I. Khái niệm về glucid (hydratcacbon)
II. Monosaccharide
III. Polysaccharide
IV. Sự chuyển hóa của glucid trong chế
biến và bảo quản thực phẩm
20 trang |
Chia sẻ: Mr hưng | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Giáo trình thực hành Hóa cơ sơ - Chương 4: Glucid, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lose
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 84
Pectin
Pectin là polysaccharide có nhiều trong quả, củ hoặc
thân cây. Trong thực vật pectin tồn tại dưới hai dạng:
protopectin (không tan, chủ yếu ở vách tế bào) và
polysaccharide araban (tan, chủ yếu ở dịch tế bào).
Dưới tác dụng của acid các protopectin chuyển sang
dạng hòa tan.
Khi có sự hiện diện của acid và đường, pectin có khả
năng tạo gel, do đó nó được ứng dụng trong công nghệ
sản xuất mứt, kẹo. Để tạo gel cần đảm bảo môi trường
có đường
31/07/2015
15
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 85 ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 86
Agar – agar (thạch)
Agar – agar có nhiều trong rong biển khi thủy phân tạo
thành phân tử arabinose và glucose. Agar – agar dễ bị
trương phồng trong nước, khi làm lạnh, biến đổi thành
gel cứng
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm
và làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 87
Glycogen
Polysaccharide dự trữ ở người và động vật (gan
10-15%, cơ 2%, não, cơ tim), trong nấm men và
hạt ngô
Tan/nước nóng, có màu đỏ tím hoặc đỏ nâu với
iot.
Tạo thành từ các gốc – D glucose
Liên kết – 1,4 – glycoside + liên kết – 1,6 –
glycoside, (phân nhánh như amilopectin)
Mức độ phân nhánh: 10 – D glucose/nhánh
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 88
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 89
Chitin là polysaccharid mạch thẳng được cấu
tạo từ N-acetyl-D-glucosamine nối với nhau bởi
liên kết (1,4) glycoside
Chitin là thành phần chính của cấu trúc bộ
khung các loài động vật chân khớp như côn
trùng, tôm cua,.. Về cấu tạo nó có cấu tạo
tương tự cellulose và cũng có chức năng tương
tự.
Chitin rất khó bị hòa tan. Chỉ khi đun nóng bằng
dung dịch kiềm đậm đặc hoặc một số dung dịch
muối đậm đặc chitin mới bị phân giải
Chitin
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 90
31/07/2015
16
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 91
Dextran là loại polysaccharide điển hình của vi
sinh vật
Dextran được tổng hợp từ Leuconostoc
mesenteroides, Streptobacterium dextranicum,
Streptococcus mutans
Dextran bao gồm các D – glucopyranose gắn với
nhau tại liên kết (1,6); (1,4) và (1,2)
Dextran là nguyên liệu để tổng hợp nhựa
sephadex tạo nên các màng lọc phân tử
Trong thực phẩm dextran được sử dụng làm
chất làm đặc, chất ổn định trong bánh, đồ ngọt,
nước giải khát và kem
Dextran
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 92
Dextran
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 93
IV. NHỮNG CHUYỂN HOÁ CỦA GLUCID
TRONG CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM
1. Ảnh hưởng của chế biến nhiệt đến glucid
trong thực phẩm
Ở nhiệt độ đun sôi, các loại đường đơn giản
không có biến đổi đáng kể. Đường đun sôi
đến 1800C chuyển sang màu nâu và có mùi
đặc biệt gọi là caramen hoá. Đó là hỗn hợp
nhiều chất khác nhau do đường bị phân giải.
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 94
Phản ứng caramen hoá đường
Với saccharose, phản ứng caramen hoá xảy ra theo sơ đồ phản
ứng:
C12H22O11 – H2O C6H10O5 + C6H10O5
Saccharose glucozan levulozan
Đến 185-1900C sẽ tạo thành izosaccharozan:
C6H10O5 + C6H10O5 C12H20O10
Glucozan levulozan izosaccharozan
Khi nhiệt độ cao hơn sẽ mất đi 10% nước và tạo thành caramelan
(C12H18O9 hoặc C24H36O18) có màu vàng:
2C12H20O10 – 2H2O (C12H18O9) hoặc C24H36O18
Izosaccharozan caramelan
Khi mất đi 14% nước sẽ tạo thành caramelen:
C12H20O10 + C24H36O18 – 3H2O C36H48O24.H2O
Và khi mất đi 25% nước sẽ tạo thành caramelin có màu nâu đen.
Hầu như tất cả các sản phẩm caramen hoá đều có vị đắng
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 95 ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 96
Khi đun nóng pentose với acid chúng sẽ loại
nước và chuyển thành dẫn xuất aldehyd gọi là
fucfurol
t0
Pentose + acid nóng → furforol
Fucforol + anilin HCl → cho hợp chất màu đỏ →
bay mùi thơm
31/07/2015
17
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 97
Quá trình chế biến nóng làm cho tinh bột dễ
tiêu hơn, cellulose không bị phân hủy nhưng
nứt ra, trở nên mềm hơn, cho phép các dịch
tiêu hoá tiếp xúc với các thành phần sinh
dưỡng trong tế bào thực vật.
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 98
2. Thực phẩm thực vật trong bảo
quản chín
Trong quá trình bảo quản, lượng đường ở vỏ
cam, chanh, quýt, bưởi được chuyển dần vào
múi (cùi bưởi xanh ngọt hơn cùi bưởi chín). Vì
vậy, các loại quả này thu hoạch lúc chín sẽ ít
vỏ hơn quả xanh, phẩm chất tốt hơn.
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 99 ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 100
Thí dụ: ở chuối, chuối là loại quả điển hình về hàm lượng
đường tăng lên và hàm lượng tinh bột giảm xuống trong quá
trình chín. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì sự chuyển hoá tinh
bột thành đường càng giảm đi.
Chuối xanh có hàm lượng tinh bột là 20%, hàm lượng đường
là 1%
Nhiệt độ thích hợp cho chuối chín là 12-220C
Nếu nhiệt độ 250C thì hoạt động của enzym giảm xuống
To bảo quản Hàm lượng tinh bột % Hàm lượng đường %
12-14oC 6,5 16,4
16-18oC 2,5 18,5
18-20 2,2 20,3
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 101
Phần lớn đường được tạo thành là
saccharose, nhưng ở quá trình chín tới, hầu
như có 3 loại đường: saccharose, glucose,
fructose.
Sự phân giải tinh bột trong rau quả khi chín và
bảo quản có thể xảy ra theo hai cách do các
enzym amylase và phosphorylase (chủ yếu).
Ở các loại quả khác nhau thì khác nhau về
thành phần các đường được tích tụ khi chín.
Ở một số loại quả (mơ, đào, mận, xoài...) khi
chín đường saccharose được tổng hợp từ
monosaccharide
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 102
Ở các loại rau quả khác, phần lớn giai đoạn
đầu của quá trình bảo quản, hàm lượng
đường tăng lên do sự đường hoá tinh bột dự
trữ, như sự thủy phân các polysaccharide,
glucoside và các hợp chất khác. Sau đó lượng
đường lại giảm đi, chủ yếu là do quá trình hô
hấp.
Lượng đường trong rau quả giảm đi khi bảo
quản biểu hiện rau quả đã kém phẩm chất,
không bảo quản được lâu nữa.
31/07/2015
18
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 103
3. Sự hô hấp của hạt ngũ cốc
Hạt ngũ cốc khi chín, hàm lượng nước trong
hạt giảm mạnh, hạt rơi vào trạng thái ngủ sinh
lý. Trong quá trình bảo quản, ngũ cốc ở dạng
chưa chế biến vẫn thực hiện sự hô hấp (chủ
yếu do enzym oxydase tạo nên).
Hiện tượng này xảy ra càng mạnh khi độ ẩm,
nhiệt độ môi trường cao. Sự hô hấp của hạt
phụ thuộc nhiều vào sự hiện diện và hàm
lượng của oxygen:
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 104
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 6nCO2 + 6nH2O + 674 kcal
(nhiều oxygen)
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nCO2 + 2nC2H5OH + 24 kcal
→ CH3COOH (ít oxygen)
Hiện tượng này làm cho bột trong lương thực giảm
dần, độ ẩm và nhiệt độ tăng lên (hiện tượng tự sinh
nhiệt)
Khi to tăng tới một mức nhiệt độ thích hợp thì enzym
oxydase hoạt động làm cho quá trình hô hấp mạnh
thêm tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển thuận lợi
cho các enzym thủy phân ngũ cốc sẽ phân giải các
chất dinh dưỡng trong ngũ cốc làm cho ngũ cốc bị hư
hỏng (lên men chua, lên men rượu)
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 105 ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 106
Sau 18 ngày, khoai lang
bảo quản ở điều kiện
không khí bình thường,
trọng lượng giảm do
thoát hơi nước là 5,9%,
tinh bột từ 52,01% giảm
xuống còn 31,13%. Hàm
lượng đạm, vitamin đều
giảm rõ rệt.
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 107
Vì vậy, để bảo quản tốt củ, quả tươi cần phải
tạo điều kiện để:
– Làm giảm lượng nước thất thoát do sự thoát
hơi nước
– Giảm bớt sự hô hấp
– Hạn chế hiện tượng nảy mầm
Nhằm đảm bảo quá trình phân hủy tinh bột
thành đường và sự tổn thất các chất dinh
dưỡng trong củ quả ở mức độ tối thiểu nhất,
điều kiện bảo quản cần thực hiện: nhiệt độ 13-
160C, độ ẩm 70-80%, hạn chế sự hiện diện
của ánh sáng (hạn chế hiện tượng nảy mầm)
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 108
4. Sự nảy mầm của hạt khi bảo quản
a. Để hạt nảy mầm cần phải có ba điều kiện
Hạt phải còn khả năng nảy mầm tức là phôi
của hạt còn sống và có khả năng nảy mầm
Hạt phải được đặt trong môi trường có điều
kiện thuận lợi: đủ nước, nhiệt độ thích hợp, có
nguồn cung cấp oxygen và đôi khi phải có ánh
sáng thích hợp
Phải vượt qua được bất cứ điều kiện tạo sự
ngủ hiện diện bên trong hạt. Tránh các điều
kiện ngoại cảnh bất lợi dẫn đến sự ngủ
31/07/2015
19
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 109 ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 110
b. Các giai đoạn của sự nảy mầm
Giai đoạn 1 - Sự hoạt hóa
– Sự hút ẩm (quá trình vật lý): sự hấp thu nước của hạt
khô làm tăng hàm lượng nước trong hạt, làm mềm vỏ
hạt. Hạt trương phồng lên và vỏ hạt bị nứt ra.
– Sự tổng hợp các enzyme: hoạt động enzyme bắt đầu
trong vòng vài giờ sau khi xảy ra sự hấp thu nước
của hạt. Hoạt động của các enzym một phần từ sự
tái hoạt hóa các enzyme dự trữ được hình thành từ
sự phát triển của phôi và một phần từ sự tổng hợp
các enzyme mới khi hạt bắt đầu nảy mầm.
– Sự kéo dài tế bào và xuất hiện rễ: những dấu hiệu
đầu tiên của sự nảy mầm là sự xuất hiện rễ xảy ra
vài giờ hoặc vài ngày sau khi sự nảy mầm bắt đầu.
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 111
Giai đoạn 2 – Sự phân giải các chất dự trữ và vận chuyển
– Các chất dự trữ (chất béo, protein, hợp chất có carbon) được
thủy phân thành các chất hữu cơ đơn giản và sau đó được
chuyển đến các vị trí tăng trưởng của trục phôi:
• Tinh bột → Dextrin → maltose
• Protein → acid amin
• Lipid → glycerin + acid béo
– Các hoạt động sinh tổng hợp của tế bào sẽ được kích hoạt. Sự
hấp thu nước và hô hấp tiếp tục diễn ra ở ở một tốc độ đều
đặn. Khi xảy ra hiện tượng nảy mầm, hạt thóc xảy ra sự biến
đổi sâu sắc về thành phần hóa học:
• Lượng tinh bột giảm đáng kể
• Hàm lượng đường tăng cao
• Enzyme amylase phát triển mạnh
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 112
Giai đoạn 3 – Sự tăng trưởng của cây mầm
– Sự phân chia tế bào xảy ra ở hai đầu của
trục phôi. Một đầu phát triển thành chồi
mầm, một đầu phát triển thành rễ mầm trên
trục phôi có mang 1 hoặc 2 lá mầm được
gọi là tử diệp.
– Khi cây mầm bắt đầu tăng trưởng, trọng
lượng tươi và khô của cây mầm bắt đầu
tăng trong khi trọng lượng mô dự trữ giảm
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 113
Trong quá trình bảo quản thóc thường gặp
hiện tượng lớp nội nhũ của hạt thóc bị biến
màu, chuyển từ màu trắng sang màu vàng.
Thóc bị biến vàng không được người tiêu dùng
lựa chọn vì cơm nấu từ gạo đã biến vàng màu
sắc kém, giảm độ dẻo và có thể ảnh hưởng
đến giá trị dinh dưỡng của thóc gạo.
Trong thực tế, trong quá trình bảo quản, sự
biến vàng có thể xảy ra do:
– Phơi sấy chưa tốt
– Điều kiện bảo quản không đảm bảo
5. Hiện tượng biến vàng của thóc
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 114
Thóc bảo quản càng lâu, tỉ lệ hạt bị biến vàng càng
lớn. Phân tích thành phần của hạt vàng so với hạt
trắng bình thường cho thấy có sự thay đổi:
– Thành phần glucid bị thay đổi: hàm lượng
saccharose giảm 10 lần, đường khử tăng 2-3 lần
– Thành phần tinh bột cũng thay đổi: amilose tăng,
amilopectin giảm
– Protein thay đổi: đạm protein giảm, đạm phi protein
tăng, globulin giảm, albumin tăng.
Như vậy thóc bị biến vàng đã làm giảm giá trị dinh
dưỡng đồng thời giá trị thường phẩm cũng giảm sút.
31/07/2015
20
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 115
Nguyên nhân của hiện tượng biến vàng:
– Phản ứng tạo thành melanoidin giữa acid
amin và đường khử
– Do hoạt động trao đổi chất của nấm trong
hạt. Nấm tác động lên sắc tố của vỏ hạt
hoặc trực tiếp tổng hợp sắc tố trong điều
kiện thuận lợi, sắc tố tạo ra phân tán trong
albumin của hạt.
ThS. Phạm Hồng Hiếu HSTP1 – Chương 4: Glucid 116
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoasinhtp1_chuong4_glucid_9723.pdf