Giáo trình Thuế (Phần 2)

Chƣơng 5: Các khoản thuế và lệ phí khác

1. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhƣợng quyền thuê đất

1.1. Đối tượng chịu thuế

– Doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao

gồm: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề có thu nhập từ

hoạt động chuyển nhượng bất động sản; Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có

thu nhập từ hoạt động cho thuê lại đất.

– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản bao gồm:

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất

(gồm cả chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền

thuê đất theo quy định của pháp luật);

+ Thu nhập từ hoạt động cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ

tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các

tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó nếu không tách riêng giá trị tài sản

khi chuyển nhượng không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng

đất, chuyển nhượng quyền thuê đất;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản gắn liền với đất;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhà ở.

Thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không bao

gồm trường hợp doanh nghiệp chỉ cho thuê nhà, cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc

trên đất.

1.2. Đối tượng nộp thuế

Pháp lệnh thuế nhà đất hiện hành quy định: các tổ chức, cá nhân sử dụng đất

để làm nhà ở và xây dựng công trình đều là đối tượng nộp thuế đất, cho dù đất đó có

giấy chứng nhận hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó có một

số trường hợp cá biệt được quy định như sau:43

- Trường hợp các tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

nhưng được ủy quyền quản lý, sử dụng thì tổ chức và cá nhân đó là đối tượng nộp

thuế đất.

- Trường hợp các tổ chức, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất

do tịch thu của đối tượng khác thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng nộp thuế đất.

- Cán bộ, công nhân viên chức mua nhà đất hóa giá từ các nguồn hoặc được cấp nhà,

cấp đất để làm nhà ở có kèm theo quyền sử dụng đất, nay nhà này thuộc sở hữu riêng

của cán bộ công nhân viên chức thì cán bộ công nhân viên chức này phải nộp thuế

đất.

- Trường hợp các tổ chức, cá nhân đang thực tế sử dụng đất tranh chấp chưa giải

quyết xong thì cá nhân, tổ chức đó là đối tượng nộp thuế đất.

- Trường hợp cá nhân, tổ chức đang thực tế sử dụng đất lấn chiếm bất hợp pháp thì

cá nhân, tổ chức đó được coi là đối tượng nộp thuế đất nhưng không được xem là

hợp pháp hóa quyền sử dụng đất đó.

- Trường hợp cá nhân có nhà cho thuê là đối tượng nộp thuế đất của phần đất thuộc

nhà cho thuê.

- Trường hợp các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế và cá nhân người nước

ngoài sử dụng đất tại Việt Nam để xây dựng nhà ở và công trình là đối tượng nộp

thuế đất. Trừ trường hợp Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy

định khác.

pdf48 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thuế (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở tôn giáo, nghĩa trang, nghĩa địa, đình đền, từ đường, đất sông ngòi, kênh, rạch, xây dựng trụ sở hay sử dụng trong quốc phòng, an ninh, Thứ hai, về căn cứ cách tính thuế sử dụng đất hằng năm theo quy định của pháp luật. – Cách tính thuế sử dụng đất đối với đất phi nông nghiệp: Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế phi nông nghiệp năm 2010, hướng dẫn bởi Thông tư 153/2011/TT-BTC thuế sử dụng đất hàng năm đối với các loại đất phi nông nghiệp được xác định như sau: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp = Giá tính thuế x Thuế suất Trong đó: – Giá tính thuế = Diện tích đất tính thuế x Giá 1m2 đất + Diện tích đất tính thuế trong trường hợp này được tính là các diện tích mà người sử dụng đất đang sử dụng xác định cụ thể theo Khoản 2 Điều 6 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010. + Đối với giá của 1m2 đất được xác định là giá do chính Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định, có thời gian ổn định theo chu kỳ 5 năm điều chỉnh một lần (Theo Khoản 3 Điều 6 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010) – Thuế suất dùng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất hàng năm với đất phi nông nghiệp được xác định theo quy định tại Điều 7 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 (Hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC) như sau: + Mức thuế suất 0,03% được áp dụng trong các trường hợp như phần đất nằm trong hạn mức; đất ở gắn liền với nhà được xây dựng nhiều tầng, nhiều hộ ở hoặc nhà chung cư hay công trình dưới mặt đất; đất được dùng vào sản xuất, kinh doanh (bao gồm đất thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng chuyển mục đích sang) và đất trong dự án đầu tư phân kỳ. 75 + Mức thuế suất 0,07% được áp dụng trong trường hợp đất vượt hạn mức nhưng chưa quá 3 lần. + Trong trường hợp có diện tích đất sử dụng vượt hạn mức 3 lần, đất chưa hoặc sử dụng nhưng sai mục đích thì mức thuế suất được áp dụng là 0,15%. + Riêng trường hợp đất được sử dụng là đất có được qua việc lấn chiếm thì thuế suất được xác định là 0,2% – Cách tính thuế sử dụng đất đối với đất nông nghiệp: Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, thuế sử dụng đất hàng năm đối với đất nông nghiệp được xác định bằng định suất thuế trên cơ sở hạng đất, diện tích của đất được sử dụng, cụ thể: – Phần diện tích được xác định làm căn cứ tính thuế chính là diện tích mà người sử dụng đất được giao hoặc do người sử dụng đất kê khai. – Hạng đất được xác định để tính định suất thuế được phân loại trên cơ sở của nhiều yếu tố như chất đất, vị trí, địa hình, các điều kiện về khí hậu, thời tiết hoặc tưới tiêu.Theo đó, đất trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản gồm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm phân thành 5 hạng. Việc phân loại hạng đất này mang tính chất ổn định kéo dài trong 10 năm và chỉ được điều chỉnh trong thời gian này nếu như Nhà nước có đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao. – Về định suất thuế để làm căn cứ tính thuế cho người sử dụng được xác định tại Điều 9 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 như sau: + Định suất thuế được áp dụng đối với đất được sử dụng để trồng cây hàng năm và thủy sản được xác định lần lượt theo hạng đất là 550 kg thóc/ha, 460 kg thóc/ha, 370 kg thóc/ha, 280 kg thóc/ha, 180 kg thóc/ha và 50 kg thóc/ha. + Đối với các hạng đất dùng trong trồng cây lâu năm, định suất thuế được xác định là 650kg thóc/ha, 550 kg thóc/ha, 400 kg thóc/ha, 200 kg thóc/ ha và 80 kg thóc/ ha. Lưu ý: – Riêng trong trường hợp nếu người sử dụng đất trồng cây ăn quả lâu năm trên đất hàng năm thì thuế được xác định theo hạng đất, theo đó nếu đất nằm trong hạng từ 4 76 đến 6 thì thuế thu sẽ bằng của đất trồng cây hàng năm. Nếu đất nằm trong 3 hạng đầu thì mức thuế sẽ tính bằng gấp 1,3 lần. – Mức thuế được áp dụng riêng với trường hợp đất được trồng cây lâu năm để thu hoạch một lần, cây lấy gỗ được tính bằng 4% giá trị của sản lượng gỗ khai thác được – Như vậy, có thể xác định đặc thù của thuế sử dụng đất hàng năm đối với đất nông nghiệp được tính trên cơ sở sản lượng thóc nhưng thuế được thu bằng tiền. Tiền thuế được xác định trên cơ sở giá thóc do phía Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng phải đảm bảo không được thấp hơn quá 10% so với thị trường tại địa phương đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người nộp thuế có thể nộp thuế bàng thóc nếu được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định (Theo quy định tại Điều 17 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993) 4.5. Miễn, giảm thuế đất Theo quy định tại Điều 110 Luật Đất đai năm 2013 thì việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; b) Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; c) Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số; d) Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập; đ) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không; 77 e) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp; g) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất như sau: Trƣờng hợp đƣợc miễn tiền sử dụng đất - Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với: + Người có công với cách mạng thuộc đối tượng được miễn tiền sử dụng đất; + Hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; + Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội; + Nhà ở cho người phải di dời do thiên tai. - Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi. - Miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở cho các hộ dân làng chài, sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư theo quy hoạch, kế hoạch và dự án được phê duyệt. - Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ theo dự án được phê duyệt. Trƣờng hợp đƣợc giảm tiền sử dụng đất - Giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn không phải các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi được cơ quan Nhà nước giao đất; công nhận quyền sử 78 dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở. - Giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất. 4.6. Thủ tục kê khai, thu nộp thuế đất Kê khai nhà đất: Việc kê khai nhà đất được thực hiện vào tháng 1 hàng năm theo quy định như sau: – Đối tượng kê khai nhà đất bao gồm: + Các cá nhân, tổ chức đang sử dụng nhà đất, không phân biệt là chủ sở hữu, chủ quản lý hoặc người thuê đều phải kê khai nhà đất. + Các tổ chức quản lý nhà đất, cơ quan, xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, an ninh, các tổ chức đoàn thể xã hội v.v phải kê khai phần diện tích nhà đất đang sử dụng, phần diện tích cho thuê theo giá thoả thuận, sát giá thị trường và phần quỹ nhà đất chưa phân phối hoặc chưa cho thuê. – Tờ khai nhà đất theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Tài chính, lập thành hai bản nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý, sau khi kiểm tra xét duyệt, cơ quan thuế giữ một bản làm căn cứ lập sổ bộ thuế, một bản trả lại cho người kê khai. Đối với những trường hợp như xí nghiệp quốc doanh có nhiều công trình kiến trúc khác nhau thì phải lập tờ khai riêng cho mỗi công trình. Trường hợp một chủ nhà, đất có nhiều nhà, đất ở nhiều địa điểm khác nhau, thì phải lập tờ khai riêng cho mỗi nhà; nếu chủ nhà đất là công nhân viên chức Nhà nước thuộc diện được miễn thuế theo quy định tại điểm 1, mục IV Thông tư này thì phải được cơ quan xác nhận vào tờ khai về số nhà tổng diện tích hiện có, còn việc miễn thuế chỉ thực hiện tại nơi công nhân viên chức có hộ khẩu thường chú. Các đối tượng kê khai nói trên phải cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến việc tính thuế nhà đất theo yêu cầu của cơ quan thuế. 79 Mỗi năm chậm nhất là hết quý một cơ quan thuế phải lập xong sổ bộ thuế nhà đất của từng phường, xã và được Chi cục trưởng thuế quận, huyện phê duyệt. Căn cứ số thuế phải nộp của từng hộ ghi trong sổ hộ, ra thông báo nộp thuế cho từng hộ chia làm 2 lần trong năm, mỗi lần nộp 50% số thuế phải nộp cả năm. Lần đầu nộp chậm nhất là ngày 30 tháng 4, lần thứ hai nộp chậm nhất là ngáy 31-10. Các đối tượng nộp thuế phải nộp thuế đầy đủ đúng hạn theo thông báo của cơ quan thuế. Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn thu thuế Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thuế có thể uỷ nhiệm thu thuế cho chính quyền phường, xã giới hạn trong các nội dung sau: – Phát tờ khai, đôn đốc hướng dẫn kê khai và thu hồi tờ khai. – Phát thông báo của cơ quan thuế đến tay người nộp thuế; Riêng ở nông thôn, cơ quan thuế có thể giao sổ bộ thuế, biên lai thuế để chính quyền phường, xã hoặc đội thu thuế ở xã tổ chức thu thuế bằng tiền mặt. Việc quản lý sổ bộ, biên lai thuế và tiền mặt phải chấp hành nghiêm ngặt chế độ quản lý đã quy định. – Kiểm tra phát hiện những trường hợp thay đổi quyền sở hữu những trường hợp thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng, cấu trúc, diện tích nhà đất để buộc chủ nhà đất kê khai nộp thuế. – Tổ chức, cá nhân dược uỷ nhiệm thu thuế nhà đát được hưởng thủ tục phí từ 1% đến 5% tính trên số thuế thu được phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn mức cụ thể cho từng địa phương thủ tục trích, phân phối sử dụng khoản thủ tục phí này. · Nhà đất trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh thì thuế nhà đất phải nộp coi là một yếu tố chi phí, được trừ khi xác định lợi tức chịu thuế để tính thuế lợi tức. 5. Phí, lệ phí và thuế môn bài 5.1. Nội dung cơ bản của phí, lệ phí Thứ nhất: Luật phí và lệ phí năm 2015 quy định Danh mục phí, lệ phí; người nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; nguyên tắc xác định mức thu,miễn, giảm, thu,nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí; thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ 80 chức trong quản lý phí, lệ phí”.Về đối tượng áp dụng, Luật quy địnháp dụng đối với cơ quan nhà nước, bao gồm cả cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức, cá nhân liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí Thứ hai, về các hành vi nghiêm cấm và xử lý vi phạm Để bảo đảm thống nhất quản lý về phí và lệ phí, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, Điều 16 Luậtphí và lệ phí năm 2015 quy định các hành vi nghiêm cấm bao gồm: tự đặt và thu các loại phí, lệ phí; thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Thứ ba, về danh mục và thầm quyền quy định phí, lệ phí Phí, lệ phí liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; để đảm bảo rõ ràng, minh bạch về quyền và trách nhiệm của công dân, Danh mục chi tiết các khoản phí, lệ phí được ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí. Theo đó, về Danh mục phí có 245 loại phí thuộc 13 lĩnh vực, 123 loại lệ phí thuộc 5 lĩnh vực; đồng thời, quy định Danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do nhà nước định giá gồm 17 loại phí. Quy định cụ thể thẩm quyền của 04 cơ quan quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí; được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí đó là: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thứ tư, về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về quản lý phí và lệ phí Luật phí và lệ phí năm 2015 quy định thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dântỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý phí và lệ phí. 81 Thứ năm, về nguyên tắc xác định mức thu phí Luật phí và lệ phí quy định nguyên tắc xác định mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hộicủa Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân Thứ sáu, về miễn, giảm phí, lệ phí Mỗi loại phí, lệ phí đối tượng chịu phí, đối tượng sử dụng và phương thức tính phí rất khác nhau; chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau, vì vậy, Điều 10 Luật phí và lệ phí năm 2015 quy định: Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. Thứ bảy, về thu, nộp, quản lỷ và sử dụng phí, lệ phí Để đảm bảo quản lý thống nhất nguồn thu từ phí, lệ phí; đồng bộ với quy định tại Luật ngân sách nhà nước,Điều 12Luật phí và lệ phí 2015 quy định: Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách nhà nước, trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước. Số tiền phí được khấu trừ và được để lại cho tổ chức thu để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng loại phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức để lại cho tổ chức thu phí; Số 82 tiền phí để lại được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; hằng năm phải quyết toán thu, chi. Số tiền phí chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định. Luật phí và lệ phí năm 2015có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 từng bước khắc phục hạn chế trong quản lý nguồn thu từ phí, lệ phí; nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với quá trình đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công, phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật góp phần thiết lập khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật có liên quan; đảm bảo chính sách phí, lệ phí công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 5.2. Thuế môn bài 5.2.1 Khái niệm: Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương. 5.2.2 Phạm vi áp dụng. Top Tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh không phân biệt hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc hay hạch toán báo sổ đều là đối tượng nộp thuế môn bài. Trường hợp một cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc hay báo sổ còn có các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu cùng hoạt động kinh doanh trên địa bàn một quận, huyện thì chỉ nộp thuế môn bài tại cơ sở chính. Các cá nhân kinh doanh bao gồm các hộ cá thể, cá nhân và nhóm kinh doanh, kể cả cán bộ công nhân viên, nhóm cán bộ công nhân viên nhận khóan tự chịu trách 83 nhiệm về vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh, phải đăng ký kinh doanh đều là đối tượng nộp thuế môn bài. 5.2.3 Căn cứ tính thuế, biểu thuế. Top Căn cứ tính thuế môn bài: Căn cứ tính thuế môn bài là thu nhập bình quân tháng, năng lực và kết qủa kinh doanh của cơ sở. - Cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập ước lượng thực hiện bình quân tháng trong năm nộp thuế của cơ sở để xác định được thu nhập làm căn cứ định từng bậc thuế cho cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế phải dựa vào các yếu tố như vốn, tài sản, nhà xưởng, máy móc dụng cụ đồ nghề sử dụng, số nhân công làm việc, kết qủa kinh doanh... - Ðối với các cơ sở mới xin phép hoạt động, cơ quan thuế sẽ xác định quy mô hoạt động, tính chất ngành nghề hoạt động, căn cứ vào số vốn và tài sản cố định của cơ sở khai, đồng thời so sánh với các cơ sở cùng ngành nghề cùng khu vục đang hoạt động, cùng quy mô tương đương để định bậc thuế môn bài cho cơ sở. - Ðối với các cá nhân, tổ chức kinh tế có thực hiện chế độ thu thuế thu nhập doanh nghiệp hàng tháng, hàng qúy và quyết toán thuế cuối năm thì cơ quan thuế căn cứ vào thu nhập bình quân một tháng của cơ sở đã quyết toán năm trước để làm căn bản định bậc thuế môn bài cho năm tiếp theo. - Ðối với cơ sở không giữ sổ sách kế toán hoặc sổ sách kế toán giữ không đúng quy định thì cơ quan thuế sẽ ước tính thu nhập bình quân một tháng của cơ sở để tính bậc thuế môn bài. Biểu thuế: Áp dụng một biểu thuế và mức thuế do Bộ tài chính quy định. Biểu thuế và mức thuế này có thể được bộ tài chính quy định lại hàng năm tùy theo tốc độ phát triễn kinh tế, nhu cầu ngân sách Nhà nước và mức trượt giá. Mức thuế và biểu thuế hiện hành được quy định như sau: - Ðối với các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập nộp thuế môn bài theo mức thống nhất là 850.000 đ/ 1 năm. 84 - Các cơ sở kinh doanh, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán báo sổ và các hợp tác xã, các tổ sản xuất nộp thuế môn bài theo mức 550.000 đ/ 1 năm. - Nếu các cơ sở kinh doanh (nộp theo mức 550.000 đ/ 1năm) nêu trên còn có các quầy hàng, cửa hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh, dịch vụ...ở những địa điểm khác, không cùng địa điểm vớ cơ sở chính thì mỗi cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu, điểm kinh doanh dịch vụ...phải nộp thuế môn bài theo mức 325.000 đ/ 1 năm. - Ðối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, cán bộ công nhân viên, xã viên hợp tác xã, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận khoán được xác định căn cứ vào thu nhập ước tính và nộp thuế môn - Ðối với những nghề hoạt động có tính chất thời vụ như đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, nước mắm, dù chỉ hoạt động 5, 6 tháng cũng phải nộp thuế môn bài cho cả năm. - Ðối với những cơ sở kinh doanh lưu động sẽ ước tính doanh thu bình quân tháng và tỷ lệ nguyên lãi có đối chiếu tỷ lệ lãi của các đối tượng kinh doanh cố định cùng ngành nghề, để trên cơ sở đó xác định thu nhập bình quân/ tháng để định bậc thuế môn bài. - Trường hợp chỉ có một người đăng ký kinh doanh, có địa điểm kinh doanh rồi cho người khác đến mướn, thuê địa điểm để cùng kinh doanh thì thuế môn bài tính riêng cho từng người. 5.2.4 Khai báo và nộp thuế. Top Khai báo: Các cơ sở đã được cấp thẻ môn bài và đang hoạt động, hàng năm phải khai báo với cơ quan thuế trong thời hạn và theo mẫu của Bộ tài chính, kèm theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Thể thức thu nộp thuế môn bài: - Thuế môn bài được thu mỗi năm một lần vào đầu năm tại cơ quan thuế nơi đặt địa điểm cơ sở sản xuất kinh doanh. 85 - Cơ sở ra kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm, của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. - Những cơ sở đang sản xuất kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu năm dương lịch, cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh. - Cơ sở đã nộp thuế môn bài, nếu di chuyển sang địa phương khác hoặc thay đổi ngành nghề, mặt hàng kinh doanh thì phải khai báo lại và phải nộp thuế môn bài như mới ra kinh doanh. - Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các địa điểm khác nhau trong cùng một địa phương thì cơ sở kinh doanh nộp thuế môn bài của bản thân cơ sở đồng thời còn phải nộp thuế cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc đóng trên cùng địa phương. - Các cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế nơi có cửa hàng, cưả hiệu kinh doanh. - Trường hợp cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định, như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác v.v thì nộp thuế môn bài với cơ quan thuế nơi người kinh doanh cư trú hoặc nơi cơ sở được cấp giấp phép kinh doanh. - Sau khi nộp thuế môn bài, cơ sở kinh doanh sẽ được cơ quan thuế cấp cho một thẻ có ghi rõ ngành nghề kinh doanh làm cơ sở xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra. 5.2.5 Quản lý nhà nƣớc về thuế môn bài. Top Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế. Hàng năm, cơ quan thuế phải lập sổ thuế và phải được thủ trưởng cơ quan duyệt trước khi công bố, sau đó số thuế được trưng thu, khi đã thu đủ số thuế theo giấy báo nộp thuế thì cơ quan thuế phải cấp biên lai thu tiền và cấp thẻ môn bài cho cơ sở đương sự. 86 Ðể tránh sự man khai, cơ quan thuế được quyền kiểm tra tờ khai đăng ký nộp thuế môn bài và kiểm tra tại cơ sở hành nghề của đối tượng nộp thuế, yêu cầu chứng minh giải trình các chứng từ nếu thấy cần thiết. Ðợt kiểm tra thuế môn bài thường vào đầu năm để ấn định mức thuế hàng năm. Tuy nhiên cơ quan thuế cũng được quyền kiểm tra đột xuất. Xử lý vi phạm. Các trường hợp kinh doanh không có giấy phép, không đăng ký nộp thuế môn bài, trốn tránh hoặc gian lận trong việc khai báo, dây dưa trong việc nộp thuế, cản trở việc thi hành của nhân viên thuế v.v tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử phạt như sau: Bị phạt tiền đến 3 lần số thuế thiếu. Bị thu hồi giấy phép kinh doanh và môn bài. Nếu tái phạm nhiều lần hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu nộp chậm thì bị phạt 0,2 % trên số thuế phải nộp cho mỗi ngày nộp chậm. 87 Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình về lý thuyết thuế, NXB Tài chính, 2005 - Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế - Giáo trình nghiệp vụ thuế, NXB Tài chính, 2005 TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I  : Thụy An, Ba Vì, Hà Nội : (024) 33.863.050 : http:// gtvttw1.edu.vn : info@gtvttw1.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_thue_phan_2.pdf