Giáo trình Tiêu thụ nhím, cầy hương, chim trĩ

Giáo trình sử dụng các tài liệu liên quan đến các nội dung về nghiên cứu

thị trường, kế toán tài chính, tiếp thị sản phẩm. Kết thúc khóa học, học viên sẽ có

khả năng ước tính được giá thành sản xuất, tổ chức bán hàng, soạn thảo được một

bản hợp đồng mua bán sản phẩm; thực hiện giao nhận sản phẩm đúng quy trình;

thu thập được ý kiến khách hàng và đưa ra những dự báo tiêu thụ sản phẩm phù

hợp.

Mô đun này được chia làm 3 bài

Bài 1: Tính giá thành sản phẩm

Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng

Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế

pdf60 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tiêu thụ nhím, cầy hương, chim trĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao nhận: Từ 7h30 ngày 5/12/2013. Trước khi đến nhận sản phẩm, bên B báo cho bên A trước 1 ngày. ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt. Bên B đặt cọc trước cho bên A là 5.000.000đ. (Năm triệu đồng chẵn) Bên B thanh toán cho bên A hết một lần giá trị hợp đồng lúc nhận đầy đủ hàng. Số tiền bên B đã ứng trước cho bên A sẽ được khấu trừ và tất toán vào lúc thanh toán tiền cuối cùng. ĐIỀU 5: Điều khoản chung Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước. Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất gải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia. Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) 41 Ví dụ: Mẫu Thanh lý hợp đồng Đơn vị hợp đồng: .............................. - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số:.......,ngày......tháng......năm....., về việc.............................. - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày.......tháng.......năm 20............................. Hôm nay, ngày..... tháng...... năm 20..., tại . Chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A: 1- Ông (Bà): .. Chức vụ:................................. 2- Ông (Bà): .. Chức vụ:.................................. II. ĐẠI DIỆN BÊN B: 1- Ông (Bà): .. Chức vụ:.................................. 2- Ông (Bà) .. Chức vụ:.................................. Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: A. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên A đã thực hiện được: - Khối lượng: .................................................... - Giá trị thực hiện: ............................................ - Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: ........................ B. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: .................................................... - Giá trị:(viết bằng chữ.) Tổng cộng số tiền bên B thanh toán cho bên A Là: C. Số tiền bên A đã ứng cuả bên B: Ứng đợt 1: :.. (viết bằng chữ.) Ứng đợt 2:..(viết bằng chữ.) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên A được thanh toán: - Số tiền còn lại bên B sẽ thanh toán lại cho bên 42 A: (viết bằng chữ) Thời hạn thanh toán vào ngày.... tháng... năm..... 20... Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:........, ngày...tháng....năm....200... Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành..... bản, mỗi bên giữ... bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) 43 5. Tổ chức bán hàng và giao nhận sản phẩm 5.1. Chuẩn bị bán hàng - Với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng: Tùy theo số lượng hàng hóa và phương thức thanh toán để chuẩn bị nhân viên bán hàng và địa điểm giao hàng cho thuận tiện. - Với hình thức bán lẻ: Căn cứ vào lượng hàng tiêu thụ bình quân 1 ngày đêm để chuẩn bị số lượng hàng hóa, thiết bị và nhân viên bán hàng. 5.2. Quy trình thực hiện bán hàng Nhiệm vụ của người bán hàng: - Giải thích về những đặc điểm của sản phẩm - Thuyết phục mua sản phẩm, làm hài lòng khách hàng - Thu thập thông tin về thị trường và đối thủ để đưa ra các quyết định Quy trình thực hiện bán hàng: Thăm dò Đánh giá Tiền tiếp cận Tiếp cận Trưng bày Theo dõi chăm sóc Kết thúc Xử lý những phản đối - Thăm dò các khách hàng tiềm năng: thông qua các buổi triển lãm, hội chợ thương mại, khảo sát thực tế, danh bạ điện thoại,... - Tiếp cận khách hàng: nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, có đơn đặt hàng, trưng bày hàng, hướng dẫn kỹ thuật, 5.3. Kỹ năng bán hàng Yêu cầu đối với người bán hàng: - Kỹ năng giao tiếp, thái độ vui vẻ, lịch sự, biết chủ động mời chào khách hàng đúng lúc, kịp thời, gây được thiện cảm, không phân biệt đối xử với mọi khách hàng. + Thuyết phục bán các lợi ích của sản phẩm, có tính kiên trì nhẫn nại trong giao tiếp và tính trung thực trong ứng xử. + Hướng dẫn dùng sản phẩm: + Xử lý những lời phàn nàn của khách hàng + Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Xử lý những phản đối: 44 + Lắng nghe trọn vẹn ý phản bác, không cắt ngang. + Thành thật bày tỏ sự thông cảm với lời phản bác của khách hàng. + Đặt câu hỏi để tìm hiểu mối quan tâm thực sự. + Xác định về sự lo lắng thực sự của khách và làm cho rõ ý của khách hàng. + Giải đáp: Hiều lầm => Giải thích; Nghi ngờ => Chứng minh; Than phiền => Chương trình đối phó. + Kiểm tra, thăm dò xem khách hàng đã hài lòng với giải đáp. + Luôn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. - Kết thúc: + Đưa ra giải pháp thay thế: đề nghị khách hàng lựa chọn các giải pháp cụ thể + Giả định: giả định rằng khách hàng sẽ mua + Trao quà: đưa ra hành động nhằm hoàn thành việc bán hàng + Thêm một lần tán thành : tập hợp các lợi ích của sản phẩm để khách hàng thấy được ích lợi của việc mua hàng, sau đó đề nghị khách hàng mua. + So sánh: đưa ra những lý do có lợi để mua ngay so với việc trì hoãn mua + Trực tiếp: hỏi khách hàng và quyết định mua + Trực tiếp: hỏi khách hàng và quyết định mua 5.4. Xác nhận các phương thức thanh toán - Với hình thức bán lẻ thường thanh toán bằng tiền mặt. - Với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng có nhiều hình thức thanh toán như: trả tiền mặt, séc, ngân phiếu, trả tiền trước khi giao hàng, trả chậm từng phần, trả sau, ... Chú ý: Thực hiện được chế độ thanh toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với khả năng của khách hàng sẽ có cơ hội lôi kéo khách về với mình. 5.5. Giao nhận sản phẩm 5.5.1. Cách thức giao nhận sản phẩm - Giao nhận tại cơ sở sản xuất chăn nuôi: người bán phải chuẩn bị số lượng sản phẩm chăn nuôi theo yêu cầu người mua trong thời hạn và địa điểm hợp lý theo quy định, còn người mua phải nhận hàng tại cơ sở sản xuất chăn nuôi của người bán và chịu mọi chi phí và rủi ro vận chuyển. - Giao sản phẩm tại địa điểm người mua: Hàng được giao tận nơi tiêu thụ, mọi chi phí và rủi ro vận chuyển do người bán chịu. 45 5.5.2. Tổ chức giao nhận sản phẩm a) Lập danh sách khách hàng mua sản phẩm + Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng, cơ sở tiến hành lập danh sách khách hàng cần giao sản phẩm trong ngày. + Lập danh sách khách hàng cá nhân: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa điểm giao nhận hàng. + Lập danh sách khách hàng là các tổ chức, đơn vị, cơ quan: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, địa điểm giao nhận hàng. b) Lập bảng biểu danh mục các loại hàng hóa cần giao + Thống kê số lượng sản phẩm cần giao trong ngày theo thứ tự: các đơn hàng đặt trước giao trước, các đơn hàng thời gian đặt sau sẽ giao sau. + Thống kê các loại sản phẩm cần giao trong cùng khu vực: các sản phẩm giao cùng khu vực sẽ tiến hành giao cùng đợt để tiết kiệm chi phí. 5.5.3. Thực hiện giao nhận sản phẩm a) Kiểm tra đơn đặt hàng Trước khi tiến hành giao hàng, nhân viên giao hàng kiểm tra lần nữa đơn đặt hàng gồm các nội dung sau: + Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế của bên mua hàng. + Số lượng hàng hóa bên mua đặt hàng. + Chủng loại hàng hóa bên mua đặt hàng. + Quy cách, chất lượng sản phẩm b) Chuẩn bị phương tiện và nhân lực giao nhận sản phẩm - Chuẩn bị hợp đồng vận chuyển khi vận chuyển sản phẩm với số lượng, khối lượng lớn, xa cơ sở sản xuất chăn nuôi - Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, bao bì phục vụ cho việc giao nhận - Chuẩn bị nhân lực phục vụ cho việc giao nhận: nhân viên lái xe, nhân viên bốc dỡ hàng hóa, nhân viên thu ngân, c) Lập chứng từ và hóa đơn thanh toán: Khi tiến hành giao nhận hàng, bên giao hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau: + Hợp đồng mua bán sản phẩm đã được thiết lập giữa hai bên. + Đơn đặt hàng: ghi đầy đủ các danh mục và số lượng sản phẩm cần phải giao. + Hóa đơn giá trị gia tăng của lô hàng được giao. + Biên bản bàn giao sản phẩm: hai bên xác nhận đã giao và nhận đầy đủ chủng loại, số lượng ghi trong đơn hàng. Bên giao hàng yêu cầu bên nhận hàng 46 ký và ghi rõ họ tên người nhận hàng. + Trường hợp cơ sở chế biến thuê công ty vận chuyển, cơ sở cũng cần có hợp đồng chặt chẽ và quy định trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp mất mát hư hỏng khi vận chuyển và bốc xếp hàng hóa. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập 1: Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc thiết kế mẫu tờ rơi cho sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ - Nguồn lực: Giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm: thiết kế mẫu tờ rơi cho sản phẩm được giao - Thời gian hoàn thành: 30 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thiết kế sinh động bắt mắt đảm bảo nội dung Bài tập 2: Soạn một hợp đồng mua bán 50 kg cầy hương thịt và 100 kg nhím thịt và 500 con giống chim trĩ, trong đó: (Bên A) Cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại địa chỉ Km11 – Minh Thành – Quảng yên – Quảng Ninh Bên B: Công ty MH – Địa chỉ 266 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đơn giá một kg Cầy hương = 1000.000 đồng (trọng lượng 1 con từ 3-5 kg), 1kg nhím thịt có đơn giá: 200.000/kg và 1con chim trĩ giống (20 ngày tuổi) có đơn giá là 120.000/con Bài tập 3: Đóng kịch bán sản phẩm trong chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ chức các nhóm lên diễn kịch bản C. Ghi nhớ - Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh. 47 - Các hình thức bán sản phẩm. - Ý nghĩa và các nội dung cơ bản cần thiết phải có khi triển khai soạn thảo một hợp đồng mua bán sản phẩm. - Tìm hiểu các kênh phân phối: Bán lẻ, bán qua đầu mối thu gom, bán trực tiếp cho nhà chế biến. - Cách thức bán hàng và thực hiện giao nhận sản phẩm hàng hóa. 48 Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế Mã bài: MĐ 05 – 03 Mục tiêu - Xác định được các khoản thu chi phí cho sản phẩm chăn nuôi; - Định khoản các khoản mục trong quá trình sản xuất; - Tính toán được chi phí và phân tích được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. A. Nội dung 1. Tính tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi. Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho thị trường yếu tố trước tiên mà người dân trồng chăn nuôi cần phải có đó là các khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia chi phí thành các dạng như sau: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất chăn nuôi như các chi phí về: Xây dựng chuồng trại, giống, thức ăn; công lao động trực tiếp. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản xuất hay doanh thu như: Chi phí quản lý, trả lãi vay, quảng cáo, tiếp thị, khấu hao máy móc.. - Tổng chi phí: Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một mức sản xuất chăn nuôi hữu cơ cụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức: Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp 1.1. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định: + Khấu hao là một chi phí kinh doanh được xem xét từ hai quan điểm khác nhau nhưng liên quan đến nhau. - Thứ nhất: Nó biểu thị sự mất giá do sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập cho người trồng chăn nuôi. - Thứ hai: Nó là quá trình kế toán để bổ chi phí ban đầu cho suất thời gian sử dụng của tài sản. Ta không thể khấu trừ toàn bộ chi phí mua tài sản trong năm mua sắm. Vì tài sản sẽ được dùng để tạo ra thu nhập trong nhiều năm mà phải lấy giá mua trừ đi giá trị thu hồi, rồi phân bổ trong suất thời gian sử dụng đó gọi là khấu hao. * Áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng: Tính theo công thức: 49 Khấu hao hàng năm = Chi phí - Giá trị thu hồi Thời gian sử dụng Ví dụ: Giá trị của một máy trộn thức ăn là 11.500.000đ, giá trị thu hồi ấn định là 3.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Tính khấu hao hàng năm? Khấu hao hàng năm = (11.500.000 – 3000000)/10 = 850.000 đồng Bảng 3.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ TT Tên Tài sản Số lượng Đơn giá Thành tiền Thời gian sử dụng Khấu hao năm 1 Chuồng trại 2 Máy trộn thức ăn 3 ... 1.2. Chí phí cho nguyên vật liệu: Đó là các vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng nuôi dưỡng và chăn nuôi Bảng 3.2: Chi phí cho nguyên vật liệu cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ TT Tên vật tư Số lượng (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng) 1 Cám gạo 2 Bột ngô 3 Bột sắn 4 Cám viên 5 ... 6 Khác 1.3. Chi phí nhân công Chi phí công lao động cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhất định 50 Bảng 3.3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền Làm chuồng trại Phối trộn thức ăn Chăm sóc nuôi dưỡng. . 1.4. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm Bảng: 3.4 Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ Các công việc phục vụ tiêu thụ sản phẩm Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung - Vận chuyển - Bốc xếp Quản bán sản phẩm . 1.5. Chi phí tiền vay Chi phí tiền vay phụ thuộc vào từng hộ trồng chăn nuôi Bảng 3.5: Thanh toán tiền vay cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ Ngày/tháng/năm Tổng tiền vay Tiền lãi phải trả Tiền gốc phải trả Tổng số tiền phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài han .. 51 Bảng 3.6: Tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Chi phí cho nguyên vật liệu 2 Chi phí về nhân công 3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 4 Thanh toán tiền vay 5 Khấu hao tài sản Tổng 2. Tính tổng doanh thu cho một chu kỳ sản xuất chăn nuôi. Trong trường hợp trang trại, cơ sở sản xuất chăn nuôi của doanh nghiệp hay hộ gia đình có chăn nuôi nhiều loại để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của tất cả các loại chăn nuôi * Công thức tính doanh thu cho một loại chăn nuôi được tính theo công thức: Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại chăn nuôi phải căn cứ vào rất nhiều thông tin + Thời tiết + Dịch bệnh + Giá cả thị trường + Nhu cầu người tiêu dùng + Thời điểm tiêu thụ. Bên cạnh đó, có thể dự đoán sản lượng của các loại chăn nuôi cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. Ví dụ: Thời gian nuôi 100 con Chim trĩ từ lúc 7 ngày tuổi cho đến khi trưởng thành là 6 tháng. Khi đó trọng lượng của chim mái đạt khoảng 1,2 kg/con; chim trống là 1,8 kg/con. Như vậy: Sản phẩm dự kiến Chim trĩ đạt: 180 kg/100 con Chim trống , với giá bán trên thị trường của chim trĩ là 700.000 đồng/kg Doanh thu = 180kg x 700.000 = 126..000.000 đồng 52 * Công thức tính doanh thu cho nhiều loại chăn nuôi được tính theo công thức: Tổng doanh thu = Doanh thu chăn Nhím + Doanh thu chăn nuôi Cầy hương + Doanh thu chăn nuôi Chim trĩ 3. Lợi nhuận - Là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ mang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. - Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trĩ bị thua lỗ. - Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ có hiệu quả và đã bắt đầu có lời. Lợi nhuận được tính theo công thức Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí + Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các doanh nghiệp. + Để cung ứng các loại sản phẩm chăn nuôi cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh chăn nuôi phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. + Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi cho 3 loại chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bài tập 2: Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. C. Ghi nhớ Để có được số liệu tính hiệu quả kinh tế chính xác, người sản xuất cần phải có sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin về các khoản thu chi trong suốt chu kỳ sản xuất chăn nuôi. 53 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun 1. Vị trí Mô đun "Tiêu thụ sản phẩm" là mô đun cơ sở trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Mô đun này được thiết kế cuối cùng trong chương trình đào tạo nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Nội dung mô đun được dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để sau khi học xong học viên có những kiến thức và kỹ năng về tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi. 2. Tính chất Đây là một trong những mô đun có nội dung kiến thức cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết, thực hành và kiểm tra. II. Mục tiêu của Mô đun 1. Kiến thức - Nêu được các công việc cần thiết để tiêu thụ các sản phẩm từ nhím, cầy hương, chim trĩ cho hộ gia đình, trang trại, công ty. - Trình bày được phương pháp tính toán các dụng cụ, vật tư cần thiết. 2. Kỹ năng - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhím, cầy hương, chim trĩ. - Tính toán được các chi phí cần thiết trong chăn nuôi và hiệu quả kinh tế mang lại từ nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. 3. Thái độ Có thái độ thận trọng, khách quan trong việc tính toán, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất. III. Nội dung chính của Mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 05 - 01 Tính giá thành sản phẩm Tích hợp Lớp học/hiện trường 12 2 9 1 MĐ 05- 02 Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ Tích hợp Lớp học/hiện 14 2 12 54 chức bán hàng trường MĐ 05 - 03 Tính hiệu quả kinh tế Tích hợp Lớp học/hiện trường 20 4 15 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 50 8 36 6 * Ghi chú: - Tổng số thời gian kiểm tra (6 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 2 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. - Tổng thời gian thực hiện mô đun (50 giờ) gồm thời gian lý thuyết (8 giờ), thời gian thực hành (36+2=38 giờ) và thời gian kiểm tra kết thúc mô đun (4 giờ). - Cách viết mã bài: MĐ05-01 (MĐ - số thứ tự mô đun – thứ tự bài). IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành Bài 1: Tính giá thành sản phẩm Bài tập 1: Hãy xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường của các sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo mẫu cho trước: - Công việc của nhóm: Xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được bảng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường. Bài tập 2: Xác định các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Công việc của nhóm: Điền đầy đủ các thông tin về đối thủ cạnh tranh theo mẫu phiếu. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ 55 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được Bảng thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Bài tập 3: Hãy thống kê chi tiết và ước lượng các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất mà các anh chị biết: - Công việc của nhóm: Xác định được giá thành của các loại chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, máy tính - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được Bảng tổng hợp số liệu thống kê giá thành của các loại chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất. Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng. Bài tập 1: Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ. - Công việc của nhóm: Thiết kế tờ quản cáo. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, bàn ghế. - Địa điểm: Lớp học. - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm). - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Mẫu mã đẹp + Nội dung dễ hiểu Bài tập 2: Soạn một hợp đồng mua bán 50 kg cầy hương thịt và 100 kg nhím thịt và 500 con giống chim trĩ: 56 - Công việc của nhóm: Biên soạn hợp đồng mua bán sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ theo số liệu cho trước. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được một hợp đồng mua bán các sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo đúng định dạng văn bản của Bộ tài chính ban hành. Bài tập 3: Đóng kịch bán sản phẩm trong chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ chức các nhóm lên diễn kịch bản - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Các cá nhân hoàn thành tốt vai diễn của mình (như người mua hàng, người bán hàng, lãnh đạo quản lý các cơ sở sản xuất chăn nuôi, các nhà doanh nghiệp, các thương lái thu mua sản phẩm nhím, cầy hương, chim trĩ. Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi cho 3 loại chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Công việc của nhóm: Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhân công, tiêu thụ, tiền vay và lập dự toán tổng chi phí. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo. 57 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định + Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí tiền vay + Lập dự toán tổng chi phí Bài tập.2: Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh - Công việc của nhóm: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_tieu_thu_nhim_cay_huong_chim_tri.pdf