Giáo trình Tìm hiểu đặc điểm sinh học ong mật

Giáo trình “Tìm hiểu đặc điểm sinh học ong mật” giới thiệu cho học viên:

Biết được các loài ong đang nuôi ở nước ta. Nhận biết các thành viên trong đàn ong,

cấu trúc của tổ, đó là cơ sở ban đầu cho nghề nuôi ong.

pdf38 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tìm hiểu đặc điểm sinh học ong mật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trắng hoặc màu vàng phụ thuộc vào màu phấn hoa ong thu hoạch. Theo thời gian chuyển dần sang màu nâu rồi mầu đen và có mùi hôi do phân ấu trùng và áo kén để lại. Hình: 3.6. Bánh tổ mới xây - Bởi vậy lỗ tổ ấu trùng ngày một nhỏ lại. Sau 12 – 14 thế hệ, thể tích lỗ tổ hẹp 5%. Sau 68 thế hệ, khối lượng ong nong ra đời giảm 20 % Hình: 3.7. Bánh tổ chuyển dần sang mầu nâu 28 - Bánh tổ cũ có màu đen, cứng và mùi hôi chúa không thích đẻ, đàn ong phát triển kém. Nhưng sâu ăn sáp lại thích xâm nhập để sinh sống. Hình: 3.8. Bánh tổ chuyển màu đen - Trong tự nhiên khi bánh tổ già, ong thường bỏ tổ bốc bay. Bởi vậy khi nuôi ong phải loại dần các bánh tổ đã cũ ( sau 1 năm loại toàn bộ). Vào mùa thuận lợi cần cho ong xây bánh tổ mới để cho ong chúa đẻ nhiều, đàn ong phát triển nhanh. 3. Sự điều hòa nhiệt độ, ẩm độ - Từng cá thể ong riêng rẽ không có khả năng điều hòa nhiệt độ, ẩm độ nhưng cả đàn ong có khả năng giữ ổn định được nhiệt độ trong đàn là: 32 – 360 C, ẩm độ : 65 – 80%. - Khi trời lạnh cả đàn ong cụm lại thành hình cầu, ong ăn nhiều mật để tỏa ra năng lượng. - Khi trời nóng cả đàn ong tản ra. Nhiều con lấy nước đặt lên nắp vít các lỗ tổ nhộng, treo ở đầu vòi hoặc trong các vách lỗ tổ có ấu trùng rồi quạt gió làm mát tổ. Bởi vậy cần giúp ong chống nóng, chống rét để đàn ong đỡ tốn mật và phát triển tốt. Hình: 3.9. Chống rét trong tổ Hình: 3.10. Chống rét ở ngoài tổ 29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 1: Đo khoảng cách giữa tâm của hai bánh tổ kề nhau ong nội, ong ngoại. Bài 2: Xác định vị trí các loại lỗ tổ trên bánh tổ thùng ong Bài 3: Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu bánh tổ trong đàn ong Bài 4: Chống nóng, chống rét cho đàn ong 30 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi ong mật; được giảng dạy trước mô đun chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong, - Tính chất: Đây là một trong những mô đun cơ sở nghề nuôi ong mật, được thực hiện tại cơ sở đào tạo và trang trại nuôi ong. II. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Nhận biết được các loài ong mật hiện nuôi ở nước ta; + Nhận biết được các thành viên trong đàn ong; + Biết được cấu trúc của tổ ong. - Về kỹ năng: + Lựa chọn loài ong mật nuôi thích hợp; + Xác định được đúng các thành viên và chức năng của từng thành viên trong đàn ong; + Xác định đúng các khoảng cách bánh tổ, vị trí của các loại lỗ tổ; - Về thái độ: + Bảo vệ các loài ong mật; + Nhận thức được tầm quan trọng của nghề nuôi ong mật. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-01 Các loài ong mật ở nước ta Tích hợp Lớp học + Phòng thực hành 4 2 2 MĐ01-02 Đặc điểm sinh học của ong mật Tích hợp Lớp học+ Phòng thực hành 11 4 7 MĐ01-03 Cấu trúc của tổ ong Tích hợp Lớp học/ điểm nuôi ong 15 6 8 1 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 32 12 17 3 31 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1: Các loài ong mật ở nƣớc ta Bài tập 1: Phân biệt đặc điểm các loài ong mật ở nước ta - Công việc của nhóm: mỗi nhóm phân biệt được đặc điểm ong nội, ong ngoại, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen. - Nguồn lực cần thiết: Xem phim các loài ong mật, ảnh các loại ong mật - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá phân loại ong mật. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Nhận biết được ong nội, ong ngoại, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen. Bài tập 2: Ưu điểm của hình thức nuôi ong nội trong thùng hiện đại - Công việc của nhóm: mỗi nhóm phân biệt được đặc các hình thức nuôi ong nội như: Nuôi ong trong hốc đá, nuôi ong trong đõ, nuôi ong trong thanh xà, nuôi ong trong thùng cải tiến - Nguồn lực cần thiết: Xem phim các hình thức nuôi ong nội, xem ảnh - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá hình thức nuôi ong nội. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Nhận biết được các hình thức nuôi ong nội. Bài tập 3: So sánh đặc điểm giữa ong nội và ong ngoại - Công việc của nhóm: Phân biệt đặc điểm ong nội và ong ngoại - Nguồn lực cần thiết: Xem phim các đặc điểm ong nội, ong ngoại, trang trại nuôi ong - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đặc điểm giữa ong nội, ong ngoại. 32 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Nhận biết được các hình thức nuôi ong nội. Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật Bài tập 1: Nêu các đặc điểm cấu tạo, chức năng ngoài của cơ thể ong mật ( đầu, ngực, bụng) - Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết đặc điểm, chức năng của bộ phận đầu, ngực, bụng của ong mật - Nguồn lực cần thiết: Xem ảnh cấu tạo ngoài của ong, mẫu vật ong chúa, ong đực, ong thợ - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể ong. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Cấu tạo bộ phận đầu, ngực, bụng Bài tập 2: Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Công việc của nhóm: mỗi nhóm Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Nguồn lực cần thiết: Xem ảnh chúa, ong thợ, ong đực, mẫu vật ong chúa, ong đực, ong thợ - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đặc điểm, hình thái ong chúa, ong thợ, ong đực Bài tập 3: Phân biệt đời sống của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết thời gian sinh trưởng, sự phân công lao động của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) 33 - Nguồn lực cần thiết: Xem phim, ảnh các hoạt động phân công lao động ong chúa, ong thợ, ong đực. - Địa điểm: Phòng thực hành, địa điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đời sống các cấp ong của các thành viên trong đàn ong. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thời gian sinh trưởng ong thợ, ong chúa, ong đực + Sự phân công lao động ong chúa, ong thợ, ong đực Bài 4: Nhận biết nguồn gốc ra đời của ong chúa - Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết mũ chúa chia đàn, chúa thay thế, chúa cấp tạo - Nguồn lực cần thiết: Xem phim, nguồn gốc ra đời của ong chúa - Địa điểm: Phòng thực hành, địa điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá nguồn gốc ra đời của ong chúa - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định chúa chia đàn, chúa thay thê, chúa cấp tạo Bài 3: Cấu trúc của tổ ong Bài 1: Đo khoảng cách giữa tâm của hai bánh tổ kề nhau ong nội, ong ngoại. - Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận đo tâm khoảng cách hai bánh tổ kề nhau của ong nội, ong ngoại ( 5 thùng) - Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại - Địa điểm: Địa điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xác định tâm của bánh tổ ong mật - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: 34 + Xác định đúng kích thước khoảng cách giữa 2 bánh tổ kề nhau của ong nội, ong ngoại. Bài 2: Xác định vị trí các loại lỗ tổ trên bánh tổ thùng ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xác định 5 loại lỗ tổ trên bánh tổ, - Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại - Địa điểm: Địa điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá xác định vị trí các lỗ bánh tổ - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Xác định đúng phần bánh tổ chứa mật, chứa phấn, nuôi ấu trùng ong thợ, lỗ tổ ong đực, lỗ tổ mũ chúa Bài 3: Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu bánh tổ trong đàn ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm xác định sô cầu quân, số cầu con, mật phấn trong thùng ong - Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại - Địa điểm: Địa điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá chât lượng bánh tổ ong mật - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Đánh giá được cầu ong đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu Bài 4: Chống nóng, chống rét cho đàn ong - Công việc của nhóm: mỗi nhóm thực hiện chống nóng, chống rét cho 10 đàn ong - Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại, vật liệu chống rét cho đàn ong - Địa điểm: Địa điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá chống nóng, chống rét cho đàn ong - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Chống rét, chống nóng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật 35 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Các loài ong mật ở nƣớc ta Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phân biệt đặc điểm các loài ong mật ở nước ta - Ưu điểm của hình thức nuôi ong nội trong thùng hiện đại - So sánh đặc điểm giữa ong nội và ong ngoại - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 5.2. Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu các đặc điểm cấu tạo, chức năng ngoài của cơ thể ong mật ( đầu, ngực, bụng) - Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Phân biệt đời sống của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Nhận biết nguồn gốc ra đời của ong chúa - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 5.3. Bài 3: Cấu trúc của tổ ong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Đo khoảng cách giữa tâm của hai bánh tổ kề nhau ong nội, ong ngoại. - Xác định vị trí các loại lỗ tổ trên bánh tổ thùng ong - Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu bánh tổ trong đàn ong - Đánh giá chất lượng tốt, xấu cầu bánh tổ trong đàn ong - Quan sát và đánh giá kết quả - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Phùng Hữu Chính; Cẩm nang nuôi ong . NXB Hà nội 2008 [2]. TS. Phùng Hữu Chính. Kỹ thuật nuôi ong nội địa cho người mới bắt đầu nuôi.NXB Lao động xã hội 2004 [3]. Ngô Đắc Thắng. Sổ tay kinh tế kỹ thuật nuôi ong. NXB Thanh hóa. [4]. Bùi Quý Huy. Kỹ thuật mới nuôi ong mật. NXB Nông nghiệp 37 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Phùng Trung Hiếu - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Trần Ngọc Trường, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Linh, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Bùi Thị Điểm, Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Ông Phùng Hữu Chính, Trung tâm Nghiên cứu Ong Trung ương./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Võ Thị Hồng Xuyến, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Đinh Xuân Năm, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Đỗ Viết Liêm, Chủ tịch Hội nông dân huyện Lương Sơn, Hoà Bình./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tim_hieu_dac_diem_sinh_hoc_ong_mat.pdf
Tài liệu liên quan