Giáo trình Thực hành thực vật dược

BÀI 1. DỤNG CỤ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG TRONG THỰC TẬP THỰC VẬT

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nhận biết được các thành phần của kính hiển vi quang học và các dụng cụ cần dùng trong thực tập thực vật.

2. Biết sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản thực vật.

3. Làm được tiêu bản thực vật

4. Nhận dạng và vẽ được đặc điểm điển hình tiêu bản thực vật trên kính hiển vi.

NỘI DUNG

I. KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

1. Các bộ phận chính của kính hiển vi

Kính hiển vi có cấu tạo bởi hai phần: cơ học và quang học.

 

doc34 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo trình Thực hành thực vật dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lá + Biểu bì trên và dưới. + Hậu mô (mô dày) trên và dưới. + Nhu mô (mô mềm): rải rác có các tinh thể Calci oxalat cầu gai. + Bó libe - gỗ: tạo thành hình vòng cung, mặt lõm quay lên trên, nằm giữa gân lá, gỗ ở giữa ( bắt màu xanh), libe bao bọc bên ngoài (bắt màu hồng). + Đám sợi: xếp bao quanh libe- gỗ, màng dày. Hình 3.17. Cấu tạo của lá cây thực vật hai lá mầm (lá trúc đào) A.. Sơ đồ tổng quát B. Cấu tạo chi tiết một phần phiến là 1. Biểu bì trên; 2. Hạ bì trên; 3. Mô giậu trên; 4. Mô khuyết; 5. Mô giậu dưới; 6. Biểu bì dưới; 7. Phòng ẩn lỗ khí; 8. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai; 9. Mô mềm; 10. Libe; 11. Gỗ; 12. Đám sợi; 13. Mô dày 3.2. Lá cây Sả - Biểu bì trên, biểu bì dưới giống nhau đều mang khí khổng. - Phần thịt lá: chỉ cấu tạo bằng một lớp mô (cấu tạo đồng thể). - Bó libe xếp chồng lên bó gỗ. Các bó libe gỗ này xếp trên 1 hàng ngang tương ứng với gân song song. - Không có hậu mô. - Cương mô (phát triển mạnh, nằm chung quanh các bó libe gỗ để tăng cường nâng đỡ). 4. Vẽ sơ đồ tổng quát và cấu tạo chi tiết 1 lá trúc đào vào vở vẽ thực hành và chú thích. 5. Bảo quản KHV và vệ sinh phòng thực tập. Bài 6: PHÂN TÍCH HOA MỤC TIÊU HỌC TẬP Nhận dạng được các phần của hoa, các kiểu tiền khai hoa và các kiểu cụm hoa (hoa tự). Biết cách phân tích hoa theo các bước. Viết được hoa thức và vẽ được hoa đồ sau khi nhận dạng và phân tích. NỘI DUNG I. NGUYÊN LIỆU - Chuẩn bị các loại hoa của các cây như: Hương nhu (cụm hoa xim co), Mã đề (cụm hoa bông), Cúc (có tổng bao lá bắc), Hoa hồng (có đế hoa), Cẩm chướng (đài hợp), Cà (đài phân), Dâm bụt (tiểu đài, nhị một bó), Thông thiên (xim 2 ngã), Glaieul (xim 1 ngã) - Dụng cụ: kính lúp cầm tay, dao lam, kim mũi mác. II. NHẬN DẠNG CÁC PHẦN CỦA HOA 1. Phần chính của hoa 1.1. Bao hoa 1.1.1. Đài hoa Quan sát một số kiểu lá đài ở hoa các cây sau: - Đài phân (đài rời): các lá đài rời nhau như đài hoa cây Cải, cây Cà.. - Đài hợp (đài liền): các lá đài dính liền nhau như đài hoa cây Dâm bụt. - Đài phụ (tiểu đài): nằm phía ngoài vòng đài chính như đài phụ hoa Dâm bụt, hoa cây Bông. - Cánh đài (lá đài hình cánh hoa): lá đài có màu sắc như cánh hoa như hoa Huệ, hoa Glaieul, hoa Lan - Đài đồng trưởng: đài cùng phát triển với quả như đài hoa cây Tầm bóp, cây Hồng ăn quả - Đài tồn tại, còn lại sau khi hoa tàn như đài hoa cây Cà, cây ớt. 1.1.2. Tràng hoa (cánh hoa) Mỗi tràng hoa có 2 phần: phần rộng là phiến, phần hẹp và móng. Quan sát một số kiểu tràng hoa sau: - Cánh rời (cánh phân): các cánh hoa không dính liền nhau gồm: + Tràng đều: . Tràng hình hoa hồng: tràng hoa Hồng . Tràng hình hoa cẩm chướng: tràng hoa cẩm chướng, hoa bạch hạc. . Tràng hình chữ thập: tràng hoa cải, mẫu đơn + Tràng hoa không đều: . Tràng hoa lan: tràng hoa các loại lan . Tràng hình bướm: tràng hoa đậu, họ cánh bướm. - Cánh liền (cánh hợp): các cánh hoa dính liền nhau gồm: + Tràng đều: . Tràng hình phễu: tràng hoa Cà độc dược, Rau muống. . Tràng hình đinh: tràng hoa Dừa cạn, Hoa Trang . Tràng hình ống: hoa ở giữa cụm hoa đầu của các cây họ cúc + Tràng không đều: . Tràng hình môi: tràng hoa ích mẫu, Bạc hà, Hương nhu. . Tràng hình lưỡi nhỏ: các hoa nằm xung quanh hoa tự đầu của các cây trong họ Cúc như Sài đất, Cúc vạn thọ, Bồ công anh. 1.2. Bộ phận sinh sản 1.2.1. Bộ nhị: gồm 3 phần - Chỉ nhị: + Nối liền với gốc bao phấn gọi là bao phần dính gốc (hoa cà độc dược) + Đính vào giữa bao phấn gọi là bao phấn dính lưng (hoa Loa kèn trắng) - Bao phấn: thường chia thành 2 ô, chứa hạt phấn. - Trung đới: phần nối giữa 2 ô phấn. 1.2.2. Bộ nhụy: có 3 phần - Bầu nhụy: chứa các lá noãn. Phân biệt + Bầu trên (bầu thượng): hoa Cà độc dược, Dâm bụt. + Bầu dưới (bầu hạ): Hoa ổi, Mướp, Huệ, Glaieul. + Bầu giữa (bầu trung): Hoa Mua. - Vòi nhụy. - Núm nhụy (đầu nhụy): có thể chia nhiều thùy. Các kiểu đính noãn A. Đính noãn gốc; B. Đính trung tâm; C. Đính noãn bên; D. Đính noãn trung trụ; E. Đính noãn giữa; 1. Noãn; 2. Bó mạch * Các kiểu dính noãn: 2. Phần phụ của hoa 2.1. Cuống hoa 2.2. Lá bắc - Phát triển và có màu: Hoa giấy. - Tổng bao lá bắc: hoa của các cây họ Cúc, họ Hoa Tán. 2.3. Đế hoa Là đầu phồng của cuống hoa, mang các bộ phận chính của hoa (hoa cây Kim anh). 3. Nhận dạng các kiểu tiền khai hoa 3.1. Tiền khai hoa xoắn ốc: hoa Quỳnh, hoa Sen 3.2. Tiền khai hoa van: hoa Bí Ngô, hoa Cà. 3.3. Tiền khai hoa vặn: hoa thông thiên, Hoa dâm bụt, Cà độc dược 3.4. Tiền khai hoa lợp: hoa cây Kim phượng. 3.5. Tiền khai hoa ngũ điểm: hoa Tigon (bao hoa có 5 phiến mỏng màu hồng là các lá dài, không có cánh hoa). 3.6. Tiền khai hoa cờ: hoa các cây họ Đậu. 3.7. Tiền khai hoa thìa: hoa các cây họ Vang. 4. Nhận dạng các kiểu cụm hoa (hoa tự) 4.1. Hoa đơn độc Hoa cà độc dược, Dâm bụt. 4.2. Cụm hoa 4.2.1. Cụm hoa đơn không có hạn Có 5 loại: - Chùm: hoa Cải, một số hoa họ Đậu - Bông: hoa Mã đề, Cỏ roi ngựa Có 3 dạng biến đổi của bông: + Đuôi sóc (hoặc đuôi chồn): hoa Tai tượng, Dâu tằm. + Bông mo: hoa Ráy, Bán hạ. + Buồng: hoa Cau, hoa Dừa. - Ngù: hoa Mai, Kim Phượng. - Tán đơn: hoa Rau má, Tam thất, Đinh lăng. - Đầu: đặc trưng của các cây họ cúc như: Ngải cứu, Sài đất 4.2.2. Cụm hoa đơn có hạn - Xim 1 ngã: + Hình đinh ốc: hoa Glaieeul. + Hình bọ cạp: hoa Vòi voi - Xim 2 ngã: hoa Cẩm chướng, Hoa Thông Thiên - Xim nhiều ngã: Hoa thầu dầu - Xim co: đặc trưng của các cây thuộc họ hoa môi như hoa Ích mẫu, Kinh giới, Tía tô. 4.2.3. Cụm hoa kép - Chùm kép: hoa Hòe, Nho. - Tán kép: hoa các cây của họ Hoa tán như hoa Rau mùi, Thìa là 4.2.4. Cụm hoa hỗn hợp - Ngù đầu: các cây trong họ Cúc - Chùm tán: một số cây thuộc họ Ngũ gia bì. 5. Phân tích hoa Phân tích một hoa cụ thể (hoa Huệ, hoa Dâm bụt) 5.1. Các bước tiến hành 5.1.1. Kiểu cụm hoa - Xác định cụm hoa thuộc loại hoa nào. - Vẽ sơ đồ cấu tạo kiểu cụm hoa. 5.1.2. Mổ xẻ hoa - Dùng kim mũi mác tách riêng từng bộ phận của hoa, quan sát lần lượt từ ngoài vào trong các phần chính. 5.1.3. Viết hoa thức Vẽ hoa đồ Bài 7: PHÂN TÍCH QUẢ VÀ HẠT MỤC TIÊU HỌC TẬP Nhận dạng được các thành phần của quả và hạt. Biết cách phân tích các loại quả và hạt. Vẽ được cấu tạo của một số quả và hạt điển hình. NỘI DUNG I. QUẢ Nguyên liệu: chuẩn bị các loại quả của các cây sau: Cà chua, Cà độc dược, Ké đầu ngựa, Muồng trâu, Thông thiên, Mận, Xoài, Cam, Chanh, Thuốc phiện, Na, Thầu dầu, Đại hồi, Kim anh, Dâu tằm, Dứa, Mít, Vải, Nhãn, Chôm chôm 1. Nhận dạng các phần của quả: dựa vào đặc điểm 1.1. Vỏ quả ngoài: có gai (cà độc dược, thầu dầu), có móc (ké đầu ngựa), có cánh (muồng trâu). 1.2. Vỏ quả giữa: khi chín khô héo (quả khô), hay dày lên mọng nước (quả thịt) 1.3. Vỏ quả trong: dày cứng (quả hạch), mọng nước (quả mọng), tép mọng nước (mọng loại cam). 2. Nhận dạng các loại quả: dựa vào đặc điểm 2.1. Quả đơn Quả hình thành bởi một hoa có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính liền nhau. Có 2 loại: 2.1.1. Qủa thịt - Quả hạch: Quả Đào, Mơ, Táo. - Quả mọng + Mọng loại cam: Quả Cam, Chanh, Bưởi. + Mọng loại bí: Quả Mướp, Dưa gan, Bí ngô. + Mọng loại lựu: Quả lựu. 2.1.2. Quả khô: Có 2 loại - Qủa khô tự mở + Quả đại: quả Sừng dê, Sừng trâu. + Quả loại đậu: quả các cây họ đậu, quả keo giậu. + Quả loại cải: quả cây cải chanh, cải thìa. + Quả hộp: quả rau sam, Mã đề, Mào gà. + Qủa nang: dựa vào cách nứt . Cắt vách: Quả thuốc lá, canh- ki- na . Hủy vách: Quả cà độc dược. . Chẻ ô: Quả vông vang, phù dung. . Nứt lỗ: Quả thuốc phiện, Hoa mõm chó. . Hỗn hợp: Quả thầu dầu. - Quả khô không tự mở: + Qủa đóng (quả bế): Quả sen, Dẻ + Quả thóc (quả dĩnh): Qủa Lúa, Ngô 2.1.3. Quả có áo hạt: Áo hạt do cuống noãn phát triển tạo thành như quả vải, nhãn, chôm chôm. 2.1.4. Quả đơn tính sinh: Quả được hình thành do sự phát triển của bầu nhưng noãn không được thụ phấn như quả Chuối, nho. 2.2. Quả tụ Quả hình thành từ một hoa mang nhiều lá noãn rời nhau như quả Đại hồi, Kim anh, Mãng cầu. 2.3. Quả kép (quả phức) Quả được hình thành từ một cụm hoa đặc biệt: - Quả loại dứa : quả Dứa. - Quả loại dầu tằm: quả Dâu tằm. - Quả loại sung: quả Sung. - Quả loại mít: quả Mít 3. Vẽ Vẽ cấu tạo của một số quả điển hình, chú thích từng phần của quả và loại quả. II. HẠT Nguyên liệu: Chuẩn bị các loại hạt: Hạt cây Đậu, Thầu Dầu, Hồ Tiêu, Gấc, Hoa Sữa 1. Nhận dạng các phần của hạt: dựa vào đặc điểm 1.1. Vỏ hạt - Một lớp vỏ: Hạt đậu - Hai lớp vỏ: Hạt thầu dầu, hạt gấc - Hạt mang lông: Hạt cây sữa, cây bông. - Hạt mọng nước: Hạt lựu. 1.2. Nhân hạt - Cây mầm: Có rễ mầm, thân mầm, chồi mầm. - Nội nhũ: Là khối dự trữ chất dinh dưỡng nuôi cây. - Ngoại nhũ: Là khối dự trữ chất dinh dưỡng nuôi cây có nguồn khác nội nhũ. 2. Nhận dạng các loại hạt - Hạt có nội nhũ: Hạt thầu dầu, Cau, Dừa - Hạt không nội nhũ (chỉ có cây mầm): Hạt đậu, Bí - Hạt có ngoại nhũ: Hạt chuối, hạt các cây họ Gừng. - Hạt vừa có ngoại nhũ và nội nhũ: Hạt Hồ tiêu, Cẩm chướng.. - Vẽ: Vẽ cấu tạo một số hạt tiêu biểu, chú thích từng phần của hạt. Bài 8: KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN THỰC VẬT KHÔ MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Lấy được mẫu cây tươi để làm tiêu bản thực vật. 2. Ép khô được mẫu thực vật đúng kỹ thuật. 3. Trình bày mẫu thực vật khô hoàn chỉnh. NỘI DUNG I. CÁCH LẤY MẪU VÀ KỸ THUẬT ÉP TIÊU BẢN THỰC VẬT KHÔ 1. Dụng cụ cần thiết 1.1. Giấy ép mẫu cây Thường dùng loại dày, xốp, thấm nước, có thể dùng giấy báo hoặc bản gấp theo, khổ 28 X 40cm. 1.2. Cặp đựng cây gồm Hai miếng bìa cạt tông cứng, dày 30 X 45 cm. 1.3. Cặp ép mẫu cây Hai khung gỗ, có kích thước 30 X 45 cm, ở giữa có các thanh gỗ nhỏ ngang hoặc hình vuông. 1.4. Kéo cắt mẫu cây Túi nilon nhỏ: để đựng những bộ phận nhỏ của cây. 1.5. Sổ ghi chép 1.6. Sách hướng dẫn xác định tên cây 2. Tiến hành 2.1. Cách chọn mẫu cây - Nên lấy mẫu cây vào lúc trời khô ráo để khi ép chóng khô, ít bị thâm đen hoặc hỏng. - Chọn cây nhỏ hoặc cành nhỏ đều, bằng khổ giấy ép (lấy những mẫu cây có đầy đủ các bộ phận đặc trưng: cành cây, lá, hoa, quả, hạt). Đối với cây thảo thì lấy đủ cả cây. - Không lấy những cành mang hoa đã tàn, lá bị héo úa hoặc bị sâu gặm. - Những cây có hạt hoặc quả nhỏ dễ rụng và rơi mất thì nên gói riêng quả hạt vào túi nilon nhỏ rồi đính kèm vào cây. - Tỉa bớt cành lá quá dày (để lại cuống lá). - Nếu lá dài quá khổ giấy ép thì gấp đôi lại thành hình chữ V hoặc gấp 3 theo hình chữ Z. 2.2. Kỹ thuật ép và làm khô mẫu cây - Đặt mẫu cây ở tư thế tự nhiên lên 2 hoặc 3 tờ giấy ép và cặp ép, sửa cho phẳng và lật ngược một vài lá để có thể quan sát cả hai mặt lá. - Đặt tiếp lên trên cây một vài tờ giấy ép, gấp cặp ép lại, buộc chặt. - Đặt cặp ép vào trong cặp gỗ, vặt vít chặt hai đầu hoặc đè bằng vật phẳng nặng lên trên cho đều. - Để cây chóng khô nên đặt cặp ép nơi thoáng gió hoặc có thể phơi nắng nhẹ. - Để 6- 8h, sau đó thay giấy ép - Tiếp tục ép 8-12h, thay giấy ép. - Làm vài lần như trên đến khi cây khô kiệt nhưng vẫn giữ được màu xanh (loại cành, lá, bị thâm đen). II. TRÌNH BÀY VÀ BÀO QUẢN TIÊU BẢN 1. Trình bày tiêu bản - Đính mẫu cây đã ép lên tờ giấy trắng khổ 28 X 40 cm (phân khoảng đặt mẫu cây: rễ, quả, hạt cho đều) - Đính tiếp tiêu bản lên tờ bìa cứng. Khi đính cây vào tờ bìa người ta có thể khâu bằng chỉ hoặc dán bằng băng dính trong nhỏ. Các mũi khâu phải cách nhau từ 5-8 cm. - Viết và dán nhãn mẫu cây khô cỡ 8 X 12cm. Vị trí nhãn nằm ở góc phải bên dưới của tiêu bản cách mép tờ bìa khoảng 1cm. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM KHOA Y – BỘ MÔN DƯỢC TÊN CÂY: TÊN KHOA HỌC: NƠI THU HÁI: NGÀY THU HÁI: NGƯỜI THU HÁI LỚP: 2. Bảo quản tiêu bản Bảo quản trong túi bóng kín (có chất hút ẩm), để nơi khô ráo, định kỳ kiểm tra và bảo quản lại. TÊN - HỌ LATIN 50 CÂY CẦN NHỚ TT Tên Việt Nam Tên Latin 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 Artichaut Ba gạc Bạc hà Bạch chỉ Bí đỏ Bình vôi Bồ công anh Cà độc dược Cam thảo bắc Cau Chè Cỏ gấu Cỏ nhọ nồi Cỏ sữa lá to Cỏ tranh Cúc hoa Dâu tằm Dừa cạn Đinh lăng Đương qui Gừng Hà thủ ô đỏ Hoài sơn Hoàng liên Hòe Húng chanh Hương nhu trắng Hương nhu tía Ích mẫu Keo giậu Ké đầu ngựa Kim anh Kim ngân Lá lốt Lạc tiên Lúa Lựu Mã đề Mạch môn Ngãi cứu Nghệ Nhân sâm Quế Sả Sắn dây Sen Tam thất Thông thiên Tía tô Trúc đào Cynara scolymus Asteraceae Rauwolfia verticilata Apocynaceae Mentha arvensis Lamiaceae Angelica dahurica Apiaceae Cucurbita pepo Cucurbitaceae Stephania rotunda Menispernaceae Lactuca indica Asteraceae Datura metel Solanaceae Glycyrrhiza glabra Fabaceae Glycyrrhiza uradensis Fabaceae Areca catechu Arecaceae Thea sisnensis Theaceae Cyperus rotundus Cyperaceae Eclipta alba Arteraceae Euphorbia hyrta Euphorbiaceae Imperat cylindrica Poaceae Chrysanthemum sinense Asteraceae Morus alba Moraceae Catharanthus roseus Apocynaceae Vinca rosea Apocynaceae Polyscias fruticosa Araliaceae Anglica sinensis Apiaceae Zingiber officinale Zingiberaceae Polygonum multiflorum Polygonaceae Dioscorea persimilis Dioscoreaceae Coptis teeta Ranunculaceae Sophora japonica Fabaceae Coleus aromaticus Lamiaceae Ocimum gratissmum Lamiaceae Ocimum sanctum Lamiaceae Leonurus heterophyllus Lamiaceae Leucaena glauca Mimosacceae Xanthium strumarium Asteraceae Rosa lacvigata Rosaceae Locicera japonica Caprifloraceae Piper lolot Piperaceae Passiflora foetida Passifoliaceae Oryza sativa Poaceae Punica granatum Punicaceae Plantago major Plantaginaceae Plantago asiatica Plantaginaceae Ophiopogon japonicus Haemodoraceae Ophiopogon japonicus Liliaceae Artemisia vulgaris Asteraceae Artemisia vulgaris Compositea Curcuma longa Zingiberaceae Panax ginseng Aralicaceae Cinnamomum loureirii Lauraceae Cinnamomum obtusifolium Lauraceae Cymbopogon nardus Poaceae Cymbopogon citratus Poaceae Pueraria thomsoni Fabaceae Nelumbo nucifera Nelumbonaceae Nelumbo speciosum Nelumbonaceae Panax pseudo- ginseng Araliaceae Thevetia neriifolia Apocynaceae Perilla ocymoides Lamiaceae Nerium oleander Apocynaceae

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_thuc_hanh_thuc_vat_duoc.doc
Tài liệu liên quan