MÔ THỰC VẬT
MỤC TIÊU:
1. Nêu được đặc điểm chính và chức năng của các loại mô thực vật.
NỘI DUNG:
Khái niệm:
Mô là một nhóm tế bào phân hóa giống nhau về hình thái để cùng đảm nhiệm một chức năng sinh lý. Vài loại mô phức tạp (gỗ, libe) được cấu tạo bởi những tế bào không thuần nhất, trong trường hợp này từ mô đôi khi được thay thế bằng từ “vùng”.
Có nhiều cách phân loại mô, nhưng người ta thường dựa vào chức năng sinh lý để sắp xếp các mô thực vật có mạch thành 6 loại:
1. Mô phân sinh (sinh mô)
2. Nhu mô (mô dinh dưỡng)
3. Mô che chở
4. Mô nâng đỡ
5. Mô dẫn
6. Mô tiết
10 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo trình Thực vật dược: Mô thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ THỰC VẬT
MỤC TIÊU:
1. Nêu được đặc điểm chính và chức năng của các loại mô thực vật.
NỘI DUNG:
Khái niệm:
Mô là một nhóm tế bào phân hóa giống nhau về hình thái để cùng đảm nhiệm một chức năng sinh lý. Vài loại mô phức tạp (gỗ, libe) được cấu tạo bởi những tế bào không thuần nhất, trong trường hợp này từ mô đôi khi được thay thế bằng từ “vùng”.
Có nhiều cách phân loại mô, nhưng người ta thường dựa vào chức năng sinh lý để sắp xếp các mô thực vật có mạch thành 6 loại:
Mô phân sinh (sinh mô)
Nhu mô (mô dinh dưỡng)
Mô che chở
Mô nâng đỡ
Mô dẫn
Mô tiết
I. Mô phân sinh:
Định nghĩa:
Mô phân sinh là mô cấu tạo bởi những tế bào non ở trạng thái chưa phân hóa, vách mỏng bằng cellulose, xếp khít nhau, sinh sản rất mạnh để tạo ra các mô khác. Nhờ có mô phân sinh mà sự sinh trưởng của thực vật được tiến hành trong suốt cuộc đời.
Phân loại:
Về nguồn gốc, người ta phân biệt 2 loại mô phân sinh: sơ cấp và thứ cấp.
2.1.Mô phân sinh sơ cấp:
Mô phân sinh sơ cấp có ở đầu ngọn rễ và đầu ngọn thân. Đó là mô phân sinh ngọn, cầu tạo bởi những tế bào nhỏ gần như đẳng kính, có một nhân to ở trung tâm, kkhông bào nhỏ và ít, chúng phân chia rất nhanh theo những quy luật nhất định để tạo ra một khối tế bào. Các tế bào này sẽ tăng trưởng và phân hóa thành các loại mô khác của rễ hoặc thân cây. Sinh mô ngọn có nhiệm vụ làm cho rễ và thân mọc dài ra.
Sinh mô sơ cấp còn có mô phân sinh lóng ở các cây họ Lúa. Mô phân sinh này nằm gần gốc của các lóng và nằm ở giữa các vùng mô đã phân hóa. Nhờ mô phân sinh này thân cây khong những kéo dài ở ngọn mà còn có khả năng tăng trưởng thêm độ dài của các lóng.
2.2. Mô phân sinh thứ cấp:
Mô phân sinh thứ cấp có vai trò trong sự tăng trưởng chiều ngang của rễ và thân cây. Sinh mô thứ cấp được cấu tạo bởi một lớp tế bào non gọi là “tầng phát sinh”, chúng phân chia theo hướng tiếp tuyến làn lượt ở mặt ngoài rồi mặt trong tạo ra những dãy tế bào xuyên tâm, dần dần phân hóa thành hai loại mô khác nhau. Có hai loại mô thứ cấp: tầng phát sinh bần lục bì (tầng bì sinh, tầng sinh vỏ), tượng tầng (tầng sinh gỗ).
Mô phân sinh ngọn thân (cắt dọc)
II. Nhu mô:
Định nghĩa:
Nhu mô hay mô dinh dưỡng, cấu tạo bởi những tế bào sống chưa phân hóa nhiều, màng vẫn còn mỏng và bằng cellulose, đã bắt đầu hình thành các khoảng gian bào (các tế bào vẫn xếp khít nhau nhưng bắt đầu bong ra ở những góc tế bào thành những khoảng gian bào rõ rệt).
Chức năng:
Tùy theo loại nhu mô mà có các chức năng khác nhau: liên kết các mô khác nhau lại để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh, chức năng dự trữ, chức năng đồng hóa.
Phân loại:
Dựa theo chức năng cụ thể mà người ta chia thành các loại:
Nhu mô đồng hóa:
Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lục lạp để làm nhiệm vụ quang hợp. Lớp nhu mô này nằm ngay dưới biểu bì của lá và thân cây non.
Nhu mô dự trữ:
Mô dự trữ thường có trong quả, hạt, củ, phần tủy của các cơ quan như: thân, rễ đôi khi trong phần vỏ của những cơ quan trên mặt đất. Trong tế bào mô dự trữ chứa nhiều chất dự trữ như saccarose, tinh bột, lipid, đôi khi là hemicellulose (hạt Mã tiền, Cà phê) làm màng dày lên và cứng.
III. Mô che chở
Định nghĩa:
Mô che chở còn gọi là mô bì, là các tế bào có vách dày, không thấm và bao bọc các cơ quan thực vật (thân, rễ, lá).
Phân loại:
Biểu bì:
Biểu bì là mô bao bọc mặt ngoài lá và thân cây. Biểu bì cấu tạo bởi một lớp tế bào, hình thể đều đặn không chứa lục lạp. Mặt ngoài các tế bào này được bao phủ bởi một lớp cutin không thấm nước. Một số tế bào biểu bì có thể kéo dài ra tạo thành lông che chở hoặc lông tiết. Tuy lớp cutin không có tính thấm nhưng sự trao đổi khí (O2, CO2) và hơi nước vẫn tiến hành được nhờ các khẩu.
Tầng tẩm suberin:
Ở rễ không có biểu bì. Chóp rễ che chở đầu ngọn rễ có nguồn gốc từ tế bào tạo biểu bì ở thân. Trên chóp rễ một đoạn là vùng lông hút, khi vùng lông hút rụng đi thì rễ được che chở bởi một tầng hóa bần (tầng tẩm suberin). Tầng tẩm suberin cấu tạo bởi những tế bào có vách tẩm suberin.
Bần:
Bần là mô che chở thứ cấp, bao bọc các phần già của cây. Bần cấu tạo gồm nhiều lớp tế bào chết có vách tẩm suberin không thấm nước và khí, các tế bào này xếp thành dãy xuyên tâm.
Thụ bì:
Thụ bì hay vỏ chết là lớp mô phức tạp cấu tạo bởi lớp bần và các mô phía ngoài lớp bần đó đã chết rồi. Thụ bì có thể rộp dần lên rồi bong ra, hoặc còn dính vào thân cây nhưng nứt nẻ đặc trưng cho từng loại cây (cây bạch đàn, cây ổi). Nhờ có thụ bì mà cây được bảo vệ tốt hơn.
Vỏ hạt:
Là mô che chở ở hạt, hình thành từ sự chuyển biến của vỏ noãn. Giữ cho thời gian nảy mầm của hạt dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loại cây.
Bì khổng
Biểu bì và khí khổng
IV. Mô nâng đỡ
Định nghĩa:
Mô nâng đỡ còn gọi là mô cơ giới, cấu tạo bởi những tế bào có vách dày, cứng, làm nhiệm vụ nâng đỡ, nghĩa là lầm cho cây cứng rắn. Trong thân cây tròn, chúng được xếp thành vòng tròn ở gần phía ngoài, trong thân cây vuông chúng được đặt ở bốn góc. Trong rễ, các mô nâng đỡ lại tập trung vào phí trung tâm, để rễ có thể chịu được trọng lực đè từ trên xuống.
Phân loại:
Tùy theo bản chất của vách, người ta phân biệt làm 2 loại mô: mô dày (giao mô, hậu mô), mô cứng (cương mô).
Giao mô:
Là mô nâng đỡ những bộ phận còn non, còn tăng trưởng, do đó các tế bào mô dày là những tế bào sống có màng bằng cellulose và chất pectin.
Cương mô:
Cương mô là mô nâng đỡ cơ quan già. Cấu tạo bởi những tế bào chết có vách dày tẩm mộc tố (hóa gỗ). Mô thường nằm sâu trong các cơ quan không còn khả năng kéo dài nữa.
Cương mô
V. Mô dẫn truyền
Định nghĩa:
Cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp với nhau thành từng dãy dọc song song với trục cơ quan, có nhiệm vụ dẫn nhựa,
Phân loại:
Trong cơ thể thực vật bậc cao có hai dòng nhựa vận chuyển ngược chiều nhau:
- Nhựa nguyên: tức là nước và muối vô cơ hòa tan trong nước do rễ hút từ đất lên, được vận chuyển trong các mô gỗ từ rễ lên lá.
- Nhựa luyện: là dung dịchcác chất hữu cơ do dã dược lá tổng hợp nhờ hiện tượng quang hợp, được vận chuyển trong các libe từ là xuống các cơ quan để nuôi cây.
Do đó trong cây cũng có hai loại mô dẫn:
+ Mô mộc để vận chuyển nhựa nguyên
+ Mô libe để vận chuyển nhựa luyện
Mô mộc (mô gỗ):
Các mạch mộc được cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp chồng chất lên nhau thành ốnng. Vách mạch mộc luôn luôn có tẩm lignin còn gọi là mộc tố.
Mạch mộc là một mô phức tạp gồm 3 thành phần:
Mạch ngăn và mạch thông có nhiệm vụ dẫn nhựa nguyên. Nếu các tế bào còn vách ngăn ngang gọi là mạch ngăn hay quản bào, nếu không còn mạch ngăn tạo thành các ống thông suốt gọi là mạch thông hay mạch gỗ.
Sợi gỗ là những tế bào chết, hình thoi dài có màng dày hoá gỗ. Các sợi gỗ làm nhiệm vụ nâng đỡ.
Mô mềm gỗ cấu tạo bởi những tế bào sống, màng có thể hoá gỗ hoặc vẫn còn mỏng và bằng cellulose. Mô mềm gỗ làm nhiệm vụ dự trữ.
Mô libe:
Cấu tạo bởi những tế bào sống có vách bằng cellulose, gồm các thành phần: mạch rây (ống sàng), tế bào kèm, nhu mô libe, sợi libe.
Mạch rây: cấu tạo bởi những tế bào sống, xếp nối tiếp nhau thành từng dãy, màng mỏng bằng cellulose. Các vách ngăn có nhiều lỗ thủng nhỏ như cái rây, giữa mạch rây là một không bào lớn chứa nhựa luyện.
Tế bào kèm: là những tế bào sống, ở cạnh các mạch rây. Có nhiệm vụ tiết ra các chất men, giúp mạch rây thực hiện các phản ứng sinh hoá trong mạch, ngăn cản tế bào chất của mạch rây đông lại để đảm bảo việc vận chuyển các sản phẩm tổng hợp.
Nhu mô libe (mô mềm libe): gồm những tế bào sống có màng mỏng bằng cellulose có nhiệm vụ chứa chất dự trữ như tinh bột.
Sợi libe: là những tế bào hình thoi, dài, có màng dày hoá gỗ hay không hoá gỗ, có khoang hẹp, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
a, b: mạch vòng; c, d: mạch xoắn
e: mạch vạch; f, g: mạch mạng
h: mạch điểm
VI. Mô tiết
Định nghĩa:
Cấu tạo bởi những tế bào sống, có màng bằng cellulose và tiết ra những chất được xem như là chất bã của cây như: tinh dầu, nhựa mũ, gôm, tanin Thường những chất này không thải ra ngoài mà đọng lại trong cây.
Phân loại:
Tùy theo sự phân hóa và hình dạng của các loại tế bào này ta có thể phân biệt được các loại mô tiết:
Biểu bì tiết: có những biểu bì tiêt sra tinh dầu hoặc resin, ví dụ ở cánh hoa hồng.
Một số kiểu lông tiết và túi tiết
Lông tiết: là những tế bào biểu bì mọc dài ra. Mỗi lông tiết gồm có một chân và một đầu, có thể đơn hoặc đa bào. Mỗi cây có tinh dầu đều có một lông tiết đặc trưng. Ví dụ lông tiết của cây bạc hàcấu tạo bởi tám tế bào xếp ttrên cùng một mặt phẳng. Tinh dầu tiết ra đọng dưới lớp cutin.
Tế bào tiết: ở rải rác trong nhu mô, chứa các chất tiết trong không bào. Như tế bào chứa tanin trong nhu mô vỏ và nhu mô tủy của nhiều loại thực vật.
Ống tiết: đó là những lổ hổng hình cầu (túi tiết) hoặc hình trụ (ồng tiết), được bao bọc bởi các tế bào tiết và chứa những chất do các tế bào đó tiết ra. Đường kính của túi tiết và ống tiết bao giờ cũng lớn hơn tế bào ở xung quanh.
Nhũ quản: là những tế bào ống tiêt đặc biệt. Chất tiết ra là nhựa mũ, thường là nhũ tương có màu trắng đục hoặc màu ngà, được tích lũy trong không bào của tế bào tiết ra nó.
Tuyến mật: thường có ở hoa và trên các cơ quan dinh dưỡng của cây như thân, lá, cuống hoa. Tuyến mật cấu tạo bởi một nhóm tế bào nhỏ, có vách mỏng, nhân to, có mật tận cùng của đáy tuyến. Mô này thường phủ một lớp biểu bì có lỗ khí. Mật tiết ra ngoài qua lỗ khí, hoặc qua lớp cutin mỏng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuc_vat_duoc_mo_thuc_vat.doc