Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” giới thiệu các hình thức bán sản phẩm
chăn nuôi bằng hình thức: Giới thiệu sản phẩm, chuẩn bị địa điểm bán hàng,
thực hiện bán hàng, hạnh toán hiệu quả sau khi chăn nuôi.
20 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu Giáo trình Tiêu thụ nuôi gà, lợn hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiêu sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá thường dựa vào các tiêu chí
sau:
Quy mô và sự tăng trưởng của thị trường: Thông thường các doanh
nghiệp lớn thường hướng tới các đoạn thị trường có tầm cỡ lớn và bỏ qua các
đoạn thị trường nhỏ hẹp. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp nhỏ bước đầu
thường tiếp cận với các phân khúc thị trường nhỏ, còn đang bị bỏ ngỏ và không
đòi hỏi quá nhiều tài lực của họ. Để đánh giá được quy mô và sự tăng trưởng
của các phân khúc thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành thu thập và phân
tích các chỉ tiêu cần thiết như: doanh số bán, sự thay đổi của doanh số bán, mức
lãi và sự thay đổi của các mức lãi đối với các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ tiêu
thụ trên các phân khúc trên các phân khúc đó.
Tính hấp dẫn của các phân khúc thị trường: là mức độ cạnh tranh được
đánh giá bằng những thách thức và đe dọa mà doanh nghiệp phải đối phó. Sự
gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới quá dễ dàng, sẽ dẫn đến tình trạng
phân chia thị trường làm giảm thị phần của doanh nghiệp và ngược lại. Hoặc sự
xuất hiện của các loại chăn nuôi hữu cơ thay thế cũng là mối đe dọa lớn đối với
các doanh nghiệp đang cung ứng các sản phẩm chăn nuôi thông thường chưa
15
đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sự đe dọa từ phía
người mua, cụ thể là sức mạnh chi phối về giá mua của khách hàng lớn thì khúc
thị trường đó cũng không thể coi là hấp dẫn.
Tính phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp, nhà sản xuất,
nhà kinh doanh; để có thể chiếm lĩnh được thị trường, đòi hỏi khúc thị trường
đó phải phù hợp với mục tiêu lâu dài và khả năng về nhân lực vật lực cũng như
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể sản xuất kinh
doanh chăn nuôi hữu cơ thành công nếu thực sự họ có khẳ năng triển khai các
nỗ lực marketing nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh của mình.
3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là việc lựa chọn những nhóm khách hàng tiềm năng
mà doanh nghiệp sẽ phục vụ với các sản phẩm chăn nuôi nhất định. Khi lựa
chọn thị trường mục tiêu, cần làm rõ một số vấn đề như:
- Loại sản phẩm nào sẽ được bán để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Phương thức thỏa mãn đó là gì.
- Quy mô tiền năng của thị trường.
- Khả năng tiêu thụ và lợi nhuận.
- Mức độ phù hợp giữa yêu cầu khách hàng và khả năng thỏa mãn nhu cầu đó.
Các mô hình để chọn lựa thị trường mục tiêu gồm có:
- Mô hình tập trung vào một khúc thị trường sản phẩm chăn nuôi hữu cơ
nhất định.
- Mô hình chuyên môn hóa có tính chọn lọc: là việc chọn lựa một số
khúc thị trường riêng biệt nhưng mỗi khúc kinh doanh một số sản phẩm chăn
nuôi khác nhau, có tính hấp dẫn và phù hợp với khả năng riêng của doanh
nghiệp.
- Mô hình chuyên môn hóa sản phẩm: Tức là doanh nghiệp có thể tập
trung vào sản xuất kinh doanh một sản phẩm hữu cơ duy nhất để đáp ứng nhu
cầu của đoạn thị trường
- Mô hình chuyên môn hóa thị trường: là việc doanh nghiệp tập trung
vào việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng về các loại sản phẩm chăn nuôi hữu cơ của
một nhóm khách hàng riêng biệt.
4. Chiến lược sản phẩm
Dựa vào các giai đoạn trong chu kỳ đời sống của sản phẩm, ngoài chiến
lược về giá cả, thị trường, quảng cáo.... ta cũng phải đề ra chiến lược về sản
phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
4.1. Xác định và xác định lại vị trí của sản phẩm
Vị trí của một sản phẩm là hình ảnh của sản phẩm đó trong mối quan hệ
với sản phẩm khác được đưa ra thị trường của một doanh nghiệp nông nghiệp.
16
Mục đích của việc xác định lại vị trí là trao vị trí mới cho sản phẩm hoặc
một nhãn hiệu trên thị trường hiện có. Nhưng phần lớn các loại nông sản nói
chung và chăn nuôi nói riêng có tính đồng nhất tương đối. Vì vậy xây dựng
thương hiệu cho các loại sản phẩm chăn nuôi hữu cơ là rất khó. Đây cũng chính
là vấn đề bất cập về thương hiệu cho các loại chăn nuôi hiện nay, nhưng đó
không phải là vấn đề không thể thực hiện được.
4.2. Đối với sản phẩm
Xuất phát từ các áp lực cạnh tranh, sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng
buộc các nhà sản xuất phải đổi mới sản phẩm của mình để tiếp tục phát triển.
Đối với các loại sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, đổi mới thực chất là hình ảnh,
chất lượng sản phẩm và sự bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm của sản
phẩm đó.
4.3. Phát triển sản phẩm mới
Theo đà phát triển ngày càng cao của kinh tế xã hội thì đời sống của
người dân cũng không ngừng được nâng cao. Theo đó nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng sẽ đòi hỏi cao hơn đối với hầu hết các loại sản phẩm. Sẽ có
những nhu cầu về một loại sản phẩm chăn nuôi hoàn toàn mới chứ không phải
là đổi mới nữa.
Việc phát triển sản phẩm mới thường tuân theo các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn ý tưởng cho sản phẩm mới.
Bước 2: Nghiên cứu thiết kế mẫu và thử nghiệm sản phẩm mới.
Bước 3: Phát hành và phổ biến sản phẩm mới. Giai đoạn này rất quan
trọng và nó liên quan đến một số vấn đề sau:
- Thời điểm để tung sản phẩm chính thức vào khi nào.
- Địa điểm tung sản phẩm mới ở đâu.
- Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp tập trung bán sản phẩm mới.
- Cách thức tung sản phẩm mới và các hỗ trợ cần thiết trên thị trường.
5. Một số chiến lược về giá của các loại sản phẩm chăn nuôi hữu cơ
5.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định giá của sản phẩm chăn
nuôi
a. Yếu tố nội bộ
Khi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chăn nuôi hữu cơ đã xác định
được thị trường mục tiêu, xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường thì
điều đó có nghĩa là chiến lược marketing hỗn hợp trong đó có chiên lược giá sẽ
thực hiện được một cách thuận lợi hơn nhiều. Khi doanh nghiệp đã xác định rõ
mục tiêu thì việc định giá sẽ dễ dàng hơn
17
Việc xác định giá rất quan trọng, nó liên quan chặt chẽ với việc ước tính
đúng và đủ các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất.
b. Yếu tố môi trường
Thị trường và lượng cầu: chi phí sẽ làm nên giá tối thiểu cho việc xác
định giá và thị trường sẽ quyết định giá tối đa. Để nắm rõ vấn đề này chúng ta
cần phải tìm hiểu một số yếu tố sau:
Giá cả chăn nuôi ở các loại thị trưởng khác nhau
- Những cảm nhận của khách hàng về giá cả và giá trị của các loại chăn nuôi
ra sao.
- Phân tích mối quan hệ giá cả và lượng cầu.
- Độ co giãn của lượng cầu trước những biến động về giá cả.
Giá cả của đối thủ canh tranh: giá cả, chất lượng sản phẩm chăn nuôi,
cũng như những phản ứng của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng rất lớn tới
vấn đề định giá của doanh nghiệp
Các yếu tố môi trường cũng như điều kiện kinh tế, phản ứng của giới bán
lẻ, sự can thiệp của nhà nước...điều phải xem xét trước khi định giá các sản
phẩm chăn nuôi của doanh nghiệp.
5.2. Các căn cứ đề định giá
Định giá theo người mua: đây là các định giá dựa vào sự nhận thức của
khách hàng về các sản phẩm chăn nuôi của doanh nghiệp chứ không dựa vào
chi phí sản xuất. Doanh nghiệp phải sử dụng các nỗ lực marketing của mình để
xây dựng giá trị sản phẩm trong tâm trí của người tiêu dùng. Đồng thời phải
khám phá nhận thức của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh so với sản phẩm của doanh nghiệp mình ra sao. Ví dụ người tiêu dùng
chấp nhận mua 1kg thịt lợn tự nhiên - hữu cơ tại Ecomart với giá là 100- 120
nghìn trong khi đó sản phẩm thịt lợn tại các chợ, siêu thi nuôi công nghiệp chỉ
có giá 60-80 nghìn đồng.
18
Hình 7.1.4. Thị lợn hữu cơ
Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành: là việc định giá dựa vào giá trị
của đối thủ cạnh tranh và ít chú ý vào chi phí cũng như nhu cầu trên thị trường.
Doanh nghiệp có thể định giá bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn một chút so với
đối thủ cạnh tranh, nó áp dụng phổ biến đối với những thị trường mà độ co giãn
rất khó đo lường.
Trên cơ sở định giá ban đầu cho các sản phẩm chăn nuôi, các nhà sản
xuất kinh doanh chăn nuôi có thể điều chỉnh giá dựa vào những lợi thế về sản
phẩm của mình thông qua một số chiến lược giá cả:
5.3. Một số chiến lược giá cả
Chiến lược hớt váng sữa: đây là chiến lược tập trung vào một số thị
trường nhỏ nhưng lợi nhuận cao. Chiến lược này thường áp dụng đối với một
số sản phẩm chăn nuôi cao cấp phục vụ cho ít khách hàng, các nhà hàng, khách
sạn cao cấp và phục vụ cho xuất khẩu. Áp dụng chiến lược này, các doanh
nghiệp thường đặt giá cao nhất cho sản phẩm, tới mức tiêu thụ giảm xuống thì
doanh nghiệp lại giảm giá để thu hút thêm các khách hàng mới.
Chiến lược giá xâm nhập. đây là chiên lược đối lập với chiến lược vớt
váng sữa, các doanh nghiệp sản xuất cung ứng chăn nuôi thường định giá ban
đầu thấp để nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường với doanh số lớn và nhờ
đó các doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận như mong muốn.
Chiến lược chủ động thay đổi giá cả: đối với một số các sản phẩm chăn
nuôi có lợi thế so sánh về nhu cầu lúc trái vụ hay lúc khan hiếm trêm một số
thị trường, khi đó các doanh nghiệp sản xuất cung ứng chăn nuôi nên chớp cơ
hội để tăng giá lên. Tuy nhiên, các sản phẩm chăn nuôi không thể bảo quản và
tích lũy lâu như một số sản phẩm công nghiệp khác. Vì thế, khi nhu cầu trên thị
19
trường giảm sút, chúng ta nên có biện pháp điều chỉnh lại năng lực sản xuất
cung ứng, không nên áp dụng chiến lược bán phá giá như một số sản phẩm
công nghiệp khác.
Chiến lược định giá bán tại cửa các trang trại: người mua sẽ phải thanh
toán toàn bộ chi phí vận chuyển các sản phẩm ra từ cửa trang trại (nơi giao
hàng của người bán) tới địa điểm cuối cùng của người mua. Ưu điểm của chiến
lược này là người bán không phải lo chi phí vận chuyển. Nhược điểm là người
bán dễ bị mất khách hàng nếu các đối thủ cạnh tranh áp dụng các mức giá và
phương thức bán hàng có lợi hơn cho người mua.
Chiến lược định giá bao gồm cả chi phí vận chuyển: các chủ trang trại sẽ
tính thêm vào giá bán các khoản chi phí vận chuyển bình quân, ngoài giá gốc
của các sản phẩm chăn nuôi. Ưu điểm là việc tính toán đơn giản, hấp dẫn người
mua có cự ly vận chuyển dài hoặc không có điều kiện tự tổ chức vận chuyển và
bảo đảm tính thống nhất về giá cho mọi khách hàng ở các khu vực địa lý khác
nhau.Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không hấp dẫn đối với
những người mua có cự ly vận chuyển ngắn hoặc có khả năng tự tổ chức vận
chuyển với chi phí thấp hơn.
6. Thực hiện chương trình quảng bá sản phẩm.
Tổ chức thực hiện một chương trình quảng bá sản phẩm chăn nuôi hữu
cơ gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của quảng bá sản phẩm
- Bước này nhằm mục đích giới thiệu với các khách hàng về các sản
phẩm chăn nuôi hữu cơ, các nguồn giống, nguyên vật liệu, cách nuôi dưỡng.
Xây dựng hình ảnh và thương hiệu sản phẩm của công ty.
Bước 2: Quyết định ngân sách dành cho việc quảng bá sản phẩm chăn nuôi hữu cơ.
Tùy và khả năng tài chính của từng công ty hay doanh nghiệp để lựa
chọn phương pháp quyết định ngân sách. Có thể sử dụng một trong các phương
pháp: phần trăm trên mức tiêu thụ, ngang bằng đối thủ cạnh tranh, theo mục
tiêu và công việc đòi hỏi.
Bước 3: Xây dựng nội dung quảng bá sản phẩm.
Nhằm mục đích lôi cuốn sự chú ý và quan tâm của khách hàng. Từ đó
khách hàng yêu thích sản phẩm và quyết định mua sản phẩm. Nội dung của
quảng bá sản phẩm bao gồm các thông tin về đặc điểm các loại sản phẩm chăn
nuôi hữu cơ, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, cách chăm sóc, địa điểm bán hàng,
phương thức thanh toán,...
Bước 4: Quyết định về phương tiện truyền thông.
Dựa vào sự phân tích mục tiêu quảng bá, ngân sách dành cho quảng bá,
thị trường mục tiêu,.. các nhà quản trị marketing cần lựa chọn phương tiện
quảng bá phù hợp với sản phẩm, thời gian, địa điểm tiến hành quảng cáo sản
phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tieu_thu_nuoi_ga_lon_huu_co.pdf