Ngày nay, khi nhìn nhận vếkết quảcải cách thuếbước 1, hầu hết mọi người
đều không phủnhận kết quảtiến bộcủa những nỗlực này. Đánh giá và kết quảcải
cách thuếbước 1, công trình nghiên cứu vềlịch sửtài chính Việt Nam do Viện Nghiên
cứu Tài chính (BộTài chính) thực hiện đã nhận định:
Tuy rằng mức độ đạt được của từng mục tiêu cải cách là khác nhau nhưng vềcơ
bản việc cải cách thuếbước I đã máng lại kết quảnhất định: thuếbước đầu đã phát huy
vai trò điều tiết vĩmô nền kinh tế. tạo nguồn thu ngày càng to lớn cho Ngân sách nhà
nước. Cải cách thuếbước I đã làm cho thuếcó cơsởpháp luật vững chắc, áp dụng
bình đắng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thay thếhẳn hệthống
thu cũ, chủyếu là thu quốc doanh, dựa chủyếu trên những văn bản dưới luật và các
pháp lệnh (HồXuân Phương và Nguyễn Công Nghiệp 2001).
Kết quả định lượng minh họa cho nhận định này có thểthấy trong phần mô tả
thực trạng hệthống thuếhiện hành.
Tuy được coi là tiến bộ, nhưng kết quảcủa cải cách cho thấy vẫn còn những bất
cập nhất định, và chính điều này lại trởthành một trong những tiễn đềquan trọng đưa
hệthống thuếViệt Nam vào bước cải cách thứhai, bắt đầu vào giữa thập niên 1990.
Hệthống thuếsau cải cách bước 1 cũng còn những bất cập, có thểnêu tóm tắt
nhưsau:
Những bất cập của hệthống thuếsau cải cách bước 1
Chính sách thuế được cải cách và đổi mới một cách không đồng bộvới các cơ
chếkinh tếkhác, do vậy hiệu quảcủa chính sách thuếmới ban hành là hạn chế, một
phần do bởi tính chất không tương thích.
Việc hướng dẫn luật thuếdo máy móc và thiếu thực té nên có những trường
hợp chồng chéo, không rõ ràng, do vậy hoặc làm cho người chấp hành gặp rất nhiều
khó khăn hoặc làm cho thuếcó các tác động trái ngược nhau đến các hoạt động kinh
tế.
Nhiều khi công cụthuế được sửdụng một cách tùy tiện, thiếu cân nhắc kết hợp
với các chính sách đầu tư, thương mại. không đúng đắn làm cho môi trường kinh
doanh trởnên thiếu lành mạnh.
51 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình thuế: chương 1: Tổng quan về thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư sau:
Những bất cập của hệ thống thuế sau cải cách bước 1
Chính sách thuế được cải cách và đổi mới một cách không đồng bộ với các cơ
chế kinh tế khác, do vậy hiệu quả của chính sách thuế mới ban hành là hạn chế, một
phần do bởi tính chất không tương thích.
Việc hướng dẫn luật thuế do máy móc và thiếu thực té nên có những trường
hợp chồng chéo, không rõ ràng, do vậy hoặc làm cho người chấp hành gặp rất nhiều
khó khăn hoặc làm cho thuế có các tác động trái ngược nhau đến các hoạt động kinh
tế.
Nhiều khi công cụ thuế được sử dụng một cách tùy tiện, thiếu cân nhắc kết hợp
với các chính sách đầu tư, thương mại... không đúng đắn làm cho môi trường kinh
doanh trở nên thiếu lành mạnh.
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
37
Sử dụng công cụ thuế phục vụ quá nhiều chính sách xã hội làm mất đĩ tính
trung lập của thuế.
Tính khả thi, tính trung lập của một luật thuế còn hạn chế, nên xét trên giác độ
từng sắc thuế dân đến sau một thời gian thực hiện phải sửa đổi, bổ sung.
Hệ thống chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đảm
bảo được tính tương thích với các nền kinh tế thị trường trong khu vực.
Các sắc thuế, dù đã được sửa đổi, bổ sung, vẫn chưa đạt được mục tiêu đơn
giản và rõ ràng.
(2) Cải cách thuế bước 2
Những nhược điềm của kết quả cải cách thuế bước 1, cùng với sự tăng trưởng
nhanh chóng của nền kinh tế đưa Việt Nam bước vào cuộc cải cách hệ thống thuế
bước thứ 2. Ở đợt cải cách này, những tư tưởng thực tiễn và sâu sắc hơn đã được đưa
ra như là ý kiến chỉ đạo cải cách, đề án cải cách thuế do Bộ Tài chính đưa ra bao gồm
khá nhiều khía cạnh và lĩnh vực; có thể tóm tắt những nội dung lớn như sau:
- Một là, cải cách thuế phải nhằm mục tiêu tiếp tục khắc phục cho được những
khiếm khuyết của chính sách hiện hành và đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2010.
- Hai là, về mục tiêu ngân sách, cải cách thuế không được làm giảm thu ngân
sách hàng năm. Điều này đòi hôi ở một số loại thuế cần có thuế suất hợp lý và d)ện thu
được mở rộng theo hướng bồi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu.
- Ba là, về mục tiêu chính sách, chính sách thuế mới phải góp phần quan trọng
vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm
bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần
kinh tế.
- Bốn là, về mục tiêu hội nhập, hệ thống thuế Việt Nam phải đảm bảo từng
bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Năm là, về mặt kỹ thuật, tính đơn giản và rõ ràng của hệ thống thuế tiếp tục
được đề cao, đã có sự nhấn mạnh đến vấn đề khả thi của hệ thống thuế: “Chính sách
thuế ban hành là để người dân thực hiện, do vậy phải làm sao để giúp cho các đối
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
38
tượng nộp thuế và người thu thuế có thể hiểu được thấu đáo chính sách thuế từ đó mới
góp phần làm cho họ tuân thủ, thực hiện chính sách thuế một cách đúng đắn và nghiêm
chỉnh. Hệ thống thuế đơn giản sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện dễ dàng, tinh giảm
được bộ máy quản lý và tiết kiệm được chi phí quản lý thuế”.
Thực hiện theo tinh thần chỉ đạo đã nêu, cải cách thuế bước 2 đã tiến hành một
số bước đi mang tính đột phá; đáng chú ý là dã xây dựng được một hệ thống luật tương
đối mới mẻ và hoàn thiện, tiến bộ hơn, trình Quốc hội thông qua và chính phủ ban
hành trong đợt tháng 5/1997, bao gồm:
• Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực từ 1/1/1999 thay cho luật thuế doanh thu.
• Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thay cho luật thuế lợi tức.
• Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Ngoài ra, trong đợt cải cách này cũng đã tiếp tục bãi bỏ một số sắc thuế và phí,
lệ phí không còn phù hợp như thuế sát sinh, thuế buôn chuyến... và sửa đổi, bổ sung
hay ban hành một số loại thuế và phí có tác động kích thích mạnh mẽ đến các hoạt
động kinh tế như thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế đất, thuế tài sản...
Điểm nhấn của cải cách thuế bước 2 chính là sự ra đời của thuế giá trị gia tăng
và thuế thu nhập doanh nghiệp, với những ưu điểm hơn hẳn so với hai loại thuế mà
chúng thay thế. Có thể thấy được điều này qua một số ưu điểm chính như sau:
Thuế giá trị gia tăng: do Quốc hội ban hành năm 2008 là một loại thuế gián thu
chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất và luân
chuyển, do vậy việc sử dụng sắc thuế này để thay thế thuế doanh thu sẽ loại bỏ hoàn
toàn tính chất trùng lắp và chồng chéo của chính bản thân thuế doanh thu; vả lại trong
điều kiện khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thì sử đụng thuế giá trị gia
tăng chính là một biện pháp tốt. Hơn nữa, cơ chế thu về lý thuyết cũng thể hiện một
biện pháp ngăn ngừa thất thu thuế một cách hiệu quả.
Tại thời điểm được ban hành, thuế giá trị gia tăng của Việt Nam có 4 mức thuế
suất (so với 11 mức của thuế doanh thu thì đây cũng lại là một điểm tiến bộ); trong đó
mức thuế suất phổ biến là 10% bên cạnh mức 0% dành cho sản phẩm xuất khẩu và
mức 5%, 20%.
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
39
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tuy thay thế cho thuế lợi tức nhưng về cơ bản cơ
chế áp dụng cũng tương tự như thuế lợi tức, có điều phạm vi áp dụng của thuế này
rộng hơn và bao quát hơn với một mức thuế suất dành cho doanh nghiệp là 25% bên
cạnh các thuế suất ưu đãi.
Đánh giá về cải cách thuế bước 2, cũng như các ý kiến nhận định trong tổng kết
cải cách bước 1, mọi người không thể phủ nhận thành quả đạt được. Cải cách thuế
bước 2 vế cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu và hệ thống thuế góp phần to lớn
vào việc gia tăng tiếm lực tài chính nhà nước. Tuy nhiên có những nhược điểm của hệ
thống thuế được tổng kết khi kết thúc bước cải cách thứ nhất còn chưa khắc phục
được. Do vậy hệ thống thuế chưa thực sự phát huy được sức mạnh của một công cụ
quản lý và điều tiết chủ đạo của nhà nước đối với nền kinh tế.
Những nhược điểm chủ yếu của cải cách lần này lại tập trung vào mặt kỹ thuật
và quy trình quản lý thu thuế nhiễu hơn. Đặc biệt là quản lý thuế trước những phát sinh
do áp dụng sắc thuế mới, nhất là đối với thuế giá trị gia tăng, loại thuế vốn đôi hỏi cơ
chế quản lý chặt chẽ và mang tính hệ thống; hiện tượng câu kết, thông đồng nhằm
chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng xảy ra dồn dập vào những năm cuối của bước cải cách
thuế thứ 2 là vấn đề nhức nhối nhất. Bên cạnh đó, những bất cập về chính sách không
vì thế mà mất đi, có những nhược điểm của bước cải cách thứ nhất vẫn chưa được
khắc phục triệt để.
Bảng l.2: Hệ thống các sắc thuế Việt Nam hiện hành
STT LOẠI THUẾ VĂN BẢN PHÁP QUY HIỆN HÀNH
1 Thuế xuất – nhập khẩu TT số 59/2007/ TT- BTC ngày 14/06/2007
2 Thuế tiêu thụ đặc biệt TT số 64/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009
3 Thuế giá trị gia tăng
Luật thuế số13/2008/QH12 (Hiệu lực từ
01/01/09)
4 Thuế thu nhập doanh nghiệp TT 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008
5 Thuế thu nhập cá nhân TT số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008
6 Thuế sử dụng đất nông nghiệp
7 Thuế nhà đất TT số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007
8 Thuế chuyển quyền sử dụng đất TT số 29/2006/TT-BTC ngày 04/04/2006
9 Thuế tài nguyên TT số 124/2009/TT-BTC ngày 17/06/2009
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
40
10 Thuế môn bài TT số 96/2002/ TT- BTC ngày 24/10/2002
11 Phí và lệ phí TT số 95/2005/ TT- BTC ngày 26/10/2005
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang tiến những bước đầu
tiên của chặng đường cải cách hệ thống thuế bước thứ 3 với tiền đề, mục tiêu và định
hướng:
* Những tiền đề để tiếp tục cải cách thuế bước 3
Tiền đề thứ nhất: Xu hướng vận động của hệ thông thuế thế giởi
Hiện nay, thế giới đi gần dược một nửa chặng đường đầu của thập niên thứ
nhất, thế kỷ thứ XXI. Thế kỷ mà nhân loại đi vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin
và khu vực dịch vụ; từ đó các nước bắt đầu xích lại gần nhau hơn trong một thị trường
rộng mở theo một luật chơi chung. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính sinh
thuế của từng nước. Có thể tóm lược những tiêu đề chính thể hiện các xu hướng quốc
tế tác động tới cải cách thuế ở Việt Nam; bao gồm:
9 Tỷ trong động viên tử thuế trong GDP ngày một tăng mặc dù có những nước,
Chính phủ đã cố gắng cắt giảm gánh nặng thuế.
9 Cắt giảm số lượng thuế suất cũng như mở rộng d)ện chịu thuế thu nhập. Đặc
biệt là giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao nhất - tức là giảm thuế cho các
tầng lớp giàu có.
9 Áp dụng tế giá trị gia tăng thay thế cho thuế doanh thu đang d)ễn ra trên phạm
vi toàn cầu, với 1-2 mức thuế suất (trừ mức O%).
9 Tăng dần tỷ lệ động viên từ thuế trực thu một cách tương ứng với việc giảm tỷ
lệ động viên từ thuế gián thu ở riêng các nước đang phát triển; trong khi đó ở các
nước phát triển lại d)ễn ra xu hướng ngược lại.
9 Xu thế hội nhập tác động mạnh mẽ đến nguồn thu Ngân sách nhà nước và là
nguyên nhân thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hệ thống thuế hầu như ở tất cá các nước
trên thế giới. Hệ thống thuế tiếp tục bị chỉ trích và do vậy luôn được chú trọng vào
cải cách.
9 Tin học hóa công tác quản lý, dự báo và hành thu thuế.
9 Sử dụng chính sách thuế trong cạnh tranh kinh tế thu hút vốn và công nghệ từ
bên ngoài.
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
41
Tiền đề thứ hai: Bối cảnh kinh tế trong nước và những chủ trưởng lớn hướng
đến mục tiêu 2010
Vấn đề cải cách thuế ở Việt Nam cũng chịu tác động chủ yếu của bối cảnh kinh
tế trong nước mà quan trọng hơn cả là của những chủ trương lớn của Đảng và nhà
nước, hướng thiết lập tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam, chủ trương
này đã và đang xuyên suốt cho việc cải cách thuế. Chính từ chủ trương này sẽ đòi hỏi
hệ thống thuế phải vừa tạo nguồn, vừa không được cản trở quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước, đón đầu các xu hướng mới từ đó có sự chuẩn bị trình hợp (ví dụ
như quá trình đô thị hóa, sự bùng nổ của thị trường từ hai phía cung và cầu trong đó
quan trọng là yếu tố thu nhập...).
Song hành với chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế cũng tạo ra những thay đổi trong nguồn thu ngân sách, buộc Việt Nam
phải cải cách thuế để duy trì sự ổn định.
Cải cách hành chính cũng là chủ trương lớn, tác động đến vấn đề cải cách thuế,
nó đặt ra những vấn đề như tính pháp lý và tính đa dạng, linh hoạt của hệ thống thuế,
đáp ứng tiêu thuẫn của một hệ thống thuế hiện đại và tăng cường công tác quản lý thuế
trước những biến dạng mới của các hành vi trấn lậu thuế ngày càng tinh vi hơn.
Cuối cùng mục tiêu tăng cường tiềm lực cho tài chính nhà nước, đáp ứng đòi
hỏi cơ bản khi duy trì một chế độ xã hội chủ nghĩa chính là chủ trương lớn nhất tác
động đến cải cách thuế. Do vậy, chiến lược tài chính - tiền tệ Việt Nam đến năm 2010
đã đặt ra mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước lên gấp đôi so với mức của năm 2001.
Đây vừa là nhân tố tác động thúc đẩy, vữa là thách thức đối với cải cách thuế Việt
Nam.
(3) Hướng cải cách hệ thống thuế Việt Nam bước thứ ba, mục tiêu 2010
(3.1) Định hướng với mục tiêu ngân sách
- Hệ thống thuế và phí ở Việt Nam tiếp tục chiếm khoảng ¾ đến 80% tổng thu ngân
sách nhà nước hàng năm; điều này phụ thuộc vào sự biến động của các nguồn thu
khác.
- Tổng thu ngân sách hàng năm phấn đấu đạt đến mục tiêu khoảng 25% GDP, đây là
“Ngưỡng giới hạn khi xác định tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước ở nước ta trong
một vài năm sắp tới”. Do vậy, tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước từ thuế và phí
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
42
sẽ dao động xoay quanh tỷ lệ 20%. Tỷ lệ này có cao hơn so với mục tiêu của chiến
lược tài chính - tiền tệ Việt Nam đến năm 2010, tuy nhiên xét trong xu hướng vận
động của nền kinh tế thì tỷ lệ này là “khả thi, không kìm hãm sản xuất, kinh doanh và
không vượt quá mức trung bình của khu vực”nhưng lại “góp phần tăng cường tiềm lực
tài chính nhà nước để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội”.
(3.2) Định hướng cơ cấu hệ thống thuế
Về cơ cấu thuế trực thu - gián thu: Xu hướng chung là tăng dần tỷ trọng thuế
trực thu, tương ứng với điếu này là giảm dần tỷ trọng thuế gián thu. Nhưng do lựa
chọn giữa hai mục tiêu tăng thu cho ngân sách và mục tiêu công bằng xã hội nên Việt
Nam sẽ ưu tiên hoàn thiện thuế gián thu trước khi hoàn thiện thuế trực thu1.
Xét tương quan, trong những năm sắp tới, tỷ trọng thuế gián thu trong cơ cấu
thuế sẽ vẫn cao một cách tương đối2.
Về cơ cấu định tính của hệ thống thuế, cải cách thuế bước 3 sẽ chú trọng thực
hiện các công việc lớn như sau:
o Xây dựng mới luật thuế chống Ô nhiễm môi trường, sắc thuế được coi là tiến bộ
là phù hợp với xu thế thời đại.
o Sửa đổi thuế giá trị gia tăng và bổ sung một số sắc thuế mới nhằm hỗ trợ như
thuế doanh thu đối với các doanh nghiệp nhỏ, thuế kinh doanh đặc thù.
o Thồng nhất thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, bỏ thuế chuyển lợi nhuận và
thu nhập ra nước ngoài; sửa đổi toàn d)ện thuế thu nhập cá nhân cho hợp lý.
o Điều chỉnh khác với chế độ thu sử dụng vốn nhà nước đã được bãi bỏ, nhằm
đón trước những d)ễn biến mới trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý tài
chính đối với doanh nghiệp nhà nước.
o Ban hành sắc thuế mới đối với dầu khí và sản phẩm dầu khí.
1 Về nguyên tắc, khi hệ thống thuế có mức thuế gián thu cao thì khả năng điều tiết sẽ thấp nhưng hiệu
suất thu thuế là cao do ít va chạm với người chịu thuế và mức độ trốn, lậu thuế sẽ thấp. Điều ngược lại
sẽ xảy ra khi hệ thống thuế có mức thuế trực thu cao hơn – tìm thấy nguyên tắc này ở bất kỳ giáo trình
thuế chuẩn nào
2 Chiếm trung bình 55% tổng thu ngân sách trừ thu từ dầu thô; torng khi đó thuế trực thu chỉ chiếm khoảng 21%
- theo thống kê của Bộ Tài chính. So sánh với mức thu bình quân của khối OECD năm 1996, thuế gián thu là
33,7%; thuế trực thu là 41,2%. Nguồn: học viện Tài chính, 2002
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
43
o Bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp, áp dụng đồng bộ thống nhất việc quản lý đất
nông nghiệp bằng các sắc thuế tài sản.
o Chuyển lệ phí xăng dầu thành thuế tiêu thụ hay sử dụng xăng dầu; thuế này sẽ
được đặt trong thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế chống ô nhiễm môi trường hay một
sắc thuế độc lập.
o Đổi mới công tác tổ chức thu, cách thức thu theo hướng thống nhất, liên thông
trên toàn quốc và bình đẳng đối với người sử dụng phương tiện giao thông.
1.2.3 Cải cách thuế của Việt Nam đến năm 2010
Lộ trình cải cách Thuế của Việt Nam có thể tóm tắt như sau:
1. Giai đoạn đấu của cải cách thuế (1990-1998) nhằm phù hợp với nền kinh tế
da thành phần bằng việc thiết lập nền tảng cơ bản cho khối kinh tế ngoài quốc doanh,
đặc biệt là khuyến khích cá nhân bỏ vốn kinh doanh. Phần lớn các sắc thuế đưa ra
trong giai đoạn cải cách đầu tiên này đều bắt nguồn từ hệ thống thuế theo cơ chế cũ, vì
vậy không tránh khỏi tồn tại thột số cơ .chế mang tính phân biệt đối xử mà các sắc
thuế trước đó vốn có. Tồn tại này của hệ thống thuế ngây càng ảnh hưởng đến sự phát
triển của nền kinh tế đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa, sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chiến lược phát triển kinh tế dựa vào
xuất khẩu.
2. Giai đoạn cải cách thuế thứ hai bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2004 với ưu
tiên cải cách thay thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng (GTGT), và thay thuế lợi
tức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Lúc này tình hình kinh tế đã thay đổi
khi Việt Nam bước đầu tham gia vào các Hiệp định thương mại quốc tế và song
phương, và đang nỗ lực đàm phán gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Việc ban hành thuế GTGT, với tính chịu thuế chất trung lập đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh, đã đáp ứng yêu cầu phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến khích
xuất khẩu. Thuế thu nhập doanh nghiệp được cải cách theo hướng thống nhất áp dụng
đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có đó vốn đầu tư nước ngoài,
tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO.
3. Giai đoạn thứ ba (2005-2010) của công cuộc cải cách thuế, một giai đoạn mà
nền kinh tế xã hội có bước phát triển đặc biệt quan trọng với việc gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới WTO, và tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế song phương và
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
44
đa phương với các nước khu vực và trên thế giới, như Hiệp định khu vực Thương mại
song phương Việt-mỹ. Việc thực hiện các cam kết quốc tế đó đã dẫn đến sự cắt giảm
đáng kể nguồn thu từ thuế nhập khẩu, chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% tổng số thu về
thuế, chưa kể nguồn thu từ dầu thô, trong những năm trước đây.
Ngày 6 tháng 12 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
201/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010”
(còn được gọi là cải cách thuế bước 3), với định hướng ban hành những loại thuế mới
như: Thuế TNCN, thuế nhà, đất; và sửa đổi, bổ sung các sắc thuế chủ yếu hiện hành
(thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên) để phù hợp với giai đoạn hội
nhập kinh tế, thực hiện các cam kết quốc tế hướng đến thương mại tự do thông qua tỷ
trọng các loại thuế trực thu trong tổng thu thuế.
Mục tiêu, yêu cầu cụ thể của cải cách thuế bước ba:
• Chính sách thuế, phí và lệ phí (sau đây gọi chung là chính sách thuế) phải là
công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nến kinh tế, động viên
được các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất, khuyến khích xuất
khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền
kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân
dân.
• Chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước,
đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho
tích lũy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước. Đảm bảo tỷ lệ
động viên về thuế vào ngân sách bình quân hàng năm đạt tử 20% - 21% GDP.
• Chính sách thuế phải thể hiện và tạo ra những nội dung cụ thể phù hợp với tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm được yêu cầu về bảo hộ có
chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.
• Chính sách thuế phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng. áp dụng hệ
thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như
giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai;
tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
45
• Nhanh chóng hiện đại hóa và nâng cao năng lực của của bộ máy quản lý thuế;
khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém làm cho bộ máy quản lý thuế trong
sạch, vững mạnh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Sinh viên cần nâng cao đến thức về những cơ sở lý luận chung của thuế như đặc
điểm, tác động của công cụ thuế đối với ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết thu
nhập xã hội bảo đảm phát triển kinh tế tăng trưởng công bằng, văn minh.
Hệ thống thuế của Việt Nam với lịch sử hình thành và phát triển của thuế gắn
bó với các chặng đường phát triển của dân tộc, và là một công cụ tài chính hữu hiệu để
nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ trong các thời kỳ, đặc biệt là ba bước của
lộ trình cải cách thuế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang d)ễn ra ở nước ta
hiện nay.
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
46
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Thuế tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước bởi vì:
a) Thuế thể hiện ý chí của nhà nước;
b) Thuế đóng vai trò điều tiết vĩ mô;
c) Nguồn thu từ thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước;
d) Cả a, b, c đấu đúng.
2. Thuế là:
a) Khoản thu mang tính bắt buộc của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân
b) Khoản thu duy nhất của Nhà nước;
c) Khoản thu thứ yếu và Nhà nước còn nhiều khoản thu khác;
d) Cả a, b, c đều sai.
3. Nhà nước thu thuế để:
a) Chứng tỏ quyền lực của Nhà nước;
b) Phục vụ cho hoạt động chi tiêu công của Nhà nước;
c) Phục vụ cho hoạt động từ thiện;
d) Cả a, b, c đều đúng.
4. Đặc trưng của thuế là:
a) Tính bắt buộc;
b) Hoàn trả trực tiếp và không ngang giá;
c) Sử dụng cho mục tiêu công cộng;
d) Câu a, c đúng.
5. Thuế gián thu bao gồm các loại thuế sau:
a) Thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế TNDN;
b) Thuế nhà đất, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNCN;
c) Thuế XNK, thuế GTGT, thuế TTĐB;
d) Cả a, b, c đều sai.
6. Nộp thuế là:
a) Bắt buộc của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân;
b) Nghĩa vụ của một công dân;
c) Hành động tùy thuộc vào tính tự giác của người nộp;
d) Câu a, b đúng.
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
47
7. Phí là khoản thu:
a) Nhằm thu hồi chi phí dầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không thuần túy theo
quy định của pháp luật:
b) Gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước
cho các thể nhận, pháp nhân
c) Gắn liền với việc cung cấp gián tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước
cho các thể nhân, pháp nhân
d) Cả b, c đều đúng.
8. Lệ phí là khoản thu:
a) Nhằm thu hồi chi phí đầu tư cưng cấp các dịch vụ công cộng không thuần túy theo
quy định của pháp luật.
b) Gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước
cho các thể nhân, pháp nhân
c) Gắn liền với việc cung cấp gián tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước
cho các thể nhân, pháp nhân
d) Cả b, c đều đúng.
9. Vai trò của thuế là:
a) Công cụ thứ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước
b) Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ
c) Công cụ thực hiện công bằng xã hội trong doanh thu.
d) Cả a, b, c đều đúng.
10. Vai trò của thuế là:
a) Công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước
b) Công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối
d) Cả a, b, c đều đúng.
11. Phân loại thuế căn cứ vào phương thức đánh thuế gồm:
a) Thuế trực thu, thuế gián thu.
b) Thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản.
c) Thuế trung ương, thuế địa phương.
d) Thuế tổng hợp, thuế có lựa chọn.
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
48
12. Phân loại thuế căn cứ vào cơ sở đánh thuế gồm:
a) Thuế trực thu, thuế gián thu.
b) Thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản.
c) Thuế trung ương, thuế địa phương.
d) Thuế tổng hợp, thuế có lựa chọn.
13. Phân loại thuế căn cứ chế độ phân cấp và điều hành Ngân sách gồm:
a) Thuế trực thu, thuế gián thu.
b) Thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản.
c) Thuế trung ương. thuế địa phương.
d) Thuế tổng hợp, thuế có lựa chọn.
14. Thuế có vai trồ tạo lập nguồn thu chủ yếu cho NSNN vì:
a) Thuế không có tính hoàn trả trực tiếp
b) Thuế có phạm vi điều tiết rộng
c) Thuế có phạm vi điều tiết rộng và có tính hoàn trả trực tiếp
d) Thuế có phạm vi điều tiết rộng và có tính bắt buộc
15. Thuế có thể góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế vì:
a) Thuế có tính bắt buộc
b) Thuế có tính không hoàn trả trực tiếp
c) Thuế có phạm vi điều tiết rộng
d) Thuế điều tiết Vào thu nhập của các chủ thể kinh tế
16. Yếu tố nào sau đây được coi là “linh hồn” của một sắc thuế
a) Đối tượng nộp thuế
b) Cơ sở thuế
c) Đối tượng chịu thuế .
d) Thuế suất.
17. Loại mức thuế nào sau đây có thuế suất tăng dần theo mức độ tăng của cơ sở thuế .
a) Mức thuế ổn định
b) Mức thuế tuyệt đối.
c) Mức thuế luỹ tiến
d) Mức thuế thống nhất
Ch-¬ng 1: Tæng Quan vÒ ThuÕ
www.gdt.gov.vn
49
18. Tiêu thức nào sau đáy không phải là tiêu thức xây dựng hệ thống thuế, chính sách
thuế:
a) Tiêu thức pháp lý
b) Tiêu thức hiệu quả
c) Tiêu thức ngang giá.
d) Tiêu thức công bằng.
19. Mức điều tiết của.......... bao hàm trong cả giá cả hàng hóa dịch vụ:
a) Thuế trực thu
b) Thuế gián thu
c) Thuế trực thu và thuế gián thu
d) Cả a, b, c, sai
20. Tỷ trọng chịu thuế của người tiêu dùng tùy thuộc vào:
a) Quan hệ cung cầu của hàng hóa trên thị trường.
b) Quan hệ sở hữu vốn của người sản xuất hàng hoá trên thị trường
c) Quan hệ sản xuất trên thị trường
d) Cả a.b, c sai
21. Thuế điều tiết bớt một phần.........phát sinh từ hoạt động kinh tế:
a) Thu nhập của nhà sản xuất
b) Thu nhập của người tiêu dùng
c) Thu nhập của nhà sản xuất và thu nhập của người tiêu dùng
d) Cả a, b, c đều sai
22. Nước ta, vào thời Nhà Trần (1225 - 1237) có hai loại thuế chính được áp dụng
a) Thuế muối, thuế thổ sản
b) Thuế thân, thuế d)ều
c) Thuế sản vật, thuế mỏ
d) Cả a, b, c đấu sai
23. Sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954 ở miền Bắc áp dụng chính sách t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_1_2.pdf