Giáo trình Tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm

Giáo trình tiêu thụ sản phẩm có 04 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm lựa chọn hình thức tiêu thụ, lựa chọn nơi tiêu thụ, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế.

doc61 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm. Đối với các loại trái cây như xoài, ổi, chôm chôm, thông thường chúng ta tính hiệu quả kinh tế cho thời kì là một năm. Trong những phần phân tích về thu nhập, chi phí, giá thành, lợi nhuận dưới đây, chúng ta lấy thời kì tính toán là một năm. 1. Tính tổng chí phí đầu tư Trong quá trình tiến hành sản xuất trái cây, người nông dân phải bỏ ra khoản tiền đầu tư cơ sở vậy chất, kĩ thuật, mua sắm thiết bị vật tư cần thiết, thuê nhân công, máy móc thiết bị và các khoản đầu tư khác. Các khoản tiền bỏ ra để đầu tư cho sản xuất trái cây được gọi là chi phí. 1.1. Các khái niệm Chi phí đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Chi phí sản xuất là số tiền mà một hộ nông dân phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất trái cây nhằm mục đích thu lợi nhuận. Chi phí sản phẩm là toàn bộ các chi phí để hình thành một sản phẩm nào đó. Tổng chi phí là tổng của tất cả các khoản tiền mà người nông dân đã bỏ ra đầu tư sản xuất trái cây. 1.2. Các loại chi phí Các chi phí phải chi gồm: a. Chi phí mua sắm vật tư: Bao gồm chi phí mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các thiết bị sử dụng trong quá trình trồng và chăm sóc cây (dao, sọt, thùng, xốp đựng trái cây, giấy bọc trái cây, thuốc bảo quản trái cây). Hình 6.4.1 Chi mua cây giống - Chi mua cây giống: Số tiền người trồng trái cây bỏ ra mua cây giống trồng mới hoặc trồng xen. Ví dụ: Năm 2013, nhà vườn mua thêm 200 cây ổi giống không hạt cao khoảng 40cm về trồng, giá mỗi cây ổi là 10.000 đồng. Chi phí cho cây giống là 200x10.000 = 2.000.000 đồng Hình 6.4.2 Chi mua phân bón Hình 6.4.3. Chi mua thuốc BVTV Hình 6.4.4. Chi mua thiết bị trồng và chăm sóc cây ăn trái - Chi phí mua phân bón: Số tiền mà người trồng trái cây mua phân bón cho cây ăn trái: Ví dụ: Đợt bón phân 1, ông A mua 5 bao phân bón giá một bao phân là 800.000đồng/1bao, đợt 2, ông mua thêm 3 bao với giá 780.000 đồng/1bao. Chi phí cho phân bón là 5x800.000+3x780.000 = 6.340.000 đồng - Chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật (trừ sâu, trừ bệnh..): Số tiền mà người trồng trái cây bỏ ra để mua thuốc bảo vệ thực vật. Hình 6.4.3 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật Ví dụ: Ông B mua 4 hộp thuốc trừ sâu giá 80.000 đồng/hộp về phun cho cây ăn trái. Chi phí cho thuốc trừ sâu là 4x80.000=320.000 đồng - Chi cho các thiết bị sử dụng trong trồng và chăm sóc cây ăn trái: Số tiền mua các thiết bị như dao, sọt, thùng xốp, giấy bọc trái cây. Hình 6.4.4 Chi các thiết bị trồng và chăm sóc cây ăn trái Ví dụ: Ông C mua 100 thùng xốp để đựng trái cây với mức giá là 14.000 đồng/1 thùng. Chi phí cho thùng xốp là 100x14.000 = 1.400.000 đồng. Hình 6.4.5 Tài sản cố định (máy xới và nhà kho) dùng trong sản xuất trái cây b. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí cho những máy móc thiết bị dùng lâu dài trong sản xuất trái cây như máy cày, máy xới, máy phun thuốc, tiền xây nhà kho, lán trại, tiền sử dụng đất, ô tô, chi phí cho thời kì kiến thiết cơ bản. (những tài sản này có giá trị lớn là thời gian sử dụng lau dài, thường trên 2 năm). Khái niệm về khấu hao: là giá trị của trang thiết bị, dụng cụ, tài sản cố định (được sử dụng trong nhiều năm) được chia ra cho các năm để tính chi phí sản xuất trong năm đó. Thời gian khấu hao: là thời gian dự tính sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, tài sản cố định đó. Chi phí khấu hao thường tính = giá trị ban đầu của TSCĐ/số năm sử dụng TSCĐ. Ví dụ: Trang trại A mua 1 máy xới trị giá 50.000.000 đồng và dự tính thời gian sử dụng trong vòng 8 năm. Giá trị khấu hao mỗi năm = 50.000.000/8=6.250.000 đồng/năm Trong các loại tài sản cố định trên thì tiền sử dụng đất và chi phí cho thời kì kiến thiết cơ quản là các loại tài sản cố định đặc biệt. Tiền sử dụng đất (đối với những hộ đi thuê đất) chính là số tiền thuê hàng năm. Chi phí cho thời kì kiến thiết cơ bản là tổng các loại chi phí mà người nông dân phải bỏ ra tính từ khi thiết kế vườn cây đến trước thời điểm cây ăn trái đến thời kì thu hoạch (thời kì kinh doanh). Thông thường thời gian kiến thiết cơ bản tùy thuộc vào từng loại cây và tùy thuộc vào kí thuật chăm sóc của người nông dân nhưng nhìn chung, thời kì kiến thiết cơ bản cho xoài và chôm chôm khoảng 3 năm, ổi khoảng 2 năm. Trong thời kì kiến thiết cơ bản vì người nông dân chưa có thu hoạch nên tất cả các loại chi phí đó được tính là tài sản cố định và sẽ được tính khấu hao hàng năm. Ví dụ: Một hộ nông dân đầu tư xây dựng vườn xoài trong 3 năm hết tổng chi phí là 120.000.000 đồng. Năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch và hộ này dự định thu hoạch vườn xoài trong 10 năm. Chi phí khấu hao mỗi năm = 120.000.000/10 = 12.000.000 đồng. c. Chi phí nhân công: Bao gồm tất cả các khoản tiền mà người nông dân phải bỏ ra để thuê lao động làm trên diện tích đất trồng trái cây của mình (những thời điểm chính vụ và những thời điểm cần người lao động như thời điểm trồng, thu hoạch..). Ví dụ: Trong năm 2013, ông B thuê người trồng cây giống mất 5 công với giá 120.000 đồng/công, sau đó ông thuê người thu hoạch trái cây mất 4 công với giá 150.000 đồng/công. Chi phí nhân công = 5x120.000+4x150.000 = 1.200.000 đồng. d. Chi phí cho các khoản mua sắm như: xăng dầu, tiền điện, nước, tiền sửa chữa thiết bị, e. Chi phí lãi vay ngân hàng. Số tiền lãi mà người nông dân phải trả ngân hàng hàng năm (nếu người nông dân đi vay tiền ngân hàng để đầu tư). Ví dụ: Ông A vay tiền ngân hàng là 100.000.000 đồng với lãi suất 12% 1 năm. Mỗi năm ông A phải trả chi phí lãi vay ngân hàng là: 100.000.000 x 12 /100 = 12.000.000 đồng. f. Chi phí quảng bá, tiếp thị (gián tiếp): Số tiền mà người trồng trái cây bỏ ra để làm băng rôn, biểu ngữ, quảng cáo g. Chi phí bán hàng (gián tiếp). Số tiền mà người trồng trái cây bỏ ra trong giai đoạn bán hàng như: chi tiếp khách, chi thuê nhân viên bán hàng, chi vận chuyển, đóng gói trái cây, dán nhãn mác. h. Chi phí khác như các khoản phí như thủy lợi phí, thuế như thuế sử dụng đất.. Tổng chi phí đầu tư được tính khi cộng tất cả các khoản chi phí mà người nông dân phải bỏ ra trong một năm để đầu tư, chăm sóc, thu mua, vận chuyển, bán hàng trong một năm. 1.3. Phân chia các loại chi phí 1.3.1. Chi phí trực tiếp - Chi phí cho vật tư, nguyên liệu: là giá trị (số tiền mua) vật tư, nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp cho tất cả các công việc trong quá trình sản xuất trái cây (công làm đất, công làm cỏ, công bón phân, tưới nước, thu hoạch...vv..) - Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng công lao động trực tiếp x giá trị 1 ngày công bình quân. 1.3.2. Chi phí gián tiếp Chi phí gián tiếp: bao gồm các chi phí cho công lao động không trực tiếp làm ra sản phẩm: - Chi phí điều hành sản xuất. - Chi phí tư vấn và quản lý kỹ thuật. - Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị. - Chi phí cho bảo vệ. 1.3.3. Chi phí khác gồm: Các chi phí cơ bản: - Chí phí khấu hao tài sản cố định (nhà cửa, trại, máy móc, trang thiết bị, dụng cụ). - Chi phí điện, nước. - Chi phí tiếp khách. - Chi phí thuê đất. - Chi phí bảo vệ môi trường. - Chi phí thuế Tổng chi phí (TC) = Chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp + chi phí khác Để tính toán cho đủ các loại chi phí, tránh trường hợp bỏ sót các khoản chi phí chúng ta nên sử dụng sổ ghi chép chi phí trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều loại mẫu sổ chi phí, tùy thuộc vào trình độ, tình hình thực tế của nông dân mà lựa chọn cho mình sổ ghi chép chi phí cho phù hợp. 6.4.1 Mẫu sổ ghi chép chung cho các loại chi phí Số TT Ngày Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền Cộng dồn Ghi chú Chuyển chi phí trang trước . 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng cộng trang.. . Các mẫu sổ ghi chép cụ thể cho từng loại chi phí. Bảng 6.4.2 Chi phí tính khấu hao tài sản cố định TT Tên Tài sản Số lượng Nguyên giá Thành tiền Thời gian sử dụng (năm) Khấu hao hàng năm 1 Xe ô tô 2 Máy cày 3 Máy xới 4 Máy cắt cành 5 Kho chứa 6 ... Tổng cộng Bảng 6.4.3 Chi phí vật tư, nguyên liệu TT Tên vật tư Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Giống (cây) Loại 1 Loại 2 Loại ... 2 Phân bón (kg) Loại 1 Loại 2 Loại ... 3 Thuốc bảo vệ thực vật Loại 1 Loại 2 Loại ... 4 ... 5 Khác Tổng cộng Bảng 6.4.4 Chi phí nhân công Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền Công trồng cây mới Công làm cỏ Công bón phân Công phun thuốc Công thu hoạch . Tổng cộng Bảng 6.4.5 Chi phí bán hàng Các công việc phục vụ tiêu thụ sản phẩm Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung - Vận chuyển - Bốc xếp - Đóng gói Quảng bá sản phẩm . Tổng cộng Bảng 6.4.6 Chi phí tiền vay Các khoản vay Tổng tiền vay Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài han .. Tổng cộng Bảng 6.4.7 Tổng chi phí TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Chi phí cho nguyên vật liệu 2 Chi phí về nhân công 3 Chi phí bán hàng 4 Thanh toán tiền vay 5 Khấu hao tài sản hàng năm 6 Chi khác (Điện, nước, xăng dầu,.....) Tổng 2. Tính tổng thu nhập đầu ra 2.1. Khái niệm Tổng thu nhập đầu ra hay còn gọi là tổng giá trị sản xuất thu được là toàn bộ số tiền mà người nông dân thu được từ bán sản phẩm chính, bán sản phẩm phụ và các loại thu nhập khác trên diện tích trồng trái cây. Thu nhập từ sản phẩm chính được hiểu là thu từ hoạt động bán trái cây trong năm. 2.2. Cách tính thu nhập Chúng ta có thể tính thu nhập của từng loại trái cây theo công thức sau: Thu nhập của một loại trái cây = số lượng trái cây loại 1 x đơn giá trái cây loại 1 + số lượng trái cây loại 2 x đơn giá trái cây loại 2 + Tổng thu nhập từ sản phẩm chính = thu nhập loại trái cây thứ nhất + thu nhập loại trái cây thứ 2 + Thu nhập từ sản phẩm phụ là số tiền thu được từ bán các sản phẩm phụ (trồng xen trên diện tích đất đó, bán lá, cây già bán gỗ) Tổng thu nhập = Thu nhập từ sản phẩm chính + thu nhập từ sản phẩm phụ Bảng 6.4.8 Tổng thu nhập TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Thu từ sản phẩm chính Loại 1 Loại 2 Loại .... 2 Thu từ sản phẩm phụ 3 Thu khác Tổng 3. Tính giá thành sản xuất 3.1. Khái niệm giá thành sản xuất Giá thành sản xuất là tổng của tất cả các chi phí cho quá trình sản xuất trái cây. 3.2. Giá thành một đơn vị sản phẩm (1 kg trái cây) - Tổng chi phí = cộng tất cả các khoản chi phí. - Thống kê xác định sản lượng trái cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Giá thành 1 kg trái cây = Tổng chi phí/Sản lượng trái cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn. 3.3. Giá bán trái cây - Giá bán = giá thành + chi phí lưu thông + chi phí bán hàng + lợi nhuận sản xuất. - Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trường khu vực. 4. Tính lợi nhuận sản xuất 4.1. Khái niệm lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch khi lấy thu nhập trừ đi chi phí. Công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng thu nhập – tổng chi phí 4.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế a. Hiệu quả kinh tế tuyệt đối: Là hiệu số so sánh giữa lợi nhuận của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, cùng số vốn); Công thức tính: hiệu quả kinh tế tuyệt đối = lợi nhuận của mô hình 1 – lợi nhuận của mô hình 2. - Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối lớn hơn 0 (>0) thì mô hình 1 sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất. - Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối bằng 0 (=0) thì mô hình 1 và mô hình 2 có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được. - Nếu hiệu quả kinh tế tuyệt đối nhỏ hơn 0 (<0) thì mô hình 2 có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất. b. Hiệu quả kinh tế tương đối: Là thương số so sánh giữa lợi nhuận của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác trên cùng một quy mô sản xuất (cùng diện tích đất, cùng số lao động, cùng số vốn); Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tương đối = lợi nhuận của mô hình 1/lợi nhuận của mô hình 2. - Nếu hiệu quả kinh tế tương đối lớn hơn 1 (>1) thì mô hình 1 sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2, ta nên chọn mô hình 1 để sản xuất. - Nếu hiệu quả kinh tế tương đối bằng 1 (=1) thì mô hình 1 và mô hình 2 có hiệu quả kinh tế như nhau, nên ta lựa chọn mô hình nào để sản xuất cũng được. - Nếu hiệu quả kinh tế tương đối nhỏ hơn 1 (<1) thì mô hình 2 có hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1, ta nên chọn mô hình 2 để sản xuất. c. Hiệu quả kinh tế tăng thêm: Là hiệu số so sánh của lợi nhuận cùng một mô hình ở các thời kì khác nhau: Công thức tính: Hiệu quả kinh tế tăng thêm = lợi nhuận thời kì sau – lợi nhuận thời kì trước. - Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm lớn hơn 0 (>0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả cao hơn năm trước. - Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm bằng 0 (=0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả bằng hơn năm trước. - Nếu hiệu quả kinh tế tăng thêm nhỏ hơn 0 (<0) thì năm sau sản xuất đạt hiệu quả thấp hơn năm trước. d. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích: Là thương số so sánh giữa lợi nhuận và số diện tích mà người nông dân sử dụng trồng trái cây. Công thức tính: Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích = Lợi nhuận/diện tích đất trồng cây ăn trái. Thông thường, chỉ tiêu này được tính trên một hecta (ha). Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng cao. e. Hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn: Là thương số giữa lợi nhuận và chi phí. Công thức tính: hiệu quả kinh tế trên một đồng vốn = lợi nhuận/chi phí Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sản xuất của người nông dân càng cao. B. Câu hỏi và bài tập * Câu hỏi Câu 1: Liệt kê các loại chi phí trong sản xuất trái cây? Câu 2: Xác định các loại thu nhập trong sản xuất trái cây? Câu 3: Trình bày cách tính lợi nhuận và hiệu quả kinh tế? * Bài tập thực hành Bài tập 1 - Nội dung: tính giá thành cụ thể cho việc sản xuất một kg trái cây, tính lợi nhuận và đánh giá hiệu quả kinh tế. - Thông tin cần thiết: + Tổng số trái cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn = 1000 kg + Chi phí khấu hao trang thiết bị, dụng cụ = 2.000.000đ + Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu = 3.000.000đ + Chi phí nhân công trực tiếp = 5.000.000đ + Chi phí gián tiếp = 10% chi phí trực tiếp + Chi phí khác = 2.000.000đ a. Tính giá thành sản xuất 1 kg trái cây? Biết rằng chi phi bán hàng chiếm 5% giá thành b. Tính lợi nhuận nếu giá bán 1 kg trái cây là 18.000 đồng/kg. c. Nếu muốn kinh doanh đạt lợi nhuận 10% so với chi phí thì phải bán với giá bao nhiêu? d. Đánh giá hiệu quả kinh tế của vườn cây. - Nhóm 3-5 người thực hiện trong thời gian 60’. Bài thực hành 1 - Thống kê chi tiết các chi phí cơ bản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất một loại trái cây cụ thể tại một vườn khoảng 1ha trong 1 năm. - Dự kiến sản lượng thu hoạch và tính giá thành 1 kg trái cây. C. Ghi nhớ - Các loại chi phí của người trồng trái cây - Các loại thu nhập của người trồng trái cây - Cách tính lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của người trồng trái cây HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN I. Phạm vi áp dụng chương trình mô đun - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) - Chương trình áp dụng cho các vùng trồng xoài, ổi, chôm chôm. Nếu áp dụng cho vùng, miền cần chú ý dùng từ cho phù hợp, ví dụ thu quả = hái quả; - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Mô đun Tiêu thụ sản phẩm xoài, ổi chôm chôm là mô đun thực hành, có khi thực hiện, đòi hỏi học viên phải tuân theo nội thương thảo một hợp đồng mua bán, khi thực hiện các bước công việc phải cẩn thận để tránh bị thiệt hại khi bán sản phẩm mình làm ra. II. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. 1. Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. 2. Phần thực hành: 1. Bài 01. Lựa chọn hình thức tiêu thụ Bài tập1. Liệt kê các hình thức tiêu thụ trái cây tại địa phương mình và lựa chọn hình thức tiêu thụ trái cây phù hợp với đặc điểm của người nông dân và tình hình thực tế tại địa phương. 1. Mục đích - Học viên thực hành việc nhận biết các hình thức tiêu thụ trái cây ở địa phương mình và lựa chọn được hình thức tiêu thụ trái cây phù hợp. 2. Yêu cầu - Học viên liệt kê được đầy đủ các hình thức tiêu thụ trái cây ở địa phương mình - Biết phân tích tình hình thực tế tại địa phương và khả năng của mình để lựa chọn hình thức tiêu thụ cho phù hợp. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy, bút. 4. Hình thức tổ chức Làm việc cá nhân. 5. Sản phẩm ứng dụng Các học viên biết được các hình thức tiêu thụ trái cây là lựa chọn hình thức tiêu thụ trái cây phù hợp với khả năng của mình và tình hình thực tế tại địa phương. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành liệt kê các hình thức tiêu thụ trái cây ở địa phương và lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp. 7. Tổ chức thực hiện - Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên liệt kê các hình thức tiêu thụ trái cây ở địa phương mình. - Từng cá nhân trình bày phương án của mình. - Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng cá nhân với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên. + Đánh giá lựa chọn sản phẩm của từng cá nhân. 2. Bài 02. Lựa chọn nơi tiêu thụ Bài tập 1: Liệt kê các nơi tiêu thụ trái cây tại địa phương mình và chọn nơi tiêu thụ cho trái cây của mình phù hợp với điều kiện thực tế. 1. Mục đích - Học viên thực hành việc nhận biết các nơi tiêu thụ trái cây ở địa phương mình và lựa chọn được nơi tiêu thụ trái cây phù hợp điều kiện thực tế. 2. Yêu cầu - Học viên liệt kê được đầy đủ các nơi tiêu thụ trái cây ở địa phương mình - Biết phân tích tình hình thực tế tại địa phương và khả năng của mình để lựa chọn nơi tiêu thụ cho phù hợp. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy, bút. 4. Hình thức tổ chức Làm việc nhóm từ 3-5 người. 5. Sản phẩm ứng dụng Các học viên biết được các nơi tiêu thụ trái cây và lựa chọn nơi tiêu thụ trái cây phù hợp với khả năng của mình và tình hình thực tế tại địa phương. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành liệt kê các nơi tiêu thụ trái cây ở địa phương và lựa chọn nơi tiêu thụ phù hợp. 7. Tổ chức thực hiện - Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên liệt kê các nơi tiêu thụ trái cây ở địa phương. - Từng nhóm trình bày phương án của mình. - Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên. + Đánh giá lựa chọn sản phẩm của từng nhóm. 3. Bài 03. Thực hiện bán sản phẩm Bài tập 1: Thực hành viết một bản hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Bài tập 2: Thực hành viết một bản hợp đồng tiêu thụ đơn giản. Bài tập 3: Thực hành viết một bản thanh lý hợp đồng tiêu thụ. 1. Mục đích - Học viên thực hành việc nhận biết các nội dung chính của hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và biên bản thanh lý hợp đồng phù hợp điều kiện thực tế. 2. Yêu cầu - Học viên lập được một bản hợp đồng bao tiêu sản phẩm đơn giản cho một loại sản phẩm trái cây - Học viên lập được một bản hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đơn giản cho một loại sản phẩm trái cây - Học viên lập được một bản thanh lý hợp đồng đơn giản cho một loại sản phẩm trái cây 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy, bút. 4. Hình thức tổ chức: Làm việc cá nhân. 5. Sản phẩm ứng dụng: Các học viên lập được hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm và bản thanh lý hợp đồng. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành viết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và biên bản thanh lý hợp đồng. 7. Tổ chức thực hiện - Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên viết các loại hợp đồng và biên bản. - Từng cá nhân trình bày phương án của mình. - Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng học viên với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên. + Đánh giá lựa chọn sản phẩm của từng học viên. 4. Bài 04. Tính hiệu quả kinh tế Bài thực hành 1 - Thống kê chi tiết các chi phí cơ bản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất một loại trái cây cụ thể tại một vườn khoảng 1ha trong 1 năm. - Dự kiến sản lượng thu hoạch và tính giá thành 1 kg trái cây. 1. Mục đích - Học viên thực hành việc nhận biết tất cả các khoản chi phí cần thiết cho một vườn cây trong 1 năm. Tính được giá thành sản xuất 1 kg trái cây. 2. Yêu cầu - Học viên liệt kê được đầy đủ các loại chi phí cần có để trồng và chăm sóc cây ăn trái. - Dự tính được tổng chi phí cho một đơn vị diện tích. - Tính được giá thành 1 kg trái cây dựa vào sản lượng dự kiến thu hoạch được. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy, bút. 4. Hình thức tổ chức Làm việc nhóm từ 3-5 người. 5. Sản phẩm ứng dụng Bảng tính chi phí cho trồng và chăm sóc cây ăn trái trên 1 đơn vị diện tích. Bảng tính giá thành 1 kg trái cây. 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành thống kê các loại chi phí. Bước 3: Tính tổng chi phí. Bước 4: Dự kiến sản lượng đạt được. Bước 5: Tính giá thành 1 kg trái cây. 7. Tổ chức thực hiện - Tiến hành buổi thực hành tại lớp học. Học viên thống kê tất cả các loại chi phí cần thiết cho trồng và chăm sóc vườn cây, dự tính sản lượng và tính giá thành 1 kg trái cây. - Từng nhóm trình bày phương án của mình. - Các học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo từng nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình thực hiện của học viên. + Đánh giá kết quả của từng nhóm. * Hướng dẫn thực hành theo phương pháp làm mẫu - Giáo viên chỉ định một học viên của lớp làm mẫu. Cả lớp chú ý theo dõi. Sau đó giáo viên bổ sung các thao tác chưa hoàn chỉnh và tổ chức cho học viên của cả lớp cùng thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật của bài thực hành trong khoảng thời gian quy định; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. V. Tài liệu cần tham khảo 1. Viện cây ăn quả Miền Nam, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả Miền Nam, dùng cho dự án phát triển chè và cây ăn quả. NXBNN, Hà Nội. 2. Viện cây ăn quả Miền Nam, 2009. Cẩm nang sản xuất và quản lý chất lượng cây giống cây ăn quả. NXBNN TP Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Văn Kế, 2001. Cây ăn quả nhiệt đới, NXBNN TP Hồ CHí Minh. 4. Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ, 2005. Giáo trình cây ăn trái. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 5. Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2005. Giáo trình Marketing căn bản. NXB Hà Nội. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM (Kèm theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Tiến Huyền - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Bà Trần Thị Thu Tâm - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Nguyễn Văn Vượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_tieu_thu_xoai_oi_chom_chom.doc
Tài liệu liên quan