Giáo trình tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

Nét nổi bật về tình hình xã hội ở nước Nga những năm 90 (thế kỷ XIX) đến

1917 là sự lớn mạnh của giai cấp tưsảnvà phong trào công nhân; là mâu thuẫn

quyết liệt giữa giai cấp vô sản, quần chúng nhân dân lao động với chế độ nông nô

chuyên chế và giai cấp tư sản. Mâu thuẫnnày đẩy nước Nga lâm vào tình cảnh

chiến tranh với các nước bên ngoài, nội chiến và sự bùng nổ cách mạng

Giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga từ 1861 – 1917. Trong

40 năm đầu, sản lượng công nghiệp ở nước này đã phát triển gấp 7 lần. Có những

ngành như khai khoáng, luyện kim, giao thông vận tải, ngân hàng đã phát triển

ngang với nước Pháp.

Cùng với sự phát triển củanền kinh tế tư bản chủ nghĩa là sự trưởng thành

của phong trào công nhân cả về tổ chức lẫn ý thức chính trị.

Các tổ chức Mác xít đầu tiên là tổ chức Hội liên hiệp công nhân miền bắc

nước Nga(1876), Hội liên hiệp công nhân miền namnước Nga(1878). Sau khi tốt

nghiệp trường luật, Lênin đã thành lậpLiên minh đấu tranh giải phóng giai cấp

công nhân Nga(1895). Đây là tổ chức Mác xít đầu tiên có kỷ luật, có cương lĩnh

họat động, có hệ tư tưởng ( triết học Mác). Từ đây, bắt đầu thời kì giaicấp vô sản

tham gia phong trào đấu tranh giải phóng ở Nga. Giai cấp công nhân trở thành lực

lượng chủ chốt lãnh đạo phong trào cách mạng thay cho tầng lớp trí thức phi quý

tộc ( những người Dân chủ cách mạng). Lê nin trở thành lãnh tụ được công nhận

của các nhàMác xít Nga. Lênin cho rằng, cuộc cách mạng ở Nga đang chín muồi

là cuộc cách mạng về nội dung là dân chủtư sản. Phương tiện và động lực cách

mạng là phong trào công nhân liên minh với quần chúng nhân dân, khi có điều kiện

sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

pdf28 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhìn, một sự cảm nhận được nâng lên tầm khái quát, một nhận thức mang hơi thở nồng ấm của cuộc sống, gắn bó máu thịt với cuộc đời thực. Quan niệm về con người không chỉ dừng lại ở chỗ coi con người là đối tượng trung tâm của văn học, cũng không thu gọn lại trong tư tưởng nhân đạo như là thái độ đạo đức của nhà văn trong sáng tác mà là một dạng thế giới quan thể hiện nhận thức, cảm nhận khái quát mang tính chủ quan của nhà văn về con người . Quan niệm về con người có tầm bao quát hơn khái niệm tính cách nhân vật. Nó liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà văn, đến tòan bộ nội dung và hình thức của tác phẩm . Quan niệm về con người trong sáng tạo của nhà văn thể hiện ở chỗ, con người được nhận thức như thế nào về bản chất gắn với môi trường sống và hoạt động, được tập trung soi sáng ở bình diện nào trong quan hệ phong phú, sinh động của nó trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, với bản thân, trong cách ứng xử của con người trước những vấn đề thường trực và bao trùm của cuộc sống như vấn đề cá nhân và cộng đồng, vấn đề đạo lí và tư cách làm người, vấn đề “sống hay không sống”, v.v Mỗi nhà văn có một quan niệm về con người trong sáng tác. Đó là sự nhận thức, đánh giá về con người theo một quan điểm xã hội, lí tưởng thẩm mĩ. Hiểu như vậy, quan niệm về con người là cái lõi tư tưởng nghệ thuật của một tác giả, là thước đo tiến bộ nghệ thuật của nhà văn, của thời đại. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 21 - II. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian và văn học viết trước Cách mạng tháng Mười 1. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian M. Gorki cho rằng, trong văn học dân gian, con người là hình tượng tuyệt vời. Biểu hiện: + Con người với khả năng sáng tạo trong lao động. M. Gorki viết: “Khả năng sáng tạo trong lao động của con người là vô hạn”. Với ước muốn làm chủ bản thân, mở rộng mối liên hệ giữa con người với xã hội và tự nhiên, con người luôn khám phá, sáng tạo để phát huy khả năng của mình:“Con người bắt thú về nuôi làm gia súc, phát hiện ra những thứ thảo mộc dùng làm thuốc chữa bệnh, phát minh ra những công cụ lao động ước mơ di chuyển nhanh hơn trên mặt đất họ thuần phục giống ngựa, ýù muốn di chuyển nhanh hơn trên dòng nước đã đưa đến chỗ phát minh ra chèo và buồm, ý muốn giết kẻ thù hay thú săn từ xa là nguyên do phát sinh ra nỏ, cung tên, ước mơ dệt được số vải lớn con người phát minh ra quay sợi, sáng tạo ra khung dệt tay” [1] . Từ chỗ ý thức khả năng lao động sáng tạo của con người, M. Gorki cho rằng, các vị thần trong quan niệm của người cổ đại không phải là khái niệm trừu tượng, nhân vật hoang đường mà là “khái quát của những thành công trong lao động”. Thần là một sáng tạo có tính chất thuần tuý nghệ thuật. Nhân vật anh hùng trong văn học dân gian không có yếu tố thần linh, ma thuật mà con người xuất thân từ tập thể. Phẩm chất của người anh hùng mang tính chất tự phát. + Con người ước mơ, khát vọng hài hoà với thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Theo M. Gorki, người cổ đại xây dựng nên những thần thoại, lí tưởng hoá năng lực của con người và tiên cảm sự phát triển mạnh mẽ của nó: ước mơ có thể bay lên không trung (Tấm thảm biết bay), ước mơ di chuyển nhanh trên mặt đất (Đôi hài vạn dặm), ước mơ dệt trong một đêm một số vải vóc lớn, xây trong một đêm một ngôi nhà, tòa lâu đài, v.v Tất cả những sự tưởng tượng này thực chất là khát vọng của người nguyên thuỷ muốn chế ngự thiên nhiên và môi trường chung quanh, muốn tự giải phóng bản thân. “Ơû phía dưới mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng tượng cổ đại đều có thể dễ dàng nhận thấy động lực của nó, mà cái động lực đó thì bao giờ cũng là ước vọng của loaì người, muốn làm cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn” [2] [1] M.Gorki, Văn học XôViết, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb Văn học, 1970, tr.237 [2] M.Gorki, Văn học XôViết, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb Văn học, 1970, tr.238-239. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 22 - 2. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học cổ điển phương Tây và văn học Nga thế kỉ XIX Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn học cổ điển phương Tây và văn học Nga thế kỷ XIX, M. Gorki nhận thấy, con người trong các nền văn học này hiện lên rất sinh động, phong phú và đa dạng. + Con người giai cấp Theo M. Gorki, nhân vật mang đặc trưng giai cấp, nghề nghiệp trong văn học cổ điển không còn là một tính chất nữa mà trở thành một điển hình như Fan xtap của Sechxpia, Tác tuyp của Môlie, Pie Bêdukhốp của L.Tônxtôi, Ôblômốp của Gônsarôp, Grăng đê của Banzăc, v.v Mỗi nhân vật được thể hiện một cách điển hình, hoà hợp giữa cái chung và cái riêng – cái chung là cái của giai cấp và thời đại, cái riêng là cái cá nhân, làm cho nhân vật sắc nét, có tính khái quát cao. Giá trị của các nhân vật trong văn học cổ điển do vậy vượt qua tất cả mọi bờ cõi và giới hạn, mang tính chất nhân loại. + Con người với bi kịch cá nhân Theo quan niệm của M. Gorki, đề tài chủ yếu trong văn học Nga và văn học châu Âu thế kỉ XIX là cá nhân độc lập với xã hội, với nhà nước với thiên nhiên. Bàn về chủ đề này, M. Gorki viết: “Chủ đề căn bản và chủ yếu của nền văn học thế kỷ XIX là ý thức đầy tinh thần bi quan của cá nhân về tính bấp bênh của sự tồn tại xã hội của mình- Sopenhaoe, Háctơman, Lêôpácđi, Sicene và nhiều nhà triết học khác đã củng cố thêm ý thức này bằng cách thuyết giáo về sự vô lý của cuộc sống đối với vũ trụ, dĩ nhiên cơ sở của thuyết giáo này cũng chính là ý thức về tình trạng cô độc, bơ vơ của cá nhân trong xã hội”[1]. Bi kịch của con người cá nhân trong văn học cổ điển châu Âu (trong đó có văn học cổ điển Nga) là bi kịch của con người cảm thấy mình thừa, đi tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, nhưng tìm không ra, rồi đau khổ, rồi diệt vong sau khi đã thoả hiệp với xã hội thù địch với mình, hoặc là lao đầu vào rượu chè, nghiện ngập, hoặc là đi tự tử. Theo cách đánh giá của M. Gorki, đó là mẫu “người thừa” đã được xây dựng thành nhân vật ưu tú nhất. Khi tìm hiểu văn học Nga, văn học của giai cấp tư sản, M. Gorki nhận định: “Có thể coi đặc điểm của văn học tư sản Nga là ở chỗ có rất nhiều “mẫu người thừa” trong đó có những nhân vật rất đặc thù, là mẫu người “tinh nghịch” mà châu Âu ít quen biết, trong văn học văn học dân gian thì đó là Vaxili Buxlaep, trong lịch sư û thì đó là FioTolxtoi, Mikhain Bacunin và đồng bọn, rồi sau đó là mẫu người “quý tộc sám hối” trong văn học; mẫu người gàn dởvà độc đóan trong sinh họat”[1]. Với quan điểm “văn học là tấm gương soi của cuộc sống”, trong khi nghiên cứu văn học Nga những năm 50 – 60 (thế kỉ XIX), ông băn khoăn không hiểu tại sao các nhà văn Nga lại mô tả những trí thức như những người không có bản lĩnh, [1] M.Gorki, Nói chuyện với các bạn tre û, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb Văn học, 1970, tr. 198 [1] M.Gorki, Văn học XôViết, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb Văn học, 1970, tr.255 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 23 - không chút nghị lực, trong khi hàng trăm người tri thức đang “đi vào nhân dân”, và nhiều người đã bị tù đày để có được phong trào xã hội những năm 60 – 70. Ông quả quyết, những người như thế không thể coi là thiếu nghị lực. Ông cho rằng nền văn học đó đang lăng mạ cuộc sống. Ông viết: “Cái mà tôi đi tìm trước tiên trong văn học dĩ nhiên là “người anh hùng”, một “cá nhân có sức mạnh” “ biết tư duy phê phán”, thế mà tôi chỉ tìm thấy những Ôblomov, Rudin và những con người ít nhiều tương tự như thế. Tách riêng ra khỏi những con người đó, buớc qua một cách cô độc, miệng nở nụ cười hả hê đanh ác là nhân vật Sêrêvanin (nhân vật truyện Molotov của N.G.Pomyalovski- chú thích của M.Gorki ) một kẻ “hư vô chủ nghĩa” cùng sinh ra một năm với Bazarov của Tuorghênhev, nhưng hư vô chủ nghĩa nhiều hơn” [2] Đặc biệt, ông bộc lộ sự băn khoăn không hiểu nổi những tác phẩm của Đox. “Tôi cứ băn khoăn mãi mà không hiểu được tại sao Raskonnicov lại giết mụ già ấy ”[3]. Trên đây là sự trình bày quan niệm về con người của M. Gorki được thể hiện trong việc nhìn nhận, đánh giá văn học Nga và văn học châu Âu trước Cách mạng tháng Mười. Với phương pháp lịch sử- cụ thểû, coi văn học là “tấm gương soi của đời sống”, M.Gorki đã có cách nhìn nhận và đánh giá riêng về di sản văn học Nga và châu Âu. Quan niệm này đến nay có chỗ không phù hợp ( chẳng hạn, đánh giá của M.Gorki về di sản văn học của Đoxtôíevski) nhưng điều này lại cho thấy sự nhất quán của M.Gorki trong việc vận dụng phương pháp lịch sử- cụ thể để đánh giá di sản văn học quá khứ và đề xuất quan niệm về con người trong văn học hiện đại: thời kỳ sau Cách mạng tháng Mười III. Quan niệm của M. Gorki về con người trong nền văn học mới – văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa 1. Cơ sở xã hội của quan niệm mới về con người Cách mạng tháng Mười thành công, một nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp công- nông ra đời. Một nền văn học mới ra đời trong bối cảnh đời sống chính trị, xã hội mới, đó là nền văn học XôViết. Sau Cách mạng tháng Mười, nhân dân lao động trở thành người chủ xã hội.Ở địa vị mới, người lao động có điều kiện chứng tỏ trí tuệ và năng lực mình. Trên cơ sở hiện thực vĩ đại của công cuộc xây dựng xã hội mới đang thu hút hàng trăm triệu người, M. Gorki viết: “Các đồng chí sống trong không khí lao động tập thể của quần chúng đang thay đổi địa lý tự nhiên của quả đất, các đồng chí sống trong không khí của một cuộc đấu tranh với thiên nhiên chưa từng có, dũng cảm lạ lùng và bắt đầu một cách thắng lợi, trong không khí cải tạo những người tư hữu thâm căn cố đế, những người nguy hiểm cho xã hội thành những công dân tích cực, hữu ích”[1] [2] M.Gorki, Nói chuyện nghề nghiệp, Sđd, tập 1 , Nxb Văn học, 1970, tr.439. [3] M.Gorki, Nói chuyện nghề nghiệp, Sđd, tập 1 , Nxb Văn học, 1970, tr.492. [1] M.Gorki, Bàn về chỗ đứng, Sđd, tập 2, tr.162. Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 24 - M. Gorki cũng ý thức sự phức tạp của tình hình đất nước sau Cách mạng tháng Mười, ông cho rằng: “Chúng ta đang sống trong một thời đại có kịch tính lịch sử sâu sắc và toàn diện chưa từng thấy, thời đại của các kịch tính khẩn trương của quá trình phá họai và xây dựng”[2] Trong bối cảnh xã hội đó, văn học nghệ thuật phải xác định được hướng đi, người nghệ sĩ phải có nhân sinh quan đúng đắn. M. Gorki khẳng định: “Nhân vật trung tâm của tác phẩm chúng ta phải là người lao động, tức là con người được tổ chức bằng những quá trình lao động mà ở nước ta ngày nay đã đựơc vũ trang bằng tất cả sức mạnh của kỹ thuật hiện đại, con người đang tổ chức lao động để làm cho nó nhẹ nhàng hơn, có hiệu suất hơn, đưa nó lên đến mức nghệ thuật” [3]. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa theo M. Gorki quan niệm phải là nền văn học tiên tiến mà đối tượng trung tâm để biểu hiện và phục vụ là quần chúng công nông. 2. Yêu cầu của việc khám phá, thể hiện con người trong nền văn học mới sau Cách mạng tháng Mười Nhìn thấy mối liên hệ giữa thời đại và con người, M. Gorki cho rằng, con người trong thời đại mới mang những nét thú vị, hấp dẫn. “Chưa bao giờ cuộc sống lại có tác dụng sâu sắc và con người lại có nhiều nét thú vị như ở thời đại tavà chưa bao giờ con người tiên tiến lại chứa đựng những mâu thuẫn từ bên trong sâu sắn như ngày nay” [4] . * Con người mới là con người bình thường, những con người say mê lao động, sáng tạo Nhìn lại văn học XôViết, trong những năm đầu (sau Cách mạng tháng Mười) M. Gorki phê phán thiếu sót của các nhà văn: “Họ chưa đề cập tới đề tài người nông dân tái sinh trong xưởng máy, đề tài về sự biến chuyển của những người dân tộc thiểu số thành người cộng sản quốc tế chủ nghĩa cả về phương diện trí tuệ và tình cảm; không có một bức chân dung của những người làm công tác khoa học, phát minh nghệ sĩ- chân dung của những con người trong đó một số đã ra đờỉ ở những làng quê hẻo lánh của chúng ta, trong những đường phố bẩn thỉu, được nuôi dưỡng cùng với bê nghé trong những túp lều lụp xụp, hoặc sống với những người ăn xin và những tên trộm cắp ở những nơi hoang vắng của thành phố”[ ]1 Trong thời đại mới, con người tiên tiến hiện đạïi với nhiều nét thú vị tất nhiên vẫn không vượt ra ngòai môi trường xã hội của nó, với những đặc trưng giai cấp, nghề nghiệp chìm sâu vào bên trong thuộc về tâm sinh lí. Nhà văn phải tìm thấy cái nòng cốt cá nhân tiêu biểu nhất của nó là yếu tố quyết định thái độ xã hội của nó. Theo M. Gorki, nhà văn không nên đơn giản hoá con người bình thường ngày [2 ]M.Gorki, Bàn về kịch, Sđd, tập 2, tr.129 [3] M.Gorki, Văn học Xôviết, Sđd, tập 2, tr.270 [4] M.Gorki, Nói chuyện nghề nghiệp, Sđd, tập 1, tr.457 ]1] M.Gorki, Bàn về kịch, Sđd, tập 2, tr.167 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 25 - nay mà phải nhìn thấy con người chứa đựng những “mâu thuẫn bên trong”, “mâu thuẫn giữa con tim và khối óc”, tính “hai mặt”, “hai tâm hồn của một con người”, tâm lí trưởng giả, thái độ du côn, những con người chẳng ra gì, vô tích sự, vô dụng, do nhân dân sản sinh ra từ chính môi trường của mình. M. Gorki viết: “Cho nên, nhân vật hết sức nhiều màu sắc, phức tạp và đầy mâu thuẫn, muốn thể hiện được nó, muốn cải tạo nó thì không nên đơn giản hóa con người bìnht thường ngày nay mà phải tự mình hình dung được nó với tất cả vẻ đẹp của tình trạng rối ren và phân hóa trong nội tâm nó, với tất cả những mâu thuẩn của con tim và khối óc”[ ]2 Quan niệm về con người bình thường của thời đại mới, M. Gorki cho rằng, người phụ nữ là nhân vật mà văn học XôViết cần tập trung khám phá, thể hiện: “Ở Liên Xô người phụ nư õhòan tòan bình quyền với nam giới và đang làm việc trong khắp các lĩnh vực của cuộc sống hình như không thua kém gì nam giới. Càng ngày, người ta càng thấy nhiều dấu hiệu tỏ ra họ đã quên rằng mình la‘ “phận đàn bà”, dốc hết sức lực và nhiệt tình vào công cuộc xây dựng, phát minh, tuyên truyền vào cái công tác khó khăn là cai quản đất nước”[ ] 3 * Bi kịch của con người mới Hoàn cảnh lịch sử sản sinh ra những con người mới, song những con người này vốn có quan hệ với xã hội cũ. Do đó, khi sống trong thời đại mới, con người không khỏi không nảy sinh những bi kịch. Trong bài: Những con người nhỏ bé và việc làm vĩ đại của họ, M. Gorki viết: “Đa số công nhân và nông dân chưa hiểu được thật rõ sức mạnh của hai bàn tay mình có sức xua tan cái cảnh rối ren, đê tiện bỉ ổi thời xưa, chưa thấy rõ chính quyền công nông sẽ cải tạo cách làm việc “vụn vặt” tầm thường của họ ra sao và thành cái gì, cho nên trong số những con người “bé nhỏ” có người quay lại nhớ tiếc thời xưa”[ ]4 M. Gorki nêu rõ bi kịch của con người mới: “Có những người không tin rằng, có thể cải tạo con người, có thể giải phóng con người ra khỏi cảnh bụi bặm của bùn lầy áp bức từ ngàn xưa để lại. Họ không tin vì không biết rằng mình cũng bị dây bẩn và lại bị dây bẩn đến nổi mất khả năng hiểu biết, nghiên cứu cuộc sống, thấy rõ sự khủng khiếp bẩn thỉu đáng hổ thẹn của nó, tự vũ trang bằng một lòng căm phẩn có sức sáng tạo để đấâu tranh với những kẻ đã tổ chức nên cuộc sống khủng khiếp đó” [ ]5 . Bi kịch của con người mới ở đây là sự xung đột giữa cái cũ và cái mới trong ý thức. Con người mới khi đứng trước thời đại mới, thời đại tiến bộ, nhìn lại quá khứ rách nát muốn xây dựng thật nhanh cơ đồ mới, muốn sáng tạo nên tất cả mọi thứ, làm sao cho cuộc sống nhanh chóng trở nên tốt đẹp như mơ ước ngàn đời của con người. Trong khi đó họ đến với thời đại mới, với một vốn hiểu biết ít ỏi không đáp [2] M.Gorki, Bàn về kịch, Sđd tập 2, tr. 125 [3] M.Gorki, Bàn về tủ sách nhà thơ, Sđd tập 2, tr. 52-53 [4] M.Gorki, Về những con người nhỏ bé và việc làm vĩ đại của họ, in trong sách: M.Gorki, Bàn về văn học, - Sđd, tập 1, tr. 296 [5] M.Gorki, Bàn về kịch, in trong sách: M.Gorki, Bàn về văn học, Sđd, tập 2, tr.128 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 26 - ứng được nhu cầu và mong muốn của họ. Đến với thời đại mới từ trong tâm trạng phấn chấn của con người mới - con người XôViết-, đang hối hả làm cho nước mình trở nên vô địch, cho nên họ không có thì giờ để trang bị cho mình một số lượng tri thức đầy đủ. Họ học tập trong khi đang sống trong một hoàn cảnh còn rất khó khăn. Trang bị trí tuệ của họ còn chưa đủ mạnh và chưa trấn áp được hoàn toàn và thường xuyên cảm xúc mà họ đã được thừa hưởng của tổ tiên. Điều đó khiến cho những con người mới dễ gặp thất bại như lời Lê nin đã chỉ rõ: “Tích cực cộng với ngu dốt thành ra phá họai”. Đấy cũng là một nét bi kịch của con người mới trong công cuộc xây dựng nhà nứơc của mình. * Con người anh hùng của thời đại mới Trong thời đại mới, người anh hùng là những người có khát vọng mãnh liệt, có lí tưởng cao đẹp. Người anh hùng không mang yếu tố ma thuật mà là những con người xuất thân từ tập thể, sống và hoạt động vì tập thể. Trong sáng tác của M. Gorki, hình tượng Đankô là ngọn lửa của tình yêu vĩ đại. Đó là hình tượng người anh hùng rong thời đại mới, người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiên phong trong mọi hoàn cảnh. Con người anh hùng XôViết đối với M. Gorki là con người kì diệu – hiện thực, con người lí tưởng – lịch sử. Quan điểm về người anh hùng của M.Gorki đối lập hoàn toàn với quan điểm cho rằng người anh hùng giống như một người đặc biệt, cao hơn hẳn người khác và không có ai đạt tới, với quan điểm đối lập con người lý tưởng với con người hiện thực trong cuộc sống và trong văn học. Theo M.Gorki, những người anh hùng chân chính là những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, họ họat động trực tiếp để thay đổi thế giới một cách thực tiễn- họ là một bộ phận của công nhân hay nói cách khác, họ là những người con ưu tú của quần chúng lao độâng. Theo ông, trong thời đại mới những con người bình thường đều có thể trở thành anh hùng nếu họ hội tụ được những phong cách của con người tiên tiến. Nhà văn, nhà thơ phải chú ý khám phá, phát hiện ra những con người anh hùng đó ở khía cạnh bình dị của họ và những người anh hùng xuất thân từ quần chúng. Một mặt Gorki cho rằng, sức mạnh của thực tế phải được phản ánh trong văn học và nhấn mạnh tác dụng lớn lao của hòan cảnh đối với sự hình thành, phát triển của tính cách anh hùng. Mặt khác, ông đặc biệt nêu tác dụng thay đổi, chiến thắng hoàn cảnh của tính cách anh hùng. Gorki đòi hỏi phản ánh người anh hùng luôn luôn ở tư thế tấn công quyết liệt nhất và tich cực nhất trong cuộc xung đột với các thế lực thù địch, trên tất cả các mặt trận, để tiêùn lên xây dựng cuộc sống mới. Gorki đòi hỏi văn học phải xây dựng những điển hình anh hùng trong cuộc quyết chiến sống còn giữa điển hình “người cha”- kẻ bảo vệ trật tự cũ-, và “người con”- một điển hình hiện thân cho ý chí cách mạng-, với mục đích tiến tới một tương lai rạng rỡ- phải thể hiện “sao cho chúng tiêu biểu cho sự xung đột của hai cách cảm Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết - 27 - giác thế giới không tài nào dung hòa nổi và qua đó phản ánh được các ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao của tấn bi kịch đó”[ ]6 . Gorki nhắc nhở các nhà văn khi phản ánh sự phát triển của người anh hùng, điều trứơc tiên là phải phản ánh sự phát triển ngày càng phong phú của thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của người anh hùng đó. Cần tránh tiến hành bằng sự tổng hợp cứng nhắc, bất biến những phẩm chất nhất định, được lặp đi lặp lại, mà phải xảy ra trong đó sự vận động biện chứng không ngừng hấp thu những phẩm chất mới trong quá trình phát triển. Trong quan niệm về người anh hùng kiểu mới, M. Gorki lấy Lênin làm nhân vật điển hình. Khi viết về Lênin, ông nhận định đó là “một nhà cách mạng vĩ đại chưa từng có”. Bởi vì , Lênin đã hội tụ tất cả những phẩm chất cao đẹp của một người anh hùng. Tất cả những quan niệm của M.Gorki về con người trong nền văn học mới, nền văn học XôViết sau cách mạng tháng Mười được thể hiện một cách tập trung trong yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mà M.Gorki trong bài viết về Văn học XôViết đã nêu lên như sau: “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa khẳng định rằng tồn tại là hành động, là sáng tạo với mục đích phát triển không ngừng những năng lực cá nhân quý giá nhất của con người để chiến thắng những sức mạnh của thiên nhiên, để cho con người khỏe mạng và sống lâu, để cho nó được hưởng cái hạnh phúc lớn lao là được sống trên trái đất mà do những yêu cầu ngày càng tăng của nó, nó muốn cải tạo toàn bộ thành một chỗ ở tuyệt đẹp của loài người đã đoàn tụ lại thành một gia đình”[ ]7 . [6] M.Gorjki, Bảy bức thư gửi các nhà văn mới vào nghề, in trong sách: M.Gorki, Bàn về văn học, Sđd, tr.355 [7] M.Gorki, Văn học XôViết, Sđd, tr. 284 Nguyễn Văn Kha Khoa Ngữ Văn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxhvh0016_p1_8752.pdf