộng đồng nhân loại. Thí dụ thời cổ đại, một số nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô coi nô lệ là "công cụ biết nói", không cùng loài với các đẳng cấp khác. Trong chế độ phân biệt chủng tộc, người ta coi tộc người này là cao quý, còn tộc người khác là thấp hèn, không đồng loại v.v.. Bên cạnh quan niệm phản động về nhân loại đó, trong lịch sử đã có nhiều nhà tư tưởng tiên tiến thừa nhận nhân loại có vận mệnh chung, có bản chất chung. Chẳng hạn, nhiều nhà tư tưởng lớn thời phục hưng, và thời cận đại đề cao cái nhân loại, đề cao con người, coi quyền con người như quyền tự nhiên. Quan điểm đó có giá trị chống lại chế độ đẳng cấp và thần quyền. Đây là một bước tiến của ý thức về nhân loại. Như vậy là giai cấp thống trị, mặc dù là giai cấp bóc lột, nhưng còn là giai cấp tiên tiến vẫn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển nhân loại. Tuy nhiên quan niệm về nhân loại, về quan hệ giữa nhân loại và giai cấp của các nhà tư tưởng trước Mác còn trừu tượng và phiến diện. Họ chưa 381 thấy được tính lịch sử của khái niệm nhân loại, mà chỉ thấy mặt tự nhiên, mặt sinh vật của tính thống nhất nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng con người là sinh vật có bản chất xã hội, do đó nhân loại là cộng đồng của những thực thể xã hội. Các quan hệ xã hội của loài người vô cùng phong phú, phức tạp và không ngừng thay đổi theo sự phát triển những năng lực bản chất của con người. Do vậy vấn đề nhân loại, lợi ích chung của nhân loại, tính thống nhất của nhân loại phải được xem xét một cách cụ thể trong những điều kiện lịch sử nhất định. Quan hệ giữa giai cấp và nhân loại thể hiện ở chỗ: vấn đề giai cấp là yếu tố của vấn đề nhân loại. Vì vậy chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng trong xã hội có giai cấp vấn đề giai cấp không chỉ là vấn đề riêng của một giai cấp, một tầng lớp nào đó, mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng các dân tộc bị áp bức là nội dung cơ bản của quá trình giải phóng con người, đưa toàn nhân loại tiến lên. Đây vừa là vấn đề giai cấp, dân tộc, vừa là vấn đề nhân loại. Do vậy không thể loại trừ "cái giai cấp" ra khỏi "cái nhân loại". Vấn đề giai cấp là yếu tố cấu thành vấn đề nhân loại. Quan điểm loại trừ "cái giai cấp" ra khỏi "cái nhân loại" là không phù hợp với hiện thực lịch sử, không lôgic. Trong thời đại ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự mở rộng các lĩnh vực giao lưu và hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia, điều đó làm nảy sinh nhiều vấn đề có tính nhân loại mới, và mối quan hệ giữa giai cấp với nhân loại cũng có những thay đổi sâu sắc. Những vấn đề có tính nhân loại liên quan đến sự tồn tại của cả loài người và giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi phải có sự hợp tác của cả cộng đồng nhân loại, không một cá nhân, một tập đoàn, nột quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được. Đó là những vấn đề như: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh hạt nhân, chống khủng bố, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, phát triển dân số, vấn đề giải phóng con người, giải phóng dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng giữa con người với nhau v.v. đều là những vấn đề có tính nhân loại hiện nay. Có thể nói mọi người đều thừa nhận những vấn đề trên là những vấn đề lớn, vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Tuy nhiên nhận thức về tầm quan trọng, về nguyên nhân và phương hướng giải quyết các vấn đề đó lại rất khác nhau. Điều này là tất nhiên, vì thời đại hiện nay vẫn tồn tại giai cấp và mâu thuẫn giai cấp, chính lợi ích giai cấp chi phối cách giải quyết những vấn đề có tính nhân loại khác nhau. Tất nhiên không phải giai cấp nào cũng 382 đưa ra cách giải quyết vấn đề nhân loại thực sự khoa học, hợp lý. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân - sản phẩm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, có tính chất xã hội hoá cao - do vậy giai cấp công nhân có bản chất cách mạng và có tính chất quốc tế. Lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích nhân loại. Đứng trên quan điểm lợi ích của giai cấp công nhân mới giải quyết đúng đắn các vấn đề nhân loại hiện nay, chống được chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bè phái hay chủ nghĩa cực quyền nước lớn muốn áp đặt thế giới trong trật tự vì lợi ích của một quốc gia dân tộc, một tập đoàn tư bản nhất định. Như vậy hiện nay vấn đề giai cấp trở thành vấn đề nhân loại trực tiếp. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vì lợi ích của mình, gắn liền với cuộc đấu tranh vì dân chủ và bình đẳng tự do, gắn liền với phong trào giải phóng dân tộc. Cuộc đấu tranh đó là nhân tố quan trọng nhất tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của nhân loại. 3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định giữa vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc và vấn đề nhân loại có sự thống nhất, quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên sự thống nhất đó được xem xét và giải quyết với những nội dung và mức độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu thực tiễn đặt ra của từng thời kỳ lịch sử. Ở thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản chưa trở thành chủ nghĩa đế quốc, vấn đề quan hệ giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại được Mác và Ăngghen xem xét và giải quyết xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng vô sản lúc đó. Các ông coi cuộc cách mạng của giai cấp vô sản giải phóng khỏi sự thống trị của giai cấp tư sản là điều kiện cơ bản nhất để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. Lênin đã vận dụng lý luận của Mác về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp, dân tộc và nhân loại trong điều kiện lịch sử mới, khi chủ nghĩa tư bản đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Lênin cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản. Tư tưởng đó được thể hiện trong khẩu hiệu mà lênin nêu ra là: "vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại". Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã phát triển nhiều nội dung lý luận rất 383 đặc sắc về mối quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại, đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng trong thời đại hiện nay. Những nội dung đó có thể khái quát ở các khía cạnh sau: Thứ nhất: Hồ Chí Minh đã có sự nhìn nhận sâu sắc và toàn diện về tình hình của thời đại và tình hình Việt Nam, đã xác định đúng vị trí của cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng thế giới. Người chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới. Có hiểu rõ tính chất của thời đại, hiểu rõ bối cảnh của Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mới thấy hết ý nghĩa lớn lao kết luận này của Hồ Chí Minh. Nhờ kết luận này soi đường, cách mạng Việt Nam đã tìm ra lối đi đúng đắn, chấm dứt tình trạng bế tắc về đường lối đã làm cho hàng loạt phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX dù theo đường lối phong kiến hay theo đường lối tư sản đều không đi đến thành công. Kết luận này khẳng định cách mạng Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến, cũng nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản, là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Đây là quy luật khách quan, là xu hướng tất yếu của thời đại. Do vậy cách mạng Việt Nam phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới, phải nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước trên thế giới mới tạo được nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Là một bộ phận của cách mạng thế giới nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng đồng thời là thắng lợi của cách mạng thế giới, trực tiếp thúc đẩy cách mạng thế giới phát triển. Rõ ràng luận điểm trên của Hồ Chí Minh đã khái quát đúng thực tiễn, đã làm phong phú và sâu sắc hơn rất nhiều lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại. Thứ hai: Khái quát xu hướng của thời đại và tình hình thực tiễn Việt Nam, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Hồ Chí Minh nêu quan điểm: giải phóng giai cấp kết hợp chặt chẽ với giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giải phóng giai cấp kết hợp chặt chẽ với giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là cách mạng vô sản các nước tư bản và cách mạng giải phóng dân tộc có quan hệ chặt chẽ với nhau, đều là động lực cơ bản cho cách mạng thế giới, có tầm quan trọng ngang nhau như hai cánh của 384 con chim. Cách mạng vô sản ở các nước tư bản tạo điều kiện cho cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, ngược lại cách mạng giải phóng dân tộc cũng thúc đẩy cách mạng vô sản ở các nước tư bản phát triển và giành thắng lợi. Hồ Chí Minh đã phát triển hơn nữa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc. Mác khái quát thực tiễn của thế kỷ XIX cho rằng xoá bỏ nạn bóc lột giai cấp là điều kiện cơ bản để xoá bỏ áp bức dân tộc. Ở đây chưa đề cập đến sự tác động của cách mạng giải phóng dân tộc đối với cách mạng vô sản ở các nước tư bản. Lênin phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác vào điều kiện xã hội những năm đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, đã đánh giá cao vai trò của phong trào giải phóng dân tộc. Lênin cho rằng cách mạng vô sản ở các nước tư bản phải kết hợp với cách mạng giải phóng dân tộc. Ở đây vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc đã được đề cập đến. Phát triển hơn nữa tư tưởng của Lênin về vai trò cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chỉ ra rằng cách mạng giải phóng dân tộc không những cần phối hợp chặt chẽ với cách mạng vô sản ở các nước tư bản, mà còn phải có tính chủ động tích cực, không thụ động chờ cách mạng vô sản "thành công" để có tiền đề và điều kiện thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trái lại, trong những điều kiện nhất định, cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở các nước tư bản, từ đó giúp đỡ giai cấp vô sản ở các nước tư bản trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng con người của mình. Đây là sự kết hợp rất biện chứng, sáng tạo giữa giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc trong điều kiện cụ thể của thời đại. Giải phóng giai cấp kết hợp với giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn có nghĩa là độc lập dân tộc là điều kiện cho giải phóng giai cấp. Muốn xoá bỏ áp bức giai cấp cả đối với các nước tư bản, cả đối với các nước phụ thuộc, thuộc địa phải giải phóng dân tộc. Không có độc lập dân tộc thì không thể giải phóng con người được. Vì vậy nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đấu tranh giành độc lập dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Tư tưởng đó được thể hiện trong luận điểm nổi tiếng của Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Nhưng dân tộc độc lập thực sự lại phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ triệt để áp bức giai cấp. Như vậy là giải phóng dân tộc phải bao hàm nội dung giải phóng giai cấp. Đây là sự giải quyết rất tài tình và độc đáo mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong điều kiện cụ thể của thời đại và của 385 Việt Nam. Ngay từ đầu cách mạng Việt Nam đã xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, và trên thực tế cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi không thể thiếu sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không thể thiếu vai trò của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Độc lập dân tộc của Việt Nam được đảm bảo đến nay không thể tách rời với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật tất yếu xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh, đến nay và từ nay về sau. Đây là sự sáng tạo rất đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giả quyết mối quan hệ giữa dân tộc, giai cấp và nhân loại. Thứ ba: Trong chỉ đạo cách mạng Hồ Chí Minh luôn khẳng định: để đưa cách mạng đến thắng lợi triệt để trước hết phải có Đảng cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công nhân - lãnh đạo. Điều đó khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam phải do giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiền phong của mình lãnh đạo. Đảng cộng sản không những là đội tiền phong của giai cấp công nhân, người đại diện chân chính cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn đại diện cho lợi ích dân tộc và lợi ích của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đảng phải có lý luận cách mạng soi đường, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo nhưng sự nghiệp cách mạng là của "đa số dân chúng" chứ không phải của số ít người. Do vậy phải xây dựng được khối đoàn kết toàn dân. Muốn xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, Đảng phải dựa vào công nhân và nông dân, xem liên minh công nông là cái gốc của cách mạng, trên cái gốc công nông liên minh bền vững, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chỉ có như vậy mới có đủ sức mạnh để đánh đổ các thế lực phản cách mạng. Người Viết: "Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và trên cơ sở liên minh công nông ngày càng vững chắc, trong mỗi giai đoạn cách mạng, cần tập hợp mọi lực lượng cách mạng và tiến bộ thành một mặt trận rộng rãi, thực hiện thống nhất hành động dưới nhiều hình thức giữa các lực lượng ấy để chống kẻ thù"(1). Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng và phát triển sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. Người nêu khẩu hiệu "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thành công". Ở đây vấn đề giai cấp, (1) Hồ Chí Minh Tuyển tập, tập III, Nxb ST HN 1980. 386 vấn đề dân tộc và nhân loại hoà quyện vào nhau rất chặt chẽ và sáng rõ. Hồ Chí Minh không hề hạ thấp vấn đề giải phóng giai cấp, vấn đề giải phóng con người, tuyệt đối hoá vấn đề dân tộc, không hề xoá nhoà vị trí vai trò của các vấn đề, mà trong tư tưởng của Người "cái giai cấp", "cái dân tộc" và "cái nhân loại" đều nổi trội trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản không thể thành công nếu không có sự đoàn kết các lực lượng cách mạng và tiến bộ của các dân tộc. Sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng không thể thành công nếu không đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với cách mạng thế giới. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc không thể đi đến thắng lợi triệt để nếu nó không gắn với mục tiêu đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, không gắn với chủ nghĩa xã hội. Sự kết hợp biện chứng này được Hồ Chí Minh thực hiện thành công trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là một sự phát triển sáng tạo, một đóng góp Xuất sắc vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại. 4. Vấn đề quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện nay Cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đến nay đã trải qua một chặng đường dài hơn 75 năm, đã thu được nhiều thắng lợi vẻ vang. Nhân tố quan trọng đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang đó là Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại trong từng điều kiện lịch sử cụ thể. Nét đặc biệt nhất của việc giải quyết mối quan hệ đó là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ này xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, chi phối các mặt khác của cuộc cách mạng. Hiện nay do tình hình thế giới có nhiều thay đổi, tạo ra những thời cơ và thách thức mới. Sự nghiệp đổi mới của nước ta tiến triển tốt đẹp, đạt được những thành tựu to lớn rất quan trọng, nên quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam có những biểu hiện mới. Để tận dụng thời cơ, đẩy lùi thách thức, đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam tiến lên, vấn đề quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại ở Việt Nam hiện nay cần đảm bảo những nội dung sau: Một là giải quyết tốt mối quan hệ giai cấp với khối đoàn kết toàn dân tộc. Trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn giai cấp và còn đấu tranh giai cấp. Đó là điều tất yếu. Vấn đề là đấu tranh giai cấp hiện nay ở nước ta là như thế nào; nó có liên quan như thế nào với đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại 387 đoàn kết toàn dân tộc là đường lối nhất quán của Đảng ta, cũng nhất quán với tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi. Tư tưởng này cũng được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: "Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và tiềm lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội"(1). Đây là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của giai cấp công nhân về vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc được vận dụng cụ thể ở Việt Nam. Quan điểm này không đối lập đấu tranh giai cấp với đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết toàn dân không có nghĩa loại trừ đấu tranh giai cấp, mà cần thực hiện đấu tranh giai cấp đúng quy luật, phục vụ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Chính mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đáp ứng lợi ích chung của mọi tầng lớp, mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc, nên đấu tranh giai cấp ở nước ta sẽ không mâu thuẫn với đại đoàn kết toàn dân tộc, không những thế còn củng cố vững chắc hơn khối đoàn kết toàn dân tộc. Nhưng muốn xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trước hết phải củng cố vững chắc khối liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức. Khối liên minh này được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, được củng cố vững chắc sẽ là nền tảng cho đoàn kết toàn dân tộc. Hai là phải giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề rất phức tạp liên quan đến cả vấn đề giai cấp, dân tộc và nhân loại. Bởi vì cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa tạo điều kiện mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhưng kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó. Đó là sự phân hoá giàu nghèo, dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. Sự phân hoá xã hội nếu không được khống chế, để phát triển tự phát, sẽ làm mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân tăng lên và ảnh hưởng không tốt đến việc củng cố khối đoàn kết toàn dân. Phân hoá giàu - nghèo ở nước ta hiện nay đang diễn ra khá phức tạp, tuy nhiên chưa gây ra mâu thuẫn giai cấp, xung đột xã hội nghiêm trọng. Mặc dù vậy cần phải thấy rõ kinh tế thị trường đang và sẽ dẫn đến sự khác biệt ngày càng lớn giưã các giai cấp và tầng lớp xã hội. Tầng lớp tư sản rất có thể phát triển thành giai cấp tư sản. Khi đó sẽ xuất hiện nhiều vấn đề mới phức tạp về quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại. Vì vậy việc kết hợp phát triển kinh tế thị trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiaotrinhtriethoc_p2_0242.pdf