Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất (Phần 2)

Ch­¬ng III

VẬN HÀNH, BẢO TRÌ

VÀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

3.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Sau khi được xây dựng hoàn thành, công tác quản lý sử dụng là giai

đoạn khai thác phát huy hiệu quả của của hệ thống công trình thuỷ lợi.

Công tác quản lý công trình thuỷ lợi, theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều

mặt như quản lý nhân sự, lao động, quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật

tư, và đặc biệt là tổ chức và điều khiển các hoạt động kỹ thuật để đảm bảo

an toàn, vận hành và khai thác công trình có hiệu quả cao nhất.

pdf30 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư hỏng lớn hoặc nguy cơ hư hỏng lớn Xã cần có báo cáo lên các cấp Huyện, Tỉnh để có kế hoạch sửa chữa lớn. Vai trò và trách nhiệm của người dân trong vấn đề này là vô cùng quan trọng. Nếu không quan tâm đúng mức đến công tác này công trình sẽ không đảm bảo được tuổi thọ, nhanh chóng hư hỏng từng phần và dẫn đến công trình không làm việc được, ngoài việc lãng phí tài sản và công sức của Nhà nước, của nhân dân còn ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và quyền lợi của chính bà con vùng hưởng lợi. Duy tu và bảo dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý vận hành nhằm phát hiện, bổ khuyết, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhẹ tuy chưa ảnh hưởng đến điều kiện làm việc bình thường của công trình, nhưng nếu để lâu sẽ dẫn đến giảm chất lượng, hư hỏng nặng thêm. Công trình có sẵn sàng ở trạng thái hoạt động tốt hay không, chính là do công tác duy tu và bảo dưỡng. Nội dung của công tác duy tu bảo dưỡng công trình gồm: 3.4.2 Duy tu và bảo dưỡng máy móc và kết cấu thép - Thường xuyên lau chùi máy móc, làm vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận kết cấu; - Kiểm tra thường nhật và định kỳ để phát hiện kịp thời các sai lệch, khuyết thiếu, hư hỏng mức độ nhẹ của các máy nâng, xe thả phai, thiết bị quan trắc, cửa van, các chi tiết kết cấu thép (như các bu lông, rivê, các mối hàn); - Thay thế dầu mỡ và các chi tiết mau hỏng, đánh gỉ và sơn lại; - Sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhẹ của các bộ phận chuyển động, chịu lực xung kích dễ dẫn đến hư hỏng nặng, sự cố. 3.4.3 Duy tu và bảo dưỡng công tác đất - Diệt trừ mối và các sinh vật trong các hang, hốc ở thân đê, đập, sau đó đào rãnh, hoăc khoan phụt vữa lấp lại. - Tu bổ, sửa chữa thường xuyên rãnh thoát nước, các lớp gia cố bảo vệ mái đập thượng và hạ lưu. - Các mái đê, đập bị bào mòn, sạt lở do mưa lũ cần phải đắp lại, trồng cỏ và làm lại các lớp gia cố bảo vệ mái. - Sửa chữa mặt đê, đập bi nứt như sau: + Trong trường hợp chỉ có vết nứt đơn lẻ không quá sâu thì có thể đào hố hình nêm đến độ sâu lớn hơn đáy vết nứt 0,3 đến 0,5 m với bề rộng đáy tối thiểu 0,5 m rồi đắp đất đầm chặt lại. + Trường hợp có nhiều vết nứt nghiêm trọng với chiều sâu lớn không thể đào để đắp lại được thì phải khoan phụt hỗn hợp vữa đất-xi măng để bịt kín. 3.4.4 Duy tu và bảo dưỡng công tác bê tông và kết cấu xây lát - Khi các khối bê tông có vết nứt ở mặt ngoài, có thể dùng vữa xi măng pha phụ gia cường độ cao (hoặc phụ gia chống thấm khi yêu cầu chống thấm) để bịt lại bằng phương pháp trát (khi vết nứt nông) hoặc khoan phụt (khi nhiều vết nứt lớn và sâu). - Khi lớp bê tông bề mặt bị xốp, bị nổ tróc lên do xâm thực thì cần đục bỏ, quét lớp vữa phụ gia cường độ cao, sau đó ốp cốp pha đổ bê tông lại phần đã đục bỏ đi. - Các khe co giãn phòng lún bị hở ra, cần đổ nhựa đường nóng chảy bịt kín lại để chống thấm và chống xâm thực bê tông. - Trước khi tháo nước qua cống, cần dọn sạch đá sỏi để tránh gây bào mòn sân tiêu năng. 3.4.5 Duy tu và bảo dưỡng kết cấu gỗ - Chống mục gỗ bằng việc quét phủ lên lớp thuốc chống nấm. - Kiểm tra, xiết chặt lại các bu lông, các thanh giằng, tăng đơ. - Xiết chặt lại các đai cột gỗ. - Thay thế các thanh gỗ đã bị mục, mối, mọt. 3.4.6 Nội dung công tác kiểm tra bảo trì công trình thủy lợi Công tác duy tu và bảo dưỡng công trình gắn liền với việc kiểm tra và sửa chữa công trình. Công việc kiểm tra thường xuyên, sửa chữa nhanh chóng và kịp thời sẽ góp phần to lớn trong việc kéo dài tuổi thọ của công trình. a) Kiểm tra hồ chứa nước Định kỳ kiểm tra hồ chứa nước, thời gian được tiến hành trước mùa mưa lũ vào tháng 5 hàng năm, trong thời gian mùa lũ 1 tháng/1lần. Nội dung kiểm tra: + Kiểm tra xung quanh bờ hồ chứa: hiện tượng thẩm lậu nước, sạt lở bờ hồ, vấn đề bồi lắng lòng hồ, các vị trí bồi lấp. + Kiểm tra nguồn sinh thuỷ và lưu vực hình thành hồ chứa + Kiểm tra vận hành hồ, tình hình tích nước, điều tiết nước trong năm. Sau khi kiểm tra có báo cáo từng đợt, hàng năm có báo cáo định kỳ cho Xã, nếu phát hiện có hư hỏng báo cáo ngay cho Xã, tuỳ mức độ có thể tự sửa chữa hoặc báo cáo lên cấp trên. b) Kiểm tra đập dâng và đập tràn Công tác kiểm tra đập dâng nước và đập tràn được tiến hành trước mùa mưa lũ vào tháng 5 hàng năm và trong thời gian có mưa lũ 1 tháng/1lần. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra đập dâng nước + Mái thượng hạ lưu: tình hình sạt lở mái thượng hạ lưu, + Đỉnh đập: tình hình lún sụt, với đập bê tông xem xét tình hình nứt nẻ, chuyển vị dọc, chuyển vị ngang. + Vật thoát nước hạ lưu: Kiểm tra sự làm việc bình thường thông qua độ đục của dòng thấm khi hồ chứa ở MNDBT. + Kiểm tra tình hình thấm qua thân đập, lưu lượng thấm, vị trí thấm. - Kiểm tra đập tràn + Xem xét bề mặt tràn, bề mặt bai, tình hình rỗ mặt + Kiểm tra tình hình lún sụt, nứt nẻ thông qua chênh lệch mực nước tràn. + Kiểm tra sân tiêu năng và sân sau, tình hình xói, nứt nẻ, khả năng tiêu năng dòng chảy. + Kiểm tra các mực nước trong quá trình tháo lưu lượng lũ. + Kiểm tra khả năng tháo lũ. c) Kiểm tra cống lấy nước Công tác kiểm tra cống lấy nước được tiến hành trong thời gian mùa kiệt (từ tháng 11 đến tháng 3) hàng năm 2 lần/1tháng, nội dung kiểm tra: - Kiểm tra rò rỉ thẩm lậu mang cống lấy nước - Kiểm tra khả năng lấy nước của cống tại các cao trình hồ chứa. - Kiểm tra rò rỉ của cửa van cống - Kiểm tra bồi lắng cửa cống lấy nước. - Kiểm tra sụt lở, nứt nẻ tường cánh cống. d) Kiểm tra hệ thống kênh tưới Công tác kiểm tra cống lấy nước được tiến hành thường xuyên quanh năm 1lần/tháng, nội dung kiểm tra: - Kiểm tra bề mặt của tuyến kênh tưới + Kênh đất xem xét các vị trí sạt lở, thẩm lậu nước + Kênh xây các vị trí bóc lớp trát, sụt lún, thẩm lậu nước. - Kiểm tra lưu lượng tại các vị trí đầu kênh nhánh. e) Kiểm tra các công trình trên kênh - Kiểm tra kết cấu và điều kiện làm việc của các công trình trên kênh + Cầu máng: có lún sụt so với kênh hai đầu, độ dốc đáy cầu. + Cống qua đường: xem xét bẹp, vỡ do các phương tiện đi lại. + Tràn băng, cống luồn: có thoát được lưu lượng nước khi có mưa lũ? Có gây lấp kênh? Có bị cây cối làm tắc không?. + Cửa chia nước có lấy đủ nước cho các vị trí cần tưới ? Có đủ chiều cao cột nước trong kênh không?. 3.5. PHÒNG CHỐNG LŨ CHO CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 3.5.1 Mục đích, yêu cầu và nội dung Nước ta nằm trong vùng địa lý nhiệt đới gió mùa thường xuyên xảy ra lũ lớn. Vì vậy, phòng chống lũ cho công trình thuỷ lợi là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm không thể thiếu được nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của ở các địa phương, tránh các sự cố, hư hỏng, thậm chí các thảm hoạ có thể xảy ra nếu hồ chứa lớn bị vỡ. Nội dung phòng chống lũ cho công trình thuỷ lợi bao gồm: - Dự báo lũ hàng năm (dự báo dài hạn) để có kế họạch phòng chống và dự báo ngắn hạn (cho từng trận lũ) để phục vụ cho phương án vận hành hồ chứa hợp lý nhất. - Lập phương án công trình phòng lũ như bố trí công trình xả lũ tạm, công trình xả lũ kiểu cầu chì, công trình phân lũ, công trình làm chậm lũ. - Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, phương tiện đảm bảo giao thông, thông tin để dự phòng chống lũ tại chỗ như đá hộc, rọ thép, bao tải, tre, xuồng cứu hộ . - Huấn luyện kỹ thuật và thao diễn thực tập chống lũ lụt. 3.5.2 Một số biện pháp tình thế chống lũ Khi có lũ vượt quá lũ thiết kế, nước tràn qua đỉnh đập, đe doạ an toàn của đập, có thể xử lý như sau: - Đắp con trạch trên đỉnh đập bằng đất, bao tải đất, gỗ tấm, cọc để tạm thời nâng cao đỉnh đập. - Mở thêm tràn tạm để tăng khả năng tháo lũ, giảm thấp mực nước hồ. Khi trong hồ có sóng lớn làm hỏng lớp bảo vệ mái, xói lở mái đập có thể xử lý bằng cách: - Giảm bớt tác động của sóng vào mái đập bằng việc thả các bè nổi ghép bằng các cây gỗ, tre còn nguyên cành, các bó cành cây. - Củng cố mái đập bằng cách thả các bó rồng tre, rọ đá. Khi phát hiện có nước đục rò rỉ ra hạ lưu đập, hoặc có nước thẩm lậu ra từ các hang hốc cần khẩn cấp làm tầng lọc ngược, đón và dẫn nước thấm thoát ra ngoài bằng các máng, tránh làm sũng đất gây sạt lở; đồng thời, tìm các cửa hang, vết nứt ở mái đập thượng lưu để bịt lại bằng đất sét. Khi mái đập đất bị sạt lở, trước hết làm tầng lọc ngược, đón và dẫn nước thấm thoát ra ngoài, không để khối trượt ngậm nước, sạt trượt phát triển thêm; sau đó xếp bao tải cát hộ chân, đắp lại mái dốc ổn định. Khi dòng chảy gây xói lở hạ lưu cống có thể xử lý theo các cách sau: - Thả các bó cành cây, rọ đá để lấp hố xói, - Thả rọ đá, bao tải đất ở hạ lưu hố xói để làm đập tràn tạm nâng cao mực nước và giảm xói lở, - Thả rồng tre, rọ đá tạo kè bảo vệ bờ lòng dẫn thoát lũ. Ch­¬ng Iv CÔNG TÁC QUAN TRẮC TRONG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI 4.1. MỤC ĐÍCH Quan trắc là nhiệm vụ không thể thiếu trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Ngay trong quá trình thiết kế, đặc biệt là khi thi công phải chú ý đặt và chôn các thiết bị quan trắc, bố trí phương tiện và thiết bị để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình. Các số liệu kết quả quan trắc là tài liệu rất quan trọng để phân tích, kiểm tra, kiểm định kết quả tính toán, xác định các nguyên nhân gây ra hư hỏng, sự cố, đề ra giải pháp sửa chữa, cũng như phục vụ cho công tác tổng kết nghiên cứu khoa học. 4.2. YÊU CẦU Công tác quan trắc phải đáp ứng một số yêu cầu sau đây: - Quan trắc đầy đủ các thông số phục vụ cho các chuyên đề cần nghiên cứu, ví dụ như: Mực nước, lưu tốc để phục vụ xác định lưu lượng dòng chảy qua công trình, mực nước ngầm, áp lực nước lỗ rỗng, lún bề mặt để xác định đường bão hoà và quá trình cố kết thấm - Thời gian và số lần quan trắc phải đủ mức chi tiết cần thiết để nghiên cứu, ví dụ, đối với lũ lớn nhưng thời gian lũ lên và lũ rút ngắn thì cần tăng số lần đo mực nước và lưu tốc - Cần quan trắc đồng thời các hiện tượng khi chúng có quan hệ hữu cơ với nhau, ví dụ như để đánh giá ổn định và độ bền của các đập bằng vật liệu tại chỗ cần quan trắc đồng thời về thấm, ứng suất và biến dạng tại các điểm trong thân đập. - Từ kết quả đo đạc được cần chỉnh biên, lập các bảng biểu, xây dựng dữ liệu để phân tích, đánh giá và rút ra kết luận. 4.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ QUAN TRẮC Các phương pháp quan trắc thường dùng bao gồm: - Quan trắc bằng mắt những hiện tượng dễ nhìn thấy như nứt nẻ, sạt lở, rò rỉ nước, lún bề mặt - Lắp đặt cố định các thiết bị đo ở bề mặt công trình như máy thăng bằng đo lún, máy đo biến dạng, máy đo mực nước tự ghi - Lắp đặt cố định các thiết bị đo ở bên trong thân công trình như máy đo nhiệt độ, độ ẩm, áp lực đất, áp lực nước lỗ rỗng, biến dạng - Dùng các thiết bị di động cho từng đợt quan trắc cần thiết như máy ảnh, máy quay video, máy đo lưu tốc, máy đo siêu âm dò khuyết tật, máy đo sâu hồi âm Thiết bị đo có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo mục đích đo và độ chính xác yêu cầu, ví dụ: - Dụng cụ đo đơn giản như thước đo dài, phao, ống dẫn thăng bằng. Các dụng cụ đơn giản này được dùng trong các trường hợp cần xác định nhanh hiện tượng xảy ra, không đòi hỏi độ chính xác cao. - Thiết bị quan trắc quang học như các máy đo thăng bằng để đo lún, máy laser để kiểm tra và hiệu chỉnh độ nâng đều của các cửa van. - Các thiết bị quan trắc dùng nguyên lý đo điện, bán dẫn, điện tử và vi mạch như các đầu đo sóng, áp lực nước lỗ rỗng, áp lực đất, biến dạng. - Các máy móc, thiết bị quan trắc hiện đại hiện nay thường được thiết kế theo nguyên lý mạng. Các tín hiệu đo được chuyển về thiết bị vi xử lý thành các tín hiệu số, sau đó được xử lý, hiệu chỉnh, phân tích trên máy tính nhờ có các phần mềm chuyên dụng. 4.4 QUAN TRẮC CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI Đối với các công trình đầu mối thuỷ lợi nội dung quan trắc chủ yếu bao gồm: - Diễn biến mực nước ở thượng lưu và ở hạ lưu công trình và ở trong kênh, - Phân bố lưu tốc và lưu lượng tháo qua đập tràn, lưu lượng nước lấy vào kênh, - Phân bố của dòng bùn cát lơ lửng và bùn cát đáy, bồi lắng thượng lưu trước cửa lấy nước, - Xói lở và sự hạ thấp mực nước ở hạ lưu, - Tình hình sạt lở bờ hồ chứa, - Tình hình lún bề mặt và hư hỏng bề mặt công trình, - Diễn biến đường bão hoà, lưu lượng thấm và biến hình thấm của thân, nền và hai bên vai công trình, - Mức độ nứt nẻ, độ võng, rò rỉ của các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép, kết cấu thép, - Hiện tượng xâm thực, ăn mòn bê tông và đá nền, - Hiện tượng khí thực và chấn động của các công trình tháo nước, - Đối với các đập cao còn đòi hỏi quan trắc chuyển vị dọc theo phương dòng chảy, chuyển vị theo phương ngang, áp lực nước kẽ rỗng trong tường lõi, tường nghiêng, sân phủ, biến dạng của các bộ phận chịu lực lớn và chống thấm, áp lực nước sau màng chống thấm . Hình 2-1 Sơ đồ bố trí ống đo áp trong thân đập và sau màng chống thấm Hình 2-2 Sơ đồ bố trí dụng cụ quan trắc trong đập đất 1- thiết bị đo áp lực chấn động, 2- ống đo áp lực nước ngầm, 3- mốc quan trắc lún

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_va_quan_ly_san_xuat_phan_2.pdf