Giáo trình Tổ chức mua phân bón

Giáo trình mô đun “Tổ chức mua phân bón” được biên soạn bao gồm

các nội dung khái quát về hợp đồng mua phân bón và các thao tác, bước

công việc để mua và vận chuyển phân Nội dung được phân bố giảng dạy

trong 92 giờ

pdf88 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tổ chức mua phân bón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoặc mức độ hỏng + Xác định ký mã hiệu + Kiểm tra về chất lượng phân bón là việc dùng phương pháp cảm quan hay thí nghiệm tùy theo từng loại phân + Phương pháp cảm quan là dựa vào tri thức và kinh nghiệm thực tế của người nhận hàng, dùng mọi giác quan để đánh giá chất lượng phân bón. Ví dụ: dựa vào màu sắc, độ hạt của hạt các loại đạm có thể xác định đó là loại đạm gì? tốt, xấu ra sao? + Phương pháp phân tích là phương pháp xác định chất lượng phân bón dựa vào tính chất vật lý, hóa học, người ta dùng hóa chất hay máy móc để xác định thành phần của phân bón, so sánh các thành phần đó với tiêu chuẩn phân bón đã đăng ký. Và tùy theo từng loại phân bón cụ thể mà người ta sẽ sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau. 67 Việc kiểm nhận phân bón theo số lượng hay chất lượng được tiến hành đồng thời, phải hoàn thành trong một thời gian ngắn, nhưng chỉ khi nào kiểm tra đầy đủ số lượng và chất lượng thì mới nên cho hàng nhập kho. Khi đó ta ghi sõ số lượng hàng hóa thực nhập, chất lượng của nó để có kế hoạch bảo vệ chu đáo. 4.4. Ký nhận chứng từ, sổ sách Sau khi kiểm nhận hàng nhân viên quản lý kho hoặc chủ cửa hàng nhất thiết phải ký xác nhận số lượng, chất lượng, chủng loại phân bón đã được nhập vào kho đồng thời đối chiếu lại lần cuối với hợp đồng kinh tế xem có sự trùng khớp. Trường hợp khi nhận hàng mà giấy tờ không đúng thủ tục, số lượng phân bón thực tế và giấy tờ không ăn khớp, chất lượng không bảo đảm thì phải tiến hành lập biên bản tại chỗ có đại diện của hai bên giao nhận hoặc các bên liên quan để qui rõ trách nhiệm. Các trường hợp đặc biệt có thể xẩy ra: - Phân bón đã được vận chuyển đến công ty, cửa hàng nhưng hóa đơn chứng từ chưa đến thì chủ hàng căn cứ vào hợp đồng kinh tế lập phiếu nhập kho và ghi rõ hàng chưa có hóa đơn. - Trường hợp có hóa đơn mà phân bón chưa vận chuyển về kho. 68 Nếu đã trả tiền rồi thì phải theo dõi hàng đang trên đường đi, còn nếu chưa trả tiền thì giữ lại hóa đơn khi hàng nhập về kho sẽ trả hóa đơn. 4.5. Bài tập thực hành và sản phẩm cuối cùng - Học viên xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình giao nhận phân bón theo tình huống cụ thể sau: Hợp tác xã mua bán X có hợp đồng kinh tế với xí nghiệp Y về việc mua bán phân bón cụ thể như sau: 10 tấn phân đạm Phú Mỹ loại bao 50 kg, giá 25.000đồng/1kg 10 tấn phân lân Ninh Bình loại bao 50 kg giá 10.000đồng/1kg 10 tấn phân lân Bình Điền loại bao 50kg. giá 10.000đồng/1kg (giá trên đã bao gồm thuế VAT và công vận chuyển). Thời gian giao hàng ngay 05 tháng 02 năm 2011. - Kết quả thực hiện hợp đồng: Số hàng trên được nhận tại kho của hợp tác xã vào ngày mùng 05 tháng 02 năm 2011. - Kết quả kiểm nhận hàng tại kho của hợp tác xã cụ thể như sau: - 9 tấn phân đạm Phú Mỹ, các bao vẫn còn nguyên, 20 bao bị rách thủng khối lượng còn lại 900Kg. - 9 tấn phân lân Ninh Bình, các bao vẫn còn nguyên, 20 bao bị rách thủng khối lượng còn lại 900Kg. - 9 tấn phân lân Bình Điền, các bao vẫn còn nguyên, 20 bao còn lại bị lẫn sang phân lân Lâm Thao. Gợi ý: học viên làm báo cáo về việc giao nhận hàng theo từng bước sau: Lập biên bản giao nhận hàng có đày đủ bên bán, bên mua, thủ kho. Và đại diện người vận chuyển. Các nội dung biên bản bao gồm: Về số lƣợng: - Xác định số lượng từng loại phân nhập kho trong đó ghi rõ số 69 lượng bao nguyên, bao rách cho từng loại. - Xác định số lượng phân thiếu cho từng loại - Xác định số bao lành, số bao rách - Xác định nguyên nhân gây ra thiếu hụt và rách bao Về chất lƣợng: - Chất lượng từng loại phân thông qua cách thử: (bằng cảm quan, hay thiết bị, hóa chất). - Về màu sắc. - Về thành phần hóa học ghi trên bao bì so với hợp đồng. - Xác đinh nguyên nhân sai sót nếu có. - Địa điểm: Tại phòng học Đánh giá kết quả học tập: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên dựa trên các tiêu chuẩn đã ghi trong phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc C4 Thang điểm: Thứ tự Nội dung công việc Điểm 1 Lập được qui trình kiểm nhận hàng 3 2 Lập được các biên bản vi phạm 4 3 Xử lý đúng các lỗi trong hợp đồng 3 Tài liệu phát cho học viên: Phiếu phân tích công việc C4 và phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc C4 70 Bài 5: Vận chuyển hàng hóa Mục tiêu: + Xây dựng kế hoạch vận chuyển đảm bảo an toàn, tiết kiệm và đạt hiệu quả + Tính toán để cải tiến được công tác vận chuyển hợp lý 71 + Hoàn tất được thủ tục nhập hàng vào kho và chứng từ thanh toán Nội dung : 5.1. Yêu cầu của công tác vận chuyển hàng hóa 5.1.1 Khái niệm: Vận chuyển hàng hóa là sự di động vị trí hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm phục vụ yêu cầu lưu thông hàng hóa. 5.1.2 Vị trí, tác dụng: + Vị trí: Do đặc điểm hàng vật tư nông nghiệp là sản xuất tập trung nhưng lại sử dụng phân tán, do đó trong thực tiễn cần thiết phải vận chuyển phân bón từ các nhà máy về các vùng nông thôn để tiêu thụ với khối lượng rất lớn đồng thời có tính chất thời vụ rất cao vì vậy vận chuyển vật tư nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng nếu làm tốt sẽ có tác dụng sau: + Tác dụng: Góp phần vận chuyển nhanh vật tư nông nghiệp đến các vùng tiêu thụ. Góp phần để cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo thời vụ cũng như năng suất. Góp phần cân đối nhu cầu ổn định giá cả. 5.1.3 Yêu cầu của công tác vận chuyển: + Vận chuyển hàng hóa nói chung và phân bón nói riêng phải xuất phát từ yêu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Muốn nâng cao khả năng vận chuyển điều quan trọng là phải rút ngắn thời gian vận chuyển tăng hệ số sử dụng trọng tải của phương tiện, nâng cao hệ 72 số sử dụng phương tiện theo thời gian.. cải tiến thủ tục giấy tờ, tăng cường mối quan hệ giữa các bộ phận trong các quá trình vận chuyển. + Nâng cao chất lượng của vận chuyển hàng hóa. Đảm bảo chính xác và hợp lý. Chính xác thể hiện ở chỗ phân bổ khối lượng hàng qui định địa điểm và thời gian giao hàng đúng đắn. Hợp lý về việc sử dụng phương tiện vận chuyển, con đường và phương thức vân chuyển để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và phục vụ tốt nhất yêu cầu kinh doanh của đơn vị. + Bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển. Để đề phòng và hạn chế tới mức thấp nhất về hàng hóa bị hao hụt người lao động bị thương vong và phương tiện bị hư hỏng chủ phương tiện cũng như đơn vị kinh doanh phải tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm cho người làm công tác vận chuyển hàng hóa và áp tải hàng hóa. + Tăng cường biện pháp kỹ thuật về bốc dỡ và đóng gói hàng hóa để đưa lên phương tiện. Hoàn thiện chế độ và nội quy an toàn. + Cải tiến quản lý kinh doanh hạ thấp chi phí vận chuyển. Trong kinh doanh phân bón thì chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng rất lớn. Nên việc quản lý tốt các khâu kinh doanh phấn đấu hạ thấp chi phí vận chuyển sẽ góp phần hạ thấp chi phí lưu thông. Đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, hay chủ cửa hàng. 5.2. Nguyên tắc lựa chọn phƣơng tiện vận chuyển: 5.2.1. Phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Khi lựa chọn phương tiện vận chuyển hàng hóa phải căn cứ vào khối lượng hàng hóa, tình trạng bao bì đóng gói hàng, yêu của về chất xếp, bốc dỡ, giao nhận, vận chuyển phải đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Phương tiện vận chuyển phải có chất lượng cao khả năng vận hành tốt và phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại phân bón. 73 5.2.2 Đảm bảo tốc độ vận chuyển nhanh nhất, phục vu đắc lực cho kế hoạch kinh doanh của công ty hay cửa hàng. Khi lựa chọn phương tiện vận tải phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại phân cần vận chuyển. Căn cứ vào quãng đường và căn cứ vào đặc điểm của phương tiện vận tải. Kết hợp với việc lựa chọn con đường vận chuyển hợp lý để đảm bảo cho việc vận chuyển nhanh chóng và kịp thời. 5.2.3. Đảm bảo chi phí vận chuyển thấp nhất. Doanh nghiêp, công ty hay chủ cửa hàng căn cứ vào qui định về cước phí cho từng loại phương tiện, loại hàng để lựa chọn phương tiện cho hợp lý Tuy nhiên trong thực tế để đảm bảo nguyên tắc này khi lựa chọn phương tiện vận chuyển phải căn cứ vào đặc điểm của từng loại phương tiện vận chuyển, giá cước vận chuyển. 5.3. Các phƣơng tiện sử dụng để vận chuyển phân bón. 5.3.1. Vận chuyển bằng các phƣơng tiện thô xơ 74 Phương tiện vận tải thô sơ là phương tiện vận tải thông dụng trong nhân dân gồm có xe bò, xe bagac, xe đạp thồ, xích lô, thuyền gỗ, thuyền nan nhằm bổ sung cho các phương tiện vận tải cơ giới vào lúc cần thiết. Có tính linh hoạt rất cao. Yêu cầu về kỹ thuật, đường xá đơn giản nên có khả năng đi sâu vào các khu dân cư. Vì vậy nó là một lực lượng vận tải không thể thiếu được trong việc vận tải phân bón về các đại lý tiêu thụ. Tuy nhiên nó có nhược điểm là khối lượng vận chuyển nhỏ, cước phí thì cao. 5.3.2. Vận chuyển bằng xe ô tô 75 Là phương tiện vận tải chủ yêu trên đường ngắn, và nó là lực lượng hỗ trợ cho vận tải đường sắt và đường thủy Đặc điểm cấu tạo gọn nhẹ tốc độ vận chuyển nhanh sử dụng linh hoạt tránh được nhiều động tác xếp dỡ giải quyết nhanh chóng hàng vận chuyển đột xuất. Mạng hoạt động của phương tiện ô tô rộng khắp và có khả năng đi sâu vào các khu dân cư và các cửa hàng bán lẻ. Hiện nay việc vận chuyển bằng ô tô đang là loại phương tiện được sử dung phổ biến nhất do mạng lưới đường đã phát triển tương đối đồng bộ và rộng khắp được sử dụng cho cả các công lớn và các chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là khối lượng vận chuyển vừa phải, nếu khối lượng lớn và vận chuyển xa thì không kinh tế bằng vận chuyển đường sông và đường sắt.. 5.3.3. Bảo vệ phân bón khi vận chuyển Bảo vệ hàng hóa trên đường vận chuyển là trách nhiệm chung cả của chủ hàng và chủ phương tiện nhưng trách nhiệm chính là chủ phương tiện trong quá trình vận chuyển, cả hai bên cần hợp tác trong việc khắc phục sai lầm và thiếu sót đề phòng mọi tai nạn và hạn chế hư hao và tổn thất có thể 76 xảy ra, cần đề phòng những hiện tượng không an toàn hàng hóa đi trên đường. Hàng bị dẫm nát, lôi kéo hư hỏng do việc tổ chức bốc dỡ thiếu chu đáo. Hàng bị rơi vãi chảy do bao bì không tốt Hàng bị trộm cắp khi trông coi không cẩn thận 5.4 Nhập hàng vào kho và hoàn tất chứng từ Đây là nghiệp vụ cuối cùng của nghiệp vụ mua phân bón vì vậy nhân viên mua hàng cần phải làm tốt các công việc sau: - Nhập hàng vào kho của cửa hàng kinh doanh Trước hết người đi mua hàng phải giao chứng từ kèm theo lô hàng cho chủ kho của cửa hàng kinh doanh hay kho công ty để thủ kho có căn cứ nhập hàng vào kho. Khi giao hàng cho thủ kho cũng phải giao cả về số lượng và chât lượng hàng. Luôn có mặt cùng thủ kho để chứng kiến kết quả giao nhận hàng mua. Thông báo tình hình phân bón đã mua cho thủ kho cũng như chủ cửa hàng biết để kịp thời xử lý lô hàng khi cần và có kế hoạch bảo quản cũng như xuất bán hợp lý. Giao nhận hàng xong người mua phải ký nhận vào phiếu nhập kho của thủ kho, giữ lại một bản để nộp cho kế toán. - Hoàn tất chứng từ. Người mua hàng nộp hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho cho kế toán. Thanh toán các khoản tiền mua hàng với kế toán để thanh toán nhanh, người mua hàng phải tập hợp đầy đủ các chứng từ phát sinh trong 77 quá trình mua hàng (ví dụ như giấy tạm ứng tiền, hóa đơn mua hàng, thuê bốc dỡ, tiền trọ và ăn uống qua đêm nếu có.....). Sau đó lập bảng kê tiền mua hàng theo đúng số liệu của chứng từ trên. Hồ sơ trên gửi cho chủ cửa hàng hay phòng kế hoạch tài vụ để thanh toán. 5.5. Sau khi mua hàng Sau từng đợt mua hàng có thể theo từng giai đoạn, tháng, quý hay thời vụ mà chủ cửa hàng hay công ty quy định,nhân viên mua hàng phải làm báo cáo về kết quả các kỳ mua hàng với các nội dung sau: Tên các loại phân bón đã mua Tên của các nhà máy hoặc tên công ty cung ứng Số lượng và chất lượng hàng mua Tổng giá trị hàng mua Tình hình thanh quyết toán Tất cả các thông tin trên được gửi cho chủ cửa hàng cũng như kế toán doanh nghiệp. Đồng thời mở sổ theo dõi các hợp đồng nhằm giúp cho chủ cửa hàng cũng như công ty kinh doanh nắm chắc được lượng hàng đã nhận, biết được lượng hàng còn tồn đọng chưa mua bán giao nhận trong kỳ từ đó giúp cho chủ cửa hàng cũng như lãnh đạo công ty kinh doanh chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. - Kiểm tra xem xét lại các loại dụng cụ, trang thiết bị, bao bì để chuẩn bị cho các đợt mua hàng tiếp theo được tốt. - Tổng kết rút kinh nghiệm của một đợt mua hàng về các mặt như phương pháp tìm kiếm nguồn hàng, cách tiếp cận hàng mua, công tác chuản bị mua hàng, việc mở rộng công tác kinh doanh,cách thức thanh toán tiền mua với người bán hàng đồng thời kiến nghị các biện pháp mua hàng có hiệu quả. 78 Sơ đồ tổng quát nghiệp vụ mua phân bón Trước khi mua hàng - Bám sát sản xuất, tìm hiểu khả năng và nhu cầu sản xuất - Xây dựng lịch mua hàng - Chuẩn bị mua hàng - Thông báo cho thủ kho Trong khi mua hàng - Phân loại hàng mua - Kiểm tra chất lượng hàng trước, số lượng hàng sau - Thanh toán cho người bán hàng - Chuyển hàng về kho, giao cho thủ kho - Lập phiếu nhập kho lô hàng mua Sau khi mua hàng - Tập hợp chứng từ mua hàng, thanh toán tiền tạm ứng - Vào sổ theo dõi hàng mua - Kiểm tra lại dụng cụ thiết bị mua hàng - Làm báo cáo mua hàng - Rút kinh nghiệm 79 5.6. Bài tập thực hành và sản phẩm cuối cùng - Học viên xây dựng quá trình nghiệp vụ mua và giao nhận, áp tải một lô phân bón cụ thể - Học viên lập kế hoạch vận chuyển một khối lượng phân bón theo yêu cầu cụ thể của giáo viên - Thực hiên được các bước giao hàng và viết được báo cáo của kỳ mua hàng theo yêu cầu của chủ cửa hàng hay lãnh đạo công ty - Địa điểm: Phòng học Bài 1: Học viên xây dựng quá trình nghiệp vụ mua và giao nhận, áp tải một lô phân bón cụ thể theo dữ liệu sau: Đúng 8 giờ ngày 20 tháng 2 năm 2011, nhân viên nghiệp vụ của cửa hàng kinh doanh phân bón A đến công ty vật tư nông nghiệp Hà Anh, Hà Nội để mua phân bón. Cửa hàng không có phương tiện vận chuyển và hàng mua phải thanh toán bằng tiền mặt. Trong hóa đơn có ghi các mặt hàng sau đây: - Đạm Hà Bắc: 5000 kg, đóng thành 100 bao mỗi bao 50 kg, giá thành mỗi bao là 500 000 đồng/ bao. - Phân Kali Trung Quốc: 3 000 kg, đóng thành 60 bao mỗi bao 50 kg, giá thành mỗi bao là 600 000 đồng/ bao. - Phân DAP: 6 000 kg, đóng thành 120 bao, mõi bao 50 kg, giá thành 750 000 đồng/ bao. Là nhân viên nghiệp vụ, hãy mua và giao nhận lô hàng trên? Đáp án: 1. Trước khi đi mua hàng. Chiều 19 tháng 2 năm 2011, nhân viên mua hàng phải chuẩn bị một số công việc sau: 80 Đến phòng nghiệp vụ kế toán để nhận giấy tờ và thủ tục nhận hàng hóa gồm: hợp đồng mua bán, giấy ủy nhiệm nhận hàng, giấy giới thiệu. Từ số liệu hàng mua mà lập kế hoạch hợp đồng thuê xe vận chuyển: 01 xe ôto trọng tải 15 tấn. ( trường hợp cửa hàng không có xe) Xin lệnh vận chuyển (trường hợp cửa hàng có xe) Chuẩn bị bạt phủ: 02 cái Chuẩn bị giấy tờ mua hàng ( giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến lô hàng) Tạm ứng tiền mặt đi mua hàng hóa: tiền tạm ứng đi mua hàng bằng tiền hàng + chi phí cần thiết khác: 20.000.000 đồng Thông báo cho thủ kho doanh nghiệp biết các thông tin về hàng nhận, thời gian hàng về tới kho, chủng loại hàng mua. 2. Trong khi mua hàng: Tới kho xuất trình giấy tờ thủ tục mua hàng, vào phòng kế toán lấy hóa đơn mua hàng. Kiểm tra hóa đơn mua hàng. Xuống kho nhận hàng: Đếm, kiểm tra toàn bộ hàng. Cân thử một số bao xem có đủ khối lượng như đã quy định. Kiểm tra bao bì, chủng loại phân xem có đúng với kí hiệu đã đăng ký và ghi trong hợp đồng. Nhận xong: Ký vào chứng từ mua hàng và nhận toàn bộ các chứng từ có liên quan đến lô hàng mua mang về doanh nghiệp. Sau đó xếp hàng hóa lên xe và vận chuyển về kho của doanh nghiệp, giao hàng hóa cho thủ kho. Giao chứng từ trước, phản ánh tình hình mua hàng bình thường và giao hàng hóa cho thủ kho (giao cả số lượng và chất lượng). Trực tiếp chứng kiến thủ kho nhận hàng, khi giao nhận xong cùng thủ kho ký nhận vào chứng từ giao nhận lô hàng trên. Sau khi giao hàng cho thủ kho xong: Tập hợp chứng từ liên quan gửi lên bộ phận có liên quan (phòng nghiệp vụ, phòng kế toán) 81 Lập bảng kê tiền đợt một mua hàng trên cơ sở các khoản chi cần thiết: + Tiền hàng: 17.600.000 đồng + Thuê phương tiện vận chuyển: 1.500.000 đồng + Thuê bốc dỡ hàng: 500.000 đồng + Lệ phí giao thông: 100.000 đồng + Tổng chi phí: 19.700.000 đồng Thanh toán tiền tạm ứng: Kẹp toàn bộ các chứng từ liên quan của cả đợt mua hàng, bảng kê các khoản tiền đi mua hàng, giấy tạm ứng 20.000.000 – 19.700.000 = 300.000 đồng, phải trả lại cho cửa hàng Rút kinh nghiệm cho một đợt giao nhận hàng Làm báo cáo mua hàng với các nội dung sau: ngày tháng mua hàng, tên người đi mua hàng, mua hàng tại kho,... hàng mua bằng tiền mặt....., tên hàng mua...., chất lượng hàng mua, phương tiện vận chuyển đi thuê, công tác mua hàng.... Bài 2: Cách xử lý khi giao nhận một lô hàng cụ thể của một nhân viên giao nhận, áp tải hàng với dữ kiện: một lô hàng mua của công ty vật tư nông nghiệp A trong hóa đơn ghi: - Đạm Hà Bắc: 10.000 kg, đóng thành 200 bao mỗi bao 50 kg, giá thành mỗi bao là 500 000 đồng/ bao. - Phân Kali Trung Quốc: 4 000 kg, đóng thành 80 bao mỗi bao 50 kg, giá thành mỗi bao là 600 000 đồng/ bao. - Phân DAP: 1 000 kg, đóng thành 20 bao, mõi bao 50 kg, giá thành 750 000 đồng/ bao. Là nhân viên nghiệp vụ hãy giao nhận lô hàng trên với các trường hợp sau: 82 - Có 20 bao đạm Hà Bắc bị rách, có hạt đạm rơi xuống sàn xe. - Có 10 bao Kali bao bì bị mờ nhòe, bằng cảm quan kiểm tra thấy có nghi vấn - Có 10 bao phân DAP khi kiểm tra trọng lượng thấy bị thiếu so với trọng lượng ghi trên bao bì là 2 kg/bao Các hiện tượng trên ta phát hiện thấy tại kho người bán hay tại kho của mình thì xử lý thế nào? Đáp án: Gợi ý cách làm bài: - Kiểm tra chứng từ trước khi giao nhận hàng. - Kiểm nhận hàng hóa + Nếu nhận ở kho người bán thì yêu cầu đổi ngay những bao rách hỏng, bao nghi vấn và bao thiếu trọng lượng. + Nếu nhận ở kho công ty, thủ kho phát hiện ra thì người giao hàng phải đi bổ sung chứng từ khi giao nhận hàng xong cho thủ kho, khi đi bổ sung chứng từ phải mang theo các hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán và các giấy tờ cần thiết khác. - Kiểm nhận bao bì - Nếu nhận tại kho công ty, hàng bị thiếu hụt, sai quy cách phẩm chất, thủ kho lập biên bản và nhân viên giao nhận ký vào biên bản. 83 Bài 3: Khi tính số lượng xe cần thiết để vận chuyển hàng cần lưu ý các chỉ tiêu sau: 1. Số lượt xe chuyên trở cần thiết(chiếc) X = N M trong đó X: số lượt xe chuyên trở M: khối lượng hàng cần vận chuyển N: Trọng tải chuyên trở bình quân của một xe 2. Thời gian làm việc bình quân của 1 xe là 8 giờ/ 1 ngày. Quãng đường đi bình quân của 1 xe trong ngày là 400Km / 1 ngày Bài toán: Cửa hàng X muốn mua của công ty Y một khối lượng phân bón là 200 Tấn và phải chuyên trở đến tận cửa hàng. Khoảng cách từ cửa hàng X đến công ty Y là 100Km. Xe công ty chỉ có khối lượng chuyên trở là 10 tấn. Em hãy tính toán xem số lượng xe cần chuyên chở trong ngày. Đánh giá kết quả học tập: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên dựa trên các tiêu chuẩn đã ghi trong phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc C5 Bài 4: Lựa chọn phương tiện trên cơ sở giá cước vận chuyển. Vẫn khối lượng vận chuyển và quãng đường như trên nhưng nếu trong hợp đồng mua bán có khoán gọn cả cước phí vận chuyển với giá thành là 100.000đ/tấn. Học viên hãy so sánh với việc tự vận chuyển khi thuê xe tự chở với khối lượng vân chuyển của xe là 10 tấn /chuyến giá thành 3.000.000đ/ngày thời gian làm việc của xe là 2 chuyến trong ngày.Học viên tự tính toán so sánh chi phí và đưa ra lựa chọn của riêng mình sao cho có hiệu quả kinh tế nhất Bài 5. Mỗi học viên hãy thống kê các công việc cần làm khi nhập hàng vào kho và viêt báo cáo về kết quả của đợt mua hàng theo yêu cầu giả định của 84 giáo viên Giáo viên căn cứ vào tính toán cụ thể của học sinh để có đánh giá cụ thể. Thang điểm: Thứ tự Nội dung công việc Điểm 1 Tính được số lượt chuyên trở 2 2 Tính số xe cần dùng và phân tích được chi phí do tự vận chuyển,so sánh được lợi nhuận do dùng phương án hợp lý 4 3 Thống kê được các công việc khi giao hàng cho thủ kho cũng như các giấy tờ thanh toán 2 5 Làm được báo cáo về đợt mua hàng theo các yêu cầu giả định 2 Tài liệu phát cho học viên: Phiếu phân tích công việc C5 và phiếu tiêu chuẩn thực hiện công việc C5 85 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun “ Tổ chức mua phân bón” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “ Mua bán, bảo quản phân bón”, được giảng dạy sau mô đun “ Lâp̣ kế hoac̣h kinh doanh ” trong chương trình. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học - Tính chất: Đây là mô đun tích hơp̣ giữa lý thuyết và thưc̣ hàn h kỹ năng, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ mua các loại phân bón. Mô đun này có thể giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nghề hoặc tại địa phương vào lúc nông nhàn. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: + Giải thích được các điều khoản trong hợp đồng mua bán phân bón + Nhớ được trình tự thực hiện công việc trong quá trình mua phân bón - Kỹ năng: + Soạn thảo và ký hợp đồng mua bán nhanh gọn, đúng thủ tục, đúng pháp luật + Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ mua hà ng, kiểm nhận hàng đầy đủ, chính xác. - Thái độ: + Trong giao dịch mua bán phải trung thực, chính xác, sòng phẳng, luôn ân cần, niềm nở, bình tĩnh, khiêm tốn III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 03-01 Hợp đồng mua bán phân bón Tích hơp̣ Lớp học + Cơ sở kinh doanh 12 04 08 86 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 03-02 Chuẩn bị mua hàng Tích hơp̣ Lớp học + Cơ sở kinh 12 04 07 1 MĐ 03-03 Thực hiện mua hàng Tích hơp̣ Lớp học + Cơ sở kinh 16 04 11 1 MĐ 03-04 Kiểm nhận hàng Tích hơp̣ Lớp học + Cơ sở kinh 24 06 16 02 MĐ 03-05 Vận chuyển hàng Tích hơp̣ Lớp học + Cơ sở kinh 22 06 14 02 Kiểm tra hết mô đun 6 6 Cộng 92 24 56 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Sau mỗi bài dạy, học viên đều được đánh giá về kiến thức và kỹ năng theo tiêu chuẩn thực hiện công việc. - Có 4 lần kiểm tra định kỳ và một lần kiểm tra kết thúc mô đun theo kế hoạch sau: Đợt kiểm tra Nội dung Thời gian Thời điểm Hình thức đánh giá Kiểm tra lần 1 Lý thuyết+ Thực hành 2 h Sau bài số 2 Trắc nghiệm kiến thức + Thực hành kỹ năng 87 Kiểm tra lần 2 Lý thuyết+ Thực hành 2 h Sau bài số 3 Trắc nghiệm kiến thức + Thực hành kỹ năng Kiểm tra lần 3 Lý thuyết+ Thực hành 2 h Sau bài số 4 Trắc nghiệm kiến thức + Thực hành kỹ năng Kiểm tra lần 4 Lý thuyết+ Thực hành 2 h Sau bài số 5 Trắc nghiệm kiến thức + Thực hành kỹ năng Kiểm tra kết thúc mô đun Lý thuyết + Thực hành 4 h Kết thúc mô đun Trắc nghiệm kiến thức + Thực hành kỹ năng 1. Nội dung đánh giá: + Nhâṇ biết, phân biêṭ phẩm chất của các loaị phân bón + Trình bày quy trình nghiệp vụ của công tác mua phân bón + Soạn thảo hợp đồng mua bán phân bón + Thực hiện các thao tác cân đong, sắp xếp phân bón + Thực hiện giao nhận hàng + Lựa chọn được phương án vận chuyển hợp lý tối ưu nhất + Trình bày được các nghiệp vụ nhập hàng vào kho,hoàn tất chứng từ TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tổ chức nông lương của liên hợp quốc . “Hướng dẫn bán lẻ phân hóa học”. Ủy ban tư vấn về công nghiệp phân bón - Tổng công ty vật tư nông nghiệp. “Giáo trình nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh vật tư nông nghiệp”. Nhà xuất bản nông nghiệp. - Sở giáo dục đào tạo Hà Nội. “ Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh thương mại dịch vụ”. Nhà xuất bản Hà Nội. 2005 88 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415 /QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Công Uẩn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Tiến Nhã - Trưởng phòng Khảo thí và kiểm điṇh chất lươṇg. Trường Cao đẳng Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_mua_phan_bon.pdf
Tài liệu liên quan