Lịch sửphát triển nghềcá
Dựa theo một sốtưliệu ghi lại, lịch sửphát triển của con người và lịch sửphát
triển nghềcá có mối quan hệgắn bó với nhau. Lúc ban sơxã hội loài người còn
nhỏnên nhu cầu thực phẩm chưa nhiều, nên việc thu lượm đáp ứng được nhu
cầu đời sống. Vềsau xã hội loài người phát triển lớn dần lên, nhu cầu thực
phẩm gia tăng, việc hái lượm không còn đáp ứng đủnhu cầu, nên hoạt động
săn bắt, khai thác tựnhiên bắt đầu phát triển
139 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình thủy sinh đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Nông Nghiệp & TNTN
Thủy Sinh Đại Cương
Tác giả: Hứa Thị Phượng Liên
Giới Thiệu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
THỦY SINH ĐẠI CƯƠNG
Hứa Thị Phượng Liên
Long Xuyên - 2005
Chương 1: Lịch Sử Hình Thành Và Hiện Trạng Nghề Cá
Lịch sử phát triển nghề cá
Dựa theo một số tư liệu ghi lại, lịch sử phát triển của con người và lịch sử phát
triển nghề cá có mối quan hệ gắn bó với nhau. Lúc ban sơ xã hội loài người còn
nhỏ nên nhu cầu thực phẩm chưa nhiều, nên việc thu lượm đáp ứng được nhu
cầu đời sống. Về sau xã hội loài người phát triển lớn dần lên, nhu cầu thực
phẩm gia tăng, việc hái lượm không còn đáp ứng đủ nhu cầu, nên hoạt động
săn bắt, khai thác tự nhiên bắt đầu phát triển.
1. Nền tảng nghề khai thác cá
Từ những hoạt động săn bắt cá, sau đó hình thành nghề khai thác cá tự nhiên.
Ban đầu các dụng cụ săn bắt cá rất thô sơ, sau đó ngư cụ dần dần được cải
tiến. Từ các loại ngư cụ đơn sơ như câu, lưới chài, nò... đến nay đã có những
dụng cụ săn bắt hiệu quả hơn như lưới vây, lưới cào, máy dò cá, ánh sáng đèn
dụ cá ... Ngày nay, nghề khai thác cá vẫn còn tồn tại với một trình độ cao. Săn
bắt, khai thác cá là nền tảng của sự phát triển nghề khai thác cá hiện đại và sẽ
vẫn còn phát triển trong tương lai.
2. Nền tảng nghề nuôi cá
Khi việc săn bắt những sản phẩm được nhiều hơn nhu cầu sử dụng thì con
người bắt đầu lưu giữ lại những sản phẩm đó trong môi trường gần giống với
môi trường thiên nhiên để dùng được lâu hơn. Từ việc lưu giữ đó, một số loài
sinh sôi nảy nở thêm về số lượng, khi cho thêm thức ăn vào thì thấy các sinh
vật lưu giữ lại lớn nhanh hơn. Ý niệm nuôi cá bắt đầu hình thành. Nghề nuôi cá
dần dần phát triển trãi hằng ngàn năm qua.
Hiện trạng nghề cá
1. Nghề khai thác cá thế giới
Đến nay sản lượng của nghề khai thác cá thế giới chủ yếu là các loài cá biển.
Niềm tin về nguồn lợi vô tận của biển vẫn còn được duy trì. Nhưng thực tế,
nghề khai thác cá đang đi dần vào theo hướng vượt mức ổn định. Sản lượng
khai thác cá có xu hướng sụt giảm.
Nghề khai thác cá biển có thể chia thành ba giai đoạn phát triển
1. Giai đoạn tăng nhanh từ năm 1940 (20 triệu tấn) đến năm 1970 (60 triệu
tấn).
2. Giai đoạn tăng chậm từ năm 1970 đến 1989 (90 triệu tấn)
3. Giai đoạn không tăng và có xu hướng giảm, từ năm 1982 đến nay.
2. Nghề nuôi cá thế giới
Nghề nuôi cá châu Á xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, ít nhất khoảng 2500
năm. Vì năm 474 trước Công Nguyên Việc nuôi cá chép đã được Phạm Lãi
(Fan Li) ghi chép. Điều nầy có nghĩa là kỹ thuật nuôi cá phải có trước đó.
Ở châu Phi nghề nuôi cá có cách đây khoảng 4000 năm tại Ai Cập. Trước công
nguyên khoảng 2000 năm nghề nuôi cá đã được hình thành và còn để qua các
bức vẽ trên đá, đối tượng nuôi là cá rô phi trong ao hay trong các kênh thoát
nước chính.
Nuôi kết hợp cá chép (nuôi ghép) với các loài cá chép Trung Quốc trong các ao
bón phân và nuôi cá có cho ăn xuất hiện khoảng vài thế kỷ qua. Nuôi ghép các
loài cá chép Ấn Độ với nhau trong ao (không có bón phân hay cho ăn) xuất hiện
cách đây 1000 năm.
2.1.Nghề nuôi cá nội địa
Nghề nuôi cá nội địa hay là nuôi cá nước ngọt ở hầu hết các quốc gia châu Á
chỉ phát triển trong thời gian gần đây. Các nhà buôn Trung quốc đã đem cá
chép vào nuôi ở các quốc gia Đông nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore
và Thailand vào cuối thế kỷ qua hay đầu thế kỷ 20.
Ở Việt Nam và Lào, nghề nuôi cá trong ruộng lúa trên các vùng núi đồi xuất hiện
ở miền Bắc do người dân tộc Thái khởi đầu đã qua một vài thế kỷ. Nghề nuôi cá
bè ở Biển Hồ - Campuchia và An Giang Đồng Tháp có khoảng gần 50 năm.
Một vài quốc gia như Myanma và Nepal, nghề nuôi cá còn rất trẻ khoảng 50
năm tuổi. Hầu hết nghề nuôi cá ở các nước châu Á chỉ phát triển đáng kể vào
khoảng hơn 30 năm qua. Loài cá nuôi chủ yếu là các loài cá chép, cá tra, ba sa
và cá rô phi. Hiện nay nghề nuôi cá nước ngọt đã phát triển với nhiều mô hình
nuôi và đối tượng nuôi khác nhau. Từ hình thức nuôi nước tĩnh, điển hình là
nuôi cá ao đã phát triển thành mô hình nuôi cá trong hồ chứa với diện tích mặt
nước lớn. Nuôi cá nước chảy trong lồng, bè, đăng quầng ven sông, hay nuôi cá
trong hệ thống sản xuất kết hợp canh tác lúa, mương vườn cây ăn trái…
2.2. Nghề nuôi cá ven biển hay nuôi hải sản
Nghề nuôi cá ven biển còn gọi là nghề nuôi hải sản. Hình thức nuôi là những
đầm nuôi cá tôm có giống thu từ tự nhiên. Đầm nuôi thiết kế dựa vào ảnh
hưởng của nhịp độ thuỷ triều. Ngoài ra còn có những chiếc bè nuôi cá biển. Đối
tượng nuôi đa dạng, ngoài cá còn có các loài giáp xác như tôm, cua…, nhuyễn
thể như hàu, vẹm, trai, sò, nghêu, ốc, điệp… và các loài rong biển.
Nghề nuôi cá ven biển xuất hiện đầu tiên là nghề nuôi cá măng ở đảo Java -
Indonesia khoảng 600-800 năm sau công nguyên. Ở Philippine nghề nuôi cá
măng cũng xuất hiện vài trăm năm. Ở Nhật bản, nghề trồng rong biển bắt đầu
cách đây khoảng 400 năm và nuôi nhuyễn thể khoảng 300 năm. Ở Việt nam
nghề nuôi hải sản còn rất non trẻ. Nghề nuôi tôm quảng canh xuất hiện trước,
nuôi tôm bán thâm canh chỉ bắt đầu từ những năm đầu của 1980, sau đó nuôi
nhuyễn thể: nghêu, sò huyết…
Định nghĩa một số thuật ngữ trong nghề cá
1. Cá (fish) là gì?
Theo nghĩa rộng của ngành thì cá là những sinh vật sống trong môi trường
nước. Theo nghĩa hẹp thì cá là những động vật có xương sống, sống trong
nước, hay sống lưỡng cư thở bằng mang, có thể được sử dụng trực tiếp cho
nhu cầu đời sống của con người.
2. Nghề cá (fisheries) là gì?
Đó là những công việc liên quan đến quá trình khai thác, nuôi trồng và phát triển
nguồn lợi các sinh vật sống trong nước. Khi nói đến nghề cá thì nó được hiểu
như một hoạt động bao gồm 3 lãnh vực : khai thác, (Capture fisheries), nuôi
trồng thủy sản (Aquaculture) và phát triển nguồn lợi (Culture based or enhenced
fisheries).
3.Thủy sản là gì?
Thủy sản là những sản vật khai thác được từ trong môi trường nước, có thể qua
hay không qua khâu nuôi trồng. Các sản vật nầy chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp
là động vật và thực vật.
4. Nuôi trồng thủy sản là gì (Aquaculture)?
Thuật ngữ Nuôi Trồng Thủy Sản được sử dụng khá rộng rãi để chỉ việc nuôi các
động vật thủy sinh (cá - fish, thủy sinh vật có vỏ - shellfish) và thực vật thủy sinh
(rong biển - seaweeds) trong môi trường nước ngọt và lợ. Theo cách nói khác
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động canh tác ở môi trường nước (farming in water).
Tuy nhiên, khi nói về Nuôi trồng thủy sản cũng có thể phân chia chúng theo các
nhóm khác nhau, nếu dựa theo:
• Kỹ thuật nuôi hay hệ thống nuôi thì có nuôi ao, nuôi lồng, bè, nuôi nước
chảy, nuôi đăng quầng, ...
• Đối tượng nuôi thì có : nuôi cá, nuôi sò, nuôi tôm, rong biển, ...
• Môi trường nuôi thì có nuôi nước ngọt, nuôi nước lợ, nuôi nước mặn ...
• Tính chất môi trường nuôi thì có nuôi vùng nước lạnh, nuôi vùng nước
ấm, nuôi vùng cao, nuôi vùng đồng bằng, nuôi nội địa, nuôi ven biển, ...
Ngoài ra, cũng có những định nghĩa khác về nuôi trồng thủy sản như
1. Nuôi trồng thủy sản là bất kỳ những tác động nào của con người làm cải
thiện sự sinh trưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích nuôi nào
đó.
2. Nuôi trồng thủy sản là một hay nhiều tác động (của con người) làm ảnh
hưởng tới chu ký sống tự nhiên của sinh vật nào đó.
3. Theo FAO (1993): Nuôi trồng thủy sản là canh tác các thủy sinh vật bao
gồm cá (fish), nhuyễn thể (Molluscs), giáp xác (Crustaceans) và thủy thực
vật (Aquatic plants). Canh tác có nghĩa là một dạng tác động vào quá trình
ương nuôi để nâng cao năng suất như thả giống thường xuyên, cho ăn,
ngăn chặn địch hại ...
Chương 2: Môi Trường Nước Và Các Loại Thuỷ Vực
Trong Thiên Nhiên
Môi trường nước
Định Nghĩa: Môi trường (environment ) là phần thế giới vật chất bao quanh ta.
Trong đó môi trường thủy quyễn (hydrosphere) là một bộ phận của môi trường
thiên nhiên và là môi trường sống có diện tích lớn nhất, chiếm 71% diện tích trái
đất (363 triệu km2/510 triệu km2).
1. Tài nguyên nước (Water resources)
1.1. Tài nguyên nước thế giới
Sự sống tồn tại trên trái đất nhờ có nước. Từ xa xưa vai trò của nước đã được
nhận thức là rất quan trọng trong đời sống nhân loại. Các nền văn minh lớn của
nhân loại trên thế giới hầu hết đều phát sinh bên cạnh các dòng sông lớn. Nền
văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á. Nền văn minh Ai cập ở hạ lưu sông Nile. Văn
minh sông Hằng ở Ấn Độ. Văn minh Hoàng hà ở Trung quốc và văn minh sông
Hồng ở việt Nam… Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển.
Chu trình vận động của nước trong khí quyển giữ vai trò quan trọng trong việc
điều hòa khí hậu, đất đai và sự phát triển trên trái đất.
Nước được xem là một tài nguyên đặc biệt, vì tàng trữ một năng lượng lớn
cùng nhiều chất hòa tan có thể khai thác phục vụ cuộc sống con người. Tài
nguyên nước trên trái đất ước tính khoảng 1.386 triệu km3. Lượng nước ngọt
sử dụng được chỉ có 0,8%. Trong khoảng 105.000km3 nước mưa - nguồn cung
cấp nước ngọt cho trái đất - thì 1/3 số nước (khoảng 37.000 km3) đổ xuống
sông, suối và tích tụ trong đất, còn 2/3 trở lại bầu khí quyển do bốc hơi bề mặt
và sự thoát hơi nước ở thực vật. Trong 1/3 lượng nước đó, nước dùng sinh
hoạt trung bình trên đầu người vào khoảng 250 lit/ngày. Ở các nước công
nghiệp phát triển, lượng nước sử dụng cao gấp 6 lần mức trên.
Thể tích nguồn nước tự nhiên trên thế giới
Nguồn nước Thể tích(1.000km3) Tỷ lệ(%)
Đại dương 1.348.000 97,312
Nước ngầm 8.000 0,577
Băng 29.000 2,093
Hồ, Sông, Suối 200 0,014
Nước chảy tràn từ lục địa 40 0,003
Tổng cộng 1.385.240 100
1.2. Tài nguyên nước Việt nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, do Việt Nam có lượng mưa
trung bình hằng năm cao, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc ( mật độ 0,5 -
2 km/km2) với chiều dài tổng cộng trên 52.000km. Trong đó có các hệ thống
sông lớn như Mékông, sông Hồng, sông Đồng Nai …Ngoài ra còn có 213.549
ha mặt nước hồ chứa và các công trình thủy lợi, thủy điện lớn như Hòa Bình,
Thác Bà, Trị An, Núi Cốc, Kẻ Gỗ, Dầu Tiếng, Nậm Rốn, Tà Keo …
Chất lượng nước của sông ngòi Việt Nam có độ khoáng hóa thấp (200mg/l),
phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu, thuộc loại nước mềm.
2. Đặc tính của môi trường nước thuận lợi cho sự sống của thủy sinh vật
2.1.Độ hòa tan lớn:
Phân tử nước gồm 2 nguyên tố Hydrogen và Oxygen hợp thành. Đây là một
phân tử lưỡng cực và không đối xứng. Trong phân tử nước khoảng cách giữa
Hydrogen và Oxygen không giống nhau nên tạo ra bản chất lưỡng cực và tạo
thành một điện trường quanh nó. Nhờ đặc điểm nầy nước có thể hòa tan được
nhiều chất khí khi chúng ở dạng ion. Các loại muối vô cơ là dạng điển hình của
mạng ion, khi các loại muối nầy được đưa vào nước sẽ lần lượt hòa tan trong
môi trường nước. Nước hòa tan được một số hợp chất vô cơ, hữu cơ và các
chất khí. Khả năng hòa tan và điện ly lớn của nước làm cho môi trường nước
trở thành môi trường cung cấp các chất dinh dưỡng và các chất khí cho thủy
sinh vật. Đồng thời dễ dàng phân tán các chất do chúng thải ra.
2.2. Khối lượng riêng cao và độ nhớt thấp
Hai đặc tính nầy ảnh hưởng rất quan trọng đến sự di động của thủy sinh vật ở
trong nước. Sức nâng đỡ sẽ lớn làm vật dễ nổi, sức cản sẽ nhỏ, vật sẽ bơi
nhanh hơn và ít tốn năng lượng.
2.3. Nhiệt lượng riêng cao và độ dẫn điện kém
Hai đặc tính nầy làm khối nước trong thủy vực hút nhiều nhiệt, giữ nhiệt, bảo
đảm điều kiện nhiệt độ ôn hòa cho đời sống thủy sinh vật.
2.4. Độ tỏa nhiệt và thu nhiệt lớn
• Độ tỏa nhiệt : 1gr nước đá tỏa ra 79,4 cal. đặc tính nầy rất quan trọng đối
với các thủy vực xứ lạnh. Khi lớp nước trên mặt thủy vực đóng băng,
nhiệt tỏa ra giữ cho lớp nước bên dưới không bị đóng băng.
• Độ thu nhiệt của nước là 538,9cal/g, lượng nhiệt nầy làm lạnh đi khối
nước xung quanh một cách đáng kể, đặc tính nầy rất quan trọng đối với
các thủy vực xứ nóng: khi nước bốc hơi dưới ánh nắng mặt trời, độ thu
nhiệt lớn của nước giữ cho nước trong thủy vực không quá nóng , ảnh
hưởng xấu đến đời sống thủy sinh vật.
2.5. Sức căng bề mặt lớn
Trong số các chất lỏng, nước có sức căng bề mặt lớn, chỉ kém thủy ngân. đặc
tính nầy tạo điều kiện cho một số sinh vật sống được quanh bề mặt nước, sống
đồng thời ở hai môi trường khí và nước.
2.6. Khối nước trong thủy vực luôn chuyển động
Do nhiều nguyên nhân, khối nước trong một thủy vực luôn luôn chuyển động ,
kể cả trong những thủy vực nước đứng. nước chuyển động giúp cho sự di
chuyển của thủy sinh vật dễ dàng, cung cấp Oxy và thức ăn trong nước, phân
tán chất thải, điều hòa nhiệt độ, độ mặn, khí hòa tan trong nước được dễ dàng
thuận lợi.
Do đặc tính thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật nên có những giả thuyết đáng
tin cậy :
• Sự sống của trái đất phát sinh từ môi nước. Các dạng sống đầu tiên được
hình thành nên trong các biển nóng xuất hiện trên trái đất hàng tỷ năm về
trước.
• Trong số 71 lớp động vật đã biết, có 53 lớp có đại diện sống ở
nước.(75%). Hầu hết các lớp động vật sống tự do (90%) có đời sống ở
nước.
• Xét về nguồn gốc phát sinh, số lượng lớp và phân lớp động vật và thực
vật phát sinh từ môi trường nước nhiều hơn hẳn so với số lớp và phân
lớp động vật , thực vật phát sinh từ môi trường cạn.
• Giới hạn phân bố của sinh vật và tầng màu mỡ của môi trường nước
cũng lớn hơn nhiều so với môi trường cạn. (Tính theo chiều thẳng đứng).
Khí quyển Đất Nước
Giới hạn phân bố sinh vật 7-8 km 2,5 -3 km tới 10 km
Giới hạn tầng màu mỡ - 0,5 - 1m tới 200m
Thủy vực và sự phân chia các vùng trong thủy vực
Các thủy vực trên trái đất có thể chia thành hai nhóm lớn: hải dương và thủy
vực nội địa. Hai nhóm nầy sai khác nhau về nhiều mặt.
Hải dương Nội địa
Diện tích Rất lớn Nhỏ
Lịch sử hình thành Thời kỳ đầu địa chất Kỷ đệ tam, tứ
Nồng độ muối Cao 0%0
Tính ổn định Ít biến đổi Biến đổi nhanh
1. Đại dương thế giới, đại dương và biển
• Đại dương thế giới : Khoảng nước rộng, bao gồm tất cả các đại dương và
các biển, tạo thành một lớp nước liên tục bao quanh địa cầu. Trong số
510 triệu Km2 diện tích vỏ trái đất, mặt nước biển chiếm 361 triệu km2,
đất liền chỉ chiếm 149 km2 . Như vậy 70,8% diện tích trái đất là đại dương
và biển, còn 29,2% là đất liền. đại dương thế giới gấp 2,5 lần diện tích đất
liền.
• Đại dương là một bộ phận của Đại dương thế giới. Các đại dương tách
biệt với nhau bởi các dấu hiệu sau đây: đường ven bờ các lục địa và các
quần đảo, địa hình đáy biển, các hệ thống độc lập của dòng chảy biển
(hải lưu), hoàn lưu khí quyển, sự phân bố ngang và thẳng của nhiệt độ
nước, độ muối và các điều kiện sinh học.
Hiện nay hệ thống phân chia đại dương thế giới được chấp nhận như sau: Thái
Bình dương, Đại Tây dương, Ấn Độ dương và Bắc Băng dương.
• Biển: Các phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền, ít hay nhiều
gọi là các biển. Về địa lý biển nhỏ hơn nhiều so với đại dương. Biển là bộ
phận của đại dương. Theo qui luật, các biển đều có một chế độ thuỷ văn
chi phối khác với chế độ thuỷ văn của phần đại dương tiếp cận tới một
mức độ nào đó.
Tuỳ theo dấu hiệu hình thái và thuỷ văn, các biển được chia như sau:
• Biển ven lục địa.
• Biển bên trong lục địa.
• Biển giữa các lục địa và biển giữa các đảo …
Chúng là những khu vực tách biệt ít nhiều với với thuỷ vực đại dương. những
nét khác biệt đó có thể là do cấu tạo của vỏ trái đất ở đáy, thành phần và các
tính chất của nước. Nồng độ muối của của các biển thường khác nhau với độ
muối trung bình của đại dương. Biển cũng khác với đại dương về chế độ nhiệt,
tính chất triều, điều kiện sinh thái, hệ thống dòng chảy (hải lưu). Tất cả những
những nét đặc thù của biển là do sự tương tác của biển với đất liền tiếp cận.
Nền vỏ bao quanh khối nước hải dương từ trên xuống dưới có thể phân chia
thành các vùng như sau:
• Vùng thềm lục địa: vùng tương đối bằng phẳng, ít dốc, sâu khoảng 200 -
500m, vùng nầy chiếm khoảng 7,6% diện tích hải dương. Riêng về nền
đáy của vùng nầy được chia thành các vùng như sau:
o Vùng triều ( Littoral) là vùng bờ hải dương giới hạn trong biên độ
dao động của thuỷ triều.
o Vùng trên triều (Supralittoral) là vùng phía trên mức thuỷ triều cao
nhất.
o Vùng dưới triều (Sublittoral) là vùng đáy sâu khoảng 200 - 500m.
đây là vùng của khu hệ thuỷ sinh vật hải dương phong phú nhất về
thành phần và số lượng.
• Sườn dốc lục địa (Batial) là vùng dốc tiếp theo của vùng thềm lục địa, sâu
500 - 3.000m, theo nền đáy thì đây gọi là sườn đáy dốc.
• Nền hải dương là vùng sâu hơn 3.000m, vùng nầy được chia thành 2
vùng phụ theo cấu trúc đáy. (Hình 3)
o Vùng đáy sâu (Abyssal) là vùng có độ sâu 3.000 - 6.000m.
o Vùng đáy cực sâu (Ultraabyssal): đây là vùng hẹp, sâu nhất hải
dương.
Theo chiều ngang, người ta phân chia bề mặt hải dương thành hai vùng lớn là
vùng ven bờ và vùng khơi.
• Vùng khơi : tương ứng các vùng sâu trên 500m.
Sự phân chia các vùng hải dương không đồng nhất mà tuỳ thuộc vào từng tác
giả. Độ chiếu sáng của tầng nước, đặc tính phân bố thành phần loài và số
lượng động thực vật, đặc tính cấu trúc quần loại sinh vật sống trong mỗi vùng là
những yếu tố làm cơ sở để phân chia các vùng của hải dương. Mỗi vùng phân
chia của hải dương có những đặc điểm riêng biệt về các nhân tố vô sinh như:
nhiệt độ, nồng độ muối, ánh sáng, nền đáy… và những yếu tố hữu sinh như
thức ăn được coi như những sinh cảnh riêng, là nơi sống của quần loại sinh vật
riêng thích ứng với điều kiện sông nơi đó.
2. Thủy vực nội địa
Các thuỷ vực nội địa chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ của môi trường nước so
với hải dương, nhưng lại rất phức tạp về hình thái cấu tạo cũng như về đặc tính
thuỷ lý, hoá học và sinh học.
2.1. Các thủy vực trên mặt đất
Các thuỷ vực nội địa trên mặt đất có thể chia thành hai nhóm: nước đứng và
nước chảy. Các thuỷ vực nước đứng tiêu biểu là hồ, ao, đầm, đồng lầy …. Các
thuỷ vực nước chảy tiêu biểu là sông, suối, mạch nước phun. Cũng có thể phân
biệt các thuỷ vực tự nhiên và nhân tạo như hồ chứa nước, ruộng lúa nước, ao
đào, các hệ thống kênh mương thuỷ lợi… Trên thực tế, sự phân chia nầy ? các
loại thuỷ vực trên đây không thật rõ ràng và ổn định. Có những thuỷ vực vừa có
tính chất nước chảy, vừa có tính chất nước đứng như hồ chứa nước. Có những
loại thuỷ vực như ruộng lúa nước có thể là thuỷ vực nước chảy hay nước đứng
phụ thuộc vào đặc tính chế độ canh tác của từng vùng.
• Hồ tự nhiên là loại thuỷ vực có dạng trũng sâu lớn trên mặt đất, chứa
nước, có thể chứa nước đứng hoặc nước chảy chậm. Về mặt hình thái và
khối nước, hồ khác với đầm ao về độ lớn về diện tích và độ sâu. Hồ cũng
khác sông ở hình thái là nền vỏ ngắn hơn, tốc độ nước chảy chậm hay
nước đứng hẳn. Hồ tự nhiên khác với hồ chứa nhân tạo ở nguồn gốc hình
thành, không có đập chắn, nhưng có liên hệ về vị trí và chế độ nước đối
với sông liên quan … Về mặt nguồn gốc, hồ tự nhiên có nhiều loại được
phân biệt theo nguyên nhân hình thành: hồ nguồn gốc sông, hồ hang đá
vôi, hồ địa chấn, hồ băng hà….
Nền vỏ của một hồ tự nhiên tiêu biểu có thể chia thành (hình 4 -5)
• Vùng nền hồ: vùng nền đất tương đối bằng phẳng ở ven bờ.
• Vùng dốc hồ: vùng tiếp với nền hồ có độ dốc lớn.
• Vùng lòng chảo: vùng sâu nhất ở giữa hồ, có diện tích lớn nhất.
Tương ứng với các vùng phân chia nầy, nền đáy hồ có thể chia thành các vùng
như sau:
• Vùng ven bờ: vùng nông, ứng với vùng nền hồ, có thực vật lớn ở nước
phát triển, mọc nhô lên trên mặt nước hay ở dưới mặt nước.
• Vùng đáy dốc: vùng tiếp sau, ứng với vùng dốc hồ. Vùng nầy đã tương
đối sâu, thực vật lớn ở nước đã ít đi và kéo dài tới giới hạn phân bố cuối
cùng của thực vật lớn ở nước trong hồ.
• Vùng đáy sâu: ?ng với vùng lòng chảo, nước sâu không có thực vật lớn ở
nước.
Tương ứng với các vùng phân chia đáy hồ, tầng nước hồ có thể phân chia
thành tầng mặt (epilimnion), tầng giữa (metalimnion) và tầng đáy (hypolimnion).
Các tầng sai khác nhau ở nhiều đặc điểm về thuỷ lý, hóa học và sinh học. Sự
phân chia các vùng và các tầng trong hồ trên đây chỉ thấy rõ ở các hồ tương đối
lớn về diện tích và độ sâu. Ở các hồ hồ nhỏ sự phân chia nầy thường không rõ
ràng. Trong thiên nhiên, hồ tự nhiên thường trải qua nhiều giai đoạn phát triển
từ khi mới hình thành cho tới giai đoạn già cổi và có khi mất hẳn. Quá trình phát
triển nầy có khi chỉ trong vòng vài trăm năm. Do hiện tượng vật chất tích tụ từ
bên ngoài hay bên trong hồ. Hồ dần dần trở thành nông và hẹp dần rồi mất hẳn
đặc tính hồ ban đầu, chuyển thành đầm rồi thành ao. Sau cùng hồ có thể
chuyển thành đầm lầy hay mất hẳn.
• Hồ chứa nước nhân tạo: Đây là những thuỷ vực nhân tạo được xây bằng
cách đắp đập, ngăn dòng chảy của sông hoặc suối. Do đó khối nước
trong hồ ở gần đập có tốc độ chảy rất chậm, mang tính chất hồ. Trong khi
đó ở nơi xa đập, tốc độ nước chảy còn lớn, còn mang tính chất dòng
sông. Hồ nhân tạo khác với hồ tự nhiên ở hình thái mất đối xứng của
vùng trũng sâu. Vùng sâu nhất của hồ không phải ở chính giữa hồ mà
lệch phía đập ngăn. Mặt khác hồ nhân tạo khác sông ở chỗ chỉ có lớp
nước trên mặt là luôn luôn chảy theo một chiều. Do sự biến đổi lớn của
mực nước hồ trong năm, nên các vùng phân chia của hồ chứa nước nhân
tạo thường rất phức tạp và khó xác định.
• Ao là loại thuỷ vực nước đứng nhỏ, nông, hình thành nên do nhiều
nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo. Ao có thể là vùng trũng sâu tự
nhiên (ao tự nhiên) hoặc đào nên (ao đào) tích tụ nước từ nhiều nguồn
khác nhau: nước mưa, nước sông, suối … Ao ở các vùng núi còn hình
thành nên do đắp đập ngăn một vùng lũng sâu tích tụ nước suối. Do diện
tích nhỏ và nông (khoảng 1-2m) nên các vùng phân chia không rõ ràng.
Thực vật ở nước phát triển vùng ven bờ, nhưng do đáy nông có khi lan cả
tới vùng giữa.
• Đầm là loại hình thuỷ vực có kích thước và độ sâu trung bình, có thể xem
là loại hình thuỷ vực trung gian giữa hồ và ao, là một giai đoạn trong quá
trình ao hoá của hồ. Về mặt loại hình, ao và đầm cũng có thể coi là thuỷ
vực dạng hồ.
• Sông là thuỷ vực nước chảy tiêu biểu với đặc điểm: khối nước luôn chảy
theo một chiều nhất định, từ thượng lưu đến hạ lưu, do sự chênh lệch về
độ cáô với mặt biển của dòng sông. Dòng chảy của một con sông khi
nước đầy giữa hai bờ sông gọi là dòng chảy nền. Khi nước cạn, dòng
chảy của sông thu vào dòng chảy gốc, cách xa hai bờ sông. Bãi đất cạn
hở ra trong mùa nước nằm giữa bờ sông và dòng chảy gốc gọi là bãi
sông. Bãi sông có thể phân thành nhiều tầng. Theo dòng chảy, từ đầu
nguồn tới cửa sông có thể chia thành ba phần:
* Đầu nguồn (thượng lưu): sông thường hẹp, nông, tốc độ nước chảy mạnh,
nền đáy là nền đáy gốc, bao phủ bởi các phần tử vật chất cỡ lớn. Nếu vùng núi
nền đáy sông là đá cỡ lớn.
* Giữa nguồn (trung lưu) : dòng sông rộng dần ra, có thẻ có thêm nhiều phụ lưu,
tốc độ nước chảy giảm đi. Nền đáy sông ở vùng nầy có tính chất hỗn hợp: nền
đáy gốc chỉ còn ở một số nơi, còn chủ yếu là nền đáy bồi đắp, cấu tạo bởi vật
chất cỡ nhỏ (đá nhỏ, cát, bùn) do nước sông tãi đến lắng đọng xuống.
* Cuối nguồn (hạ lưu): có lòng sông mở rộng cho tới cửa sông, tốc độ nước
chảy nhẹ. Nền đáy hoàn toàn là nền đáy bồi đắp và chỉ gồm các phần tử vật
chất cỡ nhỏ (cát, bùn ).
• Vùng cửa sông là vùng tiếp xúc với biển, chịu ảnh hưởng thuỷ triều. Nước
sông pha lẫn với nước biển tạo thành một vùng có đặc tính thuỷ lý, hoá
học, thuỷ sinh học rất phắc tạp và đặc sắc. Tốc độ nước chảy của sông
cũng thay đổi theo chiều ngang: mạnh ở giữa dòng và nhẹ ở hai ven bờ.
Nền đáy và bờ sông không ngừng bị bào mòn. Các vật chất bị bào mòn ở
nơi này sẽ được tãi đến bồi đắp ở nơi khác. Do đó làm dòng sông luôn
biến đổi theo theo chiều ngang cũng như theo chiều thẳng đứng. Có khi
làm dòng chảy đổi hướng tạo thành hình thái khúc khuỷu của dòng sông
ở trung lưu.
• Suối là loại thuỷ vực nước chảy phổ biến ở vùng núi. Suối đặc trưng ở
lòng hẹp và nông của dòng chảy, mực nước thấp và có nền đáy đá. Theo
chiều dài, con suối có thể chia thành ba phần:
o Đầu nguồn : là phần trên sườn dốc, nước đổ thành thác, nền đáy
là đá tảng.
o Giữa nguồn: là phần suối chảy qua thung lũng, làng, bản …lòng
suối rộng ra, nền đáy là đá nhỏ haybùn.
o Cuối nguồn : là nơi suối đổ ra sông, lòng sông mở rộng có khi tạo
thành vịnh nhỏ. dọc theo suối có nhiều nhánh phụ đổ vào.
• Đồng lầy: là loại hình thuỷ vực đặc biệt, nước nông, phủ đầy thực vật ở
nước. Thuỷ vực nầy không giới hạn rõ với vùng đất khô xung quanh. Nó
được coi như dạng chuyển tiếp giữa đất khô và thuỷ vực. đồng lầy có thể
là giai đoạn cuối cùng trong giai đoạn phát triển thoái hoá của hồ tự nhiên.
Đáy nông dần lên, thực vật lớn phát triển mà hình thành.
• Ruộng lúa là loại thuỷ vực nhân tạo phổ biến và đặc trưng các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm của ruộng lúa là có bờ ngăn thành ô
vuông, đáy bằng, nước nông, thuỷ sinh thực vật phát triển dày đặc (lúa,
cỏ, tảo). Xét về thời gian ngập nước, có thể chia ruộng thành các dạng
như sau:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuy_sinh_dai_cuong_dai_hoc_an_giang_335.pdf