Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn”.
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức3
giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với
điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình “Thuốc dùng cho lợn” giới thiệu khái quát về các loại thuốc thông
thường mà người chăn nuôi cần biết để dùng ngay khi đàn lợn có bệnh tật xảy ra;
nội dung giáo trình được giảng dạy trong thời gian 56 giờ
55 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thuốc dùng cho lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au 4-5 tuần.
°Tái chủng: mỗi 4 tháng một lần cho lợn.
Chú ý:
-Chỉ chủng ngừa cho thú khỏe mạnh. Thao tác cẩn thận đối với thú mang thai.
-Bảo quản vắc xin trong điều kiện vô trùng thông thường, khi đã mở nắp lọ, vắc xin
chỉ được sử dụng trong vòng 36 giờ với điều kiện phải được bảo quản ở nhiệt độ từ
2
oC đến 8oC và không được đâm kim vào nút cao su nhiều lần.
Phản ứng tại chổ: Sau khi tiêm ngừa có thể phù nhẹ ở chổ tiêm và/ hoặc có thể kèm
theo sốt nhẹ trong một thời gian ngắn. Rất hiếm khi xãy ra trường hợp quá mẫn vì
tính chất tinh khiết của vắc xin.
Đóng gói:
Chai 20ml, 50ml
Bảo quản:
Ơ nhiệt độ từ 2oC đến 8oC , không được làm đông lạnh
2. Vắc xin phòng bệnh tai xanh (PRRS)
Công dụng của sản phẩm
Vắc-xin dùng phòng bệnh Hội chứng hô hấp, sinh sản cho lợn khỏe mạnh.
Những chỉ định và liều lượng:
a. Loài chỉ định: Dùng tiêm phòng bệnh cho lợn
Liều dùng: 2ml/con cho lợn 3 tuần tuổi.
4ml/con cho lợn nái trước khi sinh sản
4ml cho lợn đực giống 6 tháng 1 lần.
b. Lưu ý
- Lọ vắc-xin phải được lắc kỹ trước khi dùng
41
- Đưa lọ vắc-xin về nhiệt độ bình thường trước khi sử dụng.
- Không dùng lọ vắc-xin bị nứt vỡ.
- Sau khi mở, lọ vắc-xin dùng trong ngày.
- Bơm tiêm và kim tiêm phải được tiệt trùng trước khi sử dụng, thay kim thường
xuyên.
- Dùng thận trọng đối với heo đang mang thai.
Chống chỉ định: Không dùng cho heo đang bị bệnh hoặc ốm yếu.
Thời gian ngưng sử dụng thuốc: 21 ngày trước khi giết thịt.
Bảo quản:
- Nhiệt độ bảo quản 2oC đến 8oC
- Không được để vắc-xin vào ngăn đông đá.
- Trong quá trình vận chuyển phải giữ trong thùng xốp đá lạnh (hoặc đá khô), tránh
nóng và ánh sáng trực tiếp
- Đóng gói: Chai 10 liều, 20 liều, 50 liều /chai.
Hạn dùng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất khi bảo quản ở 2oC đến 8oC
3. Vắc xin phòng hội chứng suy thoái, gầy còm sau cai sữa
Công dụng: Phòng bệnh do Circovirus týp 2 gây ra hội chứng gầy còm sau cai sữa
trên lợn.
Liều lượng:
Liều 2 ml / con / lần; lịch trình như sau:
Tiêm lần đầu:
o Hậu bị: tiêm 2 mũi cách nhau 3 – 4 tuần, mũi thứ 2 chậm nhất 2 tuần
trước khi phối giống.
o Nái: tiêm 2 mũi cách nhau 3 – 4 tuần, mũi thứ 2 chậm nhất 2 tuần
trước khi đẻ
Tiêm nhắc lại: tiêm 01 lần trước khi đẻ 2 – 4 tuần
42
Cách sử dụng: Rút vắc xin (chai nhỏ) bơm vào chai nước pha (chai lớn). Trộn đều.
chú ý:
Sử dụng vắc xin trong vòng 03 giờ sau khi pha.
Hiếm khi xuất hiện phản ứng phụ tại chỗ tiêm nhưng không gây bất kỳ ảnh
hưởng bất lợi nào cho cơ thể gia súc.
Không trộn lẫn với bất kỳ sản phẩm nào khác.
Huỷ bỏ chai vắc xin thừa theo luật hiện hành.
Áp dụng các biện pháp cầm cột, vô trùng hợp lý.
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ +2C đến +8C, tránh ánh sáng. Tránh xa tầm tay
trẻ em.
Dạng bào chế: Vắc xin hỗn dịch tiêm dạng dầu.
Dạng trình bày: hộp gồm 01 chai vắc xin 25 liều và chai nước pha.
4. Vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn
Chỉ định:
Dùng để phòng bệnh dịch tả lợn cho lợn khỏe mạnh.
Cách sử dụng:
Tiêm dưới da hoặc bắp thịt sau gốc tai hoặc mặt trong đùi.
Pha vắcxin bằng dung dịch pha vắcxin vô trùng đã làm mát, sao cho 1 ml vắcxin đã
pha chứa 1 liều vắcxin. Lắc kỹ trước khi dùng.
Sau khi pha, vắcxin phải được giữ trong lạnh, tránh ánh sáng mặt trời và phải dùng
hết trong vòng 2-3 giờ.
Lịch tiêm chủng nên thực hiện như sau:
- Lợn con theo mẹ: Chủng 2 lần.
+ Lần 1: 15-30 ngày tuổi.
+ Lần 2: 30-45 ngày tuổi (15 ngày sau khi chủng lần đầu).
- Lợn nái:
43
+ Nái hậu bị: Tiêm chủng 2 tuần trước khi phối giống.
+ Nái mang thai: 01 tháng trước khi đẻ
- Đực giống:
+ Định kỳ mỗi năm chủng 2 lần.
Dạng trình bày:
Vắcxin được sản xuất ở dạng đông khô, đóng chai 10 liều, 25 liều, 50 liều.
Bảo quản:
Ở nhiệt độ từ 2-80C, không để vắcxin vào ngăn đông, tránh ánh sáng mặt trời
5. Vắc xin phòng bệnh suyễn lợn
Đường cấp thuốc: Tiêm bắp.
Công dụng: Phòng bệnh viêm phổi (suyễn) do Mycoplasma hyopneumoniae trên
lợn
Liều lượng
Liều: tiêm một liều 2 ml theo lịch trình như sau:
Cách 1: tiêm 02 lần lúc 7 ngày tuổi và mũi thứ 2 cách mũi thứ 1 từ 3-4 tuần.
Cách 2: tiêm 01 lần lúc 10 tuần tuổi.
Qui trình phòng bệnh hợp lý là dựa trên sự hiểu biết về nguy cơ xảy ra bệnh trên
đàn lợn (thời điểm nhiễm bệnh). Việc tiêm phòng phải được tiến hành trước khi gia
súc bị nhiễm.
Chú ý:
Lắc đều trước khi sử dụng.
Chỉ tiêm vắc xin cho lợn khoẻ.
Áp dụng các biện pháp vô trùng thông thường.
Phải sử dụng hết vắc xin khi mở chai vắc xin lần đầu.
44
Phản ứng phụ
Việc tiêm vắc xin đôi khi có thể làm phù tạm thời tại chỗ tiêm và sẽ biến mất
trong vòng 01 tuần.
Việc tiêm phòng đôi khi làm tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể (< 1C) tạm thời (< 24
giờ) mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất của gia súc.
Trường hợp ngoại lệ có thể gây phản ứng quá mẫn, cần điều trị theo triệu
chứng.
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ từ +2C đến +8C, tránh ánh sáng. Không làm đông
lạnh.
Dạng bào chế: Thuốc hỗn dịch tiêm. Lọ100 ml / 50 liều.
6. Vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn
Chỉ định:
Dùng để phòng bệnh Tụ huyết trùng cho lợn khỏe mạnh.
Cách sử dụng:
Lấy vắcxin ra khỏi nơi bảo quản, để vắcxin đạt đến nhiệt độ phòng, lắc kỹ trước
khi dùng. Sử dụng hết vắcxin trong ngày.
Tiêm dưới da gốc tai hoặc mặt trong đùi với liều 2,0ml/ con cho heo khoảng 2-3
tháng tuổi.
Ở các trại giống:
- Lợn con chủng 2 lần:
+ Lần 1: 20-30 ngày tuổi 1,0ml/ con.
+ Lần 2: 40-50 ngày tuổi 2,0ml/ con.
45
- Lợn nái và đực giống: 2,0ml/ con, mỗi năm chủng 1 lần trước mùa mưa khoảng 1
tháng.
Dạng trình bày:
Vắcxin được đóng chai: - 20ml chứa 10 liều. - 50ml chứa 25 liều.
Bảo quản:
Ở nhiệt độ từ 2-80C, không để vắcxin vào ngăn đông, tránh ánh sáng mặt trời.
7. Vắc xin phòng bệnh phó thƣơng hàn cho lợn
Chỉ định:
Dùng để phòng bệnh phó thương hàn cho lợn khỏe mạnh từ 20 ngày tuổi trở lên.
Cách sử dụng:
Lấy vắcxin ra khỏi nơi bảo quản, để vắcxin đạt đến nhiệt độ phòng, lắc kỹ trước khi
dùng. Sử dụng hết vắcxin trong ngày.
Tiêm dưới da gốc tai hoặc mặt trong đùi cho lợn con:
- Lợn con chủng 2 lần:
+ Lần 1: 20-30 ngày tuổi, tiêm 1,0ml/con.
+ Lần 2: 3 tuần sau lần 1, tiêm 2,0ml/con.
Chú ý:
- Một số trường hợp có thể có phản ứng nhẹ, tuy nhiên heo sẽ trở lại bình thường
sau 1-2 giờ. Trong những trường hợp như vậy, nếu cần có thể can thiệp bằng
Vitamin C và thuốc kháng Histamine.
Dạng trình bày:
46
Vắcxin được đóng chai:
- 20ml chứa 10 liều.
- 50ml chứa 25 liều.
Bảo quản:
Ở nhiệt độ từ 2-80C, không để vắcxin vào ngăn đông, tránh ánh sáng mặt trời
47
Phần thực hành
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập 1: Xác định được những triệu chứng của hội chứng M.M.A ở lợn.
- Nguồn lực: hình ảnh hoặc video clip.
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình
ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận diện đúng triệu chứng bệnh, xác định đúng
nguyên nhân bệnh thông qua hình ảnh.
Bài 1. Nhận dạng một số thuốc dùng cho lợn Thời gian: 8giờ
Mục tiêu:
- Đọc và hiểu các yếu tố ghi trên nhãn thuốc
- Phân loại được nhóm thuốc
- Thẩm định sơ bộ được giá trị sử dụng của thuốc
1. Mỗi học viên chọn ngẫu nhiên 10 mẫu thuốc (trong số vài chục mẫu thuốc
có sẳn)
2. Phân loại nhóm thuốc đã chọn dựa vào thành phần hoạt chất
3. Ghi chép lại từng loại thuốc đã chọn (theo nhãn thuốc).
4. Thẩm định giá trị sử dụng từng mẫu đã chọn (theo điều kiện bảo quản, tính
nguyên vẹn, tính chất cơ lý, hạn dùng của từng mẫu thuốc). Thời gian thực
hiện 3 giờ
5. Nộp bài thu hoạch toàn bộ công việc đã thực hiện (có ghi ý kiến nhận xét
của bản thân)
6. Giáo viên chấm bài và đưa ra hướng dẫn, nhận xét cho từng bài trước lớp,
thời gian thực hiện 5 giờ
48
Bài 2. Tính liều lƣợng và pha trộn thuốc cho lợn Thời gian: 8giờ
Mục tiêu
- Tính được liều thuốc dùng (tiêm, cho uống trực tiếp, pha vào nước cho uống
tự do, trộn vào thức ăn) theo trọng lượng của lợn và lời chỉ dẫn trên mẫu thuốc
1. Nguồn lực: Chọn mẫu thuốc; mỗi nhóm học viên (5 học viên/ nhóm) chọn trong
số thuốc trưng bày sẳn gồm
1.1. Hai mẫu thuốc tiêm dạng bột, hai mẫu thuốc tiêm dạng lỏng
1.2. Hai mẫu thuốc dùng cho lợn uống trực tiếp
1.3. Hai mẫu thuốc dùng trộn vào thức ăn cho lợn
Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm
2. Tính lượng thuốc đã chọn dùng cho lợn theo khối lượng lợn thực tế được nêu ra
ngay khi làm bài thưc hành (thí dụ lợn 40kg/con, lợn nái 150kg/con, lợn con theo
mẹ 4kg/con ...). Mỗi nhóm 5 học viên. Thời gian thực hiện 2 giờ
3. Thực hiện việc lấy thuốc, pha thuốc:
- Từ số thuốc đã chọn
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm)
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện triệu chứng theo hình
ảnh hoặc video clip và điền vào bảng trắc nghiệm.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: pha đúng và lấy ra lượng thuốc đúng theo chỉ
định
Bài 3. Sử dụng các phƣơng tiện đƣa thuốc Thời gian: 8giờ
Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo, đúng cách các loại dụng cụ thú y: các loại ống tiêm, kim
tiêm, dụng cụ cho uống thuốc...
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm)
- Chọn các phương tiện đã trưng bày sẳn: ống tiêm kim loại 5, 10, 20ml, ống tiêm
nhựa 5, 10ml; mỗi loại 2 cái / nhóm
- Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm.
1. Tháo lắp thành thạo
49
2.. Làm sạch các dụng cụ
3. Tiêu độc các dụng cụ thú y bằng phương pháp đun sôi và để nguội
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Tháo lấp đúng cách, sát trùng đúng thời gian
Bài 4. Đƣa thuốc vào cơ thể lợn Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
- Thực hiện được việc đưa thuốc vào cơ thể lợn đúng kỹ thuật
1. Chọn thuốc
1.1. Thuốc tiêm bắp
1.2. Thuốc tiêm dưới da
1.3. Thuốc cho uống
2. Chọn phương tiện đưa thuốc vào cơ thể lợn phù hợp với thuốc dùng và
trọng lượng của lợn
3. Lấy thuốc vào dụng cụ
4. Thực hiện thao tác đưa vào cơ thể lợn theo đúng cách
4.1. Tiêm bắp
4.2. Tiêm dưới da
4.3. Cho uống
- Chọn mẫu thuốc trong số thuốc trưng bày sẳn
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ nhóm.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: đưa thuốc đúng vị trí không bị rơi vải
50
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC
I. Vị trí, tính chất của môn học :
- Vị trí:
+ Nên bố trí môn học này sau môn học “Giải phẫu-sinh lý lợn” (MH 01)
- Tính chất:
+ Là môn học cơ sở nhằm phục vụ kiến thức để có thể học được các mô đun
trong chương trình dạy nghề Nuôi và phòng - trị bệnh cho lợn
II. Mục tiêu:
- Kiến thức
Trình bày được công dụng các loại thuốc thường dùng cho lợn
- Kỹ năng
Dùng được các loại thuốc để phòng bệnh và điều trị bệnh các bệnh
thông thường cho lợn
Chọn lựa được loại thuốc tương thích với tình trạng bệnh và gía cả phù
hợp
- Thái độ
Thận trọng đọc kỷ hướng dẫn khi sử dụng thuốc
Đảm bảo an toàn cho lợn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe
cộng đồng
III. Nội dung chính của môn học:
Số
TT
Tên chƣơng, mục
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành,
bài
tập
Kiểm
tra
MH 02-1
MH 02-2
MH 02-3
MH 02-4
Chương 1. Đại cương về
thuốc
Chương 2. Thuốc tác
động lên các cơ quan
Chương 3. Vitamin và
khoáng chất
Chương 4. Thuốc kháng
khuẩn
Tích
hợp
Phòng
học
2
4
2
4
2
4
2
4
1
1
51
MH 02-5
MH 02-6
MH 02-7
MH 02-8
MH 02-9
MH 02-10
MH 02-11
Chương 5. Thuốc trị ký
sinh trùng
Chương 6. Thuốc sát
trùng
Chương 7. Vắc xin dùng
cho lợn
Phần thực hành
Bài 1. Nhận dạng một
số thuốc dùng cho lợn
Bài 2. Tính liều lượng
và pha trộn thuốc cho
lợn
Bài 3. Sử dụng các
phương tiện đưa thuốc
Bài 4. Đưa thuốc vào cơ
thể lợn
Kiểm tra hết môn học
Bài
thực
hành
Phòng
thực
hành
2
2
4
2
2
4
8
8
8
8
2
Cộng 56 20 32 4
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
Bài 1. Nhận dạng một số thuốc dùng cho lợn
- Nguồn lực: Cần có sẳn nhiều loại thuốc thường dùng cho lợn.
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng liệt kê các tiêu
chuẩn chọn lựa thuốc.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Liệt kê đầy đủ và chính xác các tiêu chuẩn chọn
chọn lựa thuốc.
Bài 2. Tính liều lượng và pha trộn thuốc cho lợn
- Nguồn lực: Cần có sẳn nhiều loại thuốc thường dùng cho lợn.
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng liệt kê các tiêu
chuẩn tính liều và pha thuốc
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Lấy được một lượng thuốc đã pha theo chỉ định
52
Bài 3. Sử dụng các phương tiện đưa thuốc
- Nguồn lực: cần có các loại kim, ống tiêm, chai nhựa cho lợn uống thuốc; bếp và
nôi để đun
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng liệt kê các tiêu
chuẩn làm sạch, lắp ráp các phương tiện.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Liệt kê đầy đủ và chính xác các tiêu chuẩn làm
sạch, lắp ráp các phương tiện.
Bài 4. Đưa thuốc vào cơ thể lợn
- Nguồn lực: cần có các loại kim, ống tiêm, chai nhựa cho lợn uống thuốc; bếp và
nôi để đun; nhiều cở lợn khác nhau
- Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm).
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/ nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng liệt kê các tiêu
chuẩn về cách tiêm thuốc, cho uống thuốc.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Liệt kê đầy đủ và chính xác các tiêu chuẩn về
cách tiêm thuốc, cho uống thuốc.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1: Đại cương về thuốc
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Cho biết giá trị sử dụng của 1 chai
thuốc, gói thuốc
Thời gian thẩm định là 5 phút/sản phẩm
5.2. Bài 2: Thuốc tác động lên các cơ quan
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được công dụng của 2 sản
phẩm trong nhóm
Thời gian trình bày là 5 phút/sản phẩm
5.3. Bài 3: Vitamin và khoáng chất
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được công dụng của 2 sản
phẩm trong nhóm theo chỉ định
Thời gian trình bày là 5 phút/sản phẩm
53
5.4. Bài 4: Thuốc kháng khuẩn
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được công dụng của 3 sản
phẩm trong nhóm theo chỉ định
Thời gian trình bày là 10 phút/sản phẩm
5.5. Bài 5: Thuốc trị ký sinh trùng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được công dụng của 3 sản
phẩm trong nhóm theo chỉ định
Thời gian trình bày là 10 phút/sản phẩm
5.6. Bài 6: Thuốc sát trùng
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được công dụng của 3 sản
phẩm trong nhóm theo chỉ định
Thời gian trình bày là 10 phút/sản phẩm
5.7. Bài 7: Vắc xin dùng cho lợn
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trình bày được công dụng của 3 sản
phẩm trong nhóm theo chỉ định
Thời gian trình bày là 10 phút/sản phẩm
VI. Tài liệu tham khảo
- Vũ Ngọc Xuyến- 2000, Dược lý học thú y; Trường Trung học và dạy nghề
Nông nghiệp & PTNT Nam Bộ
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cùa các nhà sản xuất như Navetco, Hanvet,
Vemedim, Biopharmachemie, Golden vet, Nam Dũng, Minh Dũng, Saigonvet, ...
(có thể tham khảo trên trang web của các nhà sản xuất này)
54
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH,
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 2949 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 03 tháng 11 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông Trần Chí Thành Chủ nhiệm
2. Ông Võ Văn Ngầu Thư ký
3. Ông Trần Văn Lên Ủy viên
4. Bà Phạm Chúc Trinh Bạch Ủy viên
5. Ông Nguyễn Minh Thuần Ủy viên
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
( Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB , ngày 29 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)
1. Ông Nguyễn Đức Dương Chủ tịch
2. Ông Nguyễn Ngọc Thụy Thư ký
3. Ông Nguyễn Trọng Kim Ủy viên
4. Ông Nguyễn Xuân Quang Ủy viên
5. Bà Trần Thị Lê Ủy viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuoc_dung_cho_lon.pdf