Giáo trình Tiếng việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời cũng là

tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam.

Chúng ta hiểu để xã hội loài người tồn tại và phát triển con người - chủ

thể xã hội cần phải lao động. Muốn có của cải vật chất, con người cần lao động

sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Muốn đời sống tinh

thần phong phú và sâu sắc thì phải tổ chức hoạt động xã hội. Từ đó, để thấu hiểu

đời sống tâm linh, tình cảm của từng cá nhân cộng đồng con người cần hoạt

động giao tiếp để trao đổi tâm tư tình cảm. Do đó, phương tiện giao tiếp quan

trọng nhất, đắc dụng nhất của con người là ngôn ngữ.

Người Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt làm công cụ để thực hiện các hoạt

động nhận thức, tư duy và biểu lộ kết quả tư duy và trao đổi ý kiến truyền đạt

kết quả nhận thức tư duy giữa người này với người khác.

Điều nữa, dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc, tồn tại 54 thứ tiếng. Vậy để

giao tiếp với người Việt, giữa các dân tộc với nhau, người Việt Nam dùng tiếng

Việt để giao tiếp mang tính chất phổ thông. Do đó tiếng Việt có địa vị cao, ưu

thế cao và nhiều tính ưu việt.

pdf90 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Tiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới rằng ... + Dấu ngang đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng thành một dòng.  Cần phân biệt dấu ngang với dấu nối: Dấu nối không phải là dấu câu. Dấu nối là dấu phụ trong văn bản, dùng để phân cách các âm tiết trong những từ phiên âm, ví dụ: Mát-xcơ-va; dùng để phân cách ngày tháng năm và các số liệu có liên quan đến nhau, dùng để ghi các liên danh: Hà Nội - Huế - Sài Gòn. - Dấu ngoặc đơn ( ): + Dấu ngoặc đơn dùng để tách biệt các thành phần đồng vị ngữ, phụ chủ ngữ. Nó bao gồm phần mở ngoặc và phần đóng ngoặc, cho dù ở giữa câu hay cuối câu. Ví dụ: Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). + Dấu ( ) dùng để ghi chú thái độ, cử chỉ của nhân vật trong văn bản kịch. Ví dụ: Ngọc (căm hờn): Chúng mày bắt chết tao rồi! (giãy giụa) + Dấu ( ) dùng để ghi chú tên tác giả, dịch giả tác phẩm sau một đoạn trích. Ví dụ: Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi Hố ngang hố dọc chữ i, chữ tờ. + Khi đọc phải ngừng giọng ở các dấu ngoặc đơn, phải được đọc nhỏ hơn và với giọng điều thích hợp. - Dấu ngoặc kép “ ”: + Dấu " ..." dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. + Dấu "..." dùng để đánh dấu những từ ngữ do người khác dùng để tỏ rõ thái độ chấm biếm, mỉa mai của người viết. = = 65 + Dấu "..." dùng để đánh dấu tên tác phẩm, tên sách, tên tài liệu. + Khi đọc phải ngừng đọc ở dấu ngoặc kép và có ngữ điệu thích hợp với lời nói trực tiếp của nhân vật. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Khái niệm chính tả? Vai trò của chính tả? 2. Trình bày hiểu biết của anh( chị) về các loại chữ viết tiếng Việt. 3. Trình bày các quy tắc chính tả tiếng Việt: quy tắc viết hoa, quy tắc viết âm tiết và quy tắc dùng dấu câu. 4. Bài tập: a) Xác định các nguyên âm mang dấu thanh điệu trong các âm tiết sau: doan, ngoan, ngoeo, quân, thương, thuông, mua. b) Chọn từ viết đúng và gạch chéo chéo chồng lên chữ a hoặc b của từ ấy: 1a. nhửng người 1b. những người 2a. đả đảo 2b. đã đảo 3a. vẫn vơ 3b. vẫn vơ 4a. xả thân 4b. xã thân 5a. củng cố 5b. cũng cố 6a. sỉ nhục 6b. sĩ nhục 7a. lủ lụt 7b. lũ lụt 8a.vửng vàng 8b. vững vàng 9a. lảng đảng 9b. vững vàng 10a. nử nhi 10b. nữ nhi HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Nắm được khái niệm chính tả: Chữ viết là hệ thống tín hiệu (gồm những đường nét) để ghi các âm thanh của ngôn ngữ vốn là những tín hiệu thị giác. Nêu vai trò của chữ viết và lấy ví dụ phân tích minh hoạ 2. Trình bày được các loại chữ viết của tiếng Việt: - Chữ Nôm (lý do ra đời, đặc điểm) = = 66 - Chữ quốc ngữ (lý do ra đời, đặc điểm) 3. Trình bày các quy tắc chính tả tiếng Việt và lấy ví dụ minh hoạ cụ thể: - Quy tắc viết hoa - Quy tắc viết âm tiết - Quy tắc đúng dấu cấu 4. Học viên tự làm bài tập. = = 67 PHẦN III: TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨATIẾNG VIỆT CHƯƠNG I: CẤU TRÚC TỪ TIẾNG VIỆT I. KHÁI NIỆM TỪ Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có chức năng định danh, có tính chỉnh thể về nội dung và hình thức, được vận dụng độc lập xây dựng nên câu . Ví dụ: Ăn, uống, đẹp, đã, đang ... Khi giao tiếp, tuỳ theo những tình huống cụ thể, chúng ta "lắp ghép" các từ lại thành câu, lắp ghép các câu thành đoạn, thành bài. Việc giao tiếp kết thúc các từ lại được "tháo rời" ra để dùng vào những cuộc giao tiếp khác. Không có từ thì không có thể có câu, có đoạn, có bài. Từ là một tín hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt: âm thanh và ý nghĩa. Quan hệ giữa hai mặt này hoàn toàn có tính chất quy ước, buộc những người sử dụng phải chấp nhận khi giao tiếp. Người ta không thể giải thích được vì sao từ này lại mang hình thức ngữ âm này lại không mang hình thức ngữ âm khác. Chẳng hạn người ta không thể giải thích được vì sao lại gọi là xe, là đạp, là máy. Nhưng trong ngôn ngữ, ở một số từ ngữ nào đấy ta cũng có thể giải thích được lý do của những tên gọi. Chẳng hạn như: xe đạp là loại xe chuyển động bằng cách đạp, xe bò là loại xe chuyển động bằng cách dùng bò để kéo... Tuy vậy, nhìn một cách chung nhất, mối quan hệ giữa hai mặt âm thanh và ý nghĩa trong từ là không thể giải thích được. Từ có tính độc lập về mặt ngữ pháp, nghĩa là chúng có thể hoạt động độc lập trong câu. Từ được sử dụng một cách nguyên vẹn, hoàn chỉnh trong mọi câu nói khác nhau. Ta thử so sánh các cặp sau: biển/ hải, cờ/ kỳ, xe/ xa, đường/ lộ... ta sẽ thấy: biển, cờ, xe, đường được sử dụng độc lập trong câu. Ta có thể nói: cờ bay phấp phới; đường còn rất xa... trong khi đó hải, kỳ, xa, lộ... không được dùng độc lập để tạo câu. Ta không thể nói: kỳ bay phấp phới, lộ còn rất xa... Như vậy những trường hợp này, chỉ có: biển, cờ, đường là từ, còn: hải, kỳ, xa, lộ không phải là từ. Như vậy, có thể phân tích ngắn gọn định nghĩa về từ như sau: = = 68 - Từ có chức năng định danh. Câu có chức năng thông báo. - Từ có tính chỉnh thể về nội dung và hình thức. Nội dụng có tính quy ước không thể giải thích được; hình thức không chia tách được. - Từ là đơn vị được sử dụng tự do trong câu. II. NGHĨA CỦA TỪ 1. Nghĩa của từ Từ là một tín hiệu, nó phải "nói lên, phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó". Chẳng hạn: Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy nhiều gắn nó vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi, đồng thời ít nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng bản chất của sự vật đó, và anh ta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ của từ đó cho phép. Như vậy ta nói anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó. Ví dụ cụ thể: Một người viết hoặc nói không phải là người Việt, nói hoặc nghe một từ "cây" mà có thể: - Quy chiếu, gắn được "cây" vào mọi cái "cây" bất kỳ trong thực tại đời sống. - Ít nhiều biết được đại khái như: Cây là loài thực vật mà phần thân, lá đã phân biệt rất rõ. Ví dụ: Cây nứa, cây tre .. - Dùng từ "cây" trong giao tiếp, phát ngôn đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt. Mỗi khi học nghĩa của từ, chúng ta đều học bằng cách liên hội với những cái mà từ đó chỉ ra. Mặt khác nghĩa của từ cũng được học thông qua hoặc liên quan với vô vàn tình huống giao tiếp ngôn ngữ mà từ đó được sử dụng. Và có thể nói: Nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng ra là trong hệ thống ngôn ngữ. Bởi vì: Từ có 2 mặt, 2 mặt này gắn bó với nhau như hai mặt của tờ giấy nếu không có mặt này thì không có mặt kia. Nó là cái phần nữa làm cho ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng trở thành thực thể vật chất - tinh thần. = = 69 - Có thể phát biểu vắn tắt: Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho từ). 2. Các thành phần nghĩa của từ a. Nghĩa biểu vật: Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hoạt động) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật. Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: Đất, trời, nắng, nóng, mưa, lạnh, thiên đường, địa ngục ... b. Nghĩa biểu niệm: Là liên hệ giữa từ với ý. Các ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người). Thật ra, những phân biệt trên đây là cần thiết và hợp lý. Nhưng không phải các thành phần nghĩa đó hiện diện trong một từ bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau. c. Nghĩa biểu thái: là nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói đối với nội dung nói và đối tượng giao tiếp. 3. Các loại nghĩa của từ a. Nghĩa từ vựng (nghĩa thực): Phản ánh sự vật hiện tượng, trạng thái, hành động, tính chất vốn có trong hiện thực khách quan. Ví dụ: Nhà, xe, ăn, ở, đẹp ... b. Nghĩa ngữ pháp (nghĩa hư): Chỉ các phạm trù ngữ pháp được thể hiện trong từ. Ví dụ: Vì ... nên, tuy ... nhưng; 4. Cách xác định nghĩa của từ: có 2 cách a. Nghĩa trong ngôn ngữ (còn gọi là nghĩa từ điển): Đây là nghĩa khát quát nhất, làm cơ sở để ta lựa chọn vận dụng vào lời nói. Nghĩa này gọi tên sự vật hiện tượng, hành động, trạng thái... Ví dụ: Mừng xuân Mậu Dần. (mùa xuân). b. Nghĩa trong ngữ cảnh: Tức là nghĩa xuất hiện trong một ngữ cảnh nào đó. Ví dụ : Bảy mươi tuổi vẫn còn xuân. (chỉ sự trẻ trung) Chúng ta kháng chiến đã 5 xuân. (năm) = = 70 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. (trẻ, giàu đẹp, phồn vinh). III. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác từ được tạo ra như một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp. Ví dụ: played (tiếng Anh).  Hình vị 1 (Play) gọi tên, chỉ khái niệm về một hoạt động: chơi. Hình vị 2 (ed) biểu thị thời gian của hoạt động đặt trong mối quan hệ với từ khác trong câu mà played xuất hiện. * Trong tiếng Việt việc xác định hình vị rất đơn giản, vì tất cả các loại hình vị trong tiếng Việt đều trùng với âm tiết, hay còn gọi tiếng một, cho nên nếu muốn biết trong một từ có mấy hình vị thì chúng ta chỉ cần xem từ đó có mấy âm tiết. Ví dụ: Nhà (1 âm tiết - 1 hình vị) Sinh viên (2 âm tiết - 2 hình vị) Tiền tư bản chủ nghĩa (5 âm tiết - 5 hình vị) Hình vị trong tiếng Việt có thể một mình làm thành từ, cũng có thể làm thành tố cấu tạo từ. VI. CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT 1. Từ đơn a. Khái niệm: Từ đơn là những từ chỉ có 1 âm tiết (1 hình vị), có nghĩa từ vựng hoặc có vai trò ngữ pháp, được dùng độc lập trong câu. b. Đặc điểm của từ đơn - Từ đơn tiết có thể dùng làm yếu tố cấu tạo nên từ đa âm tiết: Ví dụ: Trắng  trắng trẻo, trắng toát, trắng hếu.. Đất  đất nước, đất đai, nhà đất ... Cần phần biệt 1 từ đơn tiết với 1 yếu tố cấu tạo của từ đơn tiết, vì đó 2 loại đơn vị ngôn ngữ không cùng bậc. = = 71 Cờ: 1 từ đơn tiết Kỳ: Là 1 yếu tố cấu tạo từ đa tiết, như: quốc kỳ, đảng kỳ. - Các từ đơn tiết phần lớn là những từ cơ bản của tiếng Việt, nghĩa là chúng đã được người Việt dùng từ rất lâu, để chỉ các sự vật, hiện tượng, tính chất ... cần phải được gọi tên trước hết trong cuộc sống. Do xuất hiện sớm, nên hiện tượng có nhiều nghĩa (đa nghĩa) cũng thường thấy ở từ đơn tiết. 2. Từ ghép a. Khái niệm Từ ghép là những từ gồm ít nhất từ hai âm tiết có nghĩa (Hán Việt) trở lên tự thêm ghép lại với nhau theo những quy tắc từ pháp - ngữ nghĩa của tiếng Việt. Như vậy được cấu tạo theo phương thức ghép: - Các tiếng có sự hoà phối về nghĩa (trên cơ sở quan hệ về nghĩa). Ví dụ: Xe đạp, xe máy Nhà ăn, nhà tranh, nhà ngói - Cái tiếng ghép lại với nhau theo quan hệ ngữ pháp nhất định. + Quan hệ đẳng lập + Quan hệ chính phụ. Có thể chia từ ghép thành 2 loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. b. Từ ghép đẳng lập * Về cấu tạo. - Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà các tiếng ghép lại với nhau theo quan hệ đẳng lập (các tiếng có giá trị ngang nhau) không chi phối nhau, mà tạo thành một khối (1 từ) hoàn chỉnh về cấu tạo và nghĩa. Hai tiếng đó có tính chất từ loại giống nhau. Ví dụ: Đất nước trong sáng Tươi tốt DT DT DT DT DT DT - Thành tố trực tiếp tham gia cấu tạo nên từ ghép đẳng lập nghĩa có tổ chức đơn giản thường do 1 tiếng đảm nhiệm. Ví dụ: công nông binh 1 1 1 = = 72 - Trật tự các thành tố có thể thay đổi, do quan hệ đẳng lập quy định. Ví dụ: vợ chồng  chồng vợ * Ý nghĩa: Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập hơn ý nghĩa của các yếu tố ghép lại, nghĩa ấy là nghĩa khái quát ít liên quan đến nghĩa các yếu tố. Ví dụ: Quần áo chỉ trang phục nói chung. Đất nước chỉ quê hương lãnh thổ của 1 dân tộc đã thành một quốc gia. Ăn ở chỉ cách cư xử của con người. Những từ ghép đẳng lập có những thành tố đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau (bịa đặt, to lớn, bè phái), hoặc phản nghĩa với nhau (to nhỏ, sống chết...) hoặc biểu thị sự vật hiện tượng, tính cách thường xuất hiện gần nhau (bài vở, ăn nói, bay liệng ...) Như vậy, nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất khái quát, hình tượng, có tính biểu trưng, nên độ chính xác không cao. c. Từ ghép chính phụ * Về cấu tạo: - Các tiếng được ghép lại với nhau theo quan hệ chính phụ. Tức là có một tiếng đảm nhiệm yếu tố chính mang nghĩa khái quát (chỉ chủng loại lớn, đặc trưng chung của sự vật), còn các tiếng khác được xem là phụ mang nghĩa hỗ trợ, bổ sung hoặc chi tiết hoá (chỉ loại nhỏ, nét phụ) cho tiếng chính. Ví dụ: cá rô, lúa chiêm, hoa sen... - Thành tố trực tiếp tham gia cấu tạo có tổ chức phức tạp (nhiều tiếng). Ví dụ: Nhà/ an dưỡng Hợp tác/ xã Chính (1) Phụ (2) Phụ (2) chính (1) - Trật tự các tiếng cố định, không thể thay đổi. Ví dụ: Xe đạp không thể đổi thành đạp xe ở từ Hán Việt yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước: Ví dụ: Vương quốc, quốc vương. Ở từ tiếng Việt tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. * ý nghĩa: Nghĩa được xác định trên cơ sở nghĩa các yếu tố. Tức là phép cộng nghĩa các yếu tố, nghĩa ấy chính xác, chặt chẽ. = = 73 Ví dụ: Nhà ăn chỉ nơi tổ chức việc ăn uống Sân bay chỉ nơi để máy bay cất cánh, hạ cánh. Do đó thuật ngữ khoa học đều là từ ghép phân nghĩa với chức năng gọi tên (sự việt, hoạt động, khái niệm, tính chất). 3. Từ láy a. Định nghĩa: Từ láy là những từ đa tiết được cấu tạo bằng phương thức láy: - Hoà phối về âm (có quan hệ với âm) tức là dựa vào một âm tiết làm gốc (âm tiết này có thể có nghĩa, có thể không có nghĩa) tự thân láy lại về ngữ âm âm tiết ấy để tạo ra từ láy âm. - Ít nhất có một âm tiết khó xác định nghĩa, có khi cả 2 âm tiết không có nghĩa. Ví dụ: lửng thửng, phôi pha - Các âm tiết trong từ láy thường có những thanh điệu tương ứng với nhau: Các thanh ngang, sắc, hỏi thường đi với nhau; các thanh huyền, ngã, nặng thường đi với nhau. Ví dụ: Lo lắng, chim chóc, bé bỏng, tròn trĩnh, đẹp đẽ ... b. Các loại từ láy. - Có 2 hình thức láy: Láy hoàn toàn cả âm tiết gốc và láy một phần của âm tiết ấy trong âm tiết thứ 2 của từ láy. * Từ láy bộ phận: + Từ láy âm (láy âm đầu) có thể cộng thêm sự thay đổi luân phiên có quy luật âm chính và thanh điệu theo nhóm âm vực. Ví dụ: Bàn bạc, bé bỏng, rung rinh. + Từ láy vần là kiểu láy các tiếng có sự giống nhau về phần vần có âm đầu khác nhau (có thể cộng thêm sự thay đổi thanh điệu cùng âm vực). Ví dụ: Bát ngát , lênh khênh... * Từ láy hoàn toàn: Hai thành tố, có sự tương ứng hoàn toàn. Do phát âm nhẹ ở âm tiết đầu nên có hiện tượng biến thanh, biến vần. Biến thanh theo quy tắc đã nêu trên, còn biến vần theo quy tắc sau: P  m: Đèm đẹp, chiêm chiếp, cầm cập ... T  n: San sát, tôn tốt, chan chát ... K  ng: Eng éc, ang ác, rừng rực ... = = 74 Ch  nh: Chênh chếch, anh ách ... Hay có thể hiểu: Láy hoàn toàn là lặp lại toàn bộ âm tiết gốc, có trường hợp âm tiết trong từ láy hoàn toàn không có nghĩa tự thân. Ví dụ: Cào cào, ba ba, châu chấu ... - Dựa vào dạng thức láy có: Láy đôi là phương thức láy tác động lại 1 lần. Láy ba là phương thức láy tác động lại 1 lần. Từ láy ba trong tiếng Việt không nhiều lắm. Láy bốn là phương thức láy tác động lại 2 lần. Hình thức láy 4 thường được xây dựng trên cơ sở các từ láy đôi. Đại bộ phận trường hợp được cấu tạo như sau: lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, trong khi lặp, đổi vần của yếu tố thứ hai thành vần a, à. Ví dụ: Khấp khểnh  Khấp kha khấp khểnh. Hì hục  Hì hà hì học  hì hục hì hục Hoặc trong khi láy, biến đổi thanh điệu sao cho 2 yếu tố đều mang thanh điệu thuộc âm vực cao, 2 yếu tố sau mang thanh điệu thuộc âm vực thấp. Ví dụ: Lảm nhảm làm nhàm, loáng choáng loạng choạng Hoặc có kiểu cấu tạo: Tách đôi từ láy đôi cơ sở, ghép thêm vào mỗi âm tiết của từ láy đôi cơ sở một âm tiết hiệp vần với nó. Ví dụ: Nhồm nhoàm  lồm nhồm loàm nhoàm Thơ thẩn  thơ thơ lẩn thẩn. Có kiểu cấu tạo nữa là theo mô hình AB - AABB như: Vội vội vàng vàng, hăm hăm hở hở. c. Nghĩa của từ láy Về mặt nguyên tắc muốn xác định nghĩa từ láy ta xác định trên cơ sở nghĩa của tiếng gốc. Ví dụ: Nhỏ nhắn, xinh xắn, tôn tốt... Thế nhưng chúng ta thấy nghĩa của từ láy có tính chất biểu trưng (hình tượng) nghĩa là: Nghĩa của từ láy đi xa với nghĩa của tiếng gốc, ít có liên quan đến nghĩa tiếng gốc. Nghĩa của từ láy do sự hoà phối ngữ âm giữa các âm tiết (hoặc các bộ phận của âm tiết) được láy lại tạo nên. Nhiều khi một loạt những từ láy theo một = = 75 kiểu cấu tạo nào đấy đã tạo nên một nét nghĩa chung rất tinh tế và thú vị . Chẳng hạn, những từ láy phụ âm đầu trong đó vần của âm tiết thứ nhất bao giờ cũng là "ấp": lập loè, nhấp nhô, thấp thoáng, gập ghềnh, lập bùng, khập khiểng... Có nét nghĩa chung là "không ổn định theo chu kỳ, khi lên khi xuống khi cao khi thấp, khi mờ khi ảo, khi sáng khi tối. Các từ láy âm có giá trị ngữ nghĩa chung là nhấn mạnh chi tiết hoá và sắc thái hoá nghĩa miêu tả so sánh với nghĩa của tiếng gốc (nếu nghĩa này có nghĩa tự thân). Vì thế từ láy được dùng trong thơ văn, đặc biệt là trong thơ trữ tình và trong văn miêu tả. Ngôn ngữ khoa học và chính luật ít dùng từ láy âm. * Các loại nghĩa của từ láy - Nghĩa sắc thái hoá có tính chất biểu hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ... Ví dụ: Anh ấy ăn nói rất nhẹ nhàng. Nó ăn nói hỗn hào. Vậy nghĩa sắc thái hoá có thể tăng nhấn mạnh, kiểu như: Đỏ-đỏ đắn, sạch - sạch sẽ hoặc theo hướng giảm nhẹ, kiểu như: Xinh - xinh xinh, nhạt - nhạt nhạt... - Nghĩa đột biến: Nghĩa đi xa, không có sự liên quan với nghĩa tiếng gốc (nghĩa hình tượng, biểu trưng, tức là không tìm thấp nghĩa gốc). Ví dụ: bấp bênh, gập ghềnh, phôi pha, lổ chổ ... * Có những từ láy mà yếu tố ở sau có vần "iếc" có sắc thái phủ định hoặc mỉa mai, đùa bỡn. Ví dụ: Ghế ghiếc, phở phiếc, xe đạp - xe điếc ... Tóm lại, láy là 1 phương thức tạo từ của tiếng Việt. Các từ láy có tác dụng miêu tả kèm theo những cách đánh giá chủ quan của người nói trước sự vật, hiện tượng. Các từ láy là công cụ đắc lực của các tác phẩm văn học nghệ thuật. d. Cách sử dụng từ láy: - Trong khi nói và viết, khi nội dung yêu cầu phải chính xác chặt chẽ, lô gíc như trong các văn bản chính luận, khoa học hành chính thì không sử dụng từ láy. - Từ láy được sử dụng trong các trường hợp sau: Giao tiếp hàng ngày, thư từ, nhật ký. Đặc biệt từ láy được sử dụng triệt để trong ngôn ngữ văn chương: thơ, truyện, kịch, ký, kể chuyện. 4. Từ ngẫu kết = = 76 a. Định nghĩa: Từ (ghép) ngẫu kết là loại từ mà trong đó có thành tố (hình vị) không quan hệ gì với nhau cả. Chúng chỉ ngẩu nhiên kết lại thành từ. Ví dụ: axít, xà phòng, mỳ chính, bù nhìn, mà cả, rađiô ... b. Đặc điểm của từ (ghép) ngẫu kết - Có một số từ số lượng thành tố (hình vị) có thể tương đối lớn nói chung là không có giới hạn rõ rệt. - Phần lớn từ ghép ngẫu kết là từ vay mượn hoặc từ phiên âm từ nước ngoài sang tiếng Việt. Do đặc điểm này mà từ ngẫu kết này đang có xu hướng tăng lên về mặt số lượng. Đặc biệt trong giai đoạn "mở cửa" hiện nay, từ ngoại lai (tiếng Anh) được sử dụng một cách ồ ạt, thiếu ý thức làm cho từ ghép ngẫu kết càng tăng vọt. Vì vậy cần có biện pháp điều chỉnh ngăn chặn. - Ngược lại, do xu hướng Việt hoá mà một số từ ghép ngẫu kết đang mất dần trong vốn từ tiếng Việt, thay vì một từ ghép nghĩa hoặc một đơn vị có ý nghĩa tương tự. Ví dụ: Ghi đông  tay lái Pênanty  phạt đền CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Phân tích khái niệm từ. 2. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về nghĩa của từ. 3. Từ đơn là gì? Đặc điểm của từ đơn tiếng Việt? 4. Phân biệt từ láy và từ ghép trong tiếng Việt? 5. Bài tập: a. Phân loại các từ sau đây theo cấu tạo (từ láy, từ ghép): cà pháo, la cà, lăng xăng, xăng dầu, hoả hoạn, nhũn nhặn, nhiều nhặn, số nhiều, nhanh chóng, nhanh nhảy, nhanh nhẹn, thương yêu, yêu quái, nũng nịu, hom hem, đỏ đen, trắng trong, thuyền bè, tươi tốt, bạn bè, phố phường, lè tè, lụa là, nhí nhảnh, mở mang, mỡ màng, mơ màng, trằn trọc, hồng hào, hiện lành, lành lặn, buôn bán, băng bó, chạy nhảy. b. Trong các từ ghép sau đây hãy xác định từ ghép nào là từ ghép hợp nghĩa, từ ghép nào là từ ghép phân nghĩa: Làng mạc, chợ búa, gà qué, ý nghĩa, máy móc, suy nghĩ, xanh ngắt, lâu đời, phẳng lỳ, mặn chát, khỏe mạnh, tươi tỉnh, nô giỡn, nhà máy, chài lưới, ẩm ướt, vun đắp, đỏ au, giúp đỡ. = = 77 c. Tìm những từ ghép có tiếng chính là thuốc, tiếng phụ chỉ: a) Công dụng của thuốc b) Màu sắc của thuốc c) Dạng của thuốc d) Nơi chốn xuất xứ của thuốc. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Phân tích có lập luận và ví dụ minh hoạ các ý sau: - Từ là đơn vị có tính định danh; - Có tính chỉnh thể về nội dung và hình thức; - Có khả năng đứng độc lập và hoạt động tự do để xây dựng nên câu. 2. Nghĩa của từ có 2 loại: - Nghĩa từ vựng - Nghĩa ngữ pháp. 3. Khái niệm từ đơn: Từ đơn là những từ chỉ có 1 âm tiết (1 hình vị), có nghĩa từ vựng hoặc có vai trò ngữ pháp, được dùng độc lập trong câu. * Đặc điểm: - Từ đơn tiết có thể dùng làm yếu tố cấu tạo nên từ đa âm tiết: - Các từ đơn tiết phần lớn là những từ cơ bản của tiếng Việt. - Do xuất hiện sớm, nên hiện tượng có nhiều nghĩa (đa nghĩa) cũng thường thấy ở từ đơn tiết. 4. Học viên tự làm bài tập. = = 78 CHƯƠNG 2: CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT I. LỚP TỪ CÓ QUAN HỆ VỀ ÂM HOẶC NGHĨA 1. Từ đồng âm a. Khái niệm: Từ đồng âm có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng khác nhau về ý nghĩa. Ví dụ: * Báo (1): Đưa tin Báo (3): Con báo Báo (2): Điện báo Báo (4): Tờ báo * Đá (1): đất (đá) Đá (2): Đá (bóng, nhau) Hiện tượng đồng âm thường xẩy ra trong phạm vi từ ngắn. Cấu trúc đơn giản, từ càng ngắn thì tính võ đoán càng cao và do đó dễ chứa đựng những ý nghĩa khác. Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt phổ biến hơn các ngôn ngữ ấu Âu. b. Các loại từ đồng âm - Từ đồng âm cùng loại: Tức là các từ đồng âm cùng nằm trong 1 từ loại. Ví dụ: Mực (1): Con chó màu đen - danh từ, mực (2): Mực viết - danh từ Thức ăn (con mực - danh từ) La (1): con la; La (2): nốt nhạc - danh từ Mè (1): rui mè (của nhà) mè (2): Cá mè - danh từ - Từ đồng âm khác loại: các đơn vị đồng âm nằm trong các từ loại khác nhau. Loại đồng âm này chiếm số đông trong tiếng Việt. Ví dụ: Bàn tính (1): dụng cụ tính toán - danh từ Bàn tính (2): Trao đổi, bàn bạc - động từ. Cày (1): Cái cày - danh từ Cày (2): Cày ruộng - động từ. c. Đặc điểm của từ đồng âm Nếu các từ đồng nghĩa, trái nghĩa bao giờ cũng thuộc một trường thì các từ đồng âm có thể thuộc các trường khác nhau. Chẳng hạn: Một từ thuộc trường sự vật có thể đồng âm với một từ thuộc trường tính chất như: Lợi (răng lợi) - lợi (lợi ích); Hoặc một từ thuộc trường sự vật có thể đồng âm với một từ thuộc trường hành động như: đục (cái đục) - đục (đục đẽo), cày (cái cày) - cày (cày ruộng). = = 79 Như vậy một đặc điểm nổi bật của từ đồng âm là tính bất tương đồng về hệ hình. Nói một cách khác là các từ đồng âm không thể thay thế cho nhau trên một trục dọc ở cùng một vị trí. Trong thực tế giao tiếp, ít khi các từ đồng âm cùng xuất hiện trong một văn cảnh việc phát hiện ra hiện tượng đồng âm là nhờ thao tác liên tưởng của một chuỗi. Ví dụ: Dỡ dang dang dỡ vì sông Ngày làm công nhật đêm trông dạ chàng. Nhờ thao tác liên tưởng mà người ta phát hiện được từ tố "dang" trong "dở dang", "dang dở" đồng âm với "giang" (từ Hán) có nghĩa là "sông", "nhật" trong "công nhật" đồng âm với "nhật" (Hán) có nghĩa là ngày (Việt); "Dạ" (Việt): bụng dạ đồng âm với "dạ" (Hán): đêm d. Giá trị của từ đồng âm Khi sử dụng từ đồng âm tạo ra sự bất ngờ thú vị, tăng thêm khả năng diễn đạt cho lời nói, có thể khai thác các khía cạnh ngữ nghĩa khác nhau trong một câu nói. Ví dụ: 1. Mỹ mà xấu Mỹ 1: Nước Mỹ (danh từ): Mỹ 2: Đẹp (tính từ) Hay với tư cách là một trò chơi chữ, từ đồng âm được sử dụng trong thơ ca trào phúng làm cho ý sinh động, dí dỏm, sâu sắc hẳn lên. Ví dụ: Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. Tôi tôi vôi bác bác trứng Mồm bò tuy không phải mồm bò mà lại mồm bò. 2. Từ đồng nghĩa a. Định nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ cùng biểu thị một khái niệm hay tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách hoặc đồng thời cả hai. Ví dụ: Cố, gắng, cố gắng Nhìn, nom, ngó, trông, liếc, coi ... Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành 1 nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. = = 80 - Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ đồng nghĩa có thể có 1, 2 nghĩa, nhưng từ khác có tới 5, 7 nghĩa. Thông thường các từ chỉ đồng nghĩa ở một nét nghĩa nào đó. Chính vì thế một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. * Ví dụ: Coi - xem

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0013_p1_6532.pdf