Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo

Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập

nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chế biến các sản

phẩm từ bột gạo tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 5 quyển:

1) Giáo trình mô đun Sản xuất bún tươi

2) Giáo trình mô đun Sản xuất bánh phở

3) Giáo trình mô đun Sản xuất bánh đa

4) Giáo trình mô đun Sản xuất mỳ gạo

5) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo

pdf37 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng của lô hàng được giao. - Biên bản bàn giao hàng hóa: hai bên xác nhận đã giao và nhận đầy đủ chủng loại, số lượng ghi trong đơn hàng. Bên giao hàng yêu cầu bên nhận hàng ký và ghi rõ họ tên người nhận hàng. - Trường hợp cơ sở chế biến thuê công ty vận chuyển, cơ sở cũng cần có hợp đồng chặt chẽ và quy định trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp mất mát hư hỏng khi vận chuyển và bốc xếp hàng hóa. 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài 1. Điền các thông tin vào phiếu sau: Xác định đối thủ cạnh tranh Đặc tính của đối thủ cạnh tranh Tên Địa chỉ Điện thoại Sản phẩm/ dịch vụ của tôi Đối thủ cạnh tranh A Đối thủ cạnh tranh B Đối thủ cạnh tranh C Giá cả Chất lượng Độ sẵn có Khách hàng Kỹ năng của nhân viên Uy tín Quảng cáo Giao hàng Địa điểm Đặc tính của đối thủ cạnh tranh Tên Địa chỉ Điện thoại Sản phẩm/ dịch vụ của tôi Đối thủ cạnh tranh A Đối thủ cạnh tranh B Đối thủ cạnh tranh C Chào hàng đặc biệt (như giảm giá, cho trả chậm) Dịch vụ sau bán hàng Thiết bị Quy mô doanh thu 27 Dịch vụ/ Sản phẩm của tôi đặc biệt vì: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Dịch vụ/ Sản phẩm của tôi so với đối thủ cạnh tranh có những lợi thế sau: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đối thủ cạnh tranh A: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đối thủ cạnh tranh B: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đối thủ cạnh tranh C: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài 2. Liệt kê các công việc cần thực hiện trong giao nhận khi cơ sở cung ứng sản phẩm cho siêu thị Big C các loại: bánh đa khô, bánh phở, mỳ gạo. Nhóm 3 người thực hiện trong thời gian 180 phút. C. Ghi nhớ: - Các giấy tờ cần thiết liên quan trong giao nhận hàng hóa. - Các công việc cần chuẩn bị trước lúc giao hàng. 28 Bài 6: THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Mã bài: MĐ05-06 Mục tiêu: - Hình thành kỹ năng soạn thảo phiếu thu thập thông tin khách hàng. - Lựa chọn phương thức thu thập ý kiến khách hàng hiệu quả. A. Nội dung: 1. Thiết kế phiếu điều tra khách hàng Việc thiết kế phiếu thu thập ý kiến khách hàng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải lấy được thông tin về khách hàng như tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ cơ quan. - Phải lấy được ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mà cơ sở cung cấp. - Thái độ hợp tác của khách hàng trong thời gian đến. Dƣới đây là mẫu phiếu thu thập ý kiến khách hàng: PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Ngƣời thực hiện: . Họ và tên: . 29 Chức vụ: ... Ngƣời đƣợc phỏng vấn:.. Họ và tên: . Địa chỉ: . Nghề nghiệp: Cơ sở sản xuất và chế biến các sản phẩm từ bột gạo Cẩm Lệ mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Cơ quan, Ông (Bà) về một số vấn đề trong sản xuất và chế biến các sản phẩm của cơ sở chúng tôi. Để chúng tôi có cơ sở cải thiện tốt hơn nữa về chất lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ, xin Ông (Bà) vui lòng giúp đỡ chúng tôi trả lời một số câu hỏi. Mỗi câu hỏi có các phương án trả lời khác nhau. Nếu đồng ý với phương án nào xin Ông (Bà) đánh dấu x vào ô tương ứng. Sau đây là một số câu hỏi xin ý kiến Ông (bà): 1. Ông (Bà) biết các sản phẩm được chế biến từ bột gạo của cơ sở sản xuất Cẩm Lệ qua các nguồn thông tin nào? Giới thiệu của người quen:  Tại siêu thị, chợ:  Quảng cáo:  2. Đánh giá của ông (Bà) về chất lượng các sản phẩm được chế biến từ bột gạo của cơ sở. Màu sắc trắng trong: Nhiều  Trung bình  Ít  3. Nhận xét của Ông (Bà) về giá bán các loại sản phẩm tại cơ sở Giá đắt:  Giá vừa phải:  Giá rẻ:  4. Ý kiến cảm quan của Ông (Bà) về bao gói sản phẩm. Đẹp:  Bình thường:  Không đẹp:  5. Ý kiến của ông (Bà) về thời gian giao nhận sản phẩm theo hợp đồng. Giao muộn:  Giao đúng:  Giao sớm:  6. Đánh giá của Ông (Bà) về thái độ của nhân viên khi làm việc. Hòa nhã, thân thiện:  Bình thường:  Cáu gắt, nhăn nhó:  7. Ý kiến của Ông (Bà) về việc cải tiến chất lượng sản phẩm. Rất cần thiết:  Bình thường:  Không cần thiết:  8. Ông (Bà) có sẵn lòng hợp tác với cơ sở trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm? Rất sẵn lòng:  Sẵn lòng:  Không quan tâm:  9. Ông (Bà) nghĩ rằng có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của công ty trong thời gian đến? Tiếp tục:  Bình thường:  Chưa nghĩ đến:  30 10. Ông (Bà) cho biết cơ sở cần gia tăng thêm các dịch vụ phụ nào nữa không? Giao hàng tận nơi:  Đặt hàng qua điện thoại:  Dịch vụ khác:  (Xin Ông (Bà) liệt kê các dịch vụ khác mà ông bà quan tâm) Xin cảm ơn Ông (Bà) về tất cả những ý kiến đóng góp cho cơ sở. Chúc ông bà mạnh khoẻ và hạnh phúc. Ngày .... tháng .... năm Ngƣời đƣợc phỏng vấn Ngƣời phỏng vấn (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 2. Xác định số lƣợng khách hàng cần điều tra (phƣơng pháp chọn mẫu) - Việc xác định số lượng khách hàng cần điều tra là việc lựa chọn ngẫu nhiên khách hàng tại các vùng, khu vực mà cơ sở cung cấp sản phẩm nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về sản phẩm và dịch vụ hiện có của cơ sở. - Việc lựa chọn khách hàng cần điều tra phải rải đều ở tất cả các khu vực, các đối tượng. Số lượng khách hàng cần điều tra không quá nhiều sẽ tốn kém chi phí nhưng quá ít sẽ giảm độ tin cậy về thông tin thu thập. 3. Xác định phƣơng thức thu thập ý kiến khách hàng 3.1. Quan sát - Phương thức này thường tốn nhiều thời gian khi nhân viên điều tra phải quan sát hành vi của khách hàng tại các cơ sở mua bán sản phẩm: chợ, siêu thị, đại lý,.. - Tốn kém chi phí điều tra vì phải sử dụng nhiều nhân viên. - Thông tin thu thập có thể khách quan, trung thực. - Có những hành vi nhân viên điều tra dự đoán sai, có thể dẫn đến ghi chép thông tin không chính xác. 3.2. Phỏng vấn trực tiếp 31 - Phương thức này có thể làm giảm bớt chi phí khi nhân viên có thể thu thập thông tin một cách nhanh hơn thông qua việc hỏi trực tiếp khách hàng. - Thông tin thu thập có thể không chính xác do khách hàng trả lời không chân thật, miễn cưỡng. - Thời gian thu thập thông tin nhanh chóng. 3.3. Gởi thƣ hỏi - Ở phương thức này, cơ sở sản xuất gởi phiếu điều tra đến địa chỉ của các cá nhân, đơn vị để lấy thông tin. - Phương thức này có thể lãng phí do khách hàng không gởi trả phiếu trả lời. - Thông tin thu thập có thể chính xác khi khách hàng tự tay viết vào phiếu hỏi. - Tốn khá nhiều thời gian chờ đợi. 3.4. Điện thoại - Ở phương thức này, cơ sở sản xuất gọi điện thoại đến số điện thoại của các cá nhân, đơn vị để lấy thông tin. - Phương thức này có thể tốn kém chi phí do khách hàng trả lời chậm hoặc không nghe rõ câu hỏi. - Phương thức này được sử dụng cho những trường hợp hỏi các câu hỏi ngắn gọn, súc tích; câu hỏi dạng trả lời là Có hoặc Không. - Nhanh chóng nhưng tốn nhiều chi phí điện thoại. 4. Tổng hợp thông tin và kết luận - Sau khi đưa ra phương thức điều tra ý kiến khách hàng, cơ sở tiến hành soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng, tiến hành khảo sát thu thập thông tin và tổng hợp các ý kiến. - Căn cứ trên các thông tin đã tổng hợp được, cơ sở sẽ cải tiến sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 32 - Soạn thảo mẫu phiếu để lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về việc tiêu dùng sản phẩm bánh đa, bánh phở của cơ sở. - Nhóm 3 người thực hiện trong thời gian 120 phút. C. Ghi nhớ: - Các yêu cầu chủ yếu khi soạn thảo nội dung một mẫu biểu lấy ý kiến đóng góp của khách hàng. - Các phương thức thu thập ý kiến khách hàng. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Tiêu thụ sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Chế biến sản phẩm từ thịt bột gạo”; được giảng dạy sau các mô đun khác của nghề. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mođun Tiêu thụ sản phẩm là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành tiêu thụ sản phẩm làm ra tại các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm. II. Mục tiêu - Trình bày được trình tự các công việc cần thực hiện để bán sản phẩm đã được chế biến ra thị trường có hiệu quả; - Ước tính được giá thành sản xuất các sản phẩm bún tươi, bánh đa, bánh phở, mỳ gạo; - Soạn thảo được một bản hợp đồng mua bán sản phẩm có đủ nội dung cần thiết và tính pháp lý; - Thực hiện giao nhận sản phẩm đúng quy trình, an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian; - Thu thập được các thông tin cần thiết liên quan đến sản bún tươi, bánh đa, bánh phở, mỳ gạo và đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp; - Có trách nhiệm với sản phẩm đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường; tôn trọng phong tục tập quán, tôn giáo khi thực hiện công việc. 33 III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyế t Thực hành Kiểm tra* MĐ05-1 Khảo sát thị trường Tích hợp Phòng học, cơ sở SX 5 2 3 MĐ05-2 Giá thành sản phẩm Tích hợp Phòng học, cơ sở SX 10 2 7 1 MĐ05-3 Tiếp thị sản phẩm Tích hợp Phòng học, thị trường 10 2 7 1 MĐ05-4 Hợp đồng mua bán sản phẩm Tích hợp Phòng học, cơ sở SX 10 2 7 1 MĐ05-5 Giao nhận sản phẩm Tích hợp Phòng học, cơ sở SX 5 2 3 MĐ05-6 Thu thập ý kiến khách hàng Tích hợp Phòng học, thị trường 4 2 1 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 48 12 28 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Giáo viên cần sử dụng các bảng biểu mẫu, mẫu hợp đồng kinh tế, mẫu phiếu thu thập ý kiến khách hàng, các ví dụ tính toán giá thành sản phẩm trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. - Trong quá trình giảng dạy phần thực hành, cơ sở đào tạo có thể liên hệ với các cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm liên quan để học viên tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất và giá cả sản phẩm. Học viên có thể làm các bài thực hành bằng việc soạn thảo một hợp đồng mua bán sản phẩm cụ thể, soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng, cách phát phiếu điều tra tại các siêu thị, chợ trên địa bàn để tổng hợp và đánh giá. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Khảo sát thị trƣờng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Giá cả sản phẩm - Xác định giá cả chính xác Giá cả bình quân trên thị trường - Xác định được giá cả của các sản 34 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá phẩm cùng loại trên thị trường. Quy trình sản xuất sản phẩm - Liên hệ, tham quan các cơ sở sản xuất chế biến trên địa bàn. Thời gian thực hiện Đúng thời gian theo quy định 5.2. Bài 2: Giá thành sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tính giá thành sản phẩm của cơ sở Kết quả tính đúng với đáp án Thời gian thực hiện Đúng thời gian theo quy định 5.3. Bài 3: Tiếp thị sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đối tượng tiếp thị - Đa dạng - Phù hợp với mục tiêu tiếp thị Xác định nội dung tiếp thị - Khách quan - Trung thực Xác định hình thức tiếp thị - Phù hợp với đặc điểm địa phương, và các phong tục tập quán, tôn giáo - Có tính thuyết phục Thời gian thực hiện Đúng thời gian theo quy định 5.4. Bài 4: Hợp đồng mua bán sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Các nội dung chủ yếu trong bản hợp đồng Đầy đủ các nội dung cơ bản cần thiết Các chi tiết thể hiện các mối quan hệ trong hợp đồng Các chi tiết đầy đủ, cụ thể và rõ ràng Thời gian thực hiện Đúng thời gian theo quy định 5.5. Bài 5: Thực hiện bán hàng và giao nhận sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Các nội dung chủ yếu trong giao nhận hàng Đầy đủ các nội dung cơ bản cần thiết 35 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thời gian thực hiện Đúng thời gian theo quy định 5.6. Bài 6: Thu thập ý kiến khách hàng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Soạn thảo mẫu phiếu lấy ý kiến đóng góp của khách hàng Đầy đủ thông tin thu thập. Thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng Cầu thị Câu hỏi đơn giản dễ trả lời Thời gian thực hiện Đúng thời gian theo quy định VI. Tài liệu tham khảo [1]. Dương Hữu Hạnh (2004), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. [2]. www.google.com.vn [3]. www.vnexpress.net 36 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Chủ nhiệm: Ông Đỗ Văn Lượng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Văn Điềm - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội 4. Các ủy viên: - Bà Lê Thị Thúy Hồng, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội - Bà Đỗ Thị Kim Loan, Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội - Bà Lê Thị Nguyên Tâm - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm - Ông Lê Hoàng Lâm - Viện Công nghệ sinh học và Công nghiệp thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1758 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Hữu Hân, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm - Bà Đỗ Thị Thái Hà, Giáo viên Trường Trung học Công nghệ lương thực thực phẩm - Ông Nguyễn Văn Vinh, Trưởng phòng Công ty Công nghệ thực phẩm Châu Á - MICOEM./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tieu_thu_san_pham_tu_bot_gao.pdf
Tài liệu liên quan